Câu 1.Dãy núi cao, như bức tường thành đồ sộ ở châu Phi:
A. Đrê-ken-béc. B.Cooc-đi-e. C.An pơ. D. An-đet.
Câu 2 .Môi trường nào có khí hậu nóng khô vào mùa hạ, mưa nhiều vào thu, đông ở châu Phi?
A.nhiệt đới. B.xích đạo ẩm. C. hoang mạc. D.địa trung hải.
Câu 3.Các hoang mạc ở châu Phi lan ra sát bờ biển vì:
A.có dòng biển nóng chảy sát bờ biển. B. có các dòng biển lạnh chảy ở ven bờ.
C.đường bờ biển ít bị chia cắt. D. có 2 đường chí tuyến đi qua.
Câu 4 .Càng xa Xích đạo, lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa, xa van cây bụi là đặc điểm của môi trường nào ở châu Phi?
A. Nhiệt đới. B.Xích đạo ẩm . C.Hoang mạc. D.Địa trung hải
Câu 5.Khu vực Bắc Phi và Nam Phi chủ yếu nằm trong môi trường có khí hậu
A.nhiệt đới. B.xích đạo ẩm. C.cận xích đạo. D. địa trung hải
Câu 6. Kiểu môi trường nào không có ở châu Phi?
A. Nhiệt đới. B.Xích đạo ẩm . C.Ôn đới lục địa . D.Địa trung hải
Câu 7.Nguyên nhân cơ bản nhất khiến châu Phi có khí hậu nóng quanh năm là
A.có nhiều hoang mạc. B.đại bộ phận nằm giữa 2 chí tuyến .
C.nhiều dòng biển nóng . D.diện tích rộng lớn.
Câu 8.Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu châu Phi?
A.Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C . B.Nhiều nơi khô hạn .
C.Lượng mưa giảm về phía 2 chí tuyến. D.Lượng mưa phân bố rất không đều
Câu 9.Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên Châu Phi?
A.Đường bờ biển ít bị chia cắt. B. Khí hậu nóng quanh năm.
C. Rất ít núi cao và đồng bằng thấp D. Nghèo khoáng sản
Câu 10.Các môi trường tự nhiên ở châu Phi nằm đối xứng qua
A. Chí tuyến Bắc B. Xích đạo C. Chí tuyến Nam D. Vòng cực Bắc
Câu 11. Châu Phi không giáp với biển và đại dương nào?
A.Đại Tây Dương. B.Biển Đỏ. C. Địa Trung Hải D. Thái Bình Dương
Câu 12. Phần lớn diện tích hoang mạc Xa-ha-ra thuộc khu vực nào của châu Phi?
A. Bắc Phi. B.Trung Phi . C.Nam Phi . D.Tây Phi
Câu 13.Dạng địa hình chính ở châu Phi là
A.sơn nguyên, bồn địa thấp. B.núi cao. C.đồng bằng. D.núi thấp
Câu .Châu Phi là châu lục có diện tích lớn thứ mấy trên thế giới?
A.1. B.2. C.3. D. 4.
Câu 14.Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm giữa
A.chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. B.chí tuyến Bắc và vòng cực Bắc.
C.chí tuyến Nam và vòng cực Nam. D. vòng cực Bắc và cực Bắc.
Câu 15.Các thành phố trên 1 triệu dân ở châu Phi tập trung chủ yếu ở
A.cao nguyên. B.bồn địa. C.sơn nguyên. D. ven biển.
Câu 16.Châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
A. thấp nhất thế giới B. cao nhất thế giới.
C.bằng trung bình thế giới. D. xếp thứ 2 thế giới.
Câu 17 . Đặc điểm nào không đúng với sự phát triển kinh tế của phần lớn các nước châu Phi?
A.phát triển nhanh. B. chuyên môn hóa phiến diện.
C.chú trọng trồng cây công nghiệp nhiệt đới. D. khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
Câu 18.Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các nước châu Phi là
A.máy móc, thiết bị B.khoáng sản chưa chế biến, sản phẩm cây công nghiệp.
C.lương thực. D. hàng tiêu dùng.
Câu 19.Các tuyến đường sắt quan trọng của châu Phi chủ yếu phục vụ cho hoạt động
A. vận chuyển hàng hóa trong nước B. vận chuyển hành khách.
C. xuất khẩu nông sản, khoáng sản. D.nhập khẩu hàng tiêu dùng.
Câu 20.Ngành chiếm tỉ trọng lớn trong nông nghiệp ở châu Phi là
A. trồng trọt. B.thủy sản.
C. chăn nuôi. D.trồng và khai thác rừng.
Câu 21 .loại cây được trồng trong các đồn điền với quy mô lớn theo hướng chuyên môn hóa để phục vụ cho xuất khẩu là
A. cây công nghiệp. B.cây lương thực.
C. cây dược liệu. D. cây ăn quả.
Câu 22.loại cây chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt, hình thức canh tác nương rẫy còn khá phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón, chủ yếu dựa vào sức người là
A. cây công nghiệp lâu năm. B.cây lương thực.
C. cây công nghiệp hàng năm. D.cây ăn quả.
Câu 23.Đặc điểm nào không đúng với đặc điểm nền kinh tế châu Phi:
A.phát triển theo hướng chuyên môn hóa phiến diện.
