CÂY BÀNG VUÔNG

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CÂY BÀNG VUÔNG

Bàng vuông ở Trường Sa là một cây thân gỗ với vóc dáng khá lớn, lá của nó to hơn bàn tay người lớn. Một trong những đặc điểm của tất cả loài cây tồn tại được trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa, trong đó có bàng vuông là sự dẻo dai và khả năng chống chọi kì diệu trước phong ba bão táp.

Có lẽ điều làm cho bàng vuông trở nên đặc biệt so với các loài cây khác trên đảo và khiến chúng trở nên lãng mạn, trở thành biểu tượng của cái đẹp ở Trường Sa là bởi hoa của bàng vuông rất đẹp. Bàng vuông không nở hoa nhiều, nhưng mỗi lần cây cho hoa đều là một sự kiện. Từng cánh trắng muốt bung nở ra một chùm nhụy tăm dài với đầu phớt tím. Nhiều nhà văn, nhà báo ra Trường Sa đã gọi hoa bàng vuông là hoa quỳnh biển. Nằm trong những cánh trắng muốt tinh khiết là chùm nhụy dài thanh thoát như thân váy của cô nàng công chúa, chùm nhụy là trung tâm thu hút sự chú ý.

Những năm trước đây, điều kiện ở đảo còn thiếu thốn, khi đón tết, các chú bộ độ hải quân đã thử lấy lá bàng vuông gói bánh chưng. Giờ đây thì mọi thứ đã đầy đủ hơn, và lá bàng vuông vẫn xòe tán rộng làm nơi che nắng, giải lao, sinh hoạt, đọc sách báo của các chú bộ đội.

Cây bàng vuông cũng được chọn làm quà tặng cho các đoàn công tác từ đất liền ra như một thông điệp gửi gắm về Đất Mẹ, rằng những người lính Trường Sa vẫn ngày đêm bảo vệ biển đảo, để cuộc sống sinh sôi, đơm hoa kết trái.

Nguyễn Xuân Thủy

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 3, 5, 6 và trả lời các câu hỏi còn lại

1. Cây bàng vuông có đặc điểm gì giống với tất cả các loài cây tồn tại được trên các đảo trong quần đảo Trường Sa ?

A. Cây thân gỗ với vóc dáng khá lớn.

B. Lá to hơn bàn tay người lớn.

C. Dẻo dai, có khả năng chống chọi với phong ba bão táp

D. Được nhiều người nhắc đến khi nói về quần đảo Trường Sa.

2. Điều gì làm cho bàng vuông trở nên đặc biệt so với các loài cây khác trên đảo và khiến chúng trở nên lãng mạn, trở thành biểu tượng của cái đẹp ở Trường Sa?

A. Thân cây bàng vuông dẻo dai.

B. Hoa bàng vuông rất đẹp.

C. Bàng vuông không nở hoa nhiều.

D. Mỗi lần cây nở là một “sự kiện.

3. Tại sao nhiều nhà văn nhà báo ra Trường Sa đã gọi hoa bàng vuông là hoa quỳnh biển?

A. Bàng vuông không nở hoa nhiều, nhưng mỗi lần cây cho hoa là một sự kiện.

B. Nằm trong những cánh trắng muốt tinh khiết là chùm nhụy dài thanh thoát.

C. Đóa bàng vuông có chùm nhụy là trung tâm thu hút sự chú ý của mọi người.

D. Khi nở, hoa bàng vuông có hình dáng, màu sắc, mùi hương gần giống với hoa quỳnh ở đất liền.

 4. Tán cây bàng vuông đem lại lợi ích gì cho các chú bộ đội trên đảo Trường Sa?

 

5. Theo em, vì sao cây bàng trong bài được đặt tên là cây bàng vuông?

A. Dễ phân biệt với các cây bàng khác ở đất liền.

B. Vì cây có hoa đặc biệt.

C. Vì lá cây dùng để gói bánh chưng hình vuông

D. Tên của cây được đặt theo hình dáng của quả.

6. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?

