Câu 9. Câu văn sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụn...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. Câu văn sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng. 

Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển.

Câu 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu nêu suy nghĩ của em về cậu bé Tích Chu. (1 điểm) 

Bài đọc:

Cậu bé Tích Chu 

        Ngày xưa, tại một ngôi làng, có đôi vợ chồng sinh được cậu con trai đặt tên là Tích Chu. Vì chỉ sinh được một mình Tích Chu nên bố mẹ yêu chiều cậu lắm. Vào một dạo trời đông giá rét, bố mẹ Tích Chu chẳng may mắc bạo bệnh qua đời.

        Bà nội Tích Chu tuy tuổi cao sức yếu, song vì thương cháu nhỏ tuổi mồ côi, ngày ngày bà gắng sức đi làm thuê cuốc mướn kiếm tiền nuôi Tích Chu. Khổ cực vất vả là vậy nhưng lòng bà lúc nào cũng nghĩ đến Tích Chu.

        Có miếng ăn ngon bà đều dành cho cậu. Những đêm hè oi ả, giấc ngủ ngon lành của Tích Chu lại được quạt mát bởi cánh tay bà. Thấy bà thương Tích Chu, mọi người đều nói:

        - Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà. 

        Nhưng quen được nuông chiều, càng lớn Tích Chu càng ham chơi. Khi thì bẻ hoa bắt bướm, lúc lại trèo cây hái quả cùng lũ bạn. Nhiều lần bà nhắc nhở Tích Chu nhưng cậu chỉ “vâng”, “dạ” rồi đợi khi bà đi làm, cậu lại chạy đi chơi với lũ bạn.

        Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Cơn sốt sầm sập kéo đến, cái khát cùng tiết trời oi bức khiến cơn sốt như đang thiêu cháy cổ họng bà. 

        - Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

        Trong lúc đó, Tích Chu vẫn mê mải rong chơi với đám bạn, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. 

        Bà gọi một lần, hai lần,... rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Cơn khát giày vò, cổ họng bà như đang cháy xé, bỗng chốc bà hóa thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Vừa đúng lúc đó, Tích Chu mải chơi, mãi đến khi thấy đói bụng mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Nhìn bà biến thành chim bay đi, Tích Chu hoảng hốt kêu lên:

        - Bà ơi! Bà đi đâu vậy? Bà ở lại với cháu!

        Chim bùi ngùi, bay lượn mấy vòng quanh Tích Chu:

        - Cúc cu… cu! Cúc… cu! Tích Chu ơi, bà khát quá, không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi tìm nước uống. Bà đi đây!

        Nói đoạn, chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu thảng thốt đứng nhìn rồi cậu chợt như bừng tỉnh, vội vàng chạy theo bà, vừa chạy vừa khóc, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Tích Chu băng qua một khu rừng, leo qua một quả núi.

        Cuối cùng, Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu đến bên bờ suối cất tiếng gọi: 

        - Bà ơi! Bà về với cháu đi. Cháu sẽ lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!

        - Cúc… cu… cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không về với cháu được nữa! 

        Tích Chu thương bà quá và thấy vô cùng hối hận, cậu òa lên khóc. Tích Chu khóc mãi không thôi, dòng suối như dày lên vì nước mắt của Tích Chu. Thương bà cháu Tích Chu, một cô tiên hiện ra bảo:

        - Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Cá Thần cho bà cháu uống. Đường đến đó xa lắm, cháu có đi được không?

        Nghe cô tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng. Cậu vội vàng hỏi đường đến suối Cá Thần, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay. 

        Tích Chu đi suốt đêm ngày, không quản nắng mưa, lặn lội lên đường. Cô tiên còn sai một đàn chim chỉ đường, dắt lối cho Tích Chu.

        Một ngày nọ, bước chân đưa Tích Chu đến một quả núi lớn, xung quanh mây mù che phủ, tịnh không một bóng người. 

