4. So sánh nghĩa của thuật ngữ mắt trong si...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9 2021

4. 

- Trong sinh học từ mắt biểu hiện khái niệm: cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người

- Trong ngôn ngữ thông thường từ mắt có các nghĩa sau:

   + bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả: mắt dứa,mắt na

   + lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan: mắt lưới, mắt võng

   + mấu tròn nhỏ lồi ra ở cổ chân, chỗ đầu dưới xương cẳng chân: mắt cá chân

   + khu vực ở trung tâm cơn bão, có bán kính hàng chục kilomet, nơi gió thường yếu và trời quang mây: mắt bão

5. - Các thuật ngữ toán học có tiếng góc và khái niệm chúng biểu hiện:

   + Góc nhọn : góc mà độ lớn của nó dao động từ 0 độ đến 90 độ

   + Góc vuông : góc có giá trị bằng 90° , tương đương với một phần tư của vòng tròn

   + Góc tù: góc lớn hơn 90° nhưng nhỏ hơn 180°

   + Góc phản: góc có giá trị lớn hơn 180° nhưng nhỏ hơn 360°

7 tháng 9 2021

So sánh nghĩa của thuật ngữ mắt trong sinh học với nghĩa của từ mắt trong ngôn ngữ thông thường trong nhũng tổ hợp sau: mắt cá chân, mắt na, mắt dứa, mắt võng, mắt lưới, mắt bão

Trả lời:

- Trong sinh học từ mắt biểu hiện khái niệm: cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người

- Trong ngôn ngữ thông thường từ mắt có các nghĩa sau:

+ Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả: mắt dứa, mắt na

+ Lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan: mắt lưới, mắt võng

+ Mấu tròn nhỏ lồi ra ở cổ chân, chỗ đầu dưới xương cẳng chân: mắt cá chân

+ Khu vực ở trung tâm cơn bão, có bán kính hàng chục kilomet, nơi gió thường yếu và trời quang mây: mắt bão

5. Tìm các thuật ngữ toán học chỉ các loại góc khác nhau và xác định các khái niệm mà chúng biểu hiện.

Trả lời:

- Các thuật ngữ toán học có tiếng góc và khái niệm chúng biểu hiện:

+ Góc nhọn: góc mà độ lớn của nó dao động từ 0 độ đến 90 độ

+ Góc vuông: góc có giá trị bằng 90°, tương đương với một phần tư của vòng tròn

+ Góc tù: góc lớn hơn 90° nhưng nhỏ hơn 180°

+ Góc phản: góc có giá trị lớn hơn 180° nhưng nhỏ hơn 360°

HT

22 tháng 2 2022

Khởi ngữ của câu là “mắt tôi"

Viết lại thành câu không có khởi ngữ: Các anh lái xe nhận xét về mắt tôi: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.

22 tháng 2 2022

Khởi ngữ: Còn mắt tôi

Viết lại câu: Nhìn mắt tôi các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!"

16 tháng 3 2022

- Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân

+  Nhút (món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thức khác, được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ - Tĩnh)

+ Bồn bồn (một loại thân mềm, số ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây nam Bộ)

 - Đồng nghĩa nhưng khác về âm

Phương ngữ Bắc

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam

Cá quả

Lợn

Ngã

Mẹ

Bố

Cá tràu

Heo

Bổ

Mạ

Bọ

Cá lóc

Heo

Tía, ba

 - Đồng âm khác về nghĩa

Phương ngữ Bắc

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam

ốm: bị bệnh

hòm: chỉ thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy.

 

ốm: gầy

hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết)

ốm: gầy

hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết)

16 tháng 3 2022

 Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân

+  Nhút (món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thức khác, được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ - Tĩnh)

+ Bồn bồn (một loại thân mềm, số ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây nam Bộ)

 - Đồng nghĩa nhưng khác về âm

Phương ngữ Bắc

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam

Cá quả

Lợn

Ngã

Mẹ

Bố

Cá tràu

Heo

Bổ

Mạ

Bọ

Cá lóc

Heo

Tía, ba

 - Đồng âm khác về nghĩa

Phương ngữ Bắc

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam

ốm: bị bệnh

hòm: chỉ thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy.

 

ốm: gầy

hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết)

ốm: gầy

hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết)

1 tháng 9 2019

2, Nguyên nhân cái chết Vũ Nương

+ do lời nói ngây thơ của bé Đản.

