(1.0 điểm) Nếu...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1.0 điểm) Nếu gặp lại một người bạn như anh gầy, em sẽ ứng xử như thế nào? Cách ứng xử của anh béo có gợi ý cho em điều gì không?

Bài đọc:

Anh béo và anh gầy

     Trên sân ga của tuyến đường sắt Nikôlai có hai người bạn cũ gặp nhau: một người béo, một người gầy. Anh béo vừa ăn ở nhà ga xong, người anh ta toát ra mùi rượu nho loại nặng. Còn anh gầy thì mới xuống tàu, hai tay lỉnh kỉnh nào vali, nào hộp, nào túi. Người anh ta toát ra mùi thịt ướp, mùi bã cà phê. Sau lưng anh ta là một người đàn bà gầy gò, cằm dài - đó là vợ anh ta, và một cậu học sinh cao lêu nghêu, mắt nhíu lại - đó là con trai anh ta.

     - Porphiri đấy à? - anh béo kêu lên, khi vừa thấy anh gầy.

     - Đúng là cậu ư? Ôi, ông bạn thân mến của tôi! Bao nhiêu đông qua hè lại chúng mình không gặp nhau rồi!

     - Trời! - anh gầy sửng sốt. - Misa! Bạn từ thuở nhỏ của tôi! Cậu ở đâu ra thế?

     Hai người bạn ôm nhau hôn đến ba lần, mắt rưng rưng chăm chăm nhìn nhau. Cả hai đều kinh ngạc một cách đầy thú vị.

     - Cậu ạ, - anh gầy bắt đầu nói sau khi hôn xong. - Mình quả không ngờ! Đột ngột quá! Nào, cậu nhìn thẳng vào mình xem nào! Ô, trông cậu vẫn đẹp trai như xưa, vẫn lịch thiệp, sang trọng như xưa! Chà, hay thật! À, mà cậu bây giờ thế nào rồi? Giàu không? Lấy vợ chưa? Mình thì có vợ rồi, cậu thấy đấy... Đây, vợ mình đây, Luida... Còn đây là con trai mình, Naphanain, học sinh lớp Ba. Này con, bác đây là bạn hồi nhỏ của bố đấy! Cùng học phổ thông với nhau đây.

     Naphanain ngập ngừng một lát rồi bỏ chiếc mũ mềm xuống.

     - Cùng học phổ thông với bố đấy con ạ! - anh gầy nói tiếp - À này, cậu còn nhớ cậu bị chúng nó trêu chọc thế nào không? Chúng nó gọi cậu là Gêrôxtrát vì cậu lấy thuốc lá châm cháy một cuốn sách mượn của thư viện, còn mình thì chúng nó gọi là Ephian vì mình hay mách. Hô... hô... Dạo ấy bọn mình trẻ con thật! Đừng sợ con, Naphanain! Con lại gần bác chút nữa nào...

     Naphanain suy nghĩ một lát rồi nép vào sau lưng bố.

     - Này anh bạn, bây giờ sống ra sao? - anh béo hỏi, nhìn bạn mình với vẻ đầy hoan hỉ. - Làm ở đâu? Thành đạt rồi chứ?

     - Ừ, mình cũng có đi làm, anh bạn ạ! Hai năm nay mình là viên chức bậc tám, cũng được mề đay “Xtanixláp”. Lương lậu chẳng đáng là bao... nhưng mà thôi, thây kệ nó! Vợ mình dạy nhạc, mình thì làm thêm tẩu thuốc bằng gỗ. Tẩu đẹp lắm cậu ạ! Mình bán một rúp một cái đấy. Nếu ai mua cả chục hay nhiều hơn thì, cậu biết đấy, có bớt chút ít. Cũng cố sống qua loa thế nào xong thôi. Cậu biết không, trước mình làm ở cục, bây giờ thì mình được chuyển về đây, thăng lên bậc bảy cũng trong ngành đó thôi... Mình sẽ làm ở đây. Còn cậu sao rồi? Chắc là cỡ viên chức bậc năm rồi chứ? Phải không?

     - Không đâu, anh bạn ạ, cao hơn thế nữa đấy, - anh béo nói. - Mình là viên chức bậc ba rồi... có hai mề đay của Nhà nước.

     Anh gầy bỗng dưng tái mét mặt, ngây ra như phỗng đá, nhưng lát sau thì anh ta toét miệng cười mặt mày nhăn nhúm; dường như mắt anh ta sáng hẳn lên. Toàn thân anh ta rúm ró, so vai rụt cổ khúm núm... Cả mấy thứ vali, hộp, túi của anh ta như cũng co rúm lại, nhăn nhó... Chiếc cằm dài của bà vợ như dài thêm ra; thằng Naphanain thì rụt chân vào và gài hết cúc áo lại...

     - Dạ, bẩm quan trên, tôi... tôi rất lấy làm hân hạnh ạ. Bạn... nghĩa là bạn... từ thuở nhỏ, thế rồi bỗng nhiên làm chức to thế. Hì hì hì.

     - Thôi, cậu đừng nói thế đi! - anh béo cau mặt. - Sao cậu lại giở giọng thế? Mình với cậu là bạn từ thuở nhỏ, việc gì cậu lại giở giọng quan cách thế.

     - Dạ bẩm quan... Quan lớn dạy gì kia ạ... - anh gầy cười hì hì, người càng rúm ró hơn. - Quan lớn chiếu cố cho thế này là đội ơn mưa móc cho kẻ bần dân đấy ạ... Dạ bẩm quan trên, thưa đây là con trai tôi Naphanain... và vợ là Luida, theo đạo Luyte đấy ạ...

     Anh béo định quở trách điều gì thêm, nhưng gương mặt anh gầy toát ra vẻ kính cẩn, lâng lâng hoan hỉ đến mức anh béo cảm thấy buồn nôn. Anh béo ngoảnh mặt đi và đưa tay từ biệt anh gầy.

     Anh gầy nắm ba ngón tay anh béo, cúi gập mình xuống chào và cười lên như một chú tẫu: “Hì hì hì”. Bà vợ mỉm cười. Naphanain kéo chân lại và buông thõng chiếc mũ xuống.

      Cả ba người đều sững sờ một cách đầy thú vị.

(Sê-khốp)

1
3 tháng 3 2024
  1. Theo bài đọc, khi hai người bạn gặp nhau, họ ôm nhau và hôn đến ba lần. Điều này thể hiện sự quan tâm và hạnh phúc khi gặp lại người bạn cũ. Do đó, nếu bạn gặp lại người bạn gầy, có thể chào hỏi bằng cách tương tự và thể hiện sự vui mừng với cuộc gặp gỡ.

  2. Anh gầy hỏi về cuộc sống hiện tại của anh béo, như công việc, gia đình, và mức độ thành đạt. Điều này thể hiện sự quan tâm và muốn biết về người khác. Bạn cũng có thể hỏi về những thành tựu và trải nghiệm của người bạn gặp lại.

  3. Trong trường hợp này, anh béo là viên chức bậc ba và anh gầy là viên chức bậc tám. Tuy nhiên, anh béo không đánh giá anh gầy qua vẻ bề ngoài hay thành công trong công việc. Do đó, khi gặp lại người bạn, hãy tránh đánh giá họ dựa trên ngoại hình hay vị thế xã hội.

  4. Anh béo ban đầu có ý định quở trách anh gầy, nhưng khi thấy anh gầy thể hiện sự kính cẩn, anh béo quyết định không làm điều đó. Điều này thể hiện tôn trọng và khả năng chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống của người khác.

  5. Những gợi ý trên có thể giúp bạn ứng xử một cách tự tin và tôn trọng khi gặp lại người bạn gầy. Hãy nhớ rằng, quan trọng nhất là thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với người khác.

Anh nghèo và anh giàuNgày xửa ngày xưa có hai anh hàng xóm, một anh nghèo và một anh giàu. Anh giàu rất sùng đạo. Chẳng thế mà có lần anh ta bỏ ra ba ngày liền chúi mũi vào một quyển sách lễ, đọc tất cả những quy tắc lễ nghi, không bỏ sót một lời cầu khấn nào. Tự nhủ phải giải khuây chút đỉnh, anh ta sai chuẩn bị một bữa tiệc lớn, mời mọi người quanh vùng đến dự. “Nhưng tên hàng...
Đọc tiếp

Anh nghèo và anh giàu

Ngày xửa ngày xưa có hai anh hàng xóm, một anh nghèo và một anh giàu. Anh giàu rất sùng đạo. Chẳng thế mà có lần anh ta bỏ ra ba ngày liền chúi mũi vào một quyển sách lễ, đọc tất cả những quy tắc lễ nghi, không bỏ sót một lời cầu khấn nào. Tự nhủ phải giải khuây chút đỉnh, anh ta sai chuẩn bị một bữa tiệc lớn, mời mọi người quanh vùng đến dự. “Nhưng tên hàng xóm cùng đinh ta sẽ không mời, loại người như thế không có chỗ giữa những người đàng hoàng.”

Tối đến, anh ta sai đốt một đống lửa thật lớn để quay thịt, vần ra những thùng rượu vang, khách mời tha hồ ăn uống thỏa thích, vui chơi thả cửa.

Đang tiệc, chị vợ anh giàu dắt một con bê con mới sinh trong ngày đến gần đống lửa để sưởi ấm, con bê con nhớ mẹ kêu “be, be” ầm ĩ. Anh hàng xóm nghèo nghe tiếng kêu, tưởng đâu người láng giềng giàu có mời mình, anh liền chạy sang, tự thu xếp cho bản thân một chỗ gần đống lửa. Anh giàu đang bận săn sóc khách khứa, đáp lễ mỗi người một vài câu xã giao lấy lòng, bất thần thấy anh nghèo thì cau mày:

- Anh làm gì ở đây? Một kẻ thô lỗ như anh không có việc gì làm trong một buổi tiệc như thế này!

- Hình như lúc nãy ông đã gọi tôi! Anh nghèo mỉm cười.

- Anh có họa điên mới tưởng như thế! Anh giàu cáu tiết. Ra khỏi đây, không được đến làm phiền khách mời của ta!

Anh nghèo về nhà phàn nàn với vợ:

- Cuộc đời những người nghèo chúng ta phải đâu là lố bịch! Giá mà mình thấy vẻ mặt của ông ấy lúc nhìn thấy tôi! Cứ như chúng ta không thể vậy, chúng ta cũng có thể chứ, chúng ta cứ vui chơi tiệc tùng xem sao!

- Mình đừng băn khoăn, chị vợ đáp. Chúng ta cũng có thể chứ sao, chúng ta sẽ tự tổ chức một bữa tiệc nhỏ.

Tức thì hai vợ chồng lấy ra một thùng nhỏ rượu vang, giết con lợn gày, và cùng các con lên núi. Trên một sườn núi rộng, họ dựng một túp lều cũ nát vá víu chằng chịt, đốt một đống lửa lớn. Khi ngọn lửa bốc cao lên trời, anh nghèo lẩm nhẩm cầu khấn:

- Hãy nhìn xem, ôi Thượng đế, chẳng lẽ Người không thấy bất công trên trái đất ư? Người không thấy người giàu có trái tim bằng đá, và những kẻ nghèo chúng con cực khổ quá ư? Ôi, đức Phật trên núi cao! Ôi, thượng đẳng thần linh, làm sao Người có thể dửng dưng trông thấy cảnh đau lòng này? Phải chăng con không lam lũ sớm chiều trên đồng ruộng? Phải chăng con không dâng lên Người đủ đồ lễ? Công bằng liệu có hay không? Nhưng con đã nói rồi, nếu Người chẳng làm gì cho con cả, con sẽ không dâng lên Người bất cứ lễ vật nào nữa!

Dứt lời, anh cùng vợ con ăn con lợn quay gày còm. Họ ăn thỏa thích và nhận chìm nỗi đắng cay của mình trong những ngụm rượu lớn. Rồi họ nắm tay nhau nhảy vòng tròn quanh đống lửa đến khuya. Nửa đêm, chị vợ chui vào túp lều cũ nát ngủ cùng các con. Anh nghèo ngồi lại bên đống lửa đang lụi dần. Những ý nghĩ buồn bã trở về với anh.

“Thế là hết sạch”, anh tự nhủ. “Hôm nay, chúng ta có được một lúc vui, nhưng hết cả rồi. Mai lấy gì mà bỏ vào miệng!”

Anh nằm dài trên mặt đất, đăm đắm nhìn bầu trời đầy sao. Không thể tìm được giấc ngủ, anh trở mình hết bên này lại bên kia mà vẫn không sao chợp mắt được. Sau một hồi lâu mệt mỏi vì mở trong mắt, anh ngồi dậy, lấy chiếc khăn trắng thường dùng để cầu nguyện - chiếc “Khata”, một ngọn đèn và mấy nén nhang, rồi rảo bước về phía ngôi chùa gần nhất.

