Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu đã được thuật lại theo ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu được thuật lại theo ngôi kể thứ 3, qua điểm nhìn của tác giả.

- Dựa vào nội dung văn bản, người kể giấu mình không xưng (tôi) chỉ kín đáo gọi sự vật theo ngôi thứ ba: gọi tên nhân vật theo nhận xét của mình và kể sao cho sự việc diễn ra theo trình tự.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất số ít, xưng “cháu”, còn điểm nhìn thì có khi là qua “cháu” - người con trai, có khi là qua "bố cháu”, nhưng đa phần là qua “cháu”.

- Tác dụng của Việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn: giúp cho việc thể hiện chủ đề cũng như thông điệp của tác phẩm được khách quan và đa diện hơn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Lời của các nhân vật từ câu “Bữa sau sư phụ mới hay” đến câu “Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều” (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, dựa vào:

- Có sử dụng khẩu ngữ góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm và thái độ của người nói.

- Sử dụng trợ từ và các từ ngữ chêm chen…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

So sánh

Văn bản Thị Mầu lên chùa (trích chèo cổ Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 10, tập một)

Văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (trích truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 11, tập một)

Sự tương đồng

- Xây dựng tình huống truyện xoay quanh nhân vật Thị Mầu để làm nổi bật lên nhân vật Thị Kính.

- Sử dụng ngôn ngữ mang đậm tính văn học dân gian.

Sự khác biệt

- Thông qua những hành động Thị Mầu để làm nổi bật lên hình ảnh Thị Kính.

→ Làm nổi bật sự trái ngược giữa hai nhân vật, từ đó làm nổi bật lên hình tượng Thị Kính.

- Khắc họa hình tượng Thị Kính thông qua chính những hành động, vẻ đẹp phẩm chất nhân cách của nhân vật Thị Kính.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Ngôi kể: ngôi thứ ba hạn tri.

- Điểm nhìn của nhân vật Tuấn.

- Ưu thế của ngôi kể và điểm nhìn ấy:

+ Người kể chuyện ngôi thứ ba hạn tri có khả năng bao quát hiện thực đời sống cao hơn so với người kể chuyện ngôi thứ nhất. Ngôi kể này có thể tạo ra cái nhìn khách quan, xác thực khi viết truyện kí, nhất là truyện kí lịch sử theo ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Vỹ.

+ Điểm nhìn của nhân vật Tuấn là điểm nhìn của nhân chứng và có ưu thế nói thay tiếng nói của học sinh, sinh viên đương thời về cụ Phan Bội Châu và ảnh hưởng của cụ đối với lớp trẻ Việt Nam lúc bấy giờ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Lời tiễn dặn được thuật lại theo ngôi kể thứ nhất. Qua các đại từ nhân xưng trong đoạn trích như: ta, anh đã cho biết điều đó.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân được thuật lại từ ngôi thứ ba.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Sự phân biệt giữa lời của người kể chuyện (bốn dòng thơ đầu, từ “rằng”, hai dòng thơ cuối) và lời của nhân vật (đánh dấu bằng dấu hai chấm, dấu gạch ngang và trích dẫn nguyên văn lời của các nhân vật).

+ Cách người kể chuyện gọi tên nhân vật (“Thuý Vân”) và cách thuật lại nguyên văn từ ngữ xưng gọi “chị”, “em” giữa hai chị em Thuý Kiều – Thuý Vân.

+ Miêu tả cụ thể, chi tiết nội tâm, hành động, biểu cảm, tâm trạng của Thúy Kiều - Thúy Vân.

+ Người kể chuyện không hề xưng “tôi”, “chúng tôi” khi trần thuật.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

* Các sự kiện chính

- Mùa xuân, ông Diểu đi săn. Ông bắn hạ khi bố.

- Khỉ bố bị thương nặng, khi mẹ quyết tâm cứu khỉ bố.

- Khỉ con xuất hiện cướp súng của ông Diểu và cùng rơi xuống vực với khẩu súng.

- Ông Diểu vác khỉ bố về trong tình trạng khi mẹ lẽo đẽo theo sau.

- Ông Diểu động lòng trước tình trạng và tình cảm của hai vợ chồng nhà khỉ, ông băng bó vết thương cho khỉ bố và tha cho nó.

- Ông Diểu trở về nhà trong làn mưa xuân dịu dàng và những đoá hoa tử huyển nở rộ mà 30 năm mới nở một lần.

a. Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu từ hành động và nội tâm (đặc biệt là độc thoại nội tâm) qua cái nhìn của tác giả với ngôi kể thứ ba hạn tri.

b. Cách sử dụng điểm nhìn, ngôi kể như vậy đã thể hiện được tính khách quan, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện. Hành động, suy nghĩ và nội tâm của nhân vật qua ngôi kể thứ 3 đã được bao quát rõ hơn, người đọc sẽ cảm nhận được rõ hơn thông điệp tác phẩm.

23 tháng 9 2023

THAM KHẢO NHÉ BN:

- Trong tác phẩm, nhân vật Hộ vốn là người có tư tưởng, hoài bão văn chương lớn lao của mình. Nhưng chính vì dòng đời, vì lẽ sống kiếm tiền nuôi vợ con của mình, anh phải bán đứng lý tưởng văn chương của mình và từ đó dẫn đến sự tha hóa về nhân cách trong con người anh. Một con người với nội tâm phức tạp, khó hiểu như vậy nhờ vào việc sử dụng ngôi thứ ba sẽ giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được diễn biến tâm lí của nhân vật. Từ hồi tưởng về quá khứ, nghĩ về những năm tháng hoàng kim của đời mình, rồi đến hiện thực tàn khốc rồi hiểu ra chính mình trong cơn say… tất cả làm nổi bật nên nội tâm của một người đang bị giằng xé khi phải lựa chọn trước lý tưởng văn chương thanh cao của bản thân và nỗi lo về cơm ăn, áo mặc trong cuộc sống.

- Kết hợp với việc lựa chọn điểm nhìn bên trong, gắn với ý thức của từng nhân vật đã giúp cho việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật của tác giả được rõ ràng. Một người luôn mang trong mình hoài bão lớn, lý tưởng lớn về văn chương nhưng chịu đựng nỗi lo về cơm áo gạo tiền mà trở lên tha hóa về nhân cách, làm khổ vợ con. Nội tâm anh luôn đấu tranh mạnh mẽ về điều này. Khi say rượu, anh thú nhận với Tứ nhưng Tứ không trách anh mà ngược lại nhận lỗi về mình bởi cô nghĩ rằng bởi nỗi lo toan về cuộc sống đã biến một con người tài hoa, vốn yêu văn chương bằng cả mạng sống trở thành một tên nát rượu, đánh đập vợ con. Cô thương cho người chồng bị cái khổ vùi dập mà không nỡ trách anh, chỉ dám nhận lỗi về mình. Đến đây, tác giả đã thành công sử dụng điểm nhìn bên trong để soi chiếu từng nhân vật cùng cách trần thuật hướng nội đã góp phần làm rõ được tính cách của hai nhân vật, một người nhận ra được lỗi lầm của mình và một người với lòng vị tha sâu sắc. Đó chính là tình cảm, sự cảm thông của những con người nghèo khổ với nhau.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Ngôi kể: Người kể chuyện toàn tri, nắm bắt được toàn bộ diễn biến hành động của nhân vật.

- Điểm nhìn: khắc họa nội tâm, suy nghĩ nhân vật.

- Lời trần thuật: miêu tả, kể lại… những hành động, suy nghĩ của nhân vật.