A. đặc điểm, dẻo dai, thiếu thốn, gửi gắm, sinh sôi

B. dẻo dai, thanh thoát, thiếu thốn, gửi gắm, sinh sối

C. đặc điểm, thanh thoát, thiếu thốn, đầy đủ, gửi gắm

D. dẻo dai, thanh thoát, thiếu thốn, tồn tại, sinh sôi

Trả lời câu hỏi sau

 7. Thêm vào chỗ chấm trong các câu văn sau trạng ngữ chỉ mục đích

.........................................................................., các chú bộ đội thường chọn cây bàng vuông làm quà tặng cho các đoàn công tác từ đất liền ra

8. Đặt một câu có hình ảnh nhân hóa nói về cây bàng vuông.

 

 

9. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ của câu sau:

Một trong những đặc điểm của tất cả các loài cây tồn tại được trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa, trong đó có bàng vuông, là dẻo dai và khả năng chống chọi kì diệu trước phong ba bão táp.

10. Nếu được chọn một món quà từ đất liền tặng các chú bộ đội Trường Sa, em sẽ chọn quà gì? Vì sao?

1
21 tháng 2 2022

Câu 1: Câu nè tất cả đều đúng mà bạn ơi Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: Tán lá bàng đem lại lợi ích cho các chú bộ đội là các chú bộ đội thường lấy lá bàng vuông gói bánh chưng. Bây giờ vật dụng ở đây đã đầy đủ hơn nhưng họ vẫn lấy lá bàng vuông làm ô che nắng, giải lao, đọc sách và sinh hoạt của các chú bộ đội. Câu 5: D Câu 6: B ( dẻo dai, thanh thoát, thiếu thốn, gửi gắm, sinh sôi ko phải là sinh sối nhé bn ) Câu 7: Như một thông điệp để gửi gắm đất mẹ rằng những người lính Trường Sa vẫn ngày đêm bảo vệ biển đảo, để cuộc sống sinh sôi, đâm hoa kết trái Câu 8: Anh bàng vuông có vóc dáng khá lớn, lá của anh to hơn cả bàn tay người lớn. Câu 9: Chủ ngữ trong câu trên là: Một trong những đặc điểm của tất cả các loài cây tồn tại được trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa, trong đó có bàng vuông. Câu 10: Nếu được chọn món quà từ đất liền tặng các chú bộ đội Trường Sa, em sẽ chọn quà là một khẩu súng ( haha, để bảo vệ đảo tốt hơn đó ). Mình ko chắc với đáp án của mình nên sai thì giúp mình sửa nha!!! Cảm ơn nhiều!

13 tháng 2 2022

7. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ của câu sau :

bạn gạch 1 gạch vào

''Quần đảo Trường Sa'' nhé

<p class=">HT  
VỀ THĂM BÀThanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ :- Bà ơi !Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.- Cháu đã về đấy ư ?Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ...
Đọc tiếp

VỀ THĂM BÀ

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ :

- Bà ơi !

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư ?

Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương :

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.

- Cháu đã ăn cơm chưa ?

ad

- Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.

Bà nhìn cháu, giục :

- Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt !

Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

(Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :

Câu 1: Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào ?

A. Ồn ào.

B. Nhộn nhịp.

C. Yên lặng.

D. Mát mẻ.

Câu 2: Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già ?

A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.

B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.

D. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.

Câu 3: Tìm những từ ngữ thích hợp điền chỗ chấm.

Thanh cảm thấy ………………………………..khi trở về ngôi nhà của bà.

Câu 4: Câu: “Đi vào trong nhà kẻo nắng cháu!” có mấy danh từ? Hãy viết lại các danh từ đó?

Câu 5: Viết lại các tên riêng sau cho đúng: Mát xcơ va, Luân đôn, Tô- Ki-ô, Xiôn cốp xki?

Câu 6: Trong từ bình yên, tiếng yên gồm những bộ phận nào cấu tạo thành ?

A. Âm đầu và vần.

B. Âm đầu và thanh.

C. Vần và thanh.

D. Âm đầu và âm cuối.

Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy ?

A. che chở, thanh thản, dẻo dai, sẵn sàng.

B. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.

C. che chở,thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.

D. che chở, bờ bãi, âu yếm, sẵn sàng.

Câu 8: Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.”

A. Có 1 động từ (đó là……………………………………….)

B. Có 2 động từ (đó là……………………………………….)

C. Có 3 động từ (đó là……………………………………….)

D. Có 4 động từ (đó là……………………………………….)

Câu 9: Gạch chân dưới từ ngữ có nghĩa của tiếng tiên khác với nghĩa của tiếng tiên trong từ đầu tiên:

tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên.

