Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại trái cây thơm ngon. Biết bao loại cây, mỗi loại lại có một dáng vẻ, một công dụng khác nhau. Chuối là một loài cây đã vô cùng quen thuộc, gần gũi với làng quê. Đi khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối xanh tốt vươn lên từ bờ ao, bờ sông.
Chuối là loại cây có quả được ăn rộng rãi nhất. Nguồn gốc của cây chuối là từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó đã được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối có mặt ở ít nhất 107 quốc gia. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối để ăn đều thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời.
Chuối thường được trồng nhiều ở nông thôn và miền núi. Vì là loài ưa nước nên nó thường mọc ở bên bờ sông, bờ suối. Thân chuối thẳng, nhẵn bóng như cái cột nhà. Thân chuối do nhiều bẹ chuối ôm lấy nhau tạo thành. Bẹ ở ngoài thường có màu đậm hơn, bẹ nằm chính giữa thì có màu trắng. Thân chính này là một thân giả của chuối. Nõn chuối màu xanh non, có hình dạng giống cuốn thư thời xưa. Cây chuối có rất nhiều tàu lá, lá chuối to như tấm phản, gân lá to chạy dọc phiến lá. Lúc lá chuối còn tươi thì có màu xanh nhạt, lúc già thì rũ xuống thân cây, chuyển thành màu nâu. Hoa chuối lúc mới ra thì hướng thẳng lên trời, sau quay sang ngang rồi đâm xuống đất. Sau khi hoa chuối già, bẹ ở ngoài rụng hết thì bắt đầu phát triển thành quả. Một buồng chuối có nhiều nải chuối, thường là 10 nải. Những buồng chuối có khi dài từ đỉnh xuống tận gốc, trĩu nặng cả thân cây. Quả chuối màu xanh lúc còn non, khi chín chuyển thành vàng, trông như vầng trăng lưỡi liềm.
Chuối có rất nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng không cần bỏ đi. Quả chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Ăn chuối còn có tác dụng làm đẹp cho da. Quả chuối xanh ăn kèm với thịt luộc và thường được nấu kèm với cá, ốc, trai..., vừa khử tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng. Lá chuối tươi dùng để gói quà, gói bánh. Lá chuối khô có thể làm chất đốt hoặc dây buộc. Củ chuối, hoa chuối thì nấu canh hoặc làm món nộm, salad. Thân chuối xái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hạt chuối có thể làm một vị thuốc tốt trong Đông y. Chuối có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày Tết, trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình không thể thiếu một nải chuối để cúng tổ tiên. Chuối vốn dĩ chỉ trồng để ăn quả nhưng hiện nay nó còn được dùng để trang trí trong nhà. Tàu lá rộng, xanh mướt của chuối tạo cảnh quan đẹp mắt, mang lại cảm giác tươi mới, êm đềm, tin cậy tượng trưng cho tình yêu của mẹ thiên nhiên. Những năm tháng chiến tranh đói ăn, đói mặt, chuối là nguồn thực phẩm dồi dào đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người.
Chuối cũng khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ta quả dài như lưỡi liềm, chuối tây quả tròn và ngắn hơn, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc. Chuối ngự quả ngắn nhưng ruột vàng và có vị rất thơm ngon. Khi xưa, chuối ngự là món ăn hoàng gia, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Chuối ngự chính lá đặc sản của cùng Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam
Cây chuối mọc thành từng bụi và được trồng bằng cách tách rời thân non đem trồng thành bụi mới. Ta nên trồng chuối ở nơi gần nguồn nước như ao, hồ để tiện tưới tắm. Chuối là loại cây dễ trông và phát triển khá nhanh nên không cần tốn công chăm sóc.
Nguyễn Trãi đã từng làm bốn câu thơ về cây chuối, gọi là “Ba tiêu” :
“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem”
Trải qua bao nhiêu năm nữa, chuối vẫn sẽ có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam.
Nguồn : Thuyết minh về cây chuối lớp 9 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu cây chuối tiêu, tây
a) Ta có :
122>0221>0
132>0321>0
142>0421>0
........................