Anh vào chùa, cúi lạy thật thấp trước tượng Phật, vắt chiếc khăn trắng lên tay tượng, thắp đèn, đốt hương và rì rầm khấn những lời sau:

- Lạy trời, lạy Phật, xin hãy công bằng một chút. Người muốn dân nghèo chúng con phải làm gì, chúng con đói chẳng có gì ăn, trong lúc phải làm việc quần quật? Vừa cầu khấn, anh vừa nhìn chăm chú nét mặt không chút biểu cảm của tượng Phật, dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn. Trong đầu anh trăn trở bao ý nghĩ tối tăm về những ngày đói khát sắp tới. Cuối cùng, do cả ngày mệt nhọc, anh ngồi xổm xuống đất trước đức Phật và, chẳng hiểu sao, anh ngủ thiếp đi.

Khi anh tỉnh dậy thì ngọn đèn đã tắt từ lâu, một tia sáng yếu ớt rọi qua gian chùa tối tăm. Anh nghèo giụi mắt. ánh sáng phát ra từ đế tượng Phật. Tò mò, anh đứng lên đến gần pho tượng. Anh nhận thấy có một lỗ hở ở chân đế. Cúi xuống nhìn vào bên trong anh vô cùng kinh ngạc, lỗ hở ấy mở ra một cái hang rộng! Giữa hang, một đống lửa to cháy rực, cạnh đống lửa có hai người lùn dị dạng ngồi chồm chỗm - một nam, một nữ - mỗi người cầm một khúc xương to bám đầy thịt. Anh nghèo rùng mình, cơn rùng mình chạy suốt dọc xương sống. Cảnh tượng hai người lùn nhồm nhoàm gặm xương giáng cho anh một cú bất ngờ thích đáng, đến độ anh lùi lại một bước, làm miếng ván sàn kêu đánh rắc.

- Mụ này, hình như có người, gã lùn càu nhàu.

- Ông nói gì vậy? Cứ giữ khúc xương của ông ấy, là lũ chuột chạy trong chùa đấy.

Lát sau mụ đàn bà đứng dậy, nhấc từ trên tường xuống một chiếc đũa vàng, vươn người chạm đến vòm hang, ở đấy có treo ba túi da. Mụ lấy đầu đũa gõ vào chiếc túi thứ nhất và nói:

- Chảy ra, dầu, chảy ra! Mụ vừa dứt lời thì một thứ dầu thượng hạng, thơm phức từ trong túi chảy ra.

Mụ lại dùng chiếc đũa gõ vào chiếc túi thứ hai:

- Bày ra, Tsam-pa(*), bày ra! Mụ vừa dứt lời thì món Tsam-pa ngon lành, vàng óng bày ra ê hề.

Rồi mụ chạm đũa vào chiếc túi thứ ba, nói:

- Nhảy ra, đùi lợn, nhảy ra! Lập tức những khúc đùi lợn quay vàng rộm, chín tới nhảy ra khỏi túi da.

Hai người lùn đánh chén ngon lành, họ nhai tóp tép, thở phì phò, lèn đầy bụng tưởng lòi mắt khỏi tròng và, để kết thúc bữa ăn, họ dùi thủng thùng rượu vang, uống mãi không thôi.

“Bấy nhiêu thức ăn ngon, chỉ để cho hai con người nhỏ thó!” Anh nghèo thở dài, tủi phận mình: “Trong khi những kẻ bất hạnh chúng ta, thường phải bụng rỗng đi ngủ! Quả là quá bất công!”

Anh lách qua khe vào hang, nhón chân đến gần tường cuỗm gọn chiếc đũa vàng. Rồi anh lấy luôn ba chiếc túi da treo trên vòm hang, nhẹ nhàng như bỡn, không một tiếng động, anh trở ra chùa theo lối đã vào. Vừa qua được ngưỡng cửa, anh vắt giò lên cổ chạy.

Về đến lều, anh thấy vợ con còn đang ngủ say. “Dậy, dậy mau! Tôi mang về cả kho báu đây này!” Anh nghèo kể lại chuyện. Chị vợ nhìn anh bán tín bán nghi, nghĩ rằng chồng mình đã mất trí. Chỉ đến khi nhờ chiếc đũa vàng, anh chồng làm tuôn ra từ ba túi da đủ các món ăn ngon, chị mới tin.

Vui làm sao! Thế là hết mọi lo phiền! Vì tốt bụng và hào phóng, anh nghèo mở ngay một bữa tiệc lớn mời tất cả những người nghèo trong vòng nhiều dặm quanh đấy đến dự. Tin này đến tai anh láng giềng giàu có.

“Xì!” Anh ta chun mũi, “ta muốn tận mắt thấy bữa tiệc của gã. Chắc gã thết khách mời bằng gạo hẩm.” Quá tò mò, nên dù không được mời anh ta vẫn len vào giữa đám thực khách. Anh ta không tin nổi mắt mình. Khắp nơi là những thùng rượu vang hảo hạng, trên các que xiên là món đùi lợn quay tuyệt ngon, không khí ngào ngạt mùi thơm kích thích.

“Tên cùng đinh kiếm đâu ra các thứ này? Chắc chỉ ăn trộm đâu đây thôi.” Anh ta xồng xộc đi tìm anh nghèo, không úp mở hỏi xem anh kiếm đâu ra nhiều cao lương mĩ vị đến thế. Cũng dễ hiểu khi thoạt đầu anh nghèo không muốn nói ra điều bí mật của mình, anh lưỡng lự, trả lời quanh co, nhưng vì anh giàu cứ hỏi mãi, rốt cuộc anh kể ra bằng hết.

“Nếu tên cùng đinh này chỉ mất một nén nhang còm đã được bao nhiêu là thứ”, anh giàu nghĩ, “vậy thì với một món lễ vật giá trị, Phật sẽ cho ta thứ gì nhỉ?” Tức thì, anh ta không thiết ăn uống gì nữa, chạy nhanh về nhà mình ở kế bên, sai chị vợ:

- Bảo giết ngay con lợn béo nhất, chúng ta sẽ đem lễ Phật.

Thế là anh giàu dẫn vợ con lên núi, mang theo một chiếc lều thật đẹp. Đến sườn núi, họ dựng lều, đốt một đống lửa lớn để quay những miếng thịt béo ngậy. Họ uống rượu và nhảy múa. Nửa đêm, chị vợ cùng các con về lều ngủ, anh giàu còn lại một mình.

Anh ta soạn một cây đèn đã đổ đầy dầu tinh khiết màu hồng, một túi rượu vang hảo hạng, một miếng thịt quay to tướng - miếng béo nhất, khăn lễ khata trắng, một nắm hương, và rảo bước về phía ngôi chùa.

Đến nơi, anh ta cúi lạy trước tượng Phật, thắp đèn, đốt nhang, vắt chiếc khata trắng trên cánh tay vươn ra của tượng Phật, túi rượu vang và miếng thịt quay đặt dưới đất. Rồi anh ta lầm rầm cầu khấn:

- Tấu lạy đức Phật tối linh thiêng, Người biết rằng con luôn luôn nghĩ đến Người, rằng con đã bớt phần ngon nhất, cũng là phần Người thích nhất, làm lễ vật dâng cúng Người. Con muốn biết Người có công bằng hay không. Chắc người còn nhớ tên cùng đinh đến đây mới rồi. Người đã cho gã bao nhiêu là thứ chỉ vì một nén nhang còm.

Anh ta cầu khấn mãi, và rồi, vì buồn ngủ, anh ta ngồi xệp xuống đất, chẳng bao lâu thì thiếp đi.

Khi anh ta tỉnh dậy đèn đã tắt. Ngôi chùa tối đen chỉ còn sót lại tia sáng hắt ra từ chân đế tượng Phật. Anh giàu đến gần khe hở, ghé mắt nhìn vào bên trong. Tim anh ta nhảy dựng lên vì vui mừng. Bên đống lửa ở chính giữa hang anh ta trông thấy hai người lùn - một nam, một nữ - đang chén những miếng thịt ngon lành.

- Mụ có nghe thấy không? Có người! Gã lùn la lên giận dữ.

- Lúc nào ông cũng có chuyện gì đó để mà nói đi nói lại: Nếu có ai đó, có khi chỉ là một con chuột! Mụ vợ không nghĩ ngợi gì trả lời luôn, và tiếp tục đánh chén.

- Một con chuột xinh đẹp chứ gì, gã lùn càng lúc càng điên tiết. Lần trước, con chuột của mụ chả nẫng mất của chúng ta báu vật vô giá đó thôi. Mà ta cảnh cáo mụ: đêm nay mụ không được uống rượu, phải canh gác cho cẩn thận! Nói xong, gã lùn kéo thùng rượu vang lại gần, nâng lên tu ừng ực. Chỉ lát sau, đầu gã gục xuống ngực, và gã rơi vào giấc ngủ mê man.

- Miễn là còn rượu, mụ vợ càu nhàu. Mụ nâng thùng lên dốc rượu vào miệng, uống ừng ực cho đến cạn sạch. Rồi mụ lăn ra đất, ngủ say sưa.

Anh giàu chỉ rình có lúc này. Anh ta lách qua khe hở, nhẹ nhàng đến gần gỡ chiếc đũa vàng ra khỏi tường, không quên ba túi da treo trên vòm hang.

“Ta phải lấy món gì đó hơn gã nhà nghèo mới được”, anh ta tự nhủ và nhìn quanh xem còn gì có thể lấy đi. Chợt anh ta chú ý đến cái gì đó lấp lánh trong góc hang. Anh ta lao tới, quên mất gã lùn đang nằm dài dưới đất. Anh ta vấp phải chân gã và - khủng khiếp chưa! - gã lùn cựa mình tỉnh giấc, đôi mắt xanh nhìn anh giàu giễu cợt.

- Thế là ta tóm được mi rồi, quân ăn trộm kho tàng! Gã lùn nắm lấy anh giàu trong bàn tay sắt.

Sự việc diễn ra chẳng lâu la gì và trong hang bên cạnh ngọn lửa cháy rừng rực, hai người lùn - một nam, một nữ - lại ngồi gặm xương.

- Món quay này ngon tuyệt! Gã lùn thừa nhận.

- Hiếm khi tôi được ăn cái gì ngon hơn, mụ vợ phụ họa.

Tại nhà anh giàu, người ta nhọc công đi tìm người chủ gia đình.

Anh ta đi đâu? Không ai có thể biết được.



t

1
16 tháng 11 2016

tui thấy chả cj hay ho

nhưng ông thích thj cứ nhích thui namblue

15 tháng 11 2016

ông hay đọc nhìu truyện dài nhỉ namblue

31 tháng 8 2016
1. Giải thích: Đây là câu nói nổi tiếng của M.L.King- nhà hoạt động nhận quyền Mỹ gốc Phi, từng đạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964.
- Con người luôn phải đối diện nhiều vấn đề trong cuộc sống vì thế cũng phaỉ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc- xót xa là một trong những cảm xúc đó. Đó là cảm giác đau đớn, nhức nhối..
- Xót xa vì cái gì?
+ Hành động và lời nói của kẻ xấu- những kẻ kém đạo đức. Chúng làm nhiều việc trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, gây tổn hại về kinh tế và đời sống tinh thần.
+ Xot xa vì sự im lặng của người tốt. Đó là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường của người người mà từ trước đến nay ta trân trọng.
  Ý kiến này khẳng định: sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu.
2. Bình luận
- Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người: xấu và tốt. Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị
- Tại sao chúng ta lại thấy xót xa vì sự im lặng của những người tốt? Bởi vì họ đã không dám lên tiếng, không dám đấu tranh để cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Chính sự im lặng của những người tốt làm cho xã hội trở nên bất ổn, con người mất hết niềm tin vào những điều tốt đẹp.
- Tai sao họ im lặng? Vì họ thấy bất lực. Họ thấy cô độc. Họ mất niềm tin...
- Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiên nay. Con người ngày càng trở nên vô cảm.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Phải nhận thức rõ nhưng việc làm tốt – xấu xunh quanh cuộc sống của mình.Không làm ngơ trước cái xấu, cái ác.
-Hãy ủng hộ việc làm của những người tốt, hảy chia sẻ với họ, bảo vệ họ để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Anh vẫn như thế, không thay đổi , vẫn yêu em như ngày đầu.Vẫn chỉ là gió vô hình lặng lẽ dõi theo phía em từ đằng sau Dù biết hạnh phúc so với niềm đau là 2 định luật không bằng nhau Thì để anh tô cho em nụ cười ; nước mắt để anh ... không cần lau ... Có lẽ mỗi tối không cần phải inbox và nhắc em ngủ sớm Có lẽ là anh nên ẩn đi hết kỉ niệm buồn vui và giận hờn ... Có lẽ...
Đọc tiếp

Anh vẫn như thế, không thay đổi , vẫn yêu em như ngày đầu.Vẫn chỉ là gió vô hình lặng lẽ dõi theo phía em từ đằng sau 
Dù biết hạnh phúc so với niềm đau là 2 định luật không bằng nhau 
Thì để anh tô cho em nụ cười ; nước mắt để anh ... không cần lau ... 
Có lẽ mỗi tối không cần phải inbox và nhắc em ngủ sớm 
Có lẽ là anh nên ẩn đi hết kỉ niệm buồn vui và giận hờn ... 
Có lẽ kỉ vật mình từng trao nhau anh sẽ chôn vào 1 góc nhỏ 
Không còn được khoe với mọi người rằng người yêu tôi là con nhóc đó 
Ở bên người mới em phải nhớ không được bướng bỉnh có biết chưa ? 
Vì ngoài anh ra thì chẳng có ai có thể dỗ dành em được nữa 
Đừng mãi mơ mộng về ngôn tình ; vì điều hoàn hảo không có đâu ... 
Người yêu hiện tại của em rất tốt ; sẽ là chỗ dựa em về sau 
Nếu lỡ người ta có vô tâm ; thì hãy tự kỉ chứ đừng khóc 
Vì người yêu em sẽ chợt nhận ra điều đó ngay thôi con bé ngốc 
Còn anh thì chẳng thể làm được gì ; ngoài việc gượng cười từ phía xa 
Vì trong mắt anh em là người yêu ; còn trong mắt em anh là người lạ mà ... 

