Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Nếu uống thừa nước sẽ gây loãng máu, tăng áp lực thải nước qua thận, lâu ngày dẫn đến suy thận. Nếu uống không đủ nước, cơ thể khó thải hết các chất thải độc hại qua thận, đồng thời nồng độ các chất thải trong nước tiểu tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi thận hình thành.
1B. Chênh lệch nồng độ ion.
2D. Cung cấp năng lượng.
3B. Miền lông hút.
B. Tự luận:
1. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?
- Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động (theo cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường đất, nơi có nồng độ chất tan thấp (môi trường nhược trướng) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chât tan cao (dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thâu cao).
- Khác với sự hẩp thụ nước, các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách chọn lọc theo hai cơ chế:
- Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất (hoặc môi trường dinh dưỡng) vào rễ theo građien nồng độ (đi từ môi trường, nơi nồng độ của ion cao vào rễ, nơi nồng độ của ion độ thấp).
- Cơ chế chủ động: Đối với một số ion cây có nhu cầu cao, ví dụ, ion kali (K+). di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều građien nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP từ hô hẩp (phải dùng bơm ion, ví dụ, bơm natri: Na+- ATPaza, bơm kali: K+- ATPaza...).
2. Tại sao quá trình hấp thụ nước và chất khoáng lại liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?
Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ vì:
- ATP sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động chất khoáng, CO2 sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình hút bám trao đổi
- Các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ các chất khoáng làm tăng ASTT của tế bào làm tăng khả năng hút nước của tế bào
3. Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị chết ?
Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì: ... - Thiếu ôxi sẽ phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, khônghình thành được lông hút mới. - Không có lông hút thì cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá hủy và cây bị chết.
4.Vì sao các loài cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn?
Cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn vì :
- Rễ cây không hô hấp được do đất ngập nước dẫn đến không hút được nước và muối khoáng.
- Mặt khác, đất ngập mặn có hàm lượng muối cao, nồng độ chất tan cao làm chênh lệch áp suất thẩm thấu bên ngoài lớn hơn rất nhiều so với bên trong tế bào, cây không hút được nước nên chết.
\(A\)_Trắc Nghiệm:
Câu 1:B
Câu 2:A
Câu 3:B
Câu 4:B
Câu 5:
Câu sai: B,D
Câu đúng: A,C
\(B\)_Tự Luận
Câu 1:
- Cơ chế hấp thụ của nước là: Hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động, từ môi trường nhược trương trong đất đến môi trường ưu trương trong rễ cây theo áp suất thẩm thấu.
- Cơ chế hấp thụ của ion khoáng: Có 2 cơ chế
+ Cơ chế thụ động: Khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào rễ (nơi có nồng độ ion thấp) theo gradien nồng độ
+ Cơ chế chủ động: Vận chuyển chủ động ngược chiều gradien nồng độ (nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ ion thấp). Vận chuyển chủ động đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp.
Câu 2: Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp vì:
- ATP sản phẩm của hô hấp tham gia vào vận chuyển chủ động của chất khoáng, CO2 sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình hút bám trao đổi.
- các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ của các chất khoáng làm tăng ASTT của tế bào, làm tăng khả năng hút nước của tế bào
Câu 3: Cây trên cạn ngập úng quá lâu sẽ chết vì:
- Rễ ngập trong nước làm cho chức năng hô hấp của rễ diễn ra khó khăn hơn, cũng sẽ giảm quá trình hút chất khoáng cần thiết cho cây
Câu 4: Các cây trên cạn không thể sống được trên đất ngập mặn vì: áp suất của nước ngập mặn lớn hơn nước ngọt, nên cây gặp khó khăn trong việc hút nước để nuôi cây, áp suất cao cũng làm cho miền lông hút của các cây trên cạn bị tiêu biến
1 Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
3 Chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh ở động vật:
+ Đại não ngày càng phát tiển thể tích tăng , có những trung khu phản ứng có chức năng riêng như trung khu vận động , cảm giác, ...