120142>0201421>0
⇒⇒�=122+132+142+...+120142>0M=221+321+421+...+201421>0 (1)(1)
Lại có :
�=122+132+142+...+120142<11.2+12.3+13.4+...+12013.2014M=221+321+421+...+201421<1.21+2.31+3.41+...+2013.20141
�<11−12+12−13+13−14+...+12013−12014M<11−21+21−31+31−41+...+20131−20141
�<1−12014<1M<1−20141<1
⇒⇒�=122+132+142+...+120142<1M=221+321+421+...+201421<1 (2)(2)
Từ (1) và (2) suy ra :
0<�<10<M<1 hay �∉NM∈/N
Vậy �∉NM∈/N
Chúc bạn học tốt ~
Đúng(0)Các bạn 2k5 chuẩn bị thi THPTQG 2023 hãy thử sức mình với những đề thi thử trên dgnl.olm.vn nhé!
___
Kỳ thi tốt nghiệp THPT có nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; đề thi được xây dựng đáp ứng yêu cầu của Kỳ thi, bảo đảm độ phân hóa phù hợp và hạn chế học tủ, học lệch, khuyến khích sáng tạo của thí sinh.
Các bài thi thử của OLM-ĐGNL cung cấp có cấu trúc tương tự với các bài thi chính thức, giúp các sĩ tử có đánh giá chính xác nhất học lực hiện tại để có kế hoạch chuẩn bị và ôn tập phù hợp.
📝Đề minh họa Tốt nghiệp THPT năm 2023 của Bộ GD&ĐT (miễn phí):
https://dgnl.olm.vn/exam/de-tham-khao-tot-nghiep-thpt-nam-2023.2165294755
📝Tốt nghiệp THPT - Đề thi thử lần 1 (miễn phí):
https://dgnl.olm.vn/exam/de-thi-thu-tot-nghiep-thpt-lan-1.2164114691
📝Tốt nghiệp THPT - Đề thi thử lần 2 (đề mở ngày 31/3, đăng ký thi trước giờ mở đề giảm giá chỉ còn 50,000đ. Đăng ký thi sau giờ mở đề giá là 75,000đ):
https://dgnl.olm.vn/exam/tot-nghiep-thpt-de-thi-thu-lan-2.2174632638
Gửi Cô Tuyết Ngọc Giáo viên 4 giờ trước (16:47)
Hướng dẫn thí sinh tham gia thi thử trên OLM-ĐGNL: https://dgnl.olm.vn/tin-tuc/huong-dan-hoc-sinh-tham-gia-thi-thu-tren-olm-dgnl-643823112
Đúng 10Bình luận (0) Bảo Chu Văn An CTV3 giờ trước (17:23)2k9 làm thử được không cô nhỉ :)
Đúng 9Bình luận (0) NGUYỄN LÊ TUYẾT My1 giờ trước (19:27)cooooo câu này làm sao vậy???
hãy nới một câu về bổn phận học tập của mình lớp 5
Đúng 0Bình luận (0) Sinh Nguyễn ThànhVài giây trước
a) Ta có :
122>0221>0
132>0321>0
142>0421>0
........................
120142>0201421>0
⇒⇒�=122+132+142+...+120142>0M=221+321+421+...+201421>0 (1)(1)
Lại có :
�=122+132+142+...+120142<11.2+12.3+13.4+...+12013.2014M=221+321+421+...+201421<1.21+2.31+3.41+...+2013.20141
�<11−12+12−13+13−14+...+12013−12014M<11−21+21−31+31−41+...+20131−20141
�<1−12014<1M<1−20141<1
⇒⇒�=122+132+142+...+120142<1M=221+321+421+...+201421<1 (2)(2)
Từ (1) và (2) suy ra :
0<�<10<M<1 hay �∉NM∈/N
Vậy �∉NM∈/N
Chúc bạn học tốt ~
Đúng(0)√ Đúng 0Bình luận (0)Cập nhật CÁC CÂU HỎI TƯƠNG TỰPham Trong Bach 15 tháng 5 2017 lúc 2:45Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số sau trên đoạn [2;4]
(Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2008)
Xem chi tiết Theo dõi Báo cáo Lớp 12Toán10Pham Trong Bach 10 tháng 2 2019 lúc 6:57Tính giá trị của biểu thức: P = 1 + i 3 2 + 1 - i 3 2
(Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2008)
Xem chi tiết Theo dõi Báo cáo Lớp 12Toán10Pham Trong Bach 6 tháng 5 2017 lúc 17:24Tính giá trị của biểu thức: P = ( 1 + i 3 ) 2 + ( 1 - i 3 ) 2
(Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2008)
Xem chi tiết Theo dõi Báo cáo Lớp 12Toán10Pham Trong Bach 6 tháng 2 2017 lúc 9:25Xác định giá trị của tham số m để hàm số y = x 3 – 2 x 2 + mx + 1 đạt cực tiểu tại x = 1. (Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011)
Xem chi tiết Theo dõi Báo cáo Lớp 12Toán10Pham Trong Bach 18 tháng 12 2019 lúc 10:49Xác định giá trị của tham số m để hàm số y = x 3 – 2 x 2 + mx + 1 đạt cực tiểu tại x = 1. (Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011)
Xem chi tiết Theo dõi Báo cáo Lớp 12Toán10Pham Trong Bach 15 tháng 7 2018 lúc 18:06Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số sau trên đoạn [2;4]
f ( x ) = x + 9 x
(Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2008)
Xem chi tiết Theo dõi Báo cáo Lớp 12Toán10Pham Trong Bach 9 tháng 9 2017 lúc 9:11Giải phương trình: z - i 2 + 4 = 0 trên tập số phức.
(Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011)
Xem chi tiết Theo dõi Báo cáo Lớp 12Toán10Pham Trong Bach 1 tháng 4 2018 lúc 4:52Giải phương trình: ( z - i ) 2 + 4 = 0 trên tập số phức.
(Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011)
Xem chi tiết Theo dõi Báo cáo Lớp 12Toán10Pham Trong Bach 8 tháng 1 2018 lúc 14:25Giải phương trình sau trên tập số phức:
(1 – i)z + (2 – i) = 4 – 5i
(Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011)
Xem chi tiết Theo dõi Báo cáo Lớp 12Toán10Pham Trong Bach 8 tháng 11 2017 lúc 16:24Giải phương trình sau trên tập số phức: (1 – i)z + (2 – i) = 4 – 5i (Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011)
Xem chi tiết Theo dõi Báo cáo Lớp 12Toán10 Khoá học trên OLM (olm.vn)Toán lớp 12Ngữ văn lớp 12Tiếng Anh lớp 12Đề thi đánh giá năng lựcĐại học Quốc gia Hà NộiĐại học Quốc gia Hồ Chí MinhĐại học Bách khoa Hà NộiCâu 1 : Thuộc từ loại : tính từ
Tác dụng : miêu tả được cảnh trời đẹp đẽ, một ngày mới bắt đầu cho chuyến hành trình đánh cá của dân chài.
Câu 2 : Những hình ảnh miêu tả con người và con thuyền :
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
`-` Em thích nhất hình ảnh "chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" vì hình ảnh con thuyền được miêu tả, so sánh với vẻ đẹp hùng dũng của con tuấn mã. Nó đã góp phần tạo nên một khung cảnh thiên nhiên, một bức tranh lao động đầy sức sống.
Nội dung: Khắc họa cho người đọc thấy được một vùng làng chài với cảnh vật thiên nhiên tươi sáng, giàu sức sống. Đoàn thuyền ra khơi với tâm thế hứng khởi, mạnh mẽ vượt trường giang.
Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.
(1) Quê hương là gì? (2) Quê hương là nơi sinh ra chúng ta, nuôi lớn chúng ta, theo dõi hành trình cuộc đời chúng ta. (3) Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. (4) Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. (5)Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê.(6) Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam.(7) Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. (8) Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. (9) Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. (10) Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành.
1.Tham khảo:
Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Họ ra khơi bằng tâm trạng hăng hái, hăm hở chứ chẳng phải với tâm trạng lo lắng, ngại khổ. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.
2.
+ So sánh "Cánh buồm trương to với "mảnh hồn làng"
+ Nhân hóa "Phăng mái chèo", "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
- Tác dụng:
+ Tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho đoạn thơ
+ Giúp hình ảnh được nhân hóa "con thuyền" thêm sinh động, cụ thể, mang những hành động như con người.
