Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Từ "lộc":
- nghĩa gốc: là những mầm non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến.
- nghĩa chuyển: sức sống, sự phát triển của đất nước với nhiệm vụ bảo vệ đất nước trong những ngày đầu xuân.
b. Hình ảnh người cầm súng được tác giả miêu tả "Lộc giắt đầy trên lưng" là vì: Trên đường hành quân, trên lưng người lính lúc nào cũng có những cành lá ngụy trang, trên đó có những lộc non mới nhú lên khi mùa xuân đến. Anh bộ đội như mang trên mình mùa xuân của đất nước. Anh cầm súng để bảo vệ đất nước, mùa xuân tươi đẹp đó.
Trả lời:
a. Từ "Lộc" vửa có nghĩ đen là cành lá mà người chiến sĩ ngụy trang cho vũ khí để tránh bị quân thù phát hiện, ngoài ra nó còn thể hiện niềm tin vào chiến thắng, sự yêu đời của người chiến sĩ (khi xông pha trận mạc mà vẫn xem thật nhẹ nhàng, không lo sợ, chỉ biết tập trung thật cao vào chiến thắng phía trước).
b. Hình ảnh người cầm súng được tác giả miêu tả "Lộc giắt đầy trên lưng" để chỉ sự lạc quan, niềm tin của người chiến sĩ vào chiến thắng
Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”
1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.
2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.
3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai?
4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân chỉ rõ).
Bài làm
câu 1:
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Câu 3 :
Bài thơ: Khi con tu hú - tác giả : TỐ HỮU
a) Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
b) Tác phẩm Đồng chí
Nhà Thơ Chính Hữu
d) "Đồng chí" là những người có chung mục đích, chung lý tưởng. Đồng chí đó là thứ tình cảm mới trong thời đại mới nảy nở giữa người lính thời đại HCM. Câu thơ có 1 hình thức hết sức đặc biệt: đó chính là nhan đề của bài thơ được điệp lại y nguyên tạo nên 1 điểm nhấn hết sức ấn tượng. Bằng dấu ! câu thơ gợi cho ta cảm giác nó như nhữngtiếng gọi bật ra từ sâu thảm trái tim của những người lính. Cùng tiếng gọi đồng chí ấm áp thâm tình thiêng liêng ấy là ánh mắt tao nhau là cái nắm tay siết chặt truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh. Câu thơ hệt như chiếc bản lề khép lại 6 câu thơ đầu, mở ra những câu thơ tiếp. Nếu nói bài thơ là 1 cô gái đồng quê xinh tươi, óng ả thì câu thơ thứ bảy chính là chiếc eo thon thắt lại đầy gợi cảm của cô gái. Câu thơ vừa giống như 1 đốm lửa bừng sáng giữa đêm đông lại vừa như 1 nốt nhạc trầm hùng vang lên trong bài ca " đồng chí". Nhờ sự đặc biệt ấy tình đông chí đông đọi giữa những người lính càng trở nên cảm động đẹp đẽ ấm áp hơn! Hai tiếng đồng chí như khép lại nội dung của phần 1 để mở ra những biển hiện và sức mạnh của tình đông chí ở phần sau.
Câu 1:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Câu 2:
Các phương thức biểu đạt:Tự sự+Biểu cảm
Câu 3:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.
Nhân hóa vầng trăng trở thành “tri kỉ” người gần gũi, gắn bó, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảnh.
+ Trăng trở thành người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa.
+ Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.
Bài thơ Đồng chí với những câu văn dung dị, mộc mạc nhưng đã toát lên vẻ đẹp sáng ngời về những người lính bộ độ cụ Hồ năm xưa. Họ xuất thân từ những miền quê khác nhau, bỏ lại sau lưng là ruộng đồng, gia đình để lên đường chiến đấu cho độc lập dân tộc. Gặp nhau nơi rừng thiên nước độc, giữa tiếng đạn bom, giữa những hiểm nguy luôn rình rập, nhưng họ không hề lo sợ, nao núng tinh thần. Họ đã cùng nhau sống, chiến đấu và gắn bó thân thiết như anh em ruột thịt:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
“Đầu súng trăng treo”, câu thơ ngắn gọn mà cô đọng những ý nghĩa sâu xa. Sự đối lập giữa hai hình ảnh súng và trăng, đối lấp giữa hiện tại chiến tranh ác liệt và khát vọng hòa bình tươi sáng. Giữa rừng khuya thanh vắng, các anh cùng sát bên nhau làm nhiệm vụ, ánh trăng trên cao như người bạn đồng hành cùng chiến đấu. Ánh trăng như giúp các anh tạm quên đi những ngày tháng chiến đấu vất vả, ánh trăng của khát khao hòa bình dân tộc, ánh trăng gợi nhớ về quê hương yên bình.
Anh với tôi từ xa lạ mà thành thân quen, rồi sát cánh bên nhau những ngày chiến đấu, tình cảm nối lại thành tình đồng chí. Câu thơ cuối bài có ý nghĩa thật đẹp, là hình ảnh chan hòa giữa con người với thiên nhiên, đất nước, là khát vọng về ngày hòa bình của dân tộc. Ánh trăng cuối bài thơ như tỏa ánh sáng dịu dàng, soi rọi cho tình đồng chí gắn bó keo sơn.
mùa xuân người cầm súng
lộc giắt đầy trên lưng
mùa xuân người ra đồng
lộc trải trải dài mươn nạ
tất cả như hối hả