Anh vẫn đằng sau em đó thôi ; là do em chưa hề quay lưng 
Anh phải chắc rằng em được hạnh phúc đến lúc kết thúc anh sẽ dừng 
Anh vẫn đằng sau em đó thôi, vẫn gọi tên em trong bóng tối 
Khi thấy em khóc vì người ta , bản thân anh đau chịu không nổi 
Anh vẫn đằng sau em đó thôi , đợi đến 1 ngày ta ngược lối 
Đó cũng là lúc anh đã quên em , mình là người yêu cũ được rồi 
Nếu lỡ 1 ngày nhìn về phía sau Em chẳng còn thấy một ai 
Thì cũng là lúc trên thế gian này Anh đã không còn tồn tại ... 
Anh đếm từng ngày , đếm từng giờ , đếm từng giây , ta xa nhau 
Rồi lại tự hỏi không biết giờ ở nơi đó em giờ sống ra sao 
Khoảng cách đôi ta đã quá giới hạn khi em bước một, anh lùi lại hai 

Tặng e cô pé tự kỉ à!

15
14 tháng 8 2016

Có cần công khai cko cả thế giới này pt ko?

14 tháng 8 2016

Bỏ trò vớ vẩn dok đi gianroi

Câu 1Vào một hôm, có một vị công trình sư đã từng đến Nam Cực công tác, đang ngồi ăn thịt trong nhà, cảm giác mùi vị rất lạ bèn hỏi vợ đây là thịt gì? Vợ nói là thịt chim cánh cụt. Người kỹ sư trầm mặc một lúc, lấy dĩa cắm vào cổ họng mình. Câu hỏi là: Tại sao?Câu 2Một người nam giới bị mắc bệnh kinh niên, đi khắp nơi để chữa bệnh, cuối cùng đã được một bệnh viện...
Đọc tiếp

Câu 1

Vào một hôm, có một vị công trình sư đã từng đến Nam Cực công tác, đang ngồi ăn thịt trong nhà, cảm giác mùi vị rất lạ bèn hỏi vợ đây là thịt gì? Vợ nói là thịt chim cánh cụt. Người kỹ sư trầm mặc một lúc, lấy dĩa cắm vào cổ họng mình. Câu hỏi là: Tại sao?

Câu 2

Một người nam giới bị mắc bệnh kinh niên, đi khắp nơi để chữa bệnh, cuối cùng đã được một bệnh viện chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng ngồi trên tàu hỏa trở về quê, đột nhiên anh ta kêu khóc thảm thiết, sau khi điên cuồng làm bị thương mấy hành khách, liền đâm vỡ cửa sổ, nhảy ra ngoài. Kết quả bị cuốn vào bánh xe tàu, nát bét. Tại sao?

Câu 3

Một đôi nam nữ đang đi dạo bên hồ, cô bạn gái trượt chân ngã xuống sông, sau khi giãy giụa một lát, liền chìm nghỉm. Người con trai hoảng loạn lao xuống sông, nhưng không cứu được cô bạn gái. Mấy năm sau, người con trai quay lại chốn đau thương, nhìn thấy một ông già đang câu cá. Cậu phát hiện ra những con cá bị ông già câu lên đều rất sạch sẽ, bèn hỏi ông già, sao trên người những con cá không có rong rêu. Ông già trả lời: Con sông này chưa bao giờ có rong rêu. Cậu con trai nghe xong, không nói câu nào, bèn lao mình xuống sông tự vẫn. Tại sao?

Câu 4

Một người đàn ông đâm đầu xuống cát ở sa mạc, chết, bên cạnh là mấy chiếc va li hành lý. Trong tay nạn nhân cầm một nửa que diêm. Người này vì sao mà chết?

Câu 5

Hai chị em gái tham gia đám tang của mẹ. Trong đám tang, cô em gái nhìn thấy một anh chàng rất đẹp trai, nên đã say mê. Đáng tiếc thay, sau khi đám tang kết thúc, anh chàng này cũng biến mất. Mấy hôm sau, cô em gái lấy dao đâm chết chị gái mình trong bếp. Tại sao?

Câu 6

Trong đoàn xiếc có hai người lùn, một người bị mù. Một hôm, ông chủ đoàn xiếc nói với họ, đoàn xiếc chỉ cần một người lùn. Hai người lùn này đều vô cùng mong muốn giữ được công việc này để sinh sống. Kết quả, sáng sớm ngày hôm sau, người lùn mù đã tự sát trong phòng mình. Trong phòng có các đồ dùng bằng gỗ và đầy những mẩu gỗ thừa nằm dưới đất. Tại sao người lùn mù lại tự sát ?

Câu 7

Có một người sống ở một căn nhà nhỏ trên đỉnh núi. Vào một đêm khuya, trời mưa như trút nước. Khi người đó đang ở trong căn phòng nhỏ, đột nhiên… Anh ta nghe thấy tiếng gõ cửa. Anh ta đẩy cửa ra nhìn… thì không thấy một người nào cả .Anh ta bèn đóng cửa lại, lên giường đi ngủ. Ai ngờ, mấy chục phút sau, tiếng gõ cửa thần bí lại một lần nữa vang lên. Người đó run rẩy mở cửa, nhưng vẫn không thấy ai, suốt cả một đêm, tiếng gõ cửa lặp đi lặp lại mấy lần liền, nhưng mỗi lần mở cửa đều không có một ai. Sáng sớm hôm sau, có người phát hiện ra ở chân núi có một thi thể mình đầy thương tích”. Câu hỏi là, người này làm sao mà chết

11
30 tháng 11 2017

Câu 1: Người đó nhận ra thứ thịt mình ăn lúc ở Nam Cực là thịt người bạn nên tự sát.

Câu 4 : Trên máy bay ông ta đang đi gặp sự cố , thiếu 1 dù để nhảy cho một người, họ mới quyết định chơi trò bốc que diêm để chọn người không được mang dù, người đàn ông đó có que diêm ngắn nhất và đã phải nhảy xuống đất với chiếc va li và que diêm cầm trên tay với tư thế cắm đầu xuống đất

30 tháng 11 2017

1)Người kỹ sư đó đã từng gặp nguy hiểm ở Nam Cực, có một người đồng sự đã chết, sau đó ông và những người khác dựa vào ăn một thứ gọi là thịt chim cánh cụt mới duy trì, gắng gượng đến lúc nhân viên cứu hộ đến. Ông ta sau khi được nếm mùi vị thực sự của chim cánh cụt, mới biết lúc đó thứ thịt mà ông ăn là thịt của người đồng sự đã chết. 

2)Bệnh kinh niên của người đàn ông đó là bệnh mù. Sau khi khỏi bệnh, cứ tưởng mình sẽ được sáng mắt lại, nhìn thấy mọi thứ, kết quả là khi đoàn tàu đi qua đường ngầm, trong đêm tối, người đàn ông đó cứ ngỡ bệnh cũ của mình tái phát lại, quá tuyệt vọng nên đã nhảy xuống tàu tự sát

3)Khi cậu con trai nhảy xuống sông cứu bạn gái, đã từng nắm vào một thứ giống như rong rêu, cậu đã thả tay ra. Sau đó, khi nghe xong câu trả lời của ông già, cậu mới biết, lúc đó, thứ cậu nắm được không phải là rong rêu mà là tóc của cô bạn gái. 

4) Chiếc máy bay người này ngồi xảy ra sự cố, tất cả mọi người cần phải nhảy dù để sống sót, nhưng lại phát hiện thiếu mất một cái dù. Thế là mọi người bốc thăm để quyết định sinh tử, người bốc vào nửa que diêm không có dù, chỉ có thể tự nhảy xuống. Kết quả nạn nhân bốc vào nửa que diêm.  

5)Cô em gái đã phải lòng người con trái đó, khao khát được gặp lại anh ta. Nhưng cô biết, chỉ có thể gặp lại anh ta trong tang lễ, thế nên cô đã tự tạo ra một đám tang bằng cách kill chị mình

6) Người lùn kia nhân lúc người lùn mù ngủ, đã lẻn vào phòng anh ta, cưa tất cả chân những đồ gỗ cho thấp xuống. Người lùn mù sau khi tỉnh dậy, phát hiện ra những thứ anh ta sờ thấy đều thấp xuống, cứ tưởng rằng sau một đêm mình đã cao lên, tuyệt vọng quá, đã tự sát.

7) nạn nhân đến tìm người sống trong căn nhà trên đỉnh núi – chú ý, người này sống ở trên đỉnh núi. Sau khi gõ cửa, người đó mở cửa ra, người đến thăm đáng thương đó liền bị đẩy xuống. =)) Anh chàng xui xẻo này vẫn không cam tâm, sau khi trèo lên lại bị đẩy xuống dưới, cứ lặp đi lặp lại, anh chàng xui xẻo này cuối cùng bị mất mạng. 

Bài tập 2:Trong văn bản “Tức nước vỡ bờ”, khi miêu tả cảnh chị Dậu quật lại hai tên tay sai, nhà văn Ngô Tất Tố viết:“Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhám thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.Người nhà lí trường sấn sỏ...
Đọc tiếp

Bài tập 2:

Trong văn bản “Tc nước vỡ bờ”, khi miêu tả cảnh chị Dậu quật lại hai tên tay sai, nhà văn Ngô Tất Tố viết:

Rồi chị túm lấy cổ hn, n dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhám thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trường sấn sỏ bước đến giơ gậy định đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai ngươi giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”

 

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định nội dung đoạn trích trên bằng một câu văn ngắn gọn.

Câu 2:  Đọc phần trích trên ta thấy được sức mạnh ghê gớm, tư thế ngang tàng của chị Dậuhình ảnh thảm bại xấu xí, tơi tả của hai tên tay sai. Em hãy tìm những từ thuộc các trường từ vựng minh họa cho điều đó.

Câu 3:  Chứng kiến cảnh vợ quật ngã hai tên tay sai hung hãn, anh Dậu sợ hãi vì “người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta mình phải tù, phải tội’” nhưng chị Dậu đã trả lời: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế này, tôi không chịu được…

Câu trả lời ấy chứng tỏ điều gì ở chị Dậu?

Câu 4: Nhận xét về chị Dậu, có ý kiến cho rằng chị là người phụ nữ lao động dường như sinh ra để yêu thương, nhường nhịn, hi sinh. Từ những hiểu biết về chị trong văn bản kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thì trình suy nghĩ của em về đức tính nhường nhịn, hi sinh của người phụ nữ.

2
10 tháng 11 2021

TL

xin lỗi tui chỉ biết câu 1 and 3 xin lỗi bn nhiều

Câu 1: - Văn bản: Tức nước vỡ bờ của tác giả Ngô Tất Tố

-ND: đoạn trên ns về sự vùng lên chống lại bọn cai lệ của chị Dậu

Câu 3: Chứng tỏ sự chịu đựng lâu ngày đã bộc phát,ko thể cứ nhẫn nhịn chịu đựng đc

10 tháng 11 2021

Câu 1 trang 32 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào ?

Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông đến :

Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất; quan sắp về tận làng để đốc thuế; bọn tay sai càng hung hăng xông vào nhà những người chưa nộp thuế để đánh trói, rồi đem ra đình cùm kẹp... Chị Dậu mặc dù phải bán con, bán chó, bán cả gánh khoai để nộp suất thuế cho chồng, nhưng bọn hào lí lại bắt nhà chị phải nộp cả thuế cho người em chồng chết từ năm ngoái; thành thử anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế. Bọn chúng xông vào nã thuế, chắc chắn sẽ không buông tha anh. Mà anh Dậu thì "đang đau ốm rề rề", tưởng như đã chết đêm qua, giờ đây mới tỉnh lại; nếu lại bị chúng đánh trói lần này nữa thì mạng sống khó mà giữ được..... Tất cả vấn đề đối với chị Dậu lúc này là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập ấy.