+ Có khả năng phối hợp nhiều phản ứng phức tạp và hình thành được nhiều phản xạ có điều kiện thích nghi với đời sống môi trường luôn thay đổi: từ những động vật chỉ có toàn phản xạ có điều kiện đên hệ thần kinh có thể hình thành nhiều phản xạ có điều kiện khỉ , động vật linh trưởng
+ Số lượng tế bào thần kinh ngày càng nhiều, phân bố ngày càng tập trung, mức độ chuyên hoá ngày càng cao.
+ Hệ thần kinh lưới đối xứng toả tròn => hệ thần kinh chuỗi hạch => dạng ống đối xứng hai bên.
Trong đó:
-Hệ thần kinh lưới số tế bào thần kinh ít, phân bố rải rác đều khắp cơ thể có thể phản ứng lại với tất cả phản ứng nhưng hiệu quả phản ứng thường thấp
-Hệ thần kinh chuỗi hạch lượng tế bào thần kinh hơn, phân bố tập trung thành hạch tuy nhiên hiệu quả phản ứng chưa cao
-Hệ thần kinh dạng ống: tiến hóa nhất vì số lượng tế bào thần kinh lớn tập trung lại ở não và tủy sống và các hạch có hệ thống dây thần kinh ngoại biên mang lại hiệu quả phản ứng nhanh, chính xác, ít tốn năng lượng
4 Chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh ở động vật:
+ Đại não ngày càng phát tiển thể tích tăng , có những trung khu phản ứng có chức năng riêng như trung khu vận động , cảm giác, ...
+ Có khả năng phối hợp nhiều phản ứng phức tạp và hình thành được nhiều phản xạ có điều kiện thích nghi với đời sống môi trường luôn thay đổi: từ những động vật chỉ có toàn phản xạ có điều kiện đên hệ thần kinh có thể hình thành nhiều phản xạ có điều kiện khỉ , động vật linh trưởng
+ Số lượng tế bào thần kinh ngày càng nhiều, phân bố ngày càng tập trung, mức độ chuyên hoá ngày càng cao.
+ Hệ thần kinh lưới đối xứng toả tròn => hệ thần kinh chuỗi hạch => dạng ống đối xứng hai bên.
Trong đó:
-Hệ thần kinh lưới số tế bào thần kinh ít, phân bố rải rác đều khắp cơ thể có thể phản ứng lại với tất cả phản ứng nhưng hiệu quả phản ứng thường thấp
-Hệ thần kinh chuỗi hạch lượng tế bào thần kinh hơn, phân bố tập trung thành hạch tuy nhiên hiệu quả phản ứng chưa cao
-Hệ thần kinh dạng ống: tiến hóa nhất vì số lượng tế bào thần kinh lớn tập trung lại ở não và tủy sống và các hạch có hệ thống dây thần kinh ngoại biên mang lại hiệu quả phản ứng nhanh, chính xác, ít tốn năng lượng
5 Giống nhau:
- Xung thần kinh lan truyển do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ nơi này đến nơi khác
Khác nhau:
Trên sợi thần kinh không có miêlin
Trên sợi thần kinh có miêlin
Lan truyền liên tục
Lan truyền theo kiểu nhảy cóc
Do mất phân cực → đảo cực → tái phân cực liên tiếp từ vùng này đến vùng khác
Do mất phân cực → đảo cực → tái phân cực từ eo ranvie này sang eo Ranvie khác
Chậm (thần kinh giao cảm 5m/s)
Tốc độ nhanh (thần kinh vận động 120m/s)
6 Tác nhân kích thích là: gai nhọn.
- Bộ phận tiếp nhận kích thích là: thụ quan đau ở tay.
- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin là: tủy sống.
- Bộ phận thực hiện phản ứng là: cơ tay.
7 7 - Khi dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân thủy tức, xung thần kinh sẽ lan nhanh ra khắp mạng lưới thần kinh, làm cho thủy tức co toàn bộ cơ thể để tránh tác nhân kích thích.
- Phản ứng của thủy tức là phản xạ vì phản ứng của thủy tức do hệ thần kinh điều khiển.