Câu 10: Gạch bỏ các từ ngữ không cùng nhóm nghĩa trong dãy từ sau:

Cưu mang, san sẻ, che chắn, giúp đỡ, đoàn kết, hiền lành, nhân ái, có hậu,.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (15 phút): Nghe – viết: Bài: Trung thu độc lập (Tiếng Việt 4 tập I trang 66) (Viết từ Ngày mai,......đến vui tươi.)

II. Tập làm văn:

Đề bài: Viết bức thư gửi người thân (hoặc bạn bè) ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua.

 

14
21 tháng 11 2021

ko bt nha hihi hihi hihi hihi.

21 tháng 11 2021

1: C

2: D

3: THANH THẢN VÀ BÌNH YÊN

4: 3 DANH TỪ: NHÀ ,NẮNG ,CHÁU

5: Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Tô-ki-ô, Xi-ôn Cốp-xki

6: D

7: C

8: C ( Đến, múc , rửa )

9: ko hiểu đề nói j

10: bỏ có hậu

B : kiểm tra viết

I. tự làm 

II.  OK LUÔN, BÀI VĂN Ở DƯỚI 

Thành Phố Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2018
Lan Anh thân mến !
Kể từ ngày cậu theo mái ấm gia đình vào Đà Lạt, chúng mình chưa gặp nhau. Hôm nay, tớ viết thư để hỏi thăm cậu và kể về tình hình học tập của lớp .
Dạo này, cậu vẫn khỏe chứ ? Cậu đã quen với ngôi trường mới chưa ? Thời gian qua, ở lớp mình có nhiều chuyện vui lắm. Chúng tớ không ngồi học theo bàn nữa mà học theo nhóm, 6 bạn một nhóm. Ngồi học như vậy, làm toán nhanh lắm cậu à. Bọn tớ đổi nhau làm nhóm trưởng. Tuần này, tớ làm nhóm trưởng đấy. Tớ sẽ cố gắng nỗ lực cùng với nhóm giành nhiều ngôi sao 5 cánh điểm tốt để chào mừng ngày Nhà giáo Nước Ta. Tháng trước, nhóm của Quang Minh đứng đầu, cô thưởng cho các một cuốn truyện rất hay .
Thư chưa dài, nhưng tớ xin dừng bút đây. Dù không học chung trường chung lớp nữa, chúng mình vẫn cùng nỗ lực chăm ngoan học giỏi nhé. Chúc cậu luôn mạnh giỏi và vui tươi !
Mong sớm nhận được thư hồi âm của cậu !
Bạn cũ phương xa ,
Hoài Thương .

--------------------------------------------------------------------END------------------------------------------------------------------------------

TI CK ĐÊ

I. Đọc – hiểu văn bản :Cá Chép hóa Rồng     Chuyện kể ngày xưa, vào mùa hạn hán, những cánh đồng, con sông đều trở nên khô cằn, nứt nẻ, các con vật sống rất khổ sở vì thiếu nước.Một hôm, mẹ con nhà Cóc dắt díu nhau đi tìm nước. Trên đường đi, các con vật thấy Cóc liền bảo hãy nghiến răng để trời ban mưa xuống cho vạn vật đỡ khổ. Cóc mẹ buồn rầu trả lời: “Đã...
Đọc tiếp

I. Đọc – hiểu văn bản :

Cá Chép hóa Rồng

     Chuyện kể ngày xưa, vào mùa hạn hán, những cánh đồng, con sông đều trở nên khô cằn, nứt nẻ, các con vật sống rất khổ sở vì thiếu nước.

Một hôm, mẹ con nhà Cóc dắt díu nhau đi tìm nước. Trên đường đi, các con vật thấy Cóc liền bảo hãy nghiến răng để trời ban mưa xuống cho vạn vật đỡ khổ. Cóc mẹ buồn rầu trả lời: “Đã nghiến đến trẹo cả quai hàm mà không thấy trời mưa” … Những lời than vãn của muôn loài đến tai Ngọc Hoàng. Cảm thương, Ngọc Hoàng liền truyền lệnh cho Long Vương tổ chức một cuộc thi vượt vũ môn. Thí sinh nào ba lần vượt vũ môn thành công sẽ được ban phép hóa Rồng, phun nước làm mưa giúp muôn loài.