B.phụ thuộc vào thị trường bên ngoài.
C.công nghiệp chiếm vị trí chủ đạo.
D.phần lớn các nước có nền kinh tế chậm phát triển.
Câu 24.Nền kinh tế Bắc Phi phát triển chủ yếu dựa vào
A. trồng cây công nghiệp. B. thu thuế giao thông hàng hải qua kênh đào Xuy-ê.
C. chăn nuôi gia súc lớn. D. xuất khẩu dầu mỏ, phốt phát và du lịch.
Câu 25.Thảm thực vật tiêu biểu ở môi trường địa trung hải Bắc Phi
A. rừng rậm B. rừng lá kim C. rừng cây bụi lá cứng D. rừng lá rộng
Câu 26.Dân cư khu vực Bắc Phi chủ yếu thuộc chủng tộc
A.Môn-gô-lô-ít B.Ơ-rô-pê-ô-it C.Nê-grô-it D. Ôx-tra-lô-it
Câu 27. Dầu mỏ khí đốt của châu Phi tập trung chủ yếu ở
A.Bắc Phi B. Nam Phi C.Trung Phi D. Đông Phi
Câu 28.Đặc điểm kinh tế nổi bật của khu vực Bắc Phi là
A. kinh tế tương đối phát triển B. kinh tế chậm phát triển
C. kinh tế phát triển rất chênh lệch. D. trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền
Câu 29.Khu vực có tỉ lệ dân thành thị cao nhất châu Phi là
A. Bắc Phi B.Trung Phi C. Nam Phi D. Đông Phi
Câu 30.Kênh đào Xuy-ê nối Biển Đỏ với biển
A. Địa Trung Hải. B.Ca-xpi. C.Biển Đen. D. Biển Ban Tích
Câu 31.Tín ngưỡng chủ yếu ở Bắc Phi là
A.Đạo Hồi. B. Thiên chúa giáo. C.Đạo Tin lành. D. Đạo Phật.
Câu 32.Dãy Atlat thuộc khu vực nào của châu Phi?
A.Bắc Phi B. Nam Phi C.Trung Phi D. Đông Phi
Câu 33. Đường Xích đạo đi qua khu vực nào của châu Phi?
A. Bắc Phi B.Trung Phi C. Nam Phi D. Đông Nam châu Phi.
Câu 34.Đặc điểm kinh tế nổi bật của khu vực Trung Phi là
A. kinh tế tương đối phát triển B. kinh tế chậm phát triển
C. kinh tế phát triển rất chênh lệch. D.chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn hơn trồng trọt
Câu 35.Dân cư khu vực Trung Phi chủ yếu thuộc chủng tộc
A.Môn-gô-lô-ít B.Ơ-rô-pê-ô-it C.Nê-grô-it D. Ôx-tra-lô-it
Câu 36.Khu vực đông dân nhất châu Phi là
A.Bắc Phi. B.Trung Phi. C. Tây Phi. D. Đông Phi.
Câu 37.Dãy Đrê-ken-bec thuộc khu vực nào của châu Phi?
A.Bắc Phi. B. Nam Phi. C.Trung Phi. D.Tây Phi.
Câu 38. Phần lớn diện tích hoang mạc Ca-la-ha-ri thuộc khu vực nào của châu Phi?
A. Bắc Phi. B.Trung Phi . C.Nam Phi . D.Tây Phi
Câu 39.Cộng hòa Nam Phi đứng đầu thế giới về khai thác
A. dầu mỏ. B.kim cương. C. vàng. D. uranium.
Câu 40.Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Phi là
A. Ai Cập B.An-giê-ri. C.Ni-giê-ri-a. D. Cộng hòa Nam Phi.
Câu 41.Tín ngưỡng chủ yếu ở Nam Phi là
A.Đạo Hồi. B. Thiên chúa giáo. C.Đạo Tin lành. D. Đạo Phật.
Câu 42 .Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình hơn
A.900 m. B. 1000 m. C.1100 m. D. 1200 m.
Câu 43.Dãy Đrê-ken-bec của Nam Phi có độ cao trung bình trên
A.1000 m. B. 1500 m. C.2000 m. D. 3000 m.