Câu 2 trang 32 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả ?

Đây là tên tay sai chuyên nghiệp, chính tông, tiêu biểu trọn vẹn nhất cho hạng tay sai. Hắn là công cụ bằng sắt đắc lực của cái trật tự xã hội tàn bạo ấy. Có  thể nói đánh trói người là "nghề" của hắn, được hắn làm với một kĩ thuật thành thạo và sự say mê. Trong hệ thống nhân vật của bộ máy thống trị xã hội đương thời, tên cai lệ này chỉ là một gã tay sai mạt hạng nhưng lại có ý nghĩa tiêu biểu riêng. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay, cũng không hề bị ngăn chặn, vì hắn đại diện cho " nhà nước", nhân danh "phép nước" để hành động. VÌ vậy, có thể nói, tên cai lệ vô danh không chút tình người đó là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất của cái "nhà nước" bất nhân lúc bấy giờ.

Tính cách hung bạo dã thú của tên tay sai chuyên nghiệp đó được thể hiện thật đậm nét và rất nhất quán. Những từ ngữ gắn liền với những chi tiết thuật tả về nhân vật này (sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp, ...) Ngôn ngữ của hắn đâu là ngôn ngữ của con người. Hắn chỉ biết quát, thét hầm hè, nham nhả...; giống như tiếng sủa, rít, gầm của thú dữ; dường như hắn không biết nói tiếng nói của con người. Và hắn cũng hầu như không có khả năng nghe tiếng nói của đồng loại.

Toàn bộ ý thức của tên cai lệ chỉ là ra tay đánh trói người thiếu thuế. Vì vậy, hắn cứ nhằm vào anh Dậu mà không hề bận tâm về việc anh Dậu đang ốm nặng tưởng chết đêm qua (mà nếu anh có chết đêm qua thì chính hắn là kẻ chịu trách nhiệm trước hết; vì chính hắn mấy hôm trước đã xông vào đánh, trói chặt anh để điệu ra đình kìm kẹp giữa lúc anh đang ốm nặng). Hắn hoàn toàn bỏ ngoài tai mọi lời van xin, trình bày tha thiết, lễ phép, có lí có tình của chị Dậu. Trái lại, hắn tiếp tục đáp lại chị Dậu bằng những lời lẽ, cử chỉ đểu cáng, phũ phàng tới rợn người (khi thì hắn bịch luôn vào ngực chị mấy bịch đánh nhịp cho câu trả lười đểu giả : "Tha mày ! Tha mày !".

Chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ được khắc họa hết sức nổi bật, sống động, có giá trị điển hình rõ rệt.

Câu 3 trang 33 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không ? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị ?

Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai "sầm sập tiến vào" giữa lúc chị Dậu vừa "rón rén" bưng bát cháo lên cho anh Dậu, đang hồi hộp "chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không". Khi bất ngờ "ầm ầm khốc quỷ kinh thần mọc ra", anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đảm đã "lăn đùng ra không nói được câu gì", chỉ còn chị Dậu một mình đứng ra đối phó với "lũ ác nhân" đó. Lúc này, tính mạng của anh Dậu nằm cả trong tay chị Dậu.

Chị Dậu đối phó với bọn tay sai để bảo vệ chồng bằng cách nào ?

- Ban đầu, chị Dậu có "van xin tha thiết". Bọn tay sai hung hãn đang nhân danh "phép nước", "người nhà nước" để ra tay, còn chồng chị là hạng cùng dân đang có tội nên chị phải van xin. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng biết rõ thân phận của mình, cùng với bản tính mộc mạc, quen nhẫn nhục, khiến chị chỉ biết van xin rất lễ phép, cố khơi gợi từ tâm và lương tri của "ông cai".

Nhưng chỉ đến khi tên cai lệ không thèm nghe chị lấy nửa lời, đáp lại chị bằng những quả "bịch" vào ngực và cứ xông đến anh Dậu, chị Dậu mới "hình như tức quá không thể chịu được", đã "liều mạng cự lại".

Sự "cự lại" của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước :

Thoạt đầu, chị "cự lại" bằng lí lẽ : "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Thực ra, chị không nói pháp luật mà chỉ nói cái lý đương nhiên, cái đạo lý tối thiểu của con người. Chú ý lúc này chị đã vô tình thay đổi cách xưng hô. Bằng sự thay đổi đó, chị đã đứng thẳng lên có vị thế của kẻ ngang hàng, nhìn thẳng vào mặt đối thủ.

- Khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời, còn "tát vào mặt chị một cái đánh bốp" rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, thì chị Dậu đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt : "Chị nghiến hàm răng: - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !". Chị chẳng những không còn xưng hô cháu ông, mà cũng không phải tôi - ông như kẻ ngang hàng, mà lần này, chị xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày ! Đó là cách xưng hô hết sức đanh đá của phụ nữ bình dân, thể hiện sự căm giận, khinh bị cao độ, đồng thời, khẳng định tư thế "đứng trên đầu thù" đè bẹp đối phương. Lần này chị Dậu không đấu lí, mà ra tay đấu lực với chúng.

Đoạn trích đã cho thấy rõ bản chất tính cách nhân vật chị Dậu. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhịn, chịu đượng, nhưng hoàn toàn không yếu đuối, không chỉ biết sợ hãi, mà trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng : khi bị đẩy tới đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, thể hiện một thái độ bất khuất.

Câu 4 : 

Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.

Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.

Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.

Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể khác được. Để bảo vệ tính mạng của chồng, chị không thể không chống lại hành động dã man của bọn cường hào, tay sai Lí trưởng. Tức nước thì phải vỡ bờ. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Chị là một phụ nữ mà đã lần lượt quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng. Hành động đó đã thể hiện tính cách anh hùng của chị Dậu. Lòng căm thù đã tạo ra một sức mạnh bất ngờ. Tuy bản chất của chị thật hiền lành nhưng trước hành động bất nhân của bọn tay sai hung ác thì chị phải bất khuất chống cự. Tình thương chồng và lòng căm thù bọn thống trị đã tạo cho chị một sức mạnh vô biên. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, lòng yêu thương và lòng căm thù. Thật không ngờ kẻ đại diện cho chính quyền lại thất bại thảm hại trước hành động đấu tranh của một người phụ nữ: tên cai Lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm còn người nhà Lí trưởng thì ngã nhào ra thềm. Nếu chị không có hành động chống cự lại bọn tay sai hung ác này thì làm sao anh Dậu chịu đựng nổi nếu bị tên cai Lệ trói cổ. Hành động của chị là hành động phản kháng của giai cấp bị trị: Phải đấu tranh để thoát khỏi ách nô lệ, nếu không đấu tranh thì mãi mãi bị đè đầu, cưỡi cổ.

Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính cách điển hình của chị Dậu. Không chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ không có lối thoát.

Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để...
Đọc tiếp

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...

Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.k

Những cái "buồn" của nhân vật 'tôi' thể hiện như thế nào? Qua đó em hiểu ý nghĩ của n.v tôi như thế nào?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

* Những cái "buồn" của nhân vật tôi thể hiện trong truyện:

- Ông giáo buồn khi muốn đỡ đần, giúp đỡ lão Hạc nhưng lão nhận ra sự khó chịu của thị - vợ ông giáo. Nên từ đó lão xa ông giáo dần, từ chối gần như hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo.

- Ông giáo buồn khi biết tin lão Hạc xin Binh Tư bả chó. Ông giáo nghĩ lão Hạc đến bước đường cùng cũng trở nên tha hóa, nối gót Binh Tư, đi bắt chó nhà hàng xóm để có miếng ăn.

- Ông giáo buồn khi hóa ra cuộc đời vẫn đáng buồn khi cái sự nghèo khiến con người dễ bị tha hóa (như Binh Tư) hoặc bị dồn vào đến bước đường cùng (như lão Hạc), phải chọn cái chết để giữ lương tri và lòng tự trọng

* Những điều "buồn" cho thấy ông giáo là người giàu tình cảm, có tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Biết nghĩ và biết thương người. Chỉ có điều nhận thức được những điều ấy mà không đủ sức mạnh để thay đổi, chuyển suy xã hội nên chỉ biết đau lòng, khóc và thương cho những kiếp người bất hạnh.

gửi ng tôi yêuNăm 2004Lớp 12A4Cường đang loay hoay lấy mẩu giấy trong học bàn ra, có vẻ như lá thư của lớp buổi chiều. Cô đang giảng bài trên bảng nên cậu yên tâm, đang định mở mẩu giấy lạ ra để đọc, Cường nghe một âm thanh vô cùng thân quen.“Đứng dậy, mở cái gì đang cầm trong tay ra đọc cho cả lớp nghe” Cô ném liền cục phấn vào đầu Cường.Cường đứng dậy, vội nhét lá thư...
Đọc tiếp

gửi ng tôi yêu

Năm 2004

Lớp 12A4

Cường đang loay hoay lấy mẩu giấy trong học bàn ra, có vẻ như lá thư của lớp buổi chiều. Cô đang giảng bài trên bảng nên cậu yên tâm, đang định mở mẩu giấy lạ ra để đọc, Cường nghe một âm thanh vô cùng thân quen.

“Đứng dậy, mở cái gì đang cầm trong tay ra đọc cho cả lớp nghe” Cô ném liền cục phấn vào đầu Cường.

Cường đứng dậy, vội nhét lá thư lại vào trong học bàn “Không có gì đâu cô, là rác, là rác thôi ạ…”

“Tôi bảo em đọc ngay, em dám cải lời tôi hả?” Cô giáo nhắc lại.

Cường nhăn nhó gãi đầu.

“Để em, để em cô” Mạnh bên cạnh nhanh miệng, nhanh tay lôi lá thư ra lại.

Cường đưa tay giật lại, nó vội né sang bên, bước hẳn ra ngoài. Lớn miệng đọc :

“Gửi tên học buổi sáng.

Phiền bạn ăn ở cho sạch sẽ, giữ vệ sinh chung cho 2 lớp. Đừng có nhét quà vặt vào học bàn, cũng đừng trét bã kẹo cao su xung quanh bàn nữa. Thật là khó chịu hết sức. Mong bạn hợp tác, do bức xúc quá nên tôi mới phải nhắc nhở.

Thân ái, chúc bạn sẽ luôn ở sạch và vệ sinh hơn nữa”

Mạnh mỏ nhọn đọc xong, thêm điệu bộ bỉ ổi của nó khiến cả lớp bật cười.

“Hóa ra là ở bẩn có tiếng luôn đấy à?” Cô giáo hỏi.

“Phải đó cô, nó mặc một bộ đồ mấy ngày chưa giặt” Mạnh thêm vào.

Cường xị mặt, trong lòng nổi lên cơn căm hận chủ nhân của lá thư và cả cái tên mỏ nhọn thích xen vào chuyện người khác.

“Thảo nào dạo này tao nghe mùi của anh “Hách văn Nôi” ghê đó mày, nhất là mỗi khi trời nóng, thời tiết gay gắt, ngồi cạnh thằng Cường mà cứ tưởng trong lớp có con gì chết” Mấy thằng bên cạnh chêm vào chọc.

 

“Bệnh lâu mà giấu hả mày? Xấu mà được mỗi cái ở dơ, đến cả lớp buổi chiều phải ý kiến lên” Thằng bên dưới đập vai

“Thôi thôi, mấy cậu đừng có đươc đà lấn tới, quay lại bài nào. Còn bạn Cường được nhắc nhở tinh tế như thế chắc cũng có cách tự cải thiện, các em đừng có chọc ghẹo nữa” Cô giáo quay lại bài giảng.

Cường đạp vào mông thằng Mạnh một phát khi nó quay lại chỗ ngồi, Mạnh vội la lên “Cô ơi thằng này nó…”

“Các em lại có chuyện gì nữa?” Cô giáo quay lại.

“Nó xàm sỡ em” Mạnh cười đểu giả.

“Thôi được rồi nhé, các em đừng đùa nữa. Quay lại bài cho tôi, còn để tôi nghe tiếng ồn ào một lần nữa là tôi cho giờ B luôn đấy” Cô dọa.

Cô vừa quay lên, bên dưới bàn mấy đứa con gái đã chia nhau mấy bịch đồ ăn vặt, thỏ thẻ nhai chậm rãi, cười duyên với nhau.

“Thằng khốn này, mày có phải là bạn tao không vậy? Sao mày lại bán đứng tao trước cả lớp vậy” Cường kẹp đầu Mạnh.