+ Do người chồng đa nghi, hay ghen.

+ Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.

+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng

+ Do lễ giáo hà khắc, phụ nữ không có quyền được nói, không có quyền được tự bảo vệ mình.

+ Do chiến tranh phong kiến gây nên cảnh sinh ly.

4, Ý nghĩa chi tiết cái bóng

+ Cái bóng “trên tường” hay còn được gọi là “Cha Đản” vừa là chi tiết thắt nút, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Vũ Nương. Đồng thời cũng là chi tiết mở nút khi Trương Sinh nhận ra cái bóng trên tường chính là người mà bé Đản gọi là Cha. Chi tiết cái bóng còn góp phần hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương, đồng thời cũng thể hiện rõ nét hơn số phận bi kịch của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Cái bóng “trên tường” còn góp phần tố cáo những oan trái, bất công trong xã hội phong kiến xưa.

- Cái bóng “trên sông” khi Vũ Nương trở về: đây là cái bóng mang ý nghĩa của chi tiết kỳ ảo. Bóng “trên sông” có ý nghĩa:

+ “Chiếc bóng” xuất hiện ở cuối truyện: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” : khắc họa giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

+ “Chiếc bóng” mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc về bài học hạnh phúc muôn đời: một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng mờ ảo, hư vô. Oan đã được giải nhưng Vũ Nương không thể trở về trần gian được nữa. Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch về cuộc đời của một người con gái thủy chung, đức hạnh.

Học tốt :) 

22 tháng 2 2022

Phép lặp các từ:ba, giống, già.

Phép thế : vậy (thay cho mặt ba con không có cái theo trên mặt như vậy).

 

22 tháng 2 2022

(1) Phép lăp: ba con - ba con, giống - giống, già - già.

Phép thế: Mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy - vậy.

(2) Phép nối:  Thế là.

1 tháng 5 2019

Có ai đó từng cho rằng: một trong những nguồn gốc quan trọng cùa thơ ca chính là đời sống lao động của nhân dân. Điều đó hẳn đúng với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ thực sự cẩt lên từ nhịp sông lao động hăng say, khoáng đạt của những người dân vùng chài. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả. Đoạn thơ sau trong bài thơ tiêu biểu cho điều đó:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."

      Bài thơ được sáng tác trong chuyến đi công tác của Huy Cận tại vùng mỏ Hòn Gai, Quảng Ninh năm 1958 và được bắt nguồn từ cảm hứng ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc tự do độc lập. Với ý nghĩa đó, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ và niềm vui, niềm tin trước cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng đất nước.

       Ba khổ thơ trên nằm giữa bài thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh hoàng hôn trên biển và những con thuyền đánh cá ra khơi. Người dân chài đến với biển lớn bằng một tinh thần lao động hăng say và tâm hồn khỏe khoắn “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Và biển cả bao la giàu có phóng khoáng dang tay đón họ:

       “Cá thu biển Đông như đoàn thoi

              Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

Những khổ thơ trên nối tiếp mạch cảm xúc đó.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

       Thuyền có lái, có buồm nhưng lái bằng gió, buồm là buồm trăng. Đoàn thuyền lướt đi trong đêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát hoà cùng sức mạnh của gió, cộng hưởng sức mạnh của trăng. Bởi thế mà thuyền như lướt đi, như bay lên. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé qua cảm hứng vũ trụ đã trở nên kỳ vĩ, khổng lồ, sánh ngang tầm với vũ trụ. Và trên con thuyền ấy, người như dần hiện lên trong tư thế làm chủ:

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

     Dàn đan thế trận lưới vây giăng

        Đã qua rồi thời con người còn nhỏ bé, đơn độc trước sức mạnh bí ẩn của biển cả. Mang trong mình khí thế của người làm chủ, biển thu hẹp lại để con người "ra đậu dặm xa", "dàn đan thế trận" và "dò bụng biển" để con người tìm tòi, khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa để bắt thiên nhiên phục vụ. Họ những dân chài mang theo cả sức trẻ, sức khoẻ, mang theo cả sự tìm tòi, khám phá để tung phá thế giới bí hiểm của thiên nhiên. Việc đánh bắt ấy như một trận chiến mà mỗi người lao động như một chiến sĩ.

