Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong rễ cây đậu nành có sự cộng sinh giữa rễ cây và vi khuẩn Rhizobium. Trong mối quan hệ cộng sinh này, cây cung cấp sản phẩm quang hợp cho đời sống và hoạt động của vi khuẩn ngược lại vi khuẩn có vai trò cố định N2 tự do từ không khí thành NH3 vừa cung cấp cho cây vừa cung cấp cho đất. Như vậy, việc chuyển sang trồng đậu nành trên mảnh đất đã trồng khoai trước đó lại có tác dụng bổ sungg và duy trì nitrogen trong đất.
Cấu tạo tế bào hay các enzyme đều có bản chất là các phân tử vô cơ, các chất này sinh vật cần hấp thụ qua quá trình hấp thụ (nước và muối khoáng ở thực vật) hay tiêu hóa thức ăn (ở động vật).
Vì vậy trong trồng trọt và chăn nuôi, muốn thu được năng suất cao, con người phải chú ý bổ sung đầy đủ các nguyên tố khoáng vi lượng, vitamin vào chế độ dinh dưỡng cho cây trồng và vật nuôi để cây trồng và vật nuôi có thể sinh trưởng tốt nhất, cho năng xuất cao nhất.
TL:
bởi chất lượng và dinh dưỡng ở mỗi loại đất là khác nhau.
_HT_
Một số cây trồng chuyển gene mang nhiều đặc tính tốt về năng suất và phẩm chất nhưng việc trồng và tiêu thụ các sản phẩm của cây trồng chuyển gene vẫn gây những tranh luận trái chiều ở nhiều nơi trên thế giới vì cây trồng chuyển gene có thể đem đến những rủi ro tiềm ẩn:
- Những biểu hiện không thể dự đoán được của gene được biến đổi hoặc tính chất không ổn định của gene được biến đổi có thể gây hại cho sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về kinh tế của người trồng.
- Gene kháng hoặc gene chống chịu có thể chuyển sang những sinh vật không chủ đích khác gây ra nhiều nguy hại như: sự phát triển cỏ dại hay siêu cỏ; sự phát triển của các loại sâu bệnh, vi khuẩn kháng thuốc;…
- Việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật tăng lên: Tại Châu Mỹ - La Tinh, nơi đậu nành biến đổi gen được trồng trên diện rộng, việc sử dụng thuốc diệt cỏ đã tăng vọt, đạt mức trên 550 lít/năm, gây ra hậu quả đáng lo ngại cho sức khỏe của những người dân nơi đây.
Tham khảo
Tác dụng của các biện pháp cải tạo đất là:
- Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới tiêu hợp lí: Khắc phục hạn hán, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động.
- Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí: Để tăng dinh dưỡng cho đất.
- Bón vôi cả tạo đất: Giảm chua.
- Luân canh cây trồng: Tăng vi sinh vật cố định đạm, tăng dinh dưỡng cho đất.
- Chậu 1 không tưới nước, chậu 2 tưới nước ít, chậu 3 tưới nước vừa phải, chậu 4 tưới quá nhiều nước.
- Sau 2 tuần ta nhận thấy:
1. Cây chết héo do thiếu nước, chiều cao $2$ $cm$
2. Cây phát triển chậm, chiều cao $15$ $cm$
3. Cây phát triển tốt, chiều cao $30$ $cm$
4. Cây bị úng nước chết, chiều cao $2$ $cm$
\(\rightarrow\) Nước giữ vai trò quan trọng là dung môi hòa tan các chất giúp cây hấp thụ và phát triển, vận chuyển các chất khoáng trong cây, quang hợp và thoát hơi nước. Qua đó quyết định chiều cao của cây.
- Khi bị xâm nhập mặn tức môi trường ưu trương, tức là môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan cao hơn so với nồng độ chất tan trong tế bào.
- Mà trong môi trường ưu trương, áp suất thẩm thấu của tế bào thấp hơn áp suất thấu của môi trường khiến cây sẽ không hút được nước và muối khoáng. Đó chính là nguyên nhân khiến cho cây sẽ chết hàng loạt.
Trong rễ cây đậu nành có sự cộng sinh giữa rễ cây và vi khuẩn Rhizobium. Quá trình này dựa trên nguyên tắc vi khuẩn chuyển hoá N2 phân tử sang dạng NH3 vừa cung cấp cho đất, vừa cung cấp cho cây. Vì thế chuyển sang trồng đậu nành trên mảnh đất đã trồng khoai trước đó (đất thiếu Nito dạng dễ hấp thụ) thì sẽ bổ sung và duy trì lượng nitrogen trong đất.