K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2017

Vì:

- Những thất bại liên tiếp trên chiến trường mà nhất là thất thủ ở Gia Định làm vua quan nhà Nguyễn khiếp sợ trước sức mạnh của quân Pháp.
- Vua quan nhà Nguyễn là đại diện cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội phong kiến Việt Nam thời kỳ suy tàn. Chúng muốn bảo vệ cho quyền lợi của mình bằng mọi cách, việc nhà Nguyễn ký hai hiệp ước rồi đầu hàng Pháp cũng vì lý do này. Đàu hàng Pháp có nghĩa là bán nước, bán dân tộc nhưng quyền lợi của giai cấp quý tộc nhà Nguyễn vẫn còn và được Pháo đảm bảo.
Hay nói cách khác, nhà Nguyễn sợ sức mạnh của nhân dân hơn sư xâm lược của Pháp. Và vì quyền lợi vủa một ít người giai cấp thống trị trên, nhà Nguyễn sẵn sàng bán đi quyền lợi của dân tộc để giữ vững quyền lợi của mình.

15 tháng 4 2021

Ngày 25/8/1883 Triều đình Huế kí hiệp ước Hắc-Măng, thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở trung kì - bắc kì 

Ngày 6/6/1884 Pháp buộc triều đình Huế kí bản hiệp ước Pa-tơ-nốt.

 

20 tháng 3 2021

Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) là hiệp ước đầu tiên của Nhà Nguyễn Kí với thực dân Pháp

* Hoàn cảnh lịch sử nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862):

- Đến tháng 3-1862, sau khi chiếm Đại đồn  Chí Hòa, thực dân Pháp lần lượt chiếm 3 tỉnh miền Đông là Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và một tỉnh miền Tây là Vĩnh Long.

- Cuộc kháng chiến của 3 tỉnh miền Đông ngày càng phát triển mạnh, các toán nghĩa quân của Trương Định, Lê Duy, Trần Thiện CHính đã chiến đấu anh dũng và lập được nhiều chiến công. Ngày 10-12-1861, Nguyễn TRung Trực chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Ét-pê-răng của giặc trên sông Vàm Cỏ Đông làm nức lòng nhân dân ta. Quân Pháp gặp nhiều khó  khăn, bối rối, hoang mang dao động.

- Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày càng phát triển khiến quân Pháp vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

* Nguyên nhân triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất với thực dân Pháp:

- Do triều đình có tư tưởng sợ Pháp, không nhàn thấy tình hình của Pháp mà chỉ thấy sức mạnh vượt trội về vũ khí của Pháp.

- Triều đình muốn hòa hoãn với Pháp ở Nam Kì để tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Triều đình không tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân dân. Có ảo tưởng thông qua thương thuyết có thể lấy lại các tỉnh đã mất.

20 tháng 3 2021

 

Hiệp ước đầu tiên mà triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân pháp là Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862).Nội dung của Hiệp ước này là:

- Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến......
=> Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

 

10 tháng 3 2023

Em nhận thấy, việc triều đình nhà Nguyễn kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp chẳng khác nào tự tay dâng đất nước trao cho giặc. Đó là hành động ngu muội, thiếu trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn đối với đất nước, với nhân dân.

10 tháng 3 2023

Em nhận thấy, việc triều đình nhà Nguyễn kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp chẳng khác nào tự tay dâng đất nước trao cho giặc. Đó là hành động ngu muội, thiếu trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn đối với đất nước, với nhân dân.

11 tháng 3 2023

Chủ quyền đọc lập của dân tộc VN bị đe dạo. Các vua nhà Nguyễn quà hèn nhác.Vì vậy để dành lại độc lập chúng ta nên nổi dậy

 

31 tháng 3 2023

Bạn tham khảo nhé!!!!!

Việc mà triều đình nhà Nguyễn liên tục phải kí các bản hiệp ước để xin nhị hòa với Pháp khiến cho chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam lúc này bị đe dọa, hầu hết các vị vua triều Nguyên quá hèn nhác (Trừ vua Hàm Nghi, vua Thành Thái và vua Duy Tân). Vì vậy dưới triều Nguyễn, hàng loạt các cuộc khời nghĩa của nông dân liên tục bùng nổ

22 tháng 3 2021

Hiệp ước Pa- tơ- nớt (Vì trong phần chữ nhỏ sgk)

22 tháng 3 2021

anh chi tiết xíu giúp em đc hongg. e tìm ko ra

 

1 tháng 5 2016

* Hoàn cảnh 
- Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến. 
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884 
=> Nhận xét : 
- Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc. 

31 tháng 1 2018

* Hoàn cảnh
- Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
=> Nhận xét :
- Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.

19 tháng 3 2021

Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.

=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

19 tháng 3 2021

Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.

=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

1 tháng 4 2022

Hiệp ước Pa-tô-nôt đâu phải hiệp ước đầu tiên nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp đâu e?

5 tháng 5 2021

Biết chết liền

5 tháng 5 2021

Thì mik hk biết mới hỏi mn, biết hỏi làm dề