K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.      Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!     Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.     Tôi...
Đọc tiếp

 Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.  

    Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! 

    Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. 

    Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.     Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. 

    Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: 

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. 

    Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:  

- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc. 

    Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão. 

2
23 tháng 9 2021

cái này tôi học r ,tôi nghĩ bạn nên tự khám phá

Bạn hỏi gì vậy, câu hỏi đâu Xuân Khang

Bài 1: Đọc đoạn văn sau      Ông kéo tôi vào sát người, xoa đầu tôi, cười rất hiền. Bàn tay ram ráp của ông xoa nhẹ lên hai má tôi. Từ đó, tối tối, ông thường sang uống trà với ba tôi. Hai người trò chuyện có hôm tới khuya. Những buổi chiều, ba tôi thường gửi chìa khóa phòng cho ông.a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ và kiểu câu của từng câu kể có trong đoạn văn.Bài 2: Đọc đoạn văn...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau

      Ông kéo tôi vào sát người, xoa đầu tôi, cười rất hiền. Bàn tay ram ráp của ông xoa nhẹ lên hai má tôi. Từ đó, tối tối, ông thường sang uống trà với ba tôi. Hai người trò chuyện có hôm tới khuya. Những buổi chiều, ba tôi thường gửi chìa khóa phòng cho ông.

a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ và kiểu câu của từng câu kể có trong đoạn văn.

Bài 2: Đọc đoạn văn sau

       Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều, ánh trăng trong chảy khắp nhành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. Cành lá sắc và đen như mực vắt qua mặt trăng như một bức tranh Tàu. Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhô nhấp nhánh như thủy tinh.

a) Xác định từ loại (danh từ, động từ, tính từ) của các từ có trong đoạn văn trên.

b) Các câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì? Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu đó.

2
10 tháng 11 2021

hi các bạn

6 tháng 2 2022

hi nm nhé

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:LỜI CẢM ƠNThằng bé mồ côi cha mẹ có đôi mắt màu nhạt, hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối bù nhìn tôi.- Ông ơi, cháu đói quá!Tôi dẫn nó vào một tiệm giải khát.- Cháu hãy chọn một món gì đó để ăn đi. - Tôi nói .Thằng bé chạy đến quầy hàng và chọn một cái bánh mì. Thường ngày bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

LỜI CẢM ƠN

Thằng bé mồ côi cha mẹ có đôi mắt màu nhạt, hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối bù nhìn tôi.

- Ông ơi, cháu đói quá!

Tôi dẫn nó vào một tiệm giải khát.

- Cháu hãy chọn một món gì đó để ăn đi. - Tôi nói .

Thằng bé chạy đến quầy hàng và chọn một cái bánh mì. Thường ngày bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu. Nhưng thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên.

Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát hiện ra nó đứng ở ngoài cửa, tay cầm bánh mì, mắt dí vào cửa kính, quan sát.

"Nó làm cái quái gì thế?!" - Tôi nghĩ.

Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy đến. Nó ngước nhìn tôi, mỉm cười và nói: "Cảm ơn ông! " Rồi, như sợ tôi nghe không rõ, nó nói to hơn: "Cảm ơn ông nhiều lắm ạ! " Trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy đi mất.

Tôi xúc động và nhớ hoài lời cảm ơn của một cậu bé đường phố vì một mẩu bánh mì.

(Sưu tầm)

Cậu bé trong bài là:

A. trẻ em khuyết tật.

B. khách du lịch.

C. trẻ em Tiểu học .

D. trẻ em đường phố.

2
4 tháng 11 2018

Đáp án D

28 tháng 10 2024

Hehe

Câu 1 : Tìm 3 từ phức

a > Có tiếng " ác " đứng trước 

       - ác nghiệt , ác đức , ác độc.

 b > Có tiếng " ác " đứng sau 

        - hung ác , độc ác , cái ác

c > Có tiếng " hiền '' đứng trước để chỉ đức tính của con người .

        - hiền hậu , hiền lành , hiền từ .

 Câu 2 : Tìm các từ láy âm đầu :

     a > Vần '' ập "  ở tiếng đứng trước 

         - tập đi , tập nhảy , tập múa

     b >  vần '' ăn '' tiếng đứng sau

          - đất nặn , ngay ngắn , đầy đặn

26 tháng 3 2020

Cậu ơi ở bài 2 là tìm từ láy nhé!

Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau.   Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc/giất) mộng (làm/nàm) người, bỗng thấy (xuấc/xuất) hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che (lửa/nửa) mặt (lấc láo/nấc náo) đảo mắt nhìn quanh, rồi (cấc/cất) tiếng khàn khàn hỏi :- Còn ai thức không đấy ?- Có tôi đây ! Chàng hiệp sĩ (lên/nên)...
Đọc tiếp

Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau.

   Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc/giất) mộng (làm/nàm) người, bỗng thấy (xuấc/xuất) hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che (lửa/nửa) mặt (lấc láo/nấc náo) đảo mắt nhìn quanh, rồi (cấc/cất) tiếng khàn khàn hỏi :

- Còn ai thức không đấy ?