Mạnh tỏ vẻ ngạt thở “Kẹp bằng chỗ khác đi mày, kẹp bằng nách mày tao sắp chết rồi”

“Đừng có giả bộ nữa, muốn tao nói với cô đống quà vặt với bã kẹo cao su trét đầy là của mày không. Tao đã giữ thể diện cho mày, còn chơi trò bịa chuyện bỉ ổi” Cường đấm thêm mấy phát vào đầu Mạnh.

“Thôi thôi, thả tao ra, tao có ý này hay lắm này” Mạnh đẩy bạn ra.

“Mày lại chuẩn bị bày ra chuyện gì nữa đây?” Cường buông bạn ra.

“Chiều nay lên trường xử lý cái đứa viết thư bêu xấu anh em mình đi” Mạnh đề nghị.

“Anh em mình, nghe tốt quá nhỉ ?” Cường mỉa mai.

“Thì nói chung là đi lên xem, đứa nào cả gan lớn mật dữ vậy. Đi nhe mày, đằng nào chiều nay cũng rảnh” Mạnh nài nỉ.

“Rồi, chiều đi” Cường miễn cưỡng.

Buổi chiều, cả hai đi vờn qua lớp học buổi chiều, thấy có thằng nhóc ngồi vị trí của Cường, Mạnh thì thầm vài tai Cường “lát nữa nó ra chơi, tao với mày tới chọc nó xíu, cho nó sợ chơi”

“Tao cũng sợ mấy trò của mày lắm, thích làm gì làm đi, đừng có lôi tao vào”

Giờ ra chơi, Mạnh với Cường đang ngồi trong canteen, thấy thằng nhóc lớp 10 từ ngoài sân đang đi vào canteen mua gì đó. Mạnh đứng dậy đi ra sân, vờ đi ngang qua, gạt chân, thằng nhóc vấp ngã. Nó quay lại nhìn Mạnh có vẻ hơi bực.

Mạnh liền hếch môi “À, mày dám nhìn đểu ông à?”

Bước tới túm cổ thằng nhóc, thằng nhóc hơi hoảng vội lắc đầu “Tại anh gạt chân em té ngã mà”

“Bằng chứng đâu, mày không có mắt hay sao mà đi vấp vào chân tao?” Mạnh trợn mắt.

Cường đứng ngoài, không nhịn cười nổi cho thái độ táo tợn của thằng bạn.

“Mắt em ở trên mặt, chứ có ở dưới chân đâu mà thấy anh gạt chân chứ” Thằng nhóc ấm ức.

“À lại còn già mồm à” Mạnh nắm mặt thằng nhóc, dùng mấy đầu ngón tay tát bép bép.

Mặt thằng nhỏ sắp mếu tới nơi “Sao anh lại đánh em?”

“Mày còn chưa biết tội mày à?” Mạnh lớn giọng hỏi.

Thằng nhóc lắc đầu “Tội gì ạ? Em mới gặp anh lần đầu thì đắc tội gì chứ?”

“Tội mày là dám viết thư nặc danh, bêu xấu anh đây ở dơ” Mạnh đưa tay chỉ về Cường.

Cường đưa chân đạp thằng bạn “Được rồi đó mày, dọa thằng nhỏ tái xanh rồi kìa”

“Em có viết gì đâu, em đâu biết hai anh đâu” Thằng nhóc chối.

“Để tao xem mày tên gì nào” Mạnh nhìn vào bảng tên thằng nhóc “À tên Quốc Anh hả? Có phải Quốc Anh ngồi bàn số 4 từ trên xuống bên tay phải không, chỗ ngồi chỗ ngoài cùng đường đi luôn đúng không” Mạnh tự nhiên hạ giọng nhẹ nhàng.

“Dạ không ạ, chỗ đấy của Phương Mai. Em ngồi bàn cuối mà” Quốc Anh thành thật.

“Thế nãy tao mới thấy mày ngồi chỗ đó mà?” Mạnh hỏi lại.

“Tại con bạn nó nhờ em tới chỉ bài” Quốc Anh khai.

“Thế Phương Mai là đứa nào? Chỉ tao xem” Mạnh tò mò.

“Ngay cây phượng kia kìa, bạn cột tóc cao ấy”

Cường và Mạnh nhìn theo tay Quốc Anh chỉ, một cô bé đáng yêu, hoạt bát đang quấn tà áo dài chơi đá cầu cùng bạn.

“Mày nói thật chứ?” Mạnh hỏi lại lần nữa.

 

 

“Em nói dối anh làm gì” Quốc Anh ngơ ngác không hiểu hai ông anh lớp trên này đang có ý định gì.

Mạnh buông tay khỏi áo Quốc Anh, tay chỉnh lại cổ áo, rồi vỗ nhẹ lên mặt Quốc Anh “Ban nãy anh đánh yêu mày thôi đấy nhé, đừng để ý”

Mạnh cười xòa, Cường thì ngao ngán cho cái tính nhiều chuyện của bạn. Mắt hướng về cô gái đang thoải mái vô tư chơi đá cầu trong sân, đôi mắt cứ hút vào tiếng cười dòn tan đó.

“Thôi được chưa, về đi mày” Cường đập vai bạn.

Mạnh với Cường đi về, Mạnh vội quay lại nói với Quốc Anh “Này mày không được nói chuyên này với ai đâu nhớ chưa. Anh mà biết anh đến tát yêu mày dữ dội hơn đấy”

Quốc Anh gật đầu ngay. Cường rút trong túi ra 5 nghìn “Cho cậu mua bim bim”

Quốc Anh cười nhận lấy rồi chạy đi ngay.

“Tự nhiên cho tiền nó chi vậy mày?” Mạnh hỏi.

“Ăn hàng còn dư, cho nó luôn có gì đâu, bù vô mấy cái tát của mày” Cường khoác vai bạn đi về.

Lúc đi ra cổng, Cường còn ngoái lại nhìn đám nữ sinh áo dài trắng đang cười rạng rỡ dưới nắng sân trường.

Hôm sau Cường đến lớp sớm, cạo sạch bã kẹo cao su quanh bàn, đem vứt đống vỏ bánh kẹo trong đó. Cậu cũng tẩy sạch đống tài liệu chép nhằng nhịt trên bàn làm phao cho mấy lần kiểm tra.

“Trời, sao chỗ ngồi của mày sạch sẽ quá vậy?” Mạnh ngạc nhiên.

“Mày muốn để có thư nhắc nhở lần nữa hả?” Cường hỏi lại.

“Ừ cũng phải” Mạnh đồng ý.

“Mà tao cảnh cáo mày, mày mà còn nhét rác vào học tao, với trét bã kẹo cao su đầy ra đấy là no đòn với tao. Đừng hỏi tại sao em chết đấy” Cường cảnh báo.

“Biết rồi, nói mãi, hê hê”.

Đám con gái bàn trên tụ tập, nói chuyện ầm ầm lúc 15 phút đầu giờ.

“Hôm qua có xem phim Cơn Lốc Tình Yêu không bà?”

“Trời ơi, có chứ, sao mà bỏ được. Tôi phát cuồng lên đây” Cả đám nhao nhao, khuôn mặt đầy sự phấn khích.

“Nói nhé, hôm qua đến đoạn anh Lục Dĩnh Phong chạy ra chặn xe tải, không cho xe lao về phía Triệu Gia Lạc mà tim tôi như loạn nhịp. Ở đâu mà có người đẹp trai thế” Một đứa đầy cảm xúc hồi tưởng.

“Không biết mình ra đường bị xe lao đến có ai đến cứu mình không ta?” Một đứa mơ mộng.

“Trời xem phim ấy, tối tôi trằn trọc không ngủ được, cứ tưởng tượng ra người yêu mình giống anh Lục Dĩnh Phong”

“Phải đấy, phải đấy, tôi thích anh ấy cực luôn nhé. Giờ chỉ cần được nắm tay anh ấy một lần, tôi nguyện chết cũng cam tâm”

Câu chuyện xuyên lục địa của đám con gái cứ miên man, mãi không đến hồi kết.

“Ê bà, nói nghe nè” Mạnh đập vai một đứa.

“Cái gì? Người ta đang nói chuyện, mất hết cả hứng” Cô bạn quay lại liếc Mạnh.

“Mấy bà có về soi gương không vậy? Mặt ma bư, giò Roberto Carlos đến Lục Dĩnh Môi còn tìm không ra chứ ở đó mà Dĩnh Phong” Mạnh mỉa mai.

“Nói móc tui đó hả?” Cô bạn đưa tay định đánh Mạnh.

“Chỉ có trong phim mới có mấy tên thần kinh đi chặn xe tải thôi. Giờ mấy bà tin không, thử chạy ra xa lộ coi, xem có tên nào chặn xe tải cứu không. Hay chết nhăn răng đừng bảo tại ngu. Xem phim gì mà cuồng kinh khủng, ngày nào cũng nói nhức hết cả tai” Mạnh làm vẻ mặt vô cùng khó chịu.

“Nhiều chuyện hả mày? Kệ tụi tao” Lũ con gái xúm tới đánh Mạnh tới tấp, không kịp đỡ. Mãi đến khi cô giáo vào, lũ con gái mới đi về chỗ.

“Ngu chưa mày, kệ tụi nó đi. Nó thích trai đẹp, hâm mộ ai kệ nó, chen vô chi cho bị đánh”Cường nhìn đầu tóc tả tơi của Mạnh.

“Ngày nào mày cũng nghe tụi nó nói mãi anh Bảo Long, Lục Dĩnh Phong, Triệu Gia Lạc mày không điếc tai hả?” Mạnh ấm ức.

“Niềm vui của tụi nó mà. Hết phim thì hết thôi”

“Hết phim này, lại sang phim khác thì có. Thôi thôi học bài” Mạnh lấy sách vở ra.

Trước khi ra về, Cường để lại một lá thư cho người học buổi chiều, cô bé Phương Mai

“Xin lỗi để bạn phải ý kiến nhé. Mình hứa lần sau sẽ không để bàn bẩn như vậy nữa.

À, chúc bạn xem phim “Cơn lốc tình yêu” vui vẻ nhé.”

Rồi Cường theo đoàn quân tóc bổ luống, quần ống loe ra khỏi lớp, các bạn nam ai cũng mặc áo sơ mi trắng và những chiếc quần ống càng loe càng tốt. Lắm khi cùng đi ngoài sân trường, những chiếc quần ông loe bết đất có hiệu ứng tốt hơn cả chổi, lá dưới đất, hất bay theo từng bước chân đi. Trong mỗi bức hình kỷ niệm, ai cũng ngố tài với những kiểu tóc bổ luống như anh Đan Trường, và quần ống loe huyền thoại.

Lúc đến lớp, Cường thấy trong học bàn có một lá thư, cậu liền lôi ra đọc.

“Ôi, bạn dọn bàn sạch quá. Cứ thế phát huy nhé. Bạn cũng xem Cơn lốc tình yêu à, thế bạn thích Bảo Long hay Lục Dĩnh Phong hơn? À mà bạn tên gì thế?”

“Đúng là con gái, đứa nào cũng thích xem phim thần tượng” Cường thầm nghĩ.

Theo như lời mấy đứa con gái trong lớp Cường nói với Phương Mai “ Mình thích Lục Dĩnh Phong, nghe mấy bạn nữ mệnh danh anh ấy là “Hoàng tử u uất”. Mà bạn cứ gọi mình là Sky đi nhé.”

Cường bắt chước cái tên anh Sky trong báo hoa học trò.

Hôm sau đến lớp lại nhận được lá thư khác “À vậy bạn cứ gọi mình là M.P nhé. Mình thì thích anh Bảo Long trong phim hơn ấy, mình thích kiểu người ấm áp, luôn âm thầm bên cạnh quan tâm như thế. Còn Lục Dĩnh Phong, anh ấy như kiểu con trai thật khó để hiểu hết tâm hồn anh ấy, luôn có một nỗi buồn u uất.”

Nhiều lúc Cường phải bật cười với những suy nghĩ của cô bé này, cũng là suy nghĩ của những đứa con gái đang lớn, mơ mộng. Và Cường cũng thường xuyên lắng nghe câu chuyện của mấy đứa con gái trong lớp để có chuyện nói với Phương Mai.

“Này tụi mày, hôm qua tao vừa thu âm được hai bài hát trong phim đấy. Tao phải đập heo tiền tiết kiệm, gom hết mua cái máy ghi âm này để ghi lại bài hát, với cả mấy đoạn hay hay trong phim” Một đứa con gái đem máy thu âm ra khoe.

“Đâu tao mượn nghe với nào, hay thế” Lũ con gái truyền tay nhau.

Nghĩ cũng thật là dễ thương cho đám con gái này, cùng nhau thích thú một nhân vật trong phim mà càng lúc càng thân thiết, đi học càng vui nhộn hơn.