+ Nhấn mạnh khung cảnh người dân chài ra khơi đánh bắt cá.
lm văn
Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo.Từ một câu ca đến những huyền thoại:
"Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi" (Ca dao)
Chiếc bánh ít lá gai là một đặc trưng của xứ dừa Bình Định. Không chỉ đặc trưng từ hương vị ngọt bùi thơm dẻo kết tinh từ lao động và sáng tạo của người nông dân; không chỉ đặc trưng từ hình dáng tựa những ngôi tháp Chàm cổ kính rêu phong, từ sắc màu đen lục của lá gai và nếp dẻo mà còn đặc trưng bởi cái tên gọi mang đầy chất huyền thoại...
Theo sự tích xưa, thì sau khi chàng Lang Liêu - con trai của vua Hùng thứ sáu đã thắng cuộc trong hội thi làm các món ăn để cúng trời đất, tổ tiên trong ngày tết đầu năm mới với hai thứ bánh ngon lành và đầy ý nghĩa là bánh chưng và bánh dày, một nàng con gái út của vua thường được mọi người gọi trìu mến là nàng Út ít, vốn rất giỏi giang, khéo léo trong công việc bếp núc, đã nhân dịp đó trổ tài, sáng tạo thêm ra những món bánh mới.
Nàng Út muốn có một thứ bánh mới vừa mang hương vị bánh dày, vừa mang hương vị bánh chưng của anh mình. Nàng liền lấy chiếc bánh dày bọc lấy nhân của chiếc bánh chưng. Thứ bánh mới này quả đã đạt được yêu cầu tuy hai mà một của nàng Út.
Có thứ bánh mới, nàng Út lại suy nghĩ rồi quyết định phỏng theo hình dáng của bánh dày và bánh chưng để làm thành hai dáng bánh khác nhau, một thứ dáng tròn không gói lá, giống hệt như bánh dày, mộ thứ dùng lá gói kín thành dáng vuông giống hệt như bánh chưng để đạt được ý nghĩa "tuy hai mà một". Nhưng cả hai thứ bánh đó đều làm nho nhỏ xinh xinh để tỏ ý khiêm nhường với thứ bậc út ít của mình trước các anh chị.
Sau hội thi, ngoài bánh dày, bánh chưng được coi như những thứ bánh thiêng liêng ra, những cặp bánh mang ý nghĩa "tuy một mà hai, tuy hai mà một" của nàng Út cũng được mọi người khen ngợi không ngớt. Sau này, những thứ bánh ấy được lưu truyền trong dân gian, mọi người làm theo và cứ gọi bánh này là bánh Út Ít. Trải qua nhiều thời đại, bánh nàng Út Ít đã được cải tiến trở thành nhiều hình vẻ hơn và tên bánh được gọi vắn tắt là bánh út ít, rồi thành bánh ít như ngày nay.
Cũng có người giải thích rằng loại bánh này nhiều hình nhiều vẻ: Thứ gói lá, thứ để trần, nặn cao, nặn dẹt, thứ trắng, xanh, đen, thứ nhân dừa, nhân đậu... nên khi làm bánh, dù là để ăn hay để bán, người ta cũng thường làm mỗi thứ một ít cho có thứ nọ, thứ kia, đủ vẻ, đủ hình, do đó mà thành bánh ít. Có câu ca dao:
Bánh thật nhiều, sao kêu bánh ít
Trầu có đầy sao gọi trầu không?
Đó là cách lý giải của người Việt xưa, còn người Bình Định thì lại lý giải bằng cách liên hệ giữa hình dáng bánh ít với tháp Chàm ở Bình Định. Hầu hết các tháp Chàm ở Bình Định đều đứng trên đồi cao, tạo một đỉnh nhọn ở giữa như chiếc bánh ít. Và thực tế, tại Bình Định cũng có hẳn một ngôi tháp mang tên Bánh Ít đi vào ca dao:
Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di
Vật vô tri cũng thế huống chi tui với bà.
Cách lý giải thứ hai là dựa vào tục lễ hồi dâu của các cặp vợ chồng mới cưới. Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo. Món quà tuy "ít", nhưng là "của ít lòng nhiều", ở đó nó còn có cả những giọt mồ hôi, sự nhẫn nại kiên trì, đôi bàn tay khéo léo, và đặc biệt là tấm lòng hiếu để của cô gái xa cha mẹ về làm dâu xứ người.