8 Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên khi bị kích thích tại một điểm nào đó, hạch thần kinh phụ trách vùng bị kích thích đó sẽ xử lí thông tin nhận được và đưa lệnh đến bộ phận trả lời tương ứng nên động vật trả lời cục bộ.
9 Cung phản xạ gồm các bộ phận:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ quan đau ở da.
+ Đường dẫn truyền vào: sợi cảm giác của dây thần kinh tủy.
+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin: tủy sống.
+ Đường dẫn truyền ra: sợi vận động của dây thần kinh tủy.
+ Bộ phận thực hiện phản ứng: Cơ ngón tay.
- Khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ. Khi kim châm vào tay, thụ qua đau ở da tiếp nhận kích thích và truyền đến tủy sống qua sợi thần kinh cảm giác; tủy sống tiếp nhận thông tin từ đó tổng hợp, phân tích và hình thành các xung thần kinh theo sợi thần kinh vận động truyền đến các cơ ngón tay làm ngón tay co lại.
- Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện vì phản xạ này là phản xạ tự vệ, chỉ trả lời những kích thích tương ứng. Đây là phản xạ mang tính chất đơn giản và do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia. Phản xạ này là phản xạ sinh ra đã có, có tính chất bền vững và được di truyền.
10 Khi đang chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt, bản thân sẽ có phản ứng đầu tiên là dừng lại, đứng im sau đó có thể bỏ chạy.
- Bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại là:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích: Mắt.
+ Bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động: Não bộ.
+ Bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại là: Các cơ chân.
- Những suy nghĩ diễn ra trong đầu khi đối phó với chó dại: Chó dại rất nguy hiểm, nếu bị cắn sẽ bị nhiễm virut dại và có thể chết, con chó lại rất hung hăng nên tốt nhất là bỏ chạy, chạy đến chỗ nào thì an toàn.
Ngoài ra, các suy nghĩ diễn ra trong não có thể rất nhau ở mỗi người như: nên làm thế nào bây giờ, nếu để chó dại cắn rất nguy hiểm, chó dại có virut gây bệnh dại, nên bỏ chạy hay nên chống lại, nếu bỏ chạy chó dại có thể sẽ đuổi theo…
- Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm mới biết được như thế nào là chó dại và biết chó dại nguy hiểm như thế nào. Dựa vào kinh nghiệm đã có mà cách xử lí thông tin của mỗi người là khác nhau, dẫn đến hành động của mỗi người cũng khác nhau.
11 Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do các bao miêlin có tính chất cách điện nên không thể khử cực và đảo cực ở vùng có bao miêlin được.
- Thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân là:
1,6 : 100 = 16. 10-3 giây.
12 Chùy xinap: Ngoài có màng bao bọc gọi là màng trước xinap. Trong chùy xinap có chứa ty thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học (axêtincôlin, norađrênalin, đôpamin, serôtônin,.....)
Khe xinap: Là 1 khe nhỏ nằm giữa màng trước và màng sau xinap.
Màng sau xinap: Trên màng có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Có các enzim đặc hiệu có tác dụng phân giải chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin.
13 Quá trình truyền tin quá xináp diễn ra như sau;
+ Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.
+ Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axêtincôlin vào khe xináp.
+ Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
- Tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại vì phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về phía màng trước và ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
15 Do động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trúc đơn giản, số lượng tế bào thần kinh thấp, nên khả năng học tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập.
→ Các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu là nhờ các tập tính bẩm sinh.
- Người và động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm, có tuổi thọ dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình sống → cơ sở hình thành nhiều tập tính học.
16 Tập tính kiếm ăn: Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá.
- Tập tính bảo vệ lảnh thổ: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh linh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.
- Tập tính sinh sản: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với hươu cái.
- Tập tính di cư: sếu đầu đỏ, hạc di cư theo mùa.
- Tập tính xã hội: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn.
17 Các ví dụ trong cuộc sống rất phong phú:
- Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc, dạy cá heo lao qua vòng trên mặt nước (giải trí).
- Dạy chó, chim ưng săn mồi (săn bắn).
- Làm bù nhìn để ở ruộng mương đuổi chim chóc phá hoại màa màng (bảo vệ mùa màng).
- Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng (chăn nuôi).