        Đang lúc Tích Chu không biết phải đi đường nào, cô tiên liền hóa thành một bà cụ. Bà cụ chỉ đường rồi tặng cho cậu một nhánh cỏ thần và bảo:

        - Có nhánh cỏ này, đàn sói canh giữ dòng suối sẽ để yên cho con qua. 

        Tích Chu cất nhánh cỏ rất cẩn thận. Màn đêm đã buông xuống khu rừng, vô hình như đang có muôn ngàn cặp mắt theo dõi Tích Chu. Cậu rất sợ, nhưng nghĩ đến bà, Tích Chu lại gắng dấn bước.

        Cuối cùng, Tích Chu đã tìm thấy dòng suối. Lũ sói nhác thấy bóng người liền nhe nanh nhảy bổ tới. Nhớ lời bà cụ dặn, Tích Chu vội vàng giơ cao nhánh cỏ. Quả nhiên, lũ sói lập tức ngoan ngoãn cụp đuôi để yên cho cậu đến bên bờ suối múc nước.

        Tích Chu vui sướng, quên cả mệt và đói, nhanh chóng băng rừng vượt núi chạy về nhà. Về đến nơi, Tích Chu cẩn thận bón cho chim từng ngụm nước.

        Kì lạ thay, trong chốc lát, bà lại trở về hình dáng như xưa. Tích Chu sung sướng nghẹn ngào, cậu ôm chầm lấy bà.

        Từ đó, Tích Chu hết lòng yêu thương, chăm sóc bà. Giờ đây, Tích Chu đã hiểu được một điều, chỉ có lòng thương yêu thực sự mới có thể giữ bà ở bên cậu mãi mãi.

(Cậu bé Tích Chu, Nhà xuất bản Kim Đồng)

3
15 tháng 3 2024

Câu 9:

Câu Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển dùng:

- Biện pháp tu từ: nhân hoá,điệp ngữ: "cao hơn trời, rộng hơn biển."

- Tác dụng:

++)Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

++)Nhấn mạnh tình yêu thương mà người bà dành cho Tích Chu, nhằm phóng đại tình yêu đó, to lớn, rộng lớn, hơn cả "trời" và "biển". Tình yêu mà bà dành cho cháu cao quý, rộng lón, bao la.

Câu 10

Cậu bé Tích Chu là một nhân vật vừa đáng khen vừa đáng trách.Đáng trách ở chỗ bỏ đi chơi làm bà khát nước phải hóa thành chim bay đi.Đáng khen ở chỗ khi bà hóa thành chim thì cậu đuổi theo,vừa chạy vừa khóc mong bà quay lại với mình.Qua câu truyện muốn khuyên là phải chăm sóc người thân khi họ bị bệnh,khong như Tích Chu.Dù bỏ đi chơi nhung vẫn có tình thương mà cậu bé đã chạy theo bà

câu 9

- BPTT: nhân hoá(so sáng hơn) , nói quá, điệp ngữ (lặp từ "hơn" 22 lần)  "cao hơn trời, rộng hơn biển."

- Tác dung:

+)+) Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

+)+) Nhấn mạnh tình yêu thương mà người bà dành cho Tích Chu, nhằm phóng đại tình yêu đó, to lớn, rộng lớn, hơn cả "trời" và "biển". Tình yêu mà bà dành cho cháu cao quý, rộng lớn, bao la.

câu 10

Bà con làng xóm là những người có tấm lòng thơm thảosẵn sàng góp gạo để nuôi cậu bé. Dù có những người gạo không đủ ăn cũng rất nhiệt tình đóng góp. Họ nghĩ đến việc diệt giặc lên đầu trước khi nghĩ đến bản thân mình, một người vì mọi người. Mong ước hòa bình là rất lớn, nó lấn át cả cái đói của mọi người, làm cho họ không còn quan tâm đến việc đói khát của mình mà nhiệt tình góp gạo nuôi cậu bé. Họ là những người rất tốt, sẵng sàng nghĩ đến nhân loại trước tiên. Còn hơn những kẻ ăn sung mặc sướng, tiền bạc chất như núi mà không thèm nghĩ đến nhân dân một lần. 

