· Đối với sức khỏe con người

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2018

đây là mạng rồi nha

27 tháng 12 2018

Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại trái cây thơm ngon. Biết bao loại cây, mỗi loại lại có một dáng vẻ, một công dụng khác nhau. Chuối là một loài cây đã vô cùng quen thuộc, gần gũi với làng quê. Đi khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối xanh tốt vươn lên từ bờ ao, bờ sông.

Chuối là loại cây có quả được ăn rộng rãi nhất. Nguồn gốc của cây chuối là từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó đã được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối có mặt ở ít nhất 107 quốc gia. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối để ăn đều thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời.

Chuối thường được trồng nhiều ở nông thôn và miền núi. Vì là loài ưa nước nên nó thường mọc ở bên bờ sông, bờ suối. Thân chuối thẳng, nhẵn bóng như cái cột nhà. Thân chuối do nhiều bẹ chuối ôm lấy nhau tạo thành. Bẹ ở ngoài thường có màu đậm hơn, bẹ nằm chính giữa thì có màu trắng. Thân chính này là một thân giả của chuối. Nõn chuối màu xanh non, có hình dạng giống cuốn thư thời xưa. Cây chuối có rất nhiều tàu lá, lá chuối to như tấm phản, gân lá to chạy dọc phiến lá. Lúc lá chuối còn tươi thì có màu xanh nhạt, lúc già thì rũ xuống thân cây, chuyển thành màu nâu. Hoa chuối lúc mới ra thì hướng thẳng lên trời, sau quay sang ngang rồi đâm xuống đất. Sau khi hoa chuối già, bẹ ở ngoài rụng hết thì bắt đầu phát triển thành quả. Một buồng chuối có nhiều nải chuối, thường là 10 nải. Những buồng chuối có khi dài từ đỉnh xuống tận gốc, trĩu nặng cả thân cây. Quả chuối màu xanh lúc còn non, khi chín chuyển thành vàng, trông như vầng trăng lưỡi liềm.

Chuối có rất nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng không cần bỏ đi. Quả chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Ăn chuối còn có tác dụng làm đẹp cho da. Quả chuối xanh ăn kèm với thịt luộc và thường được nấu kèm với cá, ốc, trai..., vừa khử tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng. Lá chuối tươi dùng để gói quà, gói bánh. Lá chuối khô có thể làm chất đốt hoặc dây buộc. Củ chuối, hoa chuối thì nấu canh hoặc làm món nộm, salad. Thân chuối xái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hạt chuối có thể làm một vị thuốc tốt trong Đông y. Chuối có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày Tết, trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình không thể thiếu một nải chuối để cúng tổ tiên. Chuối vốn dĩ chỉ trồng để ăn quả nhưng hiện nay nó còn được dùng để trang trí trong nhà. Tàu lá rộng, xanh mướt của chuối tạo cảnh quan đẹp mắt, mang lại cảm giác tươi mới, êm đềm, tin cậy tượng trưng cho tình yêu của mẹ thiên nhiên. Những năm tháng chiến tranh đói ăn, đói mặt, chuối là nguồn thực phẩm dồi dào đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người.

Chuối cũng khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ta quả dài như lưỡi liềm, chuối tây quả tròn và ngắn hơn, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc. Chuối ngự quả ngắn nhưng ruột vàng và có vị rất thơm ngon. Khi xưa, chuối ngự là món ăn hoàng gia, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Chuối ngự chính lá đặc sản của cùng Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam

Cây chuối mọc thành từng bụi và được trồng bằng cách tách rời thân non đem trồng thành bụi mới. Ta nên trồng chuối ở nơi gần nguồn nước như ao, hồ để tiện tưới tắm. Chuối là loại cây dễ trông và phát triển khá nhanh nên không cần tốn công chăm sóc.
Nguyễn Trãi đã từng làm bốn câu thơ về cây chuối, gọi là “Ba tiêu” :
“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm 
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm 
Tình thư một bức phong còn kín, 
Gió nơi đâu gượng mở xem”
Trải qua bao nhiêu năm nữa, chuối vẫn sẽ có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam.