- Sử dụng chó để phái hiện ma túy và bắt kẻ gian (an ninh quốc phòng,...)
18 Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Ví dụ: trùng giày bơi đến nơi có nhiều oxi, thủy tức co mình lại khi có vật thể chạm vào nó, giun co mình, tay người chạm vào vật thể nhọn sẽ lập tức co rụt lại,…
19 * Hệ thần kinh dạng lưới được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh.
* Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể.
* Hệ thần kinh ống hình thành nhờ số lượng rất lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại thành một ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể, các tế bào thần kinh tập trung mạnh ở phía đầu dẫn đến não bộ phát triển.
20 Khi bị kích thích phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống khác với động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và dạng lưới vì: động vật có hệ thần kinh dạng ống có hệ thần kinh (đặc biệt là não bộ) phát triển, có khả năng xử lí thông tin ở mức cao (thu thập, phân tích, so sánh, xử lí thông tin) do vậy việc trả lời kích thích cũng nhanh chóng và chính xác hơn nên hiệu quả cao hơn và ít tiêu tốn năng lượng hơn.
Ví dụ: Khi có một vật nhọn chạm vào cơ thể thủy tức (hệ thần kinh dạng lưới) thì toàn bộ cơ thể thủy tức co rụt lại. Khi vật nhọn chạm vào cơ thể giun đốt (hệ thần kinh dạng chuỗi hạch) thì một phần cơ thể co lại, tốc độ nhanh hơn so với thủy tức. Khi vật nhọn bất ngờ chạm vào tay người (hệ thần kinh dạng ống) thì người lập tức rụt tay lại, tốc độ rất nhanh.
21 * Điện thế nghỉ: là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi (không bị kích thích), phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.
* Sự hình thành điện thế nghỉ:
+ Nồng độ ion K+ ở bên trong màng tế bào cao hơn bên ngoài màng tế bào, nồng độ ion Na+ở bên ngoài màng tế bào cao hơn ở bên trong màng tế bào.
+ Trên màng tế bào: cổng K+ mở, cổng Na+ đóng, ion K+ ở mặt trong màng di chuyển ra bên ngoài màng và nằm sát màng tế bào làm cho mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, mặt trong màng tế bào tích điện âm.
+ Bơm Na - K vận chuyển K+ từ bên ngoài màng vào bên trong màng, giúp duy trì nồng độ K+ bên trong màng cao hơn bên ngoài màng .
22 Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực khi tế bào bị kích thích.
Giai đoạn mất phân cực: -70mV → 0
Khi bị kích thích, tính thấm của màng đối với các ion thay đổi, màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động → gây nên sự khử cực (cửa Na+ mở, Na+ từ ngoài vào tế bào) → trung hoà điện giữa hai màng tế bào.
- Giai đoạn đảo cực: 35mV
Cổng Na mở rộng → Na+ từ bên ngoài di chuyển ồ ạt vào trong tế bào → bên trong tế bào tích điện dương, bên ngoài tích điện âm
- Giai đoạn tái phân cực: -70mV
Cổng K+ mở rộng, cổng Na+ đóng lại. K+ đi qua màng tế bào ra ngoài → bên ngoài tích điện dương và bên trong tích điện âm → tái phân cực.
23 Chất trung gian hóa học có vai trò quan trọng trong việc truyền tin qua xináp: Chất trung gian hóa học được giải phóng khỏi các bóng xináp sẽ đi qua khe xináp và gắn vào thụ thể ở màng sau xináp, làm thay đổi tính thấm ở màng sau và làm xuất hiện xung thần kinh (điện thế hoạt động) lan truyền đi tiếp.
24 tập tính bẩm sinh là tập tính được đi chuyền qua gen…
Ví dụ về tập tính bẩm sinh:
Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả
Thú non mới được sinh ra có thể tìm vú bú ngay
Ví dụ về tập tính học được:
Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn
Chuột nghe tiếng mèo phải chạy xa
25 * Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thế khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.
* Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ: đảm bảo các cá thể phân bố hợp lí để tồn tại.
a) máu sau khi trở về tim là máu nghèo O2
- tâm nhĩ co trước để bơm máu lên thực hiện vòng tuần hoàn nhỏ để lấy O2
- sau đó tâm thất co để đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể
=> tâm nhỉ luôn có trước tâm thất
- nếu tâm nhĩ và tâm thất co đồng thời thì một phần máu sẽ đc bơm lên đông mạch phổi và phần còn lại theo theo động mạch chủ đi toàn cơ thể
=> phần máu đi nuôi cơ thể sẽ k có O2 => k có O2 cho TB=> TB k hô hấp (đặc biệt là não k hoạt động )=> cơ thể chết
c) có sự khác nhau
- tim phổi của người sống ơ vùng núi cao sẽ hoạt đông bình thường còn ơ người sống ơ đồng bằng sẽ tăng hoạt động
VÌ:- tim và phổi của người sống ở núi cao đã có hoạt động cao hơn người bình thường do ở núi cao không khí loãng ít O2=> tim phổi tăng hoạt động hơn người ở đồng bằng - khi chơi thể thao với người ở đồng bằng thi người ở đồng bằng tim và phổi sẽ tăng cường hoạt động để đáp ứng nhu cầu cơ thể
- Còn người ở núi cao do tim và phổi đã thích nghi với sự hoạt động cao nên khi chơi thể thao với người đồng bằng thì tim hoạt động bình thường
Tham khảo!
Trạng thái cân bằng nội môi được duy trì nhờ các hệ thống điều hoà cân bằng nội môi. Mỗi hệ thống điều hoà cân bằng nội môi gồm 3 thành phần: bộ phân tiếp nhận kích thích, bộ phân điều khiển và bộ phận thực hiện.
- Bộ phận tiếp nhận: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm, tiếp nhận kích thích từ môi trường trong hoặc ngoài cơ thể.
- Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận điều khiển chuyển tín hiệu thần kinh hoặc hormone đến bộ phận thực hiện.
- Bộ phận thực hiện, còn gọi bộ phận đáp ứng: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu, ...
Ví dụ:
Khi nồng độ glucose tăng quá cao, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone được gọi là insulin. Nếu các mức này giảm quá thấp, gan sẽ chuyển đổi glycogen trong máu thành glucose một lần nữa, làm tăng mức độ.
Câu 1
- Cân bằng nội môi là cân bằng động vì các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh một khoảng giá trị xác định do ảnh hưởng từ sự thay đổi liên tục của các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.
Câu 2
- Trạng thái cân bằng nội môi được duy trì nhờ các hệ thống điều hoà cân bằng nội môi. Mỗi hệ thống điều hoà cân bằng nội môi gồm 3 thành phần: bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.
+ Bộ phận tiếp nhận: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm, tiếp nhận kích thích từ môi trường trong hoặc ngoài cơ thể.
+ Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận điều khiển chuyển tín hiệu thần kinh hoặc hormone đến bộ phận thực hiện.
+ Bộ phận thực hiện, còn gọi bộ phận đáp ứng: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,...
- Ví dụ: Gan điều hòa nồng độ glucose máu ở mức 3,9 – 6,4 mmol/L.
Câu 3
- Nếu uống thừa nước sẽ dẫn đến thừa nước gây loãng máu, tăng áp lực thải nước qua thận, lâu ngày dẫn đến suy thận.
- Nếu uống không đủ nước, cơ thể khó thải hết các chất thải độc hại qua thận, đồng thời nồng độ các chất thải trong nước tiểu tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi thận hình thành.
Câu 4
- Vì những người bị bệnh suy thận nặng, thận của họ bị suy giảm chức năng không thể phục hồi dẫn đến không thể thực hiện được chức năng lọc máu, làm cho các chất độc hại, chất thải tích tụ trong cơ thể gây rối loạn các hoạt động sống, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.
- Vì vậy, phải ghép thận (thay thế thận khỏe mạnh) hoặc chạy thận nhân tạo (sử dụng máy chạy thận để lọc máu thay cho thận) nhằm giúp đảm bảo việc đào thải các chất độc, chất thải trong máu ra khỏi cơ thể, kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Câu 5
- Hormone ADH có tác dụng kích thích tăng tái hấp thụ nước ở ống thận và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu.