Kể từ khi phim phát sóng, cũng tạo ra một cơn lốc đối với các bạn trẻ, các bạn nam luôn bắt chước nam chính ngậm kẹo mút, đeo tai phone, vẻ mặt buồn xa xăm. Nhìn tên nào tên nấy như thể bị bệnh gì. Còn lũ con gái săn lùng tất cả những phụ kiện màu hồng, kẹp nơ hồng, hộp bút hồng, dép hồng, vòng tay hồng… giống như cô nàng Triệu Gia Lạc toàn thích màu hồng. Những bức ảnh của các diễn viên trên báo được các bạn nữ cắt ra dán đầy vở, đầy phòng ngủ.

Mạnh vừa đến lớp đã bị đánh vì dám chê con bạn mập hôm nay cài nơ hồng là trái mít cài nơ. Nó lăn tăn chạy về chỗ ngồi, đập mạnh Cường đang thờ thẫn.

“Ê mày bị gì vậy? Đang luyện “uất ức thần chưởng” hả?”

“Là sao?” Cường đang không biết tại sao mấy hôm rồi, không thấy Phương Mai gửi thư cho mình.

Mạnh liền nhanh nhảu “Không biết thiệt hả? Vậy để tao kể cho nghe, chuyện là vầy nè Hồi xửa, hồi xưa có đám bạn rủ nhau lên núi chơi, gặp ngay trận động đất, đất nức ra. Cả đám rớt xuống núi , chết tè le luôn.”

“Xong rồi đó hả? Chuyên gia kể chuyện lãng” Cường thấy thằng bạn chợt im.

“Không tao uống miếng nước cho xuôi giọng kể tiếp cho hay nè. Trong đó có một thanh niên cao to vạm vỡ, lúc tỉnh dậy, không thấy bạn bè đâu. Anh ta đơn độc ở dưới một thung lũng lạ, vắng vẻ kinh khủng. Anh ta đau khổ, vì không còn ai bên mình, tìm khắp nơi không thấy lối thoát, xung quanh là rừng âm u. Vừa đói vừa khát, anh ta vô cùng mệt mỏi. Ngay giây phút tuyệt vọng nhất, ở trên trời rơi xuống một cuốn Bí Kíp có tên “Uất ức thần chưởng”” Mạnh lên giọng.

“Rồi sao nữa?” Cường chăm chú.

Mạnh lại kể tiếp “Anh thanh niên mừng rỡ, nghĩ trời thương mình nên giúp thoát khỏi đây. Mắt anh sáng rỡ, anh vội lật trang đầu tiên ra. Trang đó ghi “luyện võ này thì phải thiến””.

“Gì gớm vậy mày?” Cường hỏi.

“Ừ, nghe tiếp nè, đến hồi hấp dẫn rồi. Anh thanh niên suy nghĩ rất lâu, xong đó đi đến quyết định thiến, vì anh nghĩ cách duy nhất để luyện môn võ này là phải vậy. Vô cùng đau đớn, sau khi thiến xong, anh lật qua trang thứ hai cuốn bí kíp “Uất ức thần chưởng” để luyện tiếp. Ở trang thứ hai có ghi dòng chữ “Mà không thiến cũng không sao”. Mạnh bắt đầu cười.

 

Cường cũng cười theo “Thế là đi tong đời trai vì không đọc kỹ hướng dẫn”

Mạnh tiếp tục “Chưa chưa, còn nữa. Thế là anh thanh niên điên quá xé nát bươm cuốn bí kíp uất ức thần chưởng. Còn lại mỗi tờ cuối cùng tô kim tuyến lấp lánh, anh ta cầm lên xem nó ghi “nhưng luyện xong nó sẽ mọc lại””

Cường lại cười to “Rõ khốn khổ, kết cục vẫn bị biến thành thái giám mà còn không thoát khỏi được nơi thâm cùng đó”

Câu chuyện tiếu lâm của Mạnh khiến Cường quên đi chút bâng khuâng về việc không nhận được thư của Phương Mai.

Đám học sinh trong lớp nghịch ngợm như lũ giặc khi cô giáo trẻ đang quay lưng viết bài trên bảng, đứa sau dùng chân đạp vào mông đứa ngồi trước. Mấy đứa con gái lại chia nhau quà vặt, thì thầm về bộ phim mới xem tối qua. Có đứa nghịch ngợm cúi xuống cột tà áo dài hai đứa ngồi trên, rồi chọc cho chúng tức điên đứng dậy.

Những giây phút tinh nghịch, ngô nghê của tuổi học trò, bị thầy cô mắng nhiều nhưng lại là khoảng thời gian đáng yêu và thảnh thơi nhất mà người ta cảm thấy hạnh phúc.

Theo thói quen, Cường vẫn để lại một lá thư trong ngăn bàn, hy vọng sẽ được hồi âm.

Đúng như những gì Cường mong đợi, cuối cùng cậu cũng nhận được thư của Phương Mai, cô nói mấy hôm nay bị ốm nên nghỉ học, nên không viết thư lại được cho Cường. Những lá thư thường là những mẫu giấy cưc nhỏ, được gấp và nhét vào một góc thật kỹ để cho người khác không phát hiện ra.

Những mảnh thư bé nhỏ đó được Cường vuốt thẳng lưu giữ lại trong một cuốn sổ, và cậu không biết cô bé Phương Mai cũng có thói quen đó như cậu.

Suốt năm 12 đó với Cường có chút gì thật lãng mạn, mỗi ngày đến lớp mong chờ những lá thư bé nhỏ trong ngăn bàn, với bao câu chuyện thật thú vị. Những lúc đi học buổi chiều, cậu lại đôi lúc ngẩn ngơ nhìn bóng áo dài của ai đó, cùng nụ cười thật rạng rỡ. Như có chút gì thân quen, cũng thật xa vì chưa có dịp được cùng trò chuyện.

 
 
 

Những ngày cuối năm của học sinh cuối cấp, tất bật hơn bình thường, không còn nhiều những lúc nô đùa, chọc ghẹo nhau. Tất cả như hối hả hơn cho những dự định, cho những cố gắng. Những cuộc ôn tập điên cuồng bắt đầu, mỗi người đều lo lắng và hy vọng cho tương lai.

Đến lớp, không thấy không khí rôm rả, đối đáp, mọi người lại như gần nhau thêm với những câu chuyện về dự định, về những cảm nghĩ truyền nhau viết trong trang lưu bút cuối cùng của đời học sinh. Đúng là khi gần xa một điều gì đó thân quen, vô cùng gắn bó ta lại thấy bùi ngùi, một cảm giác quyến luyến không rời nơi đã ghi dấu bao nhiêu cảm xúc. Vì ta biết rằng ta sắp rời xa nơi đã lưu lại ký ức thanh xuân tuyệt vời chỉ trải qua duy nhất trong cuộc đời.

Cường đang viết lưu bút cho một cô bạn. Mạnh từ cửa chạy hồng hộc vào chỗ ngồi

“Gì mà như bị đuổi đánh vậy mày?”

“Tao sợ muộn học. Nay đi học, có vụ công an bắt xe. Đứng xem quên cả giờ, nên sợ muộn. Trường hợp hy hữu mày, lần đầu tiên tao thấy mấy anh giao thông đơ họng, không nói nên lời” Mạnh dù mệt, miệng vẫn liếng thoắng.

“Vụ gì?” Cường hỏi.

“Đây, lúc tao đang đạp xe đi học, thấy có 3 anh thanh niên, chắc người đồng bào trên miền núi xuống, lần đầu tiên xuống thành phố. Vẫn còn mặc trang phục truyền thống, ba anh đèo nhau trên một chiếc Dream. Thế là anh công an chặn lại, phạt vì tội chở quá số người quy định” Mạnh kể.

“Có vậy thôi mà cũng đứng lại coi, mày đúng là nhiều chuyện xuyên quốc gia luôn đấy” Cường ngán ngẩm.

Mạnh tiếp tục “Không không, nghe tao kể tiếp đến đoạn hấp dẫn. Ba anh người đồng bào, cải nhau với anh công an, mấy anh ấy nói.

– Tụi mày quy định, xe 50 chở được hai người. Tao đi xe 100 chở 3 người, đáng lẽ chở được 4. Vậy sao mày bắt tao vì tội chở quá số người quy định.

Anh công an lần đầu trong đời gặp trường hợp ngây thơ như vậy, chỉ biết cười trừ, ráng đứng giải thích luật cả buổi cho mấy ông ấy. Tao đứng xem mà buồn cười chết mất”

“Mày lúc nào cũng kể chuyện tiếu lâm, phải công nhận khiếu pha trò của mày ngày càng tăng nhé” Cường khâm phục.

“Thì kể cho vui cửa vui nhà, dạo này lớp mình trầm buồn quá. Gần xa nhau rồi, cũng không có dịp kể chuyện cho mày nghe dài dài nên tao tranh thủ” Mạnh tỏ vẻ bịn rịn.

“Thế mày thi trường nào?” Cường quay sang hỏi bạn.

“Tao thi cùng trường với mày, cùng khoa luôn, hehe” Mạnh làm vẻ mặt tếu.

Cường đưa tay đập đầu Mạnh một phát “Vậy mà làm như xa lắm, xa gớm. Sao mày không tha tao đi, ám mãi vậy. Từ cấp 2 tới giờ là đủ rồi”

“Mày làm như mày báu lắm, khoa đấy trường đấy một mình mày được thi chắc. Tao cứ thích thi đấy, mà do mặt mày ngu quá, ra đường sốngkhông nổi đâu. Tao thương tình theo cứu vớt mày đấy” Mạnh lên giọng anh chị.

“A thằng này lại nói điêu” Cường đuổi đánh Mạnh chạy khắp lớp.

Khi những cây phượng già bắt đầu đỏ rực một góc trời, những chú ve inh ỏi râm ran. Khi những buổi chiều đi học thêm nắng nóng là cũng là lúc thời gian những học sinh cuối cấp sắp sửa chia tay nhau, rời xa mái trường.

Những lá thư của Phương Mai gửi cho Cường cũng đầy những lời chúc, những lời động viên. Cường không biết có khi nào Phương Mai đã nhìn thấy mình chưa, nhưng nhiều hơn là mong cô bé chưa thấy mặt mình.

Vượt qua học kỳ hai tốt hơn mong đợi, cả lớp ai nấy cũng cười rạng rỡ.

Trước ngày tổng kết, Cường có hẹn với Phương Mai là cả hai sẽ gặp nhau dưới tán hoa giấy của trường. Cường vừa háo hức, vừa bối rối, không biết phải mở lời thế nào với Phương Mai. Cường tranh thủ tỉ mỉ làm một ngôi nhà nhỏ bằng tăm, định sẽ tặng Phương Mai. Vừa nghĩ đến Phương Mai cậu vừa mỉm cười thích thú.

Ngày tổng kết, Mạnh nghiêm túc hơn thường ngày, bạo dạn đến tặng quà cho cô bạn Quế Thương lớp bên cạnh rồi nói “Mình thích bạn”, trước tất cả sự bất ngờ của mọi người. Còn khổ chủ chỉ biết đứng đỏ mặt, không nói được nên lời, vội bỏ chạy đi chỗ khác, để Mạnh đứng đơ tại chỗ nhìn theo.

Lúc trường gần tan hết, Cường thấy Phương Mai đang đứng dưới tán cây hoa giấy tím, trên tay cầm lọ ngôi sao, nhìn ngóng xung quanh.

Cường vừa định bước tới, thì có mấy người bạn đến trò chuyện với Cường, đưa bút cho cậu ký lên áo, những chiếc áo đầy những chữ ký và lời chúc. Đến khi đám bạn tản đi thì Phương Mai cũng đi mất, có lẽ vì đợi quá lâu mà không thấy Cường.

 

Cường bước đến tán hoa giấy, bên dưới có để lại một lọ sao nhỏ, bên trong có nhét một mảnh giấy. Cường mở ra đọc “Chúc bạn thi tốt, thành công nhé. Mình đợi bạn lâu quá nên phải về trước rồi. Xin lỗi nhé. Hẹn gặp lại một ngày không xa”.

Cường nâng niu lọ sao thủy tinh, ngẫn ngơ nhìn theo bóng những chiếc áo dài bay xa.

Vang vang giữa sân trường ca khúc “Mong ước kỷ niệm xưa”

Năm 2007

Trong văn phòng của CLB hậu cần.

Phương Mai cầm đơn đến văn phòng, gặp ngay Mạnh đang chơi games, cười hí hửng chat cùng đồng bọn trong games Audition, đang mời bạn nhảy. Hai con mắt như gấu trúc vì tối qua thức khuya luyện Võ Lâm Truyền Kỳ, vậy mà sáng nay vẫn còn hăng say chơi games khác.

Phương Mai lên tiếng “Em chào anh ạ”

“Ừ chào em, ngồi đi ngồi đi” Mạnh vừa nhìn máy tính vừa nói, còn không nhìn lên.

“Em đến nộp đơn xin gia nhập CLB, có phỏng vấn luôn không anh” Phương Mai hỏi.