Câu 44.Trên các đồng bằng duyên hải và sườn núi hướng ra phía biển ở khu vực Nam Phi phát triển
A. rừng thưa. B.xa van. C. rừng rậm nhiệt đới bao phủ. D. thảo nguyên.
Câu 45.Dải đất hẹp ở cực Nam của Nam Phi có khí hậu
A. nhiệt đới. B.xích đạo ẩm . C.ôn đới lục địa . D.địa trung hải.
Câu 46.Phần trung tâm của khu vực Nam Phi trũng xuống tạo thành
A. bồn địa Sát. B. bồn địa Nin Thượng.
C. bồn địa Công-gô. D. bồn địa Calahari
Câu 47.Phần phía đông của khu vực Nam Phi thời tiết quanh năm nóng ẩm do ảnh hưởng của dòng biển
A.Mũi Kim, Mô-dăm-bích. B.Ben-ghê-la C. Ca-na-ri. D. Ghi-nê
Câu 48.Thảm thực vật tiêu biểu ở môi trường địa trung hải Bắc Phi:
A. rừng rậm B.xa van cây bụi C. rừng cây bụi lá cứng D. rừng thưa.
Câu 49.Toàn bộ lục địa Phi có thể coi là một khối cao nguyên khổng lồ với độ cao trung bình
A. 650 m. B.700 m. C.750 m. D. 800 m.
Câu 50.Thảm thực vật tiêu biểu ở môi trường nhiệt đới châu Phi:
A. rừng rậm. B.rừng thưa, xa van cây bụi. C. rừng cây bụi lá cứng. D.thảo nguyên.
Câu 11. Sự pha trộn văn hóa của các tộc người đã hình thành ở Trung và Nam Mỹ một nền văn hóa
A. Mỹ La Tinh độc đáo.
B. In-ca.
C. A-dơ-tếch.
D. May-a.
Câu 12. Rừng A-ma-dôn có diện tích là
A. hơn 4 triệu Km2.
B. hơn 5 triệu Km2.
C. hơn 6 triệu Km2.
D. hơn 7 triệu Km2.
Câu 13. Rừng A-ma-dôn thuộc loại
A. rừng nhiệt đới
B. rừng lá rộng
C. rừng lá kim
D. rừng cận nhiệt.
Câu 14. Rừng A-ma-dôn ở Bra-xin năm 1970 có diện tích
A. hơn 4 triệu Km2.
B. hơn 5 triệu Km2.
C. hơn 6 triệu Km2.
D. hơn 7 triệu Km2.
Câu 15. Dân cư chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ hiện nay là
A. người Anh điêng
B. người Exkimo
D. Người gốc Âu
D. Người lai
Câu 16. Thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của
A. nông dân.
B. làng xã.
C. địa chủ.
D. nhà nước.
Câu 17. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương
A. Đánh du kích
B. phòng thủ
C. tiến công trước để tự vệ
D. đánh lâu dài
Câu 18.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tạo thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Ý nào nào sau đây không phản ánh đúng nội dung của 4 câu thơ trên?
A. đánh đòn tâm lý vào kẻ thù khiến chúng hoang mang, lo sợ.
B. Tự hào về chiến thắng của nhân dân Đại Việt.
C. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt.
D. Khẳng định chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Câu 19. Người lãnh đạo kháng chiến chống Tống năm 981 là
A. Đinh Bộ Lĩnh.
B. Lý Công Uẩn.
C. Lê Hoàn.
D.Trần Quốc Tuấn.
Câu 20. Âm mưu của Mông Cổ trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 1 là
A. xâm lược Đại Việt để giải quyết những khó khăn trong nước.
B. xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Nam Tống.
C. xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Chăm-Pa.
D. xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công các nước phía nam Đại Việt.
Câu 21. Chủ trương được nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên.
A. tiêu diệt đoàn thuyền lương của địch.
B. chặn đánh địch ngay từ khi kẻ địch tiến vào nước ta.
C. kiên quyết giữ vững thành Thăng Long, đào chiến luỹ để chống giặc.
D. thực hiện “vườn không nhà trống”.
Câu 22. Câu nói “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của
A. Trần Quốc Tuấn.
B. Trần Quang Khải.
B. Trần Thủ Độ.
D. Trần Quốc Toản.
Câu 23 người được giao trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên là
A. Trần Quốc Tuấn.
B. Trần Quang Khải.
B. Trần Thủ Độ.
D. Trần Quốc Toản.
Câu 24. Nhà Hồ ra đời năm
A. 1009.
B. 1226.
C. 1400.
D. 1428..
Câu 25. Năm 1397 xảy ra sự kiện
A. Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi.