Từ láy: thơm thảo, sẵn sàng

Từ ghép: đóng góp, hòa bình

BÀI LÀM 

Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Em quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em.- Bà ơi! – Em bé reo lên. – Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với Thượng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Em quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em.

- Bà ơi! – Em bé reo lên. – Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin với Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.

Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.”

                                                                 (Trích: Cô bé bán diêm của An-đéc-xen)

 

Câu 1: Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là nhân vật chính? Truyện thuộc thể loại nào?

Câu 2: “Chí nhân” có nghĩa là vô cùng nhân từ, hết mực yêu thương (Chí: rất, hết mực; nhân: nhân từ, yêu thương). Em hãy tìm ít nhất một từ có yếu tố chí và giải thích nghĩa của từ đó.

Câu 3: Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Đặt một câu có sử dụng một trong những từ láy em vừa tìm được.

Câu 4: Nếu có một điều ước dành cho trẻ em trên thế giới hiện nay, em sẽ ước điều gì?

Câu 5: Viết một đoạn văn (5 đến 7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật chính trong đoạn trích trên.

1
24 tháng 10 2021

giúp mình nhé mình đang cần gấp

Chuyện Lương Thế VinhHồi nhỏ Lương Thế Vinh thường trèo bưởi trong vườn. Có lần quả bưởi rơi tõm xuống ao, Vinh hốt hoảng tưởng mất. Không ngờ bưởi lại nổi lên mặt nước và cậu dùng sào khều vào bờ, lấy được.Một lần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò chơi đá bưởi ngoài đồng. Chẳng dè quả bóng bằng bưởi lăn xa rồi rơi tuột xuống cái hố, vừa hẹp, khiến...
Đọc tiếp

Chuyện Lương Thế Vinh

Hồi nhỏ Lương Thế Vinh thường trèo bưởi trong vườn. Có lần quả bưởi rơi tõm xuống ao, Vinh hốt hoảng tưởng mất. Không ngờ bưởi lại nổi lên mặt nước và cậu dùng sào khều vào bờ, lấy được.
Một lần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò chơi đá bưởi ngoài đồng. Chẳng dè quả bóng bằng bưởi lăn xa rồi rơi tuột xuống cái hố, vừa hẹp, khiến bọn trẻ lúng túng, chưa biết làm cách nào để lấy. Vừa lúc có một ông khách đi qua, thấy vậy bèn đố:
- Đứa nào lấy được bưởi lên tao sẽ thưởng!
Trong khi chứng bạn đang loay hoay, đứa thì lấy thừng trâu thắt thòng lọng thả xuống hố để buộc quả bưởi, nhưng bưởi tròn nên cứ tuột hoài, đứa thid chạy về nhà lấy sào để chọc,... Còn Lương Thế Vinh lấy nón chạy đến vũng nước cách đây ko xa, múc nước đổ xuống hố. Vừa làm, cậu còn vừa vui miệng đọc
Bưởi ơi bưởi nghe ta gọi
Đừng làm cao
Đừng trốn tránh
Lên với ta
Vui tiếp nào...!
Chẳng mấy chốc quả bưởi từ từ nổi lên và nằm gọn trong tay Lương Thế Vinh. Ông khách tấm tắc khen ngợi Vinh thông minh, sáng dạ và thưởng cho cậu tiền. Còn chúng bạn, đứa nào đứa nấy đều phục Vinh sát đất và thấy Vinh vừa làm vừa đọc lầm rầm, nên đã đồn đại rằng Vinh biết dùng phép "thần chú" gọi được quả bưởi từ dưới hố sâu lên!

( 2 )Chi tiết nào chứng minh sự thông minh , tài trí của nhân vật ?

( 3 ) Để thể hiện trí thông minh của nhân vật, tác giả dân gian đã chọn hình thức nghệ thuật nào? Tác dụng của hình thức ấy?