“Rồi rồi, đợi anh xíu” Mạnh mau chóng dừng chơi quay sang cô gái năng động, tóc buộc cao đang ngồi trước mặt.

Miệng tự động cười tươi “ Đưa đơn đăng ký đây anh xem nào”

Phương Mai đưa đơn đăng ký cho Mạnh, hắn tí tớn nhìn qua “Ôi học cùng trường cấp 3 với anh này, thế học lớp nào? À mà cô Dâu còn dạy toán không em? Cả ông thầy Bình lùn còn dạy Vật lý không biết, hay về hưu rồi nhỉ? Mà trường có xây mới khu vực nào không?…”

Những câu hỏi xối xả của Mạnh khiến Phương Mai chỉ biết cười trừ “Vẫn nguyên si hết anh ạ, không có thay đổi gì cả. Ai vẫn ở vị trí nấy thôi ạ”

“À thế hả, tại lâu rồi anh chưa về trường nên hơi nhớ.” Mạnh làm bộ thương nhớ trường.

“Có phỏng vấn hôm nay luôn không anh?” Phương Mai nhẹ nhàng hỏi.

“Có có, rồi câu hỏi đầu tiên: Số đo 3 vòng của em là bao nhiêu?” Mạnh cười đểu giả.

Phương Mai tròn mắt nhìn hắn, không hiểu thái độ giễu cợt thế này là sao?

“Câu số hai: Có bạn trai chưa nè?”

“Câu số ba: Mẫu bạn trai em thích là như thế nào?” Mạnh mặt dày hỏi tiếp.

Phương Mai bắt đầu khó chịu, đứng dậy “Xin lỗi anh, em chắc không phù hợp với CLB này đâu, em thấy những câu hỏi này hơi mang tính cá nhân quá đấy ạ. Anh nên làm đúng với quy tắc hỏi về các mục tiêu tham gia, kinh nghiệm hay thế nào. Chứ như thế này thì…em xin phép” Phương Mai không mất thì giờ nữa, bực mình đẩy cửa đi ra ngoài.

Mạnh nói với theo “Ơ em ơi, anh đùa đấy mà, mau giận thế”

Lúc Cường đi về văn phòng, một cô gái tóc buộc cao đi ngang qua, những lọn tóc theo những bước chân nhanh lướt qua mặt Cường. Anh có cảm giác vô cùng thân quen, một cảm giac lạ khiến Cường thấy thổn thức.

Cường bước về văn phòng, thấy Mạnh đang say sưa chơi games “Thôi được rồi đó mày, đừng có tận dụng đồ của CLB tao mà chơi, đi ra, về chơi bóng đá đi kìa. Mấy bọn trong CLB của mày gọi kìa. Xem hộ văn phòng vậy là đủ rồi”

Mạnh uể oải đứng dậy “Haiz, mệt thế, anh đang luyện skill. Hôm sau tao lại sang chơi ké”

Lúc Mạnh gần đi ra Cường sực nhớ mới thấy cô gái đi từ văn phòng ra “À, hồi nãy có ai từ văn phòng đi ra vậy?”

“À con bé năm nhất, nó học chung trường cấp 3 với tụi mình ấy. Nó xin gia nhập CLB tao chọc nó mấy câu, giận bỏ đi rồi. Vẫn còn cái đơn trên bàn kìa” Mạnh gãi đầu.

Cường vội nhìn lá đơn, có dán ảnh, người đăng ký là Phương Mai. Cường cảm thấy vô cùng mừng rỡ, như là duyên số, rất lâu rồi không gặp cô bé Phương Mai ngày nào kể từ ngày tổng kết năm đó, giờ lại được có duyên học chung trường.

“Thế mày đã nói gì mà em đó tức giận vậy?”

“Thì tao đùa mấy câu ngất ngất ấy. Mày biết tính tao xởi lởi mà” Mạnh đáp.

“Thì vì mấy câu vô duyên, sỗ sàng đó mà năm xưa bị từ chối kìa” Cường chọc.

“Thôi nhe, đừng khơi lại nỗi đau của anh nữa . Mấy năm nay anh bế quan ở ẩn luyên “Uất ức thần chưởng” rồi. Tình chỉ tựa thoáng bay. À bên dưới có ghi số điện thoại kìa. Mày có luyến tiếc quá thì gọi điện, rồi xin lỗi hộ tao nhé” Mạnh vội vàng đi ra ngoài trước khi bị bạn mắng.

Cường nhìn số điện thoại, ngay lập tức lấy điện thoại ra bấm, nhưng lại chần chừ. Cậu đi loanh quanh trong phòng mãi.

Phương Mai cảm thấy một ngày xui xẻo, không việc gì ra hồn. Cô bước lên xe bus, đeo tai phone lắng nghe bài Xe Đạp của M4U và Thùy Chi. Chỉ là một bài hát thôi mà khiến người ta có bao nhiêu cảm xúc, những ký ức học trò thật đẹp như mới đây.

Cô vẫn còn nhớ một người bạn mà cô thường viết thư và giấu trong ngăn bàn, chưa một lần gặp mặt. Không biết giờ người bạn đó thế nào, cô nhớ có một lần cô tò mò muố biết người ngồi ở vị trí đó là ai, đến nơi chỉ thấy được bóng lưng của người đó. Một tấm lưng rộng, với bờ vai mạnh mẽ của chàng trai khiến Phương Mai có chút bồi hồi. Những lần sau cố gắng tưởng tượng ra anh, và mong chờ đến ngày tổng kết để gặp anh, rồi một lần nữa không thể gặp nhau.

Buổi tối, cô nhận được điện thoại từ số lạ.

– Chào chào em

Đầu bên kia hơi ấp úng.

– Dạ, ai vậy ạ?

– Anh là Cường, phó chủ nhiệm của CLB hậu cần.

Phương Mai nghe đến đấy đã thấy bực

– Dạ em không tham gia CLB nữa đâu

 

– Anh gọi điện để xin lỗi, vì hồi chiều bạn anh đã đùa em. Cậu ấy không thuộc CLB chỉ là anh nhờ trông hộ văn phòng nên…đã có chút hiểu lầm. Anh gọi để nói nếu em vẫn có nhã hứng tham gia CLB, chiều mai hãy đến văn phòng nhé. Thành thật xin lỗi em vì mấy chuyện không đáng có.

Phương Mai cảm thấy anh chàng này khá lịch sự, nghiêm túc đúng với phong cách của đội ngũ chủ nhiệm mấy CLB nên có chút nguôi ngoai.

– Dạ, em sẽ suy nghĩ lại ạ.

– Hy vọng gặp em ngày mai nhé, chào em. Chúc ngủ ngoan nè.

Cường lấy hết hơi và bình tĩnh để thực hiện cuộc gọi này, cảm thấy vui tột độ khi nghe được giọng nói của Phương Mai.

Ngày hôm sau, Cường đợi trong văn phòng nguyên một ngày, bỏ cả tiết học trên giảng đường. Cuối cùng, Phương Mai cũng xuất hiện. Cường nở một nụ cười thân thiện, cuộc phỏng vấn diễn ra khá tốt, Cường chỉ dẫn cho Phương Mai kĩ càng những kỹ năng khi tham gia CLB.

Bắt đầu những ngày hoạt động chung, là CLB Hậu Cần nên phải làm tất cả mọi việc chạy chương trình, phục vụ đồ ăn, thức uống, dụng cụ. Mọi công việc đều vất vả hơn các CLB khác.

Một lần trên đường đi mua dụng cụ về khuya, Cường đi cùng xe bus với Phương Mai. Ban đầu cô còn cười nói rôm rã, nhưng một lúc sau đã dựa vào cửa kính để ngủ, xe đi khuôn mặt cô đập vào kính khiến Cường rất xót.

Cường đưa nhẹ đỡ đầu cô tựa vào vai mình, tim cậu rộn ràng. Đôi tay nhỏ nhắn của Phương Mai đang ôm chặt ba lô của mình. Cường đưa ngón tay chạm nhẹ, khiến Phương Mai có chút tỉnh ngủ. Cậu liền rụt tay về, trên miệng nở một nụ cười.

Những lần chạy chương trình sau, Phương Mai trở nên thân thiết hơn với một cậu bạn cùng năm nhất, cả hai cười nói rất rôm rả. Mỗi lần như vậy Cường rất buồn nhưng không biết nói thế nào, cũng không dám tiến thêm để gần Phương Mai hơn.

Đêm Noel lạnh, chương trình cho các bé ở Trung Tâm nhân đạo kết thúc. Cường lấy hết can đảm nói chuyện với Phương Mai.

“Em với Đức là một cặp à?”

“Đức ạ? Không cậu ấy là bạn cấp 1 của em đấy. Không ngờ vào đại học lại được gặp lại nên rất hay nói chuyện, cũng khá thân thiết nhưng không phải như anh nghĩ đâu” Phương Mai nói.

Cường thở phào “Thế à? Vậy mà anh cứ tưởng”

“Anh có điều gì quan trọng muốn nói với em phải không?” Sự nhạy cảm của con gái mách bảo Phương Mai.

Ấp úng một hồi lâu, lấy hết can đảm Cường nhìn Phương Mai nói “Anh thích em, Phương Mai à”

Phương Mai im lặng một hồi lâu rồi cất tiếng “Em cũng rất quý ánh, nhưng….”

Cường đầy thất vọng “ Anh hiểu mà…”

Lần đầu trong đời đi tỏ tình đã thất bại.

“Anh nghe em nói này, em cũng rất nhạy cảm nên em biết việc anh quan tâm em là đang thể hiện sự yêu mến với em. Nhưng có một điều này rất mơ hồ, không biết có nên nói hay không.” Phương Mai hơi đắn đo.

“Em nói đi, anh nghe đây” giọng Cường chán nản.

“Khi em học lớp 10, có hay viết thư với một người. Một người em chưa gặp mặt dù học chung trường, tụi em có thể nói mọi thứ trên đời, rất vui vẻ. Bản thân em cũng cảm mến người đó. Chỉ một lần nhìn thấy anh ấy từ phía sau em cũng cảm thấy anh ấy là một thiếu niên tuấn tú. Rất muốn gặp người ấy nhưng rồi lại đợi mãi không thấy. Đến giờ em vẫn muốn gặp chàng trai đó một lần, mỗi lẫn nghĩ tới anh ấy em vẫn thấy rung động” Phương Mai chân thành kể.

Cường nghe xong chuyện, không biết nên vui hay nên buồn, cậu vội cầm lấy tay Phương Mai giọng phấn khởi“Anh biết rồi, rồi em sẽ gặp được cậu ấy”.

Một ngày picnic của CLB tổng kết hoạt động trước khi mọi người nghỉ tết, các thành viên đang ngồi bên đống lửa trại đàn hát rất vui. Cường gọi Phương Mai ra một chỗ.

“Tặng em nè” Cường đưa hộp sao thủy tinh nhỏ trước mặt Phương Mai.

Cô nhìn hộp sao thủy tinh, một cảm giác rất lạ dâng lên vì chính những họa tiết bên ngoài hộp sao là do cô vẽ “Sao anh có cái này?”

Cường từ tốn nói “3 năm trước có một người để lại cho anh trước tán hoa giấy, với lời chúc thi tốt. Quà thì để lại, nhưng người đã về trước, khiến ai đó ngẩn ngơ nhìn theo. Những bức thư nhỏ nhắn, được anh cất giữ rất kỹ như một kỷ niệm thật đẹp”

Phương Mai cảm thấy cảm xúc về những kỷ niệm dạt dào ùa về.

Cường nói tiếp “Xin lỗi vì anh đã biết mặt em trước, nên việc anh tỏ tình với em là với một người thân quen, một người anh thầm mến từ lâu, một người có ý nghĩa quan trọng với anh. Chứ không phải với một cô gái chỉ mới quen vài tháng.”

Phương Mai lắng nghe từng lời của Cường.

“Làm bạn gái anh nhé! Đừng từ chối anh một lần nữa” Cường lại một lần nữa lấy hết can đảm để bày tỏ suy nghĩ của mình.

Phương Mai khẽ gật đầu, tay cầm lấy hộp sao của Cường. Cường mừng vui hết thảy, đưa tay nhẹ nhàng nắm lấy đôi tay của Phương Mai.

Hương mùa xuân từ khắp nơi đang tràn về, tràn đầy trong trái tim tuổi trẻ.

Năm 2014.

“Anh ơi, có thư mời họp lớp nè” Phương Mai tay bế con, tay cầm thư mời vào phòng cho chồng.

Cường đưa tay bế con trai cho vợ mở thư ra đọc.

“Bữa đó em cùng đi với anh luôn nhé”

“Có bế Mạch Nha nhà mình đi luôn không anh?” Phương Mai hỏi chồng.