      Hát khi ra khơi, hát cho cuộc hành trình và những người lao động còn hát để ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé

        Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

       Các loài cá được kể tên: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song đã nói lên sự phong phú, giàu có của biển. Không chi giàu mà biển còn rất đẹp. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé. Dưới ánh trăng, cá song quẫy mặt nước. Thân cá có khoang màu hồng lấp lánh như ánh sáng chuyển động dưới ngọn đuốc. Hình ảnh ấy cũng từng gợi hứng cho nhà thơ Chế Lan Viên viết nên câu thơ kì tài: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”. Có thể nói, với hình ảnh cá song, hai nhà thơ không chỉ gặp nhau ở sức liên tưởng mà còn “cùng chí hướng” ở cảm hứng sáng tác: nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực, từ đời sống lao động của quần chúng nhân dân.

      Đoạn thơ mang nhiều sắc ánh sáng: ánh sáng đen hồng, lấp lánh cùa cá song, ánh sáng vàng choé của trăng vỡ trên mặt nước. Những gam sắc ánh sáng hoà cùng bóng tối của màn đêm tạo ra bức tranh sơn mài lóng lánh sắc màu. Trong niềm xúc động, nhà thơ như thấy đâu đây hình ảnh những nàng tiên cá thần kì và do đó, Huy Cận đã viết một câu thơ thật thi vị, hữu tình: “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Hình ảnh ấy càng được tôn lên bội phần bởi một liên tưởng tài tình:

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long

      Hình ảnh nhân hoá thật độc đáo. Đêm vẫn thư giãn và thủy triều lên xuống tạo ra hơi thở của đêm. Những đốm sao bạt ngàn in trên mặt nước, trôi dạt trên đầu những ngọn sóng triều đập vào bãi cát được ví như: "lùa nước Hạ Long". Sao với nước cũng xuất hiện và tồn tại trong nhịp thỏ của đêm. Nối những miền không gian lại với nhau, thiên nhiên như bức tranh sơn mài tráng lệ và kỳ ảo.

       Tiếng hát theo những người dân chài trong suốt cả cuộc hành trình và giờ đây tiếng hát cất lên là để gọi cá vào lưới:

Ta hát bài ca gọi cá vào

         Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

       Người dân gọi cá bằng tiếng hát và trăng tạo ra nhịp gõ. Động tác lao động bình thường: gõ nhịp vào mạn thuyền để dồn cá, qua lăng kính cảm xức bỗng trở  nên đẹp đẽ lạ thường. Trăng lên cao dần từng lúc, trăng tan vào nước biển, vỗ vào mạn thuyền làm nhịp hay con thuyền đang lướt dập dềnh bồng bềnh giữa biển khơi như chạm vỡ ánh trăng tạo thành nhịp. Công việc đánh bắt cá từ nặng nhọc bỗng trở nên thi vị lãng mạn. Từ sự giàu đẹp của biển là những suy ngẫm về lòng biển bao dung:

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

      Nhà thơ Huy Cận đã thật tài tình khi so sánh lòng biển với "lòng mẹ". Biển cả dữ dội và bao la và lòng biển thẳm sâu không còn là điều kì bí, đáng sợ. Với nhà thơ, lòng biển mênh mông, rộng rãi đầy cá như tấm lòng mẹ bao dung, độ lượng. Chính lòng biển là lòng mẹ đã "nuôi lớn đời ta tự buổi nào". Câu thơ là khúc tâm tình thiết tha với biển thân yêu, là lời cảm ơn biển, biển vừa bao la mà lại trĩu nặng yêu thương.

        Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, sự hào hứng trong thời kỳ miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ trụ  là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ, giao hoà của hai nguồn cảm hứng đó đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.

        Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cảm hứng vũ trụ hoà cùng dòng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một tương lai nhất định nở hoa.

        Trích: loigiaihay.coCó ai đó từng cho rằng: một trong những nguồn gốc quan trọng của thơ ca chính là đời sống lao động của nhân dân. Điều đó hẳn đúng với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ thực sự cẩt lên từ nhịp sông lao động hăng say, khoáng đạt của những người dân vùng chài. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả. Đoạn thơ sau trong bài thơ tiêu biểu cho điều đó:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."