Dù chỉ trong ba ngày cưới, bận rộn với bao nhiêu niềm hạnh phúc, lo toan, song người con gái vẫn không quên cha mẹ mình, vẫn dành thì giờ để làm những chiếc bánh "ít" thơm thảo chờ ngày hồi dâu mang về làm quà cho bố mẹ. Nghĩa cử ấy thật không có gì bằng!
Để làm được chiếc bánh ít, người ta phải trải qua nhiều công đoạn, dụng khá nhiều công sức, sự dẻo dai, bền bỉ và khéo léo. Đầu tiên là phải chọn nếp để xay (nếp dùng làm bánh ít phải là nếp mới, thơm, độ dẻo vừa) rồi vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó mới xay nhuyễn. Nếu xay bằng cối xay thủ công, phải đăng cho ráo nước để được một khối bột dẻo.
Để có màu xanh đen và hương vị thơm chát cho bánh, người ta hái lá gai non (Cây lá gai thường mọc sẵn ở các hàng rào quanh nhà), rửa sạch rồi luộc chín, vắt khô, sau đó trộn với bột dẻo đem đi giã. Đây là công đoạn dụng khá nhiều sức. Vì nếu giã chưa nhuyễn, bánh ăn lợn cợn, tạo cảm giác không ngon.
Tiếp đến là công đoạn làm nhân "nhưng" bánh. Nhưng bánh ít lá gai bao gồm đậu xanh, đường, dừa, có chút quế và bột va-ni cho thơm. Đậu xanh đem xay vỡ đôi rồi ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín. Cùi dừa được bào ra thành sợi, bỏ vào chảo gang xào chung với đường một lúc cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh. Xào nhưng trên bếp lửa liu riu cho đến khi nào đường chín tới, nhưng có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là vừa.
Làm bánh ít không khó, nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ. Sau khi đã xào nhưng xong, ngắt một miếng bột nếp tẻ thành bánh mỏng hình tròn trên lòng bàn tay, rồi vốc một nhúm nhưng bỏ vào giữa, túm bốn bên lại cho khít mối, sau đó vo tròn trong lòng bàn tay. Lúc này bột nếp đã bọc toàn bộ nhưng bánh thành một khối tròn.
Để cho bánh khỏi dính, người ta chấm một chút dầu phộng, xoa đều trên tấm lá chuối xanh, sau đó bọc bánh lại theo hình tháp rồi mang đi hấp. Có nơi, người ta hấp bánh trần, bánh chín mới gói để giữ màu xanh của lá chuối. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng, đầy vẻ quyến rũ, huyền bí.
Ngoài bánh ít lá gai, có một số nơi làm bánh ít thường bằng bột nếp, màu trắng, có nhưng đậu xanh, nhân dừa đường hoặc nhân tôm, thịt; có loại gói lá chuối, có loại để trần; Cũng có loại làm bằng bột khoai mì, bột củ dong... và đều làm chín bằng phương pháp hấp như trên, song người An Nhơn, Bình Định thì chỉ làm bánh ít lá gai nhân dừa hoặc nhân đậu xanh gói lá chuối rồi mới đem đi hấp.
Ở hầu hết các làng quê Bình Định, đám giỗ nào cũng có bánh ít lá gai. Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và làm quà bánh cho người ở nhà. Đây cũng là nét khác biệt trong văn hoá ẩm thực và văn hoá ứng xử của người Bình Định.
Ngày nay, dù có nhiều loại bánh hiện đại, ngon, rẻ và hấp dẫn hơn nhiều, song người Bình Định vẫn không bỏ nghề làm bánh ít lá gai. Nếu không làm để bán được thì cũng làm để cúng giỗ và làm quà cho lễ hồi dâu. Họ truyền nghề này cho thế hệ con cái, nhất là con gái, như một thứ bảo bối gia truyền, một nét đẹp văn hóa.
Thuyết minh về cách làm món Phở Hà Nội
I.
1. Bài thơ Quê hương của Tế Hanh
2. Nội dung chính: cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
3. Biện pháp tu từ nhân hóa ở từ hăng, biện pháp so sánh con thuyền với con tuấn mã
=> Tác dụng: thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, tâm thế hồ hởi
II.
1. Viết đoạn văn
- giải thích sống tử tế
- biểu hiện cụ thể
- ý nghĩa
- liên hệ bản thân: có tinh thần phòng chống dịch, chia sẻ, giúp đỡ người khác...