Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chất | Phân tử đơn chất | Phân tử hợp chất | Khối lượng phân tử |
Phân tử carbon monoxide gồm 1 nguyên tử carbon và 1 nguyên tử oxygen | S | Đ | 28 |
Phân tử calcium oxide gồm 1 nguyên tử calcium và 1 nguyên tử oxygen | S | Đ | 56 |
Phân tử ozone gồm 3 nguyên tử oxygen | Đ | S | 48 |
Phân tử nitrogen dioxide gồm 1 nguyên tử nitrogen và 2 nguyên tử oxygen | S | Đ | 46 |
Phân tử acetic acid (có trong giấm ăn) gồm 2 nguyên tử carbon, 4 nguyên tử hydrogen và 2 nguyên tử oxygen | S | Đ | 60 |
- Thành phần chính của nước rửa tay khô là cồn ethanol: gồm 2 nguyên tử carbon, 6 nguyên tử hydrogen, 1 nguyên tử oxygen
=> Khối lượng phân tử của ethanol = 12 amu x 2 + 1 amu x 6 + 16 amu x 1 = 46 amu
Dựa vào Hình 4.2, bảng tuần hoàn được cấu tạo gồm các ô nguyên tố được sắp xếp thành các hàng và cột.
- Các ô nguyên tố được sắp xếp lần lượt theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
- Các nguyên tố có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau được xếp thành một cột.
- Cần phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những cung đường khác nhau. Vì với mỗi loại phương tiện khác nhau sẽ có mức quán tính khác nhau, trên những cung đường khác nhau sẽ có độ ma sát khác nhau, hay còn tùy thuộc vào thời tiết, mật độ giao thông, địa hình, … nên khi gặp tình huống bất ngờ các phương tiện cần có thời gian, khoảng cách an toàn để xử lí sự cố giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ gây tai nạn giao thông.
- So sánh tốc độ tối đa của các phương tiện giao thông:
+ Xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn: 80 km/h.
+ Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn: 70 km/h.
+ Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô: 60 km/h.
+ Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; xe gắn máy: 50 km/h.
Nhận xét:
+ Tốc độ tối đa của xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn nhỏ hơn tốc độ tối đa xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.
+ Tốc độ tối đa của xe ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; xe gắn máy nhỏ hơn tốc độ tối đa xe ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô.
- Giải thích:
+ Do các xe ô tô có trọng tải lớn thì có quán tính lớn, khi hãm phanh rất khó để dừng lại ngay lập tức nên các xe có trọng tải càng lớn thì tốc độ tối đa càng nhỏ.
+ Xe mô tô có tốc độ tối đa lớn hơn xe gắn máy là bởi vì xe mô tô chạy bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên cho phép chạy với tốc độ cao hơn. Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ được thiết kế với tốc độ lớn nhất chỉ 50 km/h.
- Chọn điểm ứng với s = 60 km trên trục Os. Từ điểm này, vẽ một đường nằm ngang cắt đồ thị tại một điểm C.
- Từ C, vẽ một đường thẳng đứng cắt trục Ot, ta được t = 2,0 h.
b) Cách xác định tốc độ của ca nô:
- Từ đồ thị, xác định được ca nô đi quãng đường s = 30 km trong thời gian t = 1,0 h.
- Tính tốc độ của ca nô bằng công thức: \(v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{30}{1,0}=\)30 km/h
a, Vận tốc : v=30(km/h) (Dựa theo đồ thị)
Thời gian đi được quãng đường 60km:
t=s/v=60/30=2(h)
b, Tốc độ của cano: v=s/t=30km/h
a) Trong hình 11.4a: đường trơn trượt
Trong hình 11.4b: biển báo trẻ em
b)
+ Khi gặp biển báo trong hình 11.4a: các phương tiện tham gia giao thông phải giảm tốc độ để tránh xảy ra tai nạn vì đường phái trước trơn trượt
+ Khi gặp biển báo trong hình 11.4b: người tham gia giao thông phải đi chậm và thận trọng đề phòng khả năng xuất hiện và di chuyển bất ngờ của trẻ em trên mặt đường.
Quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các phương tiện giao thông ứng với các tốc độ khác nhau để giúp người điều khiển phương tiện giao thông có đủ thời gian phanh, tránh va chạm gây tai nạn.
Từ công thức tính tốc độ:
\(v = \frac{s}{t}\)
=> Công thức tính thời gian: \(t = \frac{s}{v}\)
Khi quãng đường s không đổi, từ biểu thức tính thời gian ta có t tỉ lệ nghịch với v, v càng lớn thì t càng nhỏ
=> Tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn
Phải quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại xe, trên từng làn đường vì để:
- Hạn chế xảy ra va chạm giữa các phương tiện giao thông khi di chuyển trên đường với tốc độ quá nhanh.
- Giảm thiểu khả năng tai nạn khi các phương tiện di chuyển ở khu vực đông dân cư.
- Hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát của lực lượng chức năng để có biện pháp xử lí thích đáng với những trường hợp vi phạm.
Từ bảng trên, ta thấy: Khi phương tiện đi với tốc độ 60 km/h thì khoảng cách tối thiểu với xe liền trước là 35 m; đi với tốc độ từ 60 km/h đến 80 km/h thì khoảng cách tối thiểu với xe liền trước là 55m; đi với tốc độ từ 80 km/h đến 100 km/h thì khoảng cách tối thiểu với xe liền trước là 70m.
Như vậy, đi với tốc độ càng lớn thì khoảng cách an toàn tối thiểu càng lớn. Đi tốc độ càng cao thì càng phải cần có nhiều thời gian để hãm phanh, xử lí tình huống bất ngờ. Nếu không tuân thủ khoảng cách an toàn trên sẽ xảy ra tai nạn giao thông.
Chú ý: Tốc độ này phụ thuộc vào từng loại đường và xe tham gia giao thông.