( 4 )

a,Em có nhân xét gì về cách giải đố của nhân vật? Cách giải đố ấy lí thú ở chỗ nào?
 

b, Điền vào bảng điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh và Lương Thế Vinh.
| | Em bé thông minh | Lương Thế Vinh |
| Giống | | |
| Khác | | |
4) Hãy cho biết: Người thông minh là người như thế nào? Làm thế nào để trở thành người thông minh ?

 

1
7 tháng 10 2018

Dài quá à

10. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý của cụm từ “hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần” trong câu: “…tình cha tôi đối với tôi và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.” ?A. Hai thế hệ là cha mẹ; cùng một tấm lòng, một tinh thần là thương yêu, chăm sóc con cái và việc học hành.B. Hai thế hệ là...
Đọc tiếp

10. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý của cụm từ “hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần” trong câu: “…tình cha tôi đối với tôi và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.” ?

A. Hai thế hệ là cha mẹ; cùng một tấm lòng, một tinh thần là thương yêu, chăm sóc con cái và việc học hành.

B. Hai thế hệ là cha mẹ và con cái; cùng một tấm lòng, một tinh thần là thương yêu, chăm sóc con cái và việc học hành.

C. Hai thế hệ là ông bà và cha mẹ; cùng một tấm lòng, một tinh thần là thương yêu, chăm sóc con cái và việc học hành.

D. Hai thế hệ là ông bà và cháu chắt; cùng một tấm lòng, một tinh thần là thương yêu, chăm sóc con cái và việc học hành.

1
11 tháng 12 2021
A nha bạn Chúc bạn học tốt

C1:văn bản bài học đường đời đầu tiên.Của Tô Hoài

C2:Tả dế mèn

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi...
Đọc tiếp

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

 

1
20 tháng 12 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp biểu cảm

Câu 2: Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là có ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.

Câu 3: Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người rất đáng thương, biết thương mẹ, biết nhẫn nhục.

Câu 4: Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử thương yêu nhau, đỡ đần, đùm bọc, che chở nhau khỏi giông bão cuộc đời chứ không phải khinh miệt, ruồng rẫy những thành viên đang gặp khó khăn.

Câu 5: Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần nhất là tình thương yêu từ cha mẹ, từ gia đình. Đây là cái tuổi non dại, cần sự che chở, chỉ bảo của người lớn, nhất là những người thân trong gia đình. Như vậy, khi lớn lên, nhân cách của trẻ mới được hoàn thiện một cách tốt nhất. Vì khi nhận được yêu thương thì trẻ sẽ biết thương yêu nhưng khi nhận chê trách thì trẻ sẽ học được sự khinh miệt. Để có cha mẹ hoặc người thân có thời gian bên chúng ta nhiều hơn thì chúng ta vẫn cần cố gắng hết sức phụ giúp hay thấu hiểu cho họ.

I. Đọc hiểu  Câu 9. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng.  "Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển." Câu 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu trình bày suy nghĩ của em về cậu bé Tích Chu.  Bài đọc: Cậu bé Tích Chu          Ngày xưa, tại một ngôi làng, có đôi vợ chồng sinh được cậu con trai đặt tên là Tích Chu. Vì chỉ sinh được một mình...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu 

Câu 9. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng. 

"Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển."

Câu 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu trình bày suy nghĩ của em về cậu bé Tích Chu. 

Bài đọc:

Cậu bé Tích Chu 

        Ngày xưa, tại một ngôi làng, có đôi vợ chồng sinh được cậu con trai đặt tên là Tích Chu. Vì chỉ sinh được một mình Tích Chu nên bố mẹ yêu chiều cậu lắm. Vào một dạo trời đông giá rét, bố mẹ Tích Chu chẳng may mắc bạo bệnh qua đời.

        Bà nội Tích Chu tuy tuổi cao sức yếu, song vì thương cháu nhỏ tuổi mồ côi, ngày ngày bà gắng sức đi làm thuê cuốc mướn kiếm tiền nuôi Tích Chu. Khổ cực vất vả là vậy nhưng lòng bà lúc nào cũng nghĩ đến Tích Chu.