- Do đó, khi uống rượu, rượu ức chế tuyến yên giải phóng ADH dẫn đến hạn chế việc tái hấp thụ nước ở thận khiến cho việc bài tiết nước tiểu tăng. Lượng nước tiểu bài tiết nhiều dẫn đến cơ thể bị mất nước (áp suất thẩm thấu của máu tăng) kích thích gây nên cảm giác khát nước.
Câu 1 - Cân bằng nội môi là cân bằng động vì các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh một khoảng giá trị xác định do ảnh hưởng từ sự thay đổi liên tục của các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Câu 2 - Trạng thái cân bằng nội môi được duy trì nhờ các hệ thống điều hoà cân bằng nội môi. Mỗi hệ thống điều hoà cân bằng nội môi gồm 3 thành phần: bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện. + Bộ phận tiếp nhận: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm, tiếp nhận kích thích từ môi trường trong hoặc ngoài cơ thể. + Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận điều khiển chuyển tín hiệu thần kinh hoặc hormone đến bộ phận thực hiện. + Bộ phận thực hiện, còn gọi bộ phận đáp ứng: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,... - Ví dụ: Gan điều hòa nồng độ glucose máu ở mức 3,9 – 6,4 mmol/L. Câu 3 - Nếu uống thừa nước sẽ dẫn đến thừa nước gây loãng máu, tăng áp lực thải nước qua thận, lâu ngày dẫn đến suy thận. - Nếu uống không đủ nước, cơ thể khó thải hết các chất thải độc hại qua thận, đồng thời nồng độ các chất thải trong nước tiểu tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi thận hình thành. Câu 4 - Vì những người bị bệnh suy thận nặng, thận của họ bị suy giảm chức năng không thể phục hồi dẫn đến không thể thực hiện được chức năng lọc máu, làm cho các chất độc hại, chất thải tích tụ trong cơ thể gây rối loạn các hoạt động sống, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. - Vì vậy, phải ghép thận (thay thế thận khỏe mạnh) hoặc chạy thận nhân tạo (sử dụng máy chạy thận để lọc máu thay cho thận) nhằm giúp đảm bảo việc đào thải các chất độc, chất thải trong máu ra khỏi cơ thể, kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Câu 5 - Hormone ADH có tác dụng kích thích tăng tái hấp thụ nước ở ống thận và ống góp, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. - Do đó, khi uống rượu, rượu ức chế tuyến yên giải phóng ADH dẫn đến hạn chế việc tái hấp thụ nước ở thận khiến cho việc bài tiết nước tiểu tăng. Lượng nước tiểu bài tiết nhiều dẫn đến cơ thể bị mất nước (áp suất thẩm thấu của máu tăng) kích thích gây nên cảm giác khát nước.
câu 6 Ung thư: Hệ miễn dịch có nhiệm vụ nhận diện và tiêu diệt các tế bào bất thường, bao gồm các tế bào ung thư. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc không nhận diện được các tế bào ung thư, chúng có thể phát triển và hình thành khối u. Một số dạng ung thư cũng có thể liên quan đến sự biến đổi của các tế bào miễn dịch hoặc sự "lẩn trốn" của tế bào ung thư khỏi sự giám sát của hệ miễn dịch. Bệnh tự miễn: Trong các bệnh tự miễn, hệ miễn dịch "nhầm lẫn" và tấn công các tế bào và mô của chính cơ thể, thay vì bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân ngoại lai như vi khuẩn hoặc virus. Ví dụ: viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, bệnh tiểu đường type 1. Đây là sự rối loạn trong khả năng phân biệt giữa "cơ thể mình" và "ngoại xâm". AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải): AIDS là giai đoạn cuối của bệnh HIV (Virus suy giảm miễn dịch ở người), trong đó virus HIV tấn công và làm suy yếu nghiêm trọng hệ miễn dịch, đặc biệt là các tế bào T CD4, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng và một số loại ung thư. Khi hệ miễn dịch không còn đủ mạnh, các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh ung thư có thể phát triển.