- Có tôi đây ! Chàng hiệp sĩ (lên/nên) tiếng.

   Thế là, bà già (nhấc/nhất) chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống (đấc/đất). Chàng (lảo/xảo) đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng (thậc/thật) dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già (lắm/nắm) tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.

1
14 tháng 5 2019

Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm giấc mộng làm người, bỗng thấy xuất hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che nửa mặt lấc láo đảo mắt nhìn quanh, rồi cất tiếng khàn khàn hỏi :

- Còn ai thức không đấy ?

- Có tôi đây ! Chàng hiệp sĩ lên tiếng.

   Thế là, bà già nhấc chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống đất. Chàng lảo đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng thật dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già nắm tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.

19 tháng 4 2019

X.   Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

Câu 1. Qua nhiều lần thí nghiệm, Xi-ôn-cốp-xki đã : A. Thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng.B. Tìm ra cách chế khí cầu bay bằng kim loại.C. Tìm ra cách chế khí cầu bay bằng nhựa cứng.Câu 2. Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?A. Có ước mơ táo bạo, ý chí kiên trì theo đuổi.B. Đọc nhiều sách báo, làm nhiều thí nghiệm, sống kham khổ.C. Có sự khổ công nghiên cứu, kiên trì,...
Đọc tiếp

Câu 1. Qua nhiều lần thí nghiệm, Xi-ôn-cốp-xki đã :

 

A. Thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng.

B. Tìm ra cách chế khí cầu bay bằng kim loại.

C. Tìm ra cách chế khí cầu bay bằng nhựa cứng.

Câu 2. Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?

A. Có ước mơ táo bạo, ý chí kiên trì theo đuổi.

B. Đọc nhiều sách báo, làm nhiều thí nghiệm, sống kham khổ.

C. Có sự khổ công nghiên cứu, kiên trì, bền bỉ. Quyết tâm thực hiện mơ ước của mình.

Câu 3. Cao Bá Quát đã luyện chữ bằng cách nào?

A. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện cho chữ cứng cáp, mỗi tối ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ.

B. Chữ viết tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Nội dung ý nghĩa của truyện “ Văn hay chữ tốt” là:

A. Ca ngợi đức tính kiên trì luyện tập viết chữ của Cao Bá Quát.

B. Cao Bá Quát ân hận vì chữ xấu nên không giúp được bà cụ hàng xóm.

C. Ca ngợi Cao Bá Quát có tấm lòng nhân hậu, biết giúp đỡ bà cụ hàng xóm.

II. Dựa vào kiến thức tiếng việt đã học trong tuần 13, em hãy chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Câu 5. Dòng nào dưới đây gồm các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người?

A. Quyết chí, bền chí, bền bỉ, vững chí, gian lao, gian truân .

B. Quyết chí, bền chí, bền bỉ, vững chí, bền lòng, quyết tâm.

C. Quyết tâm, kiên trì, khó khăn, gian khổ, gian lao.

Câu 6. Dòng nào dưới đây gồm các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người?

A. Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian lao, gian nan.

B. Gian khó, bền chí, vững chí, bền bỉ, bền lòng.

C. Kiên nhẫn, kiên trì, khó khăn, gian khổ, gian lao.

Câu 7. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây không nói về ý chí, nghị lực của con người?

a. Có chí thì nên.

b. Thua keo này, bày keo khác.

c. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

d. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

e. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

f. Thắng không kiêu, bại không nản.

 

A. Câu tục ngữ c, e, f.

B. Câu tục ngữ e,f.

C. Câu tục ngữ c, e.

Câu 8. Câu hỏi sau là bà cụ tự hỏi mình hay hỏi người khác?

“Gia đình già có việc oan uổng muốn kêu oan, nhờ cậu viết cho lá đơn, có được không?”

A. Tự hỏi mình.

B. Hỏi người khác.

Câu 9. Dấu hiệu nào giúp em nhận ra câu dưới đây là câu hỏi?

Câu “Khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá.” có mấy tính từ, đó là những từ nào?

A. Từ nghi vấn “nào” và cuối câu có dấu chấm hỏi.

B. Từ nghi vấn “ mấy, nào” và cuối câu có dấu chấm.

C. Từ nghi vấn “ mấy, nào” và cuối câu có dấu chấm hỏi.

Câu 10. Trong các câu văn dưới đây, câu văn nào không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu, lỗi dấu câu?

A. Rồi bà lão ôm chầm lấy nàng tiên ốc rồi từ đó bà lão và nàng tiên ốc sống hạnh phúc bên nhau.

B. Nhiều năm sau, khi đã lớn Tôi vẫn luôn tự dằn vặt mình.

C. Ông nói với mẹ tôi: Bố khó thở lắm!

D. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình, đưa bà cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại. Tra loi giup e voi a

0