        Có miếng ăn ngon bà đều dành cho cậu. Những đêm hè oi ả, giấc ngủ ngon lành của Tích Chu lại được quạt mát bởi cánh tay bà. Thấy bà thương Tích Chu, mọi người đều nói:

        - Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà. 

        Nhưng quen được nuông chiều, càng lớn Tích Chu càng ham chơi. Khi thì bẻ hoa bắt bướm, lúc lại trèo cây hái quả cùng lũ bạn. Nhiều lần bà nhắc nhở Tích Chu nhưng cậu chỉ “vâng”, “dạ” rồi đợi khi bà đi làm, cậu lại chạy đi chơi với lũ bạn.

        Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Cơn sốt sầm sập kéo đến, cái khát cùng tiết trời oi bức khiến cơn sốt như đang thiêu cháy cổ họng bà. 

        - Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

        Trong lúc đó, Tích Chu vẫn mê mải rong chơi với đám bạn, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. 

        Bà gọi một lần, hai lần,... rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Cơn khát giày vò, cổ họng bà như đang cháy xé, bỗng chốc bà hóa thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Vừa đúng lúc đó, Tích Chu mải chơi, mãi đến khi thấy đói bụng mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Nhìn bà biến thành chim bay đi, Tích Chu hoảng hốt kêu lên:

        Bà ơi! Bà đi đâu vậy? Bà ở lại với cháu!

        Chim bùi ngùi, bay lượn mấy vòng quanh Tích Chu:

        - Cúc cu… cu! Cúc… cu! Tích Chu ơi, bà khát quá, không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi tìm nước uống. Bà đi đây!

        Nói đoạn, chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu thảng thốt đứng nhìn rồi cậu chợt như bừng tỉnh, vội vàng chạy theo bà, vừa chạy vừa khóc, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Tích Chu băng qua một khu rừng, leo qua một quả núi.

        Cuối cùng, Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu đến bên bờ suối cất tiếng gọi: 

        - Bà ơi! Bà về với cháu đi. Cháu sẽ lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!

        - Cúc… cu… cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không về với cháu được nữa! 

        Tích Chu thương bà quá và thấy vô cùng hối hận, cậu òa lên khóc. Tích Chu khóc mãi không thôi, dòng suối như dày lên vì nước mắt của Tích Chu. Thương bà cháu Tích Chu, một cô tiên hiện ra bảo:

        - Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Cá Thần cho bà cháu uống. Đường đến đó xa lắm, cháu có đi được không?

        Nghe cô tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng. Cậu vội vàng hỏi đường đến suối Cá Thần, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay. 

        Tích Chu đi suốt đêm ngày, không quản nắng mưa, lặn lội lên đường. Cô tiên còn sai một đàn chim chỉ đường, dắt lối cho Tích Chu.

        Một ngày nọ, bước chân đưa Tích Chu đến một quả núi lớn, xung quanh mây mù che phủ, không một bóng người.

       Đang lúc Tích Chu không biết phải đi đường nào, cô tiên liền hóa thành một bà cụ. Bà cụ chỉ đường rồi tặng cho cậu một nhánh cỏ thần và bảo:

        - Có nhánh cỏ này, đàn sói canh giữ dòng suối sẽ để yên cho con qua.

        Tích Chu cất nhánh cỏ rất cẩn thận. Màn đêm đã buông xuống khu rừng, vô hình như đang có muôn ngàn cặp mắt theo dõi Tích Chu. Cậu rất sợ, nhưng nghĩ đến bà, Tích Chu lại gắng dấn bước.

        Cuối cùng, Tích Chu đã tìm thấy dòng suối. Lũ sói nhác thấy bóng người liền nhe nanh nhảy bổ tới. Nhớ lời bà cụ dặn, Tích Chu vội vàng giơ cao nhánh cỏ. Quả nhiên, lũ sói lập tức ngoan ngoãn cụp đuôi để yên cho cậu đến bên bờ suối múc nước.