Khi cuộc được loan báo, các con vật Tôm, Rùa, Cá, Ếch,… rất náo nức. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có anh em nhà Cá Chép là siêng năng chăm chỉ, mỗi ngày họ bỏ nhiều thời gian và công sức để luyện tập nhảy cao, nhảy xa. Trong khi đó các con vật khác chỉ mải mê chơi. Đến ngày thi đấu, hầu hết các con vật đều không vượt qua được vũ môn đầu tiên. Chỉ riêng Cá Chép, nhờ chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó nên đã ba lần vượt vũ môn thành công, trở thành Rồng – một con vật linh thiêng, giúp muôn loài thoát khỏi nạn hạn hán và được mọi người kính trọng .

(Thúy Bình)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi vượt vũ môn nhằm mục đích gì?

a- Để muôn loài không than vãn vì thiếu chỗ thi thố tài năng

b- Để chọn con vật được phép hóa Rồng, phun nước làm mưa

c- Để chọn loài vật thay Cóc gọi trời làm mưa xuống trần gian

Câu 2. Vì sao chỉ có Cá Chép ba lần vượt qua được vũ môn?

a- Vì Cá Chép chăm chỉ luyện tập và quyết tâm vượt khó

b- Vì các con vật khác chỉ mê chơi, chưa quyết tâm luyện tập

c- Vì Cá Chép có lợi thế vượt vũ môn so với các loài vật khác

Câu 3. Nhân vật Cá Chép trong câu chuyện tượng trưng cho điều gì?

a- Sức khỏe phi thường

b- Tài năng và sự khéo léo

c- Lòng quyết tâm và sự kiên trì

Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa câu chuyện?

a- Có bột mới gột nên hồ

b- Có chí thì nên

c- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo

 

3
21 tháng 11 2021

Câu trả lời đây em nhé.

Câu 1: B

Câu 2: A

Câu 3: C

Câu 4: C

21 tháng 11 2021

Câu 1 là b. Câu 2 là a. Câu 3 là c. Câu 4 là b

27 tháng 2 2022

     Trời //nắng chang chang. Tiếng tu hú gần xa// ran ran. Hoa ngô// xơ xác như cỏ may. Lá ngô// quắt lại, rủ xuống. Những bắp ngô// đã mập và chắc chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về.

     Về mùa xuân, những cành bàng// khẳng khiu bỗng bừng nở những búp lá xanh nõn nà. Mùa hè, ánh nắng// bị ba tán lá dày ngăn lại. Chúng tôi //ngồi đọc sách, tán gẫu, đánh bi dưới tán bàng. Mùa thu, cây bàng// đơm đầy những quả bàng thơm. Mùa đông, những lá bàng già// lần lượt từ giã thân cây.

Phân tích cấu trúc ngữ pháp r nhek, em chỉ việc tìm câu kể Ai thế nào thui.

ĐIỀU NÊN LÀM NGAY          Trong một khóa học về tâm lí học, vị giáo sư ra đề bài như sau: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.          Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã...
Đọc tiếp

ĐIỀU NÊN LÀM NGAY

          Trong một khóa học về tâm lí học, vị giáo sư ra đề bài như sau: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.

          Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó. Cuối cùng, thì cũng có một người đàn ông đã kể lại câu chuyện của mình:

          “Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố tôi có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông, ngoại trừ những trường hợp không đừng được khi phải họp gia đình. Nhưng ngay cả những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã thuyết phục bản thân để đến xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông ấy.

         Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt nổi. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ mở cửa thì dự định của tôi sẽ không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá bố tôi đã ra mở cửa.

         Tôi bước vào và nói: “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố.”

         Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt của bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó.”

        Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ tôi không còn cơ hội nào nữa”.

                                                       Theo Đen-nit E. Man- nơ-ring

Viết 5 danh từ, 5 tính từ, 5 động  từ có trong bài đọc: “ĐIỀU NÊN LÀM NGAY

1
21 tháng 11 2021
5 danh từ:anh chị,con, bố mẹ,ông,tôi 5 động từ: nói, nằm,ôm, mở cửa,bấm chuông
16 tháng 12 2021

Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây  khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứaTre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điên Biên Phủ. Lũy tre thân mật làng tôi, đâu đâu ta cũng có nứa trlàm bạn

HT