       Bài thơ được sáng tác trong chuyến đi công tác của Huy Cận tại vùng mỏ Hòn Gai, Quảng Ninh năm 1958 và được bắt nguồn từ cảm hứng ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc tự do độc lập. Với ý nghĩa đó, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ và niềm vui, niềm tin trước cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng đất nước.

       Ba khổ thơ trên nằm giữa bài thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh hoàng hôn trên biển và những con thuyền đánh cá ra khơi. Người dân chài đến với biển lớn bằng một tinh thần lao động hăng say và tâm hồn khỏe khoắn “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Và biển cả bao la giàu có phóng khoáng dang tay đón họ:

       “Cá thu biển Đông như đoàn thoi

              Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

       Những khổ thơ trên nối tiếp mạch cảm xúc đó.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

      Thuyền có lái, có buồm nhưng lái bằng gió, buồm là buồm trăng. Đoàn thuyền lướt đi trong đêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát hoà cùng sức mạnh của gió, cộng hưởng sức mạnh của trăng. Bởi thế mà thuyền như lướt đi, như bay lên. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé qua cảm hứng vũ trụ đã trở nên kỳ vĩ, khổng lồ, sánh ngang tầm với vũ trụ. Và trên con thuyền ấy, người như dần hiện lên trong tư thế làm chủ:

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

     Dàn đan thế trận lưới vây giăng

        Đã qua rồi thời con người còn nhỏ bé, đơn độc trước sức mạnh bí ẩn của biển cả. Mang trong mình khí thế của người làm chủ, biển thu hẹp lại để con người "ra đậu dặm xa", "dàn đan thế trận" và "dò bụng biển" để con người tìm tòi, khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa để bắt thiên nhiên phục vụ. Họ những dân chài mang theo cả sức trẻ, sức khoẻ, mang theo cả sự tìm tòi, khám phá để tung phá thế giới bí hiểm của thiên nhiên. Việc đánh bắt ấy như một trận chiến mà mỗi người lao động như một chiến sĩ.

       Hát khi ra khơi, hát cho cuộc hành trình và những người lao động còn hát để ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé

        Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

       Các loài cá được kể tên: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song đã nói lên sự phong phú, giàu có của biển. Không chi giàu mà biển còn rất đẹp. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé Dưới ánh trăng, cá song quẫy mặt nước. Thân cá có khoang màu hồng lấp lánh như ánh sáng chuyển động dưới ngọn đuốc. Hình ảnh ấy cũng từng gợi hứng cho nhà thơ Chế Lan Viên viết nên câu thơ kì tài: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”. Có thể nói, với hình ảnh cá song, hai nhà thơ không chỉ gặp nhau ở sức liên tưởng mà còn “cùng chí hướng” ở cảm hứng sáng tác: nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực, từ đời sống lao động của quần chúng nhân dân.

       Đoạn thơ mang nhiều sắc ánh sáng: ánh sáng đen hồng, lấp lánh cùa cá song, ánh sáng vàng choé của trăng vỡ trên mặt nước. Những gam sắc ánh sáng hoà cùng bóng tối của màn đêm tạo ra bức tranh sơn mài lóng lánh sắc màu. Trong niềm xúc động, nhà thơ như thấy đâu đây hình ảnh những nàng tiên cá thần kì và do đó, Huy Cận đã viết một câu thơ thật thi vị, hữu tình: “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Hình ảnh ấy càng được tôn lên bội phần bởi một liên tưởng tài tình:

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long

       Hình ảnh nhân hoá thật độc đáo. Đêm vẫn thư giãn và thủy triều lên xuống tạo ra hơi thở của đêm. Những đốm sao bạt ngàn in trên mặt nước, trôi dạt trên đầu những ngọn sóng triều đập vào bãi cát được ví như: "lùa nước Hạ Long". Sao với nước cũng xuất hiện và tồn tại trong nhịp thở của đêm. Nối những miền không gian lại với nhau, thiên nhiên như bức tranh sơn mài tráng lệ và kỳ ảo.