        Tích Chu vui sướng, quên cả mệt và đói, nhanh chóng băng rừng vượt núi chạy về nhà. Về đến nơi, Tích Chu cẩn thận bón cho chim từng ngụm nước.

        Kì lạ thay, trong chốc lát, bà lại trở về hình dáng như xưa. Tích Chu sung sướng nghẹn ngào, cậu ôm chầm lấy bà.

        Từ đó, Tích Chu hết lòng yêu thương, chăm sóc bà. Giờ đây, Tích Chu đã hiểu được một điều, chỉ có lòng thương yêu thực sự mới có thể giữ bà ở bên cậu mãi mãi.

(Cậu bé Tích Chu, Nhà xuất bản Kim Đồng)

0
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)           Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6 (1.5đ) “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)

          Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6 (1.5đ)

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”

                                                                   (Ngữ văn 6 – tập 2)

Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai?

Câu 2 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

Câu 3 (0.5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 4 (1.0 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?  

Câu 5 (1.5 điểm): Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích trên?

103
15 tháng 5 2021

Câu 1 : - Đoạn văn trên trích từ văn bản Cô Tô.

              - Tác giả của văn bản đó là Nguyễn Tuân.

Câu 2 : - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là Miêu tả.

Câu 3 : - Tả cảnh mặt trời mọc ở biển đảo Cô Tô sau trận bão.

Câu 4 : - Biện pháp tu từ So sánh được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên.

              - Tác dụng của biện pháp tu từ ấy là làm cho câu văn hay hơn, sinh động hơn.

Câu 5 : - Thể hiện sự giao cảm lớn của nhà văn với thiên nhiên vũ trụ,sự say mê với cái đẹp, tình cảm yêu mến, trân trọng người lao động -> khơi gợi tình yêu thiên nhiên đất nước

15 tháng 5 2021

1)Đoạn trích từ tác phẩm "Cô Tô",của tác giả Nguyễn Tuân

2)Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là miêu tả

3)Nội dung chính của đoạn văn là:Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô

4)Biện pháp tu từ đc sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn là so sánh

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢOBT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng,...
Đọc tiếp

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO

BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

0
Phần I: Đọc hiểu (4 điểm) * Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Tre, nứa, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người“. (Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1: (0,25 điểm)....
Đọc tiếp

Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)

* Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Tre, nứa, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người“.

(Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1: (0,25 điểm). Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?

Câu 2: (0,25 điểm). Tác giả của văn bản có chứa đoạn trích trên là ai?

Câu 3: (0,25 điểm). Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?

Câu 4: (0,25 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 5: (0,5 điểm).  Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 6: (2,5 điểm).

Cho câu văn: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu trên và xác định kiểu câu? 1,0 điểm)

b. Xác định các biện pháp tu từ  được sử dụng trong câu văn trên? Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ em vừa tìm? (1,5 điểm)

145
13 tháng 5 2021

Câu 1: (0,25 điểm). Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? (Bạn tự làm nhé, tại mik ko có sách)

Câu 2: (0,25 điểm). Tác giả của văn bản có chứa đoạn trích trên là ai? (Bạn tự làm nhé, tại mik ko có sách)

Câu 3: (0,25 điểm). Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Nghị luận (Không chắc đâu ạ)

Câu 4: (0,25 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Tự sự

Câu 5: (0,5 điểm).  Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Miêu tả vẻ đẹp của tre

Câu 6: (2,5 điểm).

Cho câu văn: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu trên và xác định kiểu câu? 1,0 điểm) 

Tre  trông thanh cao ,  giản dị  ,  chí khí như người.

CN             VN1             VN2           VN3

-> Thuộc kiểu câu ghép (chắc thế ạ)

b. Xác định các biện pháp tu từ  được sử dụng trong câu văn trên? Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ em vừa tìm? (1,5 điểm) So sánh - tác dụng (Bạn tự làm nhé)

14 tháng 5 2021

CÂU1

-văn bản trên trích từ truyện CÂY TRE VIỆT NAM

 CÂU2

-tác giả là THÉP MỚI