Nguồn : Thuyết minh về cây chuối lớp 9 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu cây chuối tiêu, tây

31 tháng 8 2016
1. Giải thích: Đây là câu nói nổi tiếng của M.L.King- nhà hoạt động nhận quyền Mỹ gốc Phi, từng đạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964.
- Con người luôn phải đối diện nhiều vấn đề trong cuộc sống vì thế cũng phaỉ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc- xót xa là một trong những cảm xúc đó. Đó là cảm giác đau đớn, nhức nhối..
- Xót xa vì cái gì?
+ Hành động và lời nói của kẻ xấu- những kẻ kém đạo đức. Chúng làm nhiều việc trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, gây tổn hại về kinh tế và đời sống tinh thần.
+ Xot xa vì sự im lặng của người tốt. Đó là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường của người người mà từ trước đến nay ta trân trọng.
  Ý kiến này khẳng định: sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu.
2. Bình luận
- Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người: xấu và tốt. Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị
- Tại sao chúng ta lại thấy xót xa vì sự im lặng của những người tốt? Bởi vì họ đã không dám lên tiếng, không dám đấu tranh để cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Chính sự im lặng của những người tốt làm cho xã hội trở nên bất ổn, con người mất hết niềm tin vào những điều tốt đẹp.
- Tai sao họ im lặng? Vì họ thấy bất lực. Họ thấy cô độc. Họ mất niềm tin...
- Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiên nay. Con người ngày càng trở nên vô cảm.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Phải nhận thức rõ nhưng việc làm tốt – xấu xunh quanh cuộc sống của mình.Không làm ngơ trước cái xấu, cái ác.
-Hãy ủng hộ việc làm của những người tốt, hảy chia sẻ với họ, bảo vệ họ để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để...
Đọc tiếp

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...

Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.k

Những cái "buồn" của nhân vật 'tôi' thể hiện như thế nào? Qua đó em hiểu ý nghĩ của n.v tôi như thế nào?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

* Những cái "buồn" của nhân vật tôi thể hiện trong truyện:

- Ông giáo buồn khi muốn đỡ đần, giúp đỡ lão Hạc nhưng lão nhận ra sự khó chịu của thị - vợ ông giáo. Nên từ đó lão xa ông giáo dần, từ chối gần như hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo.

- Ông giáo buồn khi biết tin lão Hạc xin Binh Tư bả chó. Ông giáo nghĩ lão Hạc đến bước đường cùng cũng trở nên tha hóa, nối gót Binh Tư, đi bắt chó nhà hàng xóm để có miếng ăn.

- Ông giáo buồn khi hóa ra cuộc đời vẫn đáng buồn khi cái sự nghèo khiến con người dễ bị tha hóa (như Binh Tư) hoặc bị dồn vào đến bước đường cùng (như lão Hạc), phải chọn cái chết để giữ lương tri và lòng tự trọng

* Những điều "buồn" cho thấy ông giáo là người giàu tình cảm, có tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Biết nghĩ và biết thương người. Chỉ có điều nhận thức được những điều ấy mà không đủ sức mạnh để thay đổi, chuyển suy xã hội nên chỉ biết đau lòng, khóc và thương cho những kiếp người bất hạnh.

9 tháng 4 2020

Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong 36 tỉnh, thành phố của Việt Nam, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng ngàn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa.

Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Xét về khía cạnh kinh tế, biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch... Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.

Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo các điều tra về nguồn lợi thủy hải sản, tính đa dạng sinh học, trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loại thực vật phù du, 225 loài tôm biển... Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1 - 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 - 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước.

Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, người ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn... được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.

Biển Việt Nam đã cho thấy nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước..., các di tích lịch sử và văn hóa như cố đô Huế, phố cổ Hội An, tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm... đều được phân bố ở vùng ven biển.

Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, đáy biển; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền...; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, vùng ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen.

Xét về mặt an ninh quốc phòng, biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có ý nghĩa phòng thủ chiến lược rất quan trọng.

9 tháng 4 2020

Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong 36 tỉnh, thành phố của Việt Nam, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng ngàn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa.

Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Xét về khía cạnh kinh tế, biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch... Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.

Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo các điều tra về nguồn lợi thủy hải sản, tính đa dạng sinh học, trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loại thực vật phù du, 225 loài tôm biển... Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1 - 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 - 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước.

Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, người ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn... được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.

Biển Việt Nam đã cho thấy nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước..., các di tích lịch sử và văn hóa như cố đô Huế, phố cổ Hội An, tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm... đều được phân bố ở vùng ven biển.

Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, đáy biển; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền...; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, vùng ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen.

Xét về mặt an ninh quốc phòng, biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có ý nghĩa phòng thủ chiến lược rất quan trọng.

9 tháng 4 2020

Việt Nam nằm ở bờ tây của Biển Đông. Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Biển Đông đã tạo cho Việt Nam có một vị trí chiến lược thuận lợi, với bờ biển trải dài khoảng 3.260km trải dài từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang. Trong số 63 tỉnh, thành phó của nước ta có 28 tỉnh, thành phó giáp biển, diện tích các huyện ven biển chiếm 17% tổng diện tích cả nước và là nơi sinh sống của hơn 1/5 dân số cả nước.

Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven biển từ hàng nghìn năm nay, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao lưu với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Với bờ biển dài và được án ngữ bởi hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền và quyền chủ quyền đối với trên 1 triệu kmvới hơn 3.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ.

Biển Đông cung cấp nguồn hải sải rất quan trọng. Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 động vật đáy, hơn 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trịnh kinh tế cao), có khoảng hơn 650 loài rong biển, gần 1.200 loài động vật, thực vật phù du, hơn 220 loài tôm… Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về thủy sản Việt Nam: “Kinh tế thủy sản tăng trưởng liên tục bình quân 5-7%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2006 tăng 250 lần so với năm 1981. Năm 2006, tổng sản lượng thủy sản đạt gần 3,7 triệu tấn, chủ yếu khai thác từ biển (1,8 triệu tấn) và nuôi nước lợ (1 triệu tấn); năm 2008 đạt 4,6 triệu tấn; năm 2009 đạt 4,85 triệu tấn”. Nguồn lợi thủy sản phong phú, dồi dào góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ năm về xuất khẩu thủy sản trên thế giới, đứng thứ ba về sản lượng nuôi tròng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản.

Dựa vào Biển Đông, Việt Nam có thể phát triển mạnh những ngành kinh tế như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch… Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 10 điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm. Biển Đông được coi là coi đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Ma lắc ca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Phi - líp - pin, In - đô - nê - xia, Xin - ga - po đến Ốt - xây - lia và Niu Di lân… Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyết đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất của thềm lục địa nước ta. Đến nay đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn… được đánh giá có trữ lượng dầu khi lớn và khai thác thuận lợi. Theo số liệu Bộ Ngoại giao công bố: Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long… đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm này là 0,9 đến 1,2 tỷ mdầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ mkhí. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ mkhí. Hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 6 mỏ ở thềm lục địa phía Nam, gồm: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đồng, Hồng Ngọc và Bunga Kekwa - Cái Nước. Cùng với việc khai thác dầu, hàng năn phải đốt bỏ gần 1 tỷ mkhí đồng hành, bằng số nhiên liệu cung cấp cho một nhà máy điện tubin khí có công suất 300MW. Để tận dụng nguồn khí này, Chính phủ đầu tư xây dựng Nhà máy Điện khí Bà Rịa và Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), hiện nay đã đi vào hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và điện trong nước.

Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế Việt Nam. Do đặc điển kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động… tạo thành một quần thể du lịch hiếm có như: Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long, Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng… Hệ thống gần 82 hòn đảo lớn, nhỏ cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Trên đất liền có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: Hạ Long, Bích Động, Non Nước…, các di tích lịch sử văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm… phân bố ngay tại vùng ven biển. Những điều kiện trên, rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tắm biển, du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, du lịch thể thao…

Theo Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, góp phần cải thiện đời sống cho Nhân dân vùng biển. 

Với tiềm năng, lợi thế của Biển Đông đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đòi hỏi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan tới biển, đảo: Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước. Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.