       Tiếng hát theo những người dân chài trong suốt cả cuộc hành trình và giờ đây tiếng hát cất lên là để gọi cá vào lưới:

Ta hát bài ca gọi cá vào

         Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

       Người dân gọi cá bằng tiếng hát và trăng tạo ra nhịp gõ. Động tác lao động bình thường: gõ nhịp vào mạn thuyền để dồn cá, qua lăng kính cám xức bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Trăng lên cao dần từng lúc, trăng tan vào nước biển, vỗ vào mạn thuyền làm nhịp hay con thuyền đang lướt dập dềnh bồng bềnh giữa biển khơi như chạm vỡ ánh trăng tạo thành nhịp. Công việc đánh bắt cá từ nặng nhọc bỗng trở nên thi vị lãng mạn. Từ sự giàu đẹp của biển là những suy ngẫm về lòng biển bao dung:

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

      Nhà thơ Huy Cận đã thật tài tình khi so sánh lòng biển với "lòng mẹ". Biển cả dữ dội và bao la và lòng biển thẳm sâu không còn là điều kì bí, đáng sợ. Với nhà thơ, lòng biển mênh mông, rộng rãi đầy cá như tấm lòng mẹ bao dung, độ lượng. Chính lòng biển là lòng mẹ đã "nuôi lớn đời ta tự buổi nào". Câu thơ là khúc tâm tình thiết tha với biển thân yêu, là lời cảm ơn biển, biển vừa bao la mà lại trĩu nặng yêu thương.

        Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, sự hào hứng trong thời kỳ miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ trụ  là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ, giao hoà của hai nguồn cảm hứng đó đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.

        Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cảm hứng vũ trụ hoà cùng dòng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một tương lai nhất định nở hoa


 

ĐỀ 4 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thhawts cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn mỗi người...
Đọc tiếp

ĐỀ 4

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thhawts cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn mỗi người trong chúng ta đều được ssinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải hết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

                          (Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2012)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc được sử dung trong đoạn trích?

Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra từ đoạn trích là gì? Vì sao?

 

ĐỀ 5

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển đánh đánh giá, lựa chọn ứng viên. Có một định nghĩa rất thú vị về trung thực do Tổ chức Giáo dục giá trị sống toàn cầu giới thiệu: “Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động”. Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn “xuất hiện” qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi… Thông thường, ngôn ngữ cơ thể không biết nói dối! Vì thế nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói  mà còn quan sát để “đọc”tính trung thực của lời nói  qua thứ “ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện.

                                           (Trích Nói tật bằng lời và không lời, Teo Tuoitreonline)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát  để “đọc” tính trung thực của lời nói qua thứ “ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện”?

Câu 4. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ đoạn trích trên?

 

6
22 tháng 2 2022

Phép lặp: từ hoạ sĩ.

Phép thế: từ đấy thay cho Sa Pa.
22 tháng 2 2022

Phép lặp: Hoạ sĩ – hoạ sĩ

Phép thế: Sa Pa - đấy.

Bài 5. Đọc truyện cười "Hai kiểu áo" và trả lời câu hỏi: HAI KIỂU ÁO             Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khác. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi: - Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?             Quan lớn ngạc nhiên: - Nhà ngươi biết để làm...
Đọc tiếp

Bài 5. Đọc truyện cười "Hai kiểu áo" và trả lời câu hỏi:

HAI KIỂU ÁO

            Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khác. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

            Quan lớn ngạc nhiên:

- Nhà ngươi biết để làm gì?

            Người thợ may đáp:

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

            Quan ngẫm nghĩ môt lát rồi bảo:

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)

a. Câu nào trong những lời đối đáp trên đây chứa hàm ý?

b. Nội dung hàm ý ấy là gì?

c. Người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không? Chi tiết nào xác nhận điều này?

64
22 tháng 2 2022

a. Các câu chứa hàm ý.

- Nếu ngài mặc để hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi vài tấc

- Còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vật đằng sau phải may ngắn lại

- May cho ta cả hai kiểu.

b. Các hàm ý ấy là:

- Khi gặp quan trên, ngài sẽ cúi luồn, nên vạt trước chùng lại

- Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.

- Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.

c) người nghe giải được hàm ý trong câu . Chi tiết : Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

22 tháng 2 2022

a) Câu chứa hàm ý:

Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

b) Hàm ý của câu này là: Ngài phải cúi đâù (luồn cúi) trước quan trên, ngửng cao đầu (hách dịch) trước dân đen.

c) Người nghe (viên quan) không hiểu được hàm ý sâu xa của câu nói. Nếu hiểu được được ý chế giễu và phê phán của câu nói thì viên quan đã nổi giận.