B. Hồ Quý Ly ép vua rời đô vào Thanh Hoá.
C. Hồ Quý Ly đổi tên nước là Đại Ngu.
D. Triều đại nhà Hồ kết thúc.
Câu 26. Những năm đầu cuộc kháng chiến, nghĩa quân không gặp những khó khăn
A. căn cứ nhiều lần bị bao vây.
B. lực lượng còn ít.
C. thiếu lương thực.
D. không được ai ủng hộ.
Câu 27. Nguyễn Chích đề ra kế hoạch
A. vườn không nhà trống.
B. dương đông kích tây.
C. rút quân vào Nghệ An.
D. tiến quân ta bắc.
Câu 28. Năm 1416 đã xảy ra sự kiện
A. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
B. Nghĩa quân Lam Sơn rút vào Nghệ An.
C. Lê Lợi cùng 18 hào kiệt tổ chức hội thề.
D. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi.
Câu 30. Những năm tháng đầu cuộc kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn từng mấy lần phải rút lên vùng núi Chí Linh?
A. 1 lần. B. 2 lần.
C. 3 lần. D. 4 lần.
B. TỰ LUẬN
Câu 1 Trình bày phương thức khai thác bền vững tài nguyên rừng ở Bắc Mỹ?
=>
Phương thức khai thác bền vững tài nguyên rừng :
- Thành lập các vườn quốc gia , khai thác có chọn lọc và để rừng tái sinh tự nhiên , quy định trồng mới sau khi khai thác , phòng chống cháy rừng ,..
Phương thức khai thác bền vững tài nguyên nước :
- Quy định xử lí nước thải , ban hành Đạo luật nước sạch ,.. Tài nguyên nước được khai thác tổng hợp nhằm tăng hiểu quả sử dụng và mang tính bền vững trong khai thác
Phương thức khai thác bền vững tài nguyên đất :
- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng " nông nghiệp xanh " , ứng dụng khoa học - công nghệ trong quá trình sản xuất , nhờ đó đem lại năng xuất cao , đồng thời bảo vệ tài nguyên đất
Phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản :
- Các nước Bắc Mỹ đã có nhiều biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiểu quả tài nguyên khoáng sản , đồng thời đẩy mạnh và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế
Câu 2 Bằng kiến thức đã học em hãy nêu sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc - Nam ở Trung và Nam Mỹ?
=>
Đới khí hậu
Mùa hạ nóng
Mùa đông ẩm
Câu 3 Đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ có đặc điểm gì nổi bật?
=>
Trung và Nam Mỹ là khu vực đô thị hóa . Tỉ lệ dân khoảng 80%
Một số nơi ở Trung và Nam Mỹ có tốc độ đô thị hóa mang tính tự phát làm nảy sinh nhiều vấn đề : thất nghiệp , tệ nạn xã hội , ô nhiễm môi trường ,..
Câu 4 Hãy phân tích phương thức con người khai thác và bảo vệ rừng A-ma-dôn ở Trung và Nam Mỹ?
=>
Phương thức , khai thác :
Canh tác nông nghiệp
+ Chăn nuôi bò
+ Trồng đậu nành
+ Lấy gỗ
- Làm đường giao thông
- Phát triển thủy điện
- Khai thác khoáng sản
Biện pháp :
+ các nước kí hiệp ước bảo vệ môi trường rừng
+ hạn chế khai thác gỗ
+ tăng cường các luật bảo vệ môi trường
+ trồng lại các vùng bị mất hết cây rừng
+ khuyến khích phát triển nông nghiệp đi đôi với tôn trọng rừng
+ mở rộng các khu bảo tồn
+ hỗ trợ tài chính
+ đẩy mạnh vai trò công cộng bản địa
Câu 5 Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
- Từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên em hãy rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc bảo vệ đất nước trong thời đại hiện nay?
=>
Nguyên nhân :
- Truyền thống yêu nước , đoàn kết chiến đấu dũng cảm của quân dân nhà Trần
- Nhà Trần đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn , sáng tạo
- Sự lãnh đạo tài giỏi của vua Trần và các tướng ( Trần Thủ Độ , Trần Quốc Tuấn , Trần Quang Khải ,...)
Bài học :
đẩy mạnh tinh thần đoàn kết của nhân dân
đề ra những kế sách đánh giặc đúng đắn và sáng tạo
trọng dụng nhân tài
Câu 7 Giải thích nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
=>
Nguyên nhân thắng lợi :
+Nhân dân ta có lòng yếu nước nồng nàn , ý chí và quyết tâm dành lại độc lập cho dân tộc . Toàn dân đồng lòng đoàn kết chiến đấu
+ Do đường lối lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân , đứng đầu là các vị lãnh tụ kiệt xuất như Lê Lợi và Nguyễn Trãi , cùng với các vị tướng tài Nguyễn Chích , Nguyễn Xí , Nguyễn Biểu , ...