“Có chứ em, phải bế cu cậu đi cho chú Mạnh ganh tị chơi. Đến giờ vẫn còn chưa có vợ vì cái tội ưa đùa dai, sỗ sàng” Cường tưởng tượng ra khuôn mặt của Mạnh.

Bữa họp lớp vô cùng xôm tụ với những lời hỏi han của các ông bố, các bà mẹ trẻ thì khoe con, chỉ nhau các bí quyết chăm con.

Mạnh ấm ức ngồi bên cạnh vợ chồng Cường “Tao là luyện “Uất ức thần chưởng” tới cấp cao nhất rồi đó nhe. Mày cứ suốt ngày khoe vợ khoe con làm tao nẫu hết cả ruột”

“Thì có giỏi cũng kiếm vợ đi, cái miệng ba hoa của mày làm việc kém quá. Hay anh vẫn một lòng si tình với Quế Thương?” Cường tinh quái nhìn Mạnh.

“Thôi nhé, đừng có suốt ngày xát muối vào trái tim anh” Mạnh bực bội.

 

Ngày hôm đó, thật bất ngờ Quế Thương lại có mặt, cô đi cùng cô bạn thân của mình. Do đi về ban đêm nên cô rủ Quế Thương đi cùng, mới nhìn thấy cô mặt Mạnh đã ửng đỏ, cậu vội uống một ngụm bia, nhìn về hướng khác.

“Sao vậy? Nghe bảo cô ấy vẫn đồng không mông quạnh đó. Chú mày giờ tranh thủ ngay và luôn đi, không có đứa khác bợ mất đấy, đến hồi đừng có tiếc 10 năm yêu thầm” Cường vỗ vai bạn.

Mạnh uống thêm một ngụm bia, hít thật sâu rồi bước đến cạnh ngồi cùng Quế Thương, chỉ một lát sau cái miệng hoạt bát của Mạnh đã khiến Quế Thương cười nghiêng ngả. Cả hai giờ đã là người trưởng thành nói chuyện thoải mái hơn, không còn là những cô cậu học trò ngại ngùng khi xưa.

“Mạnh hỏi thật nhé, Quế Thương giờ vẫn độc thân phải không?”

Quế Thương cười gật đầu.

“Vậy chúng mình hãy bất chấp hết mà cho nhau cơ hội đi. Mạnh vẫn chỉ nghĩ về Quế Thương suốt ngần ấy năm, đủ biết Mạnh chân thành đến mức nào rồi. Nên Quế Thương hãy suy nghĩ đi” Mạnh nói mạch lạc.

Quế Thương suy nghĩ một lát rồi nói “Được thôi, mình tìm hiểu nhau đi. Ngày trước mà Mạnh đừng tỏ tình trước đông người thế có khi Quế Thương đã đồng ý rồi đấy. Nhưng giờ đủ chính chắn rồi nên Quế Chi sẽ cho Mạnh cơ hội nè. Mà nói thật gần 30 rồi thế nên ai ngỏ lời là gật đầu luôn cho bố mẹ mừng”

Mạnh mừng rỡ tột độ, vội đứng dậy “Các bác hôm nay uống xả láng nhé, em chịu chi tiền bia. 2,3 yô…….”

Quế Thương đập Mạnh “ Lại bắt đầu phô trương rồi đấy”

“Ôi ôi, Mạnh xin lỗi, Mạnh sẽ sửa đổi. Xin hứa, xin hứa”

Mọi người cùng nâng ly thật vui.

Nhiều tháng sau

Đám cưới của Mạnh là đám cưới cuối cùng của thành viên lớp 12A4, chưa thấy đám cưới nào mà chú rễ vui kinh khủng đến thế, miệng lúc nào cũng ngoác tới mang tai. Ai nấy đều vui theo vì cuối cùng tên nhiều chuyện của lớp đã có được vợ đẹp. Biết bao lời chúc mừng rỡ cho đám cưới mới. Một tình bạn kéo dài theo thời gian, những thành viên lớp có mặt cùng nhau chụp một bức ảnh kỷ niệm.

102
29 tháng 11 2016

Bạn viết phải nói là quá xuất sắc!!! Quá ấn tượng!!!batngoeoeohavuiyeuoaoa

23 tháng 11 2016

hay mà dài quá đọc mà lẫn lộn câu nàu sang câu khác luôn

22 tháng 9 2018

Chọn đáp án: B

Nghị luận quà tặng cuộc sống. Lập dàn ý. làm ơn cần gấpi sản của chaK hi còn trẻ, AI vừa là một nghệ sĩ vừa là thợ gốm. Anh từng có một gia đình thật hạnh phúc với người vợ thân yêu và hai cậu con trai. Một đêm nọ, con trai lớn của anh đau bụng dữ dội. AI và vợ cứ nghĩ đó là con đau bình thường của trẻ con nên không quan tâm nhiều cho lắm. Nhưng ngay đêm hôm ấy, cơn đau ruột...
Đọc tiếp

Nghị luận quà tặng cuộc sống. Lập dàn ý. làm ơn cần gấp

i sản của cha

K hi còn trẻ, AI vừa là một nghệ sĩ vừa là thợ gốm. Anh từng có một gia đình thật hạnh phúc với người vợ thân yêu và hai cậu con trai. Một đêm nọ, con trai lớn của anh đau bụng dữ dội. AI và vợ cứ nghĩ đó là con đau bình thường của trẻ con nên không quan tâm nhiều cho lắm. Nhưng ngay đêm hôm ấy, cơn đau ruột thừa cấp tính đã cướp của AI đứa con yêu quý.

Anh đau đớn vô cùng vì biết rằng mình đã có thể cứu con thoát khỏi cái chết nếu như anh quan tâm hơn một chút và sớm phát hiện ra những tình huống nguy hiểm đang xảy ra với con mình. Cảm giác có lỗi cứ đeo đắng anh làm tình trạng sức khỏe của anh ngày càng tồi tệ. Người vợ quá đau buồn nên đã ra đi bỏ lại anh với đứa con nhỏ sáu tuổi. Anh tìm đến cà phê và men rượu như trốn tránh nỗi đau thương mất mát. Rồi anh trở nên nghiện rượu. AI dần dần mất đi mọi thứ mà anh có: gia đình, bạn bè, người thân, công việc, và cả những tác phẩm nghệ thuật của mình. Một năm sau đó, AI đã chết cô độc trong căn phòng của mình.

Khi nghe tin AI mất, tôi cũng như tất cả mọi người khinh miệt những ai đã hủy hoại mạng sống của mình vì một sai lầm của bản thân. "Thật uổng phí một con người tài năng". Tôi thầm nghĩ.

Thời gian trôi qua, tôi bắt đầu nhìn lại những phán quyết của mình. Ernie, cậu con trai của AI giờ đã thành một chàng trai thành công trong cuộc sống, tận tình và dễ mến với tất cả những ai từng tiếp xúc với anh. Khi nhìn những cử chỉ yêu thương của Ernie với các con, tôi có cảm giác anh được kế thừa từ một ai đó.

Một ngày nọ khi tôi có cơ hội trò chuyện với Ernie, tôi hỏi: "Làm sao anh có thể trở thành một người cha tuyệt vời với các con mình như vậy, trong khi cha anh lại... ?"

Ernie im lặng một lúc rồi tâm sự: "Trong ký ức của tôi, từ khi còn nhỏ đến lúc cha tôi qua đời, hằng đêm cha luôn vào phòng, hôn tôi và nói: "Cha rất yêu con, con trai ạ!".

Nước mắt tôi cứ lưng tròng, tôi thật nông cạn khi phán tội Al. Anh đã không để lại tài sản gì cho con. Dù đón đau, dù tuyệt vọng vì lỗi lầm nhưng tình thương của anh dành cho con thật vĩ đại. Anh đã để lại cho con trai mình một di sản vô giá, di sản của tình thương yêu.

- Thu Thơm Theo Internet

1
20 tháng 9 2016

1. Giải thích: 
- Quà tặng bất ngờ cuả cuộc sống: những giá trị vật chất, tinh thần mà người khác trao cho mình; những cơ hội, may mắn bất ngờ do khách quan đem lại.
- Nội dung của câu nói: khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, không nên trông chờ vào người khác. Cuộc sống của mỗi người do chính mỗi chúng ta tạo nên.

2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Trong cuộc đời của mỗi người đôi khi sẽ nhận được quà tặng bất ngờ từ cuộc sống. Khi đó ta sẽ có may mắn được hưởng niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời. Không thể phủ nhận ý nghĩa và giá trị của quà tặng bất ngờ mà cuộc sống đem lại cho con người, vấn đề là biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào.
- Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng, cuộc sống là một trường tranh đấu, cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, phức tạp. Muốn cuộc sống của chính mình tốt đẹp thì hãy tự mình làm nên cuộc sống. 
- Nhiều người khi nhận được quà tặng bất ngờ: có tâm lý chờ đợi, ỷ lại, thậm chí phung phí những quà tặng ấy. Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi những quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc sống.

3. Bài học nhận thức, hành động:
- Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, có ước mơ để làm nên những điều kỳ diệu cho cuộc sống của chính mình. 
- Phải thấy rằng, cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta.

20 tháng 9 2016

liệu đugns ko bk

 

Nghị luận quà tặng cuộc sống, Viết bài văni sản của chaK hi còn trẻ, AI vừa là một nghệ sĩ vừa là thợ gốm. Anh từng có một gia đình thật hạnh phúc với người vợ thân yêu và hai cậu con trai. Một đêm nọ, con trai lớn của anh đau bụng dữ dội. AI và vợ cứ nghĩ đó là con đau bình thường của trẻ con nên không quan tâm nhiều cho lắm. Nhưng ngay đêm hôm ấy, cơn đau ruột thừa cấp tính...
Đọc tiếp

Nghị luận quà tặng cuộc sống, Viết bài văn

i sản của cha

K hi còn trẻ, AI vừa là một nghệ sĩ vừa là thợ gốm. Anh từng có một gia đình thật hạnh phúc với người vợ thân yêu và hai cậu con trai. Một đêm nọ, con trai lớn của anh đau bụng dữ dội. AI và vợ cứ nghĩ đó là con đau bình thường của trẻ con nên không quan tâm nhiều cho lắm. Nhưng ngay đêm hôm ấy, cơn đau ruột thừa cấp tính đã cướp của AI đứa con yêu quý.

Anh đau đớn vô cùng vì biết rằng mình đã có thể cứu con thoát khỏi cái chết nếu như anh quan tâm hơn một chút và sớm phát hiện ra những tình huống nguy hiểm đang xảy ra với con mình. Cảm giác có lỗi cứ đeo đắng anh làm tình trạng sức khỏe của anh ngày càng tồi tệ. Người vợ quá đau buồn nên đã ra đi bỏ lại anh với đứa con nhỏ sáu tuổi. Anh tìm đến cà phê và men rượu như trốn tránh nỗi đau thương mất mát. Rồi anh trở nên nghiện rượu. AI dần dần mất đi mọi thứ mà anh có: gia đình, bạn bè, người thân, công việc, và cả những tác phẩm nghệ thuật của mình. Một năm sau đó, AI đã chết cô độc trong căn phòng của mình.

Khi nghe tin AI mất, tôi cũng như tất cả mọi người khinh miệt những ai đã hủy hoại mạng sống của mình vì một sai lầm của bản thân. "Thật uổng phí một con người tài năng". Tôi thầm nghĩ.

Thời gian trôi qua, tôi bắt đầu nhìn lại những phán quyết của mình. Ernie, cậu con trai của AI giờ đã thành một chàng trai thành công trong cuộc sống, tận tình và dễ mến với tất cả những ai từng tiếp xúc với anh. Khi nhìn những cử chỉ yêu thương của Ernie với các con, tôi có cảm giác anh được kế thừa từ một ai đó.

Một ngày nọ khi tôi có cơ hội trò chuyện với Ernie, tôi hỏi: "Làm sao anh có thể trở thành một người cha tuyệt vời với các con mình như vậy, trong khi cha anh lại... ?"

Ernie im lặng một lúc rồi tâm sự: "Trong ký ức của tôi, từ khi còn nhỏ đến lúc cha tôi qua đời, hằng đêm cha luôn vào phòng, hôn tôi và nói: "Cha rất yêu con, con trai ạ!".

Nước mắt tôi cứ lưng tròng, tôi thật nông cạn khi phán tội Al. Anh đã không để lại tài sản gì cho con. Dù đón đau, dù tuyệt vọng vì lỗi lầm nhưng tình thương của anh dành cho con thật vĩ đại. Anh đã để lại cho con trai mình một di sản vô giá, di sản của tình thương yêu.

- Thu Thơm Theo Internet

3
20 tháng 9 2016

woa hay hơ bữa nào đăng tiếp mình đọc nha

cảm ơn

20 tháng 9 2016

Đặng Khánh Ngọc bài này hay lắm đó, khi nào bạn đăng thì nói cho mình biết nha ! Cảm ơn bạn nhiều !