Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1,2,3,4 ở một số dòng trong mục B có tác dụng đánh dấu nội dung chính trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
Đoạn văn có trình bày ngắn gọn, đầy đủ các thông tin: Bối cảnh, nhân vật, sự kiện chính và các chi tiết quan trọng được kể trong truyện Con muốn làm một cái cây.
- Bối cảnh: Khi được giao viết về ước mơ của em.
- Nhân vật: Bum, bố mẹ, cô giáo
- Sự kiện chính:
+ Bum được ông nội trồng cho một cây ổi từ khi còn trong bụng mẹ.
+ Gia đình Bum chuyển nhà từ Sài Gòn đến Vũng Tàu, xa bạn, xa cây ổi.
+ Cô giáo giao bài văn viết về ước mơ của em.
+ Bum ước mơ trở thành cây ổi.
+ Cô giáo gọi cho bố mẹ Bum.
+ Bố mẹ quyết định mang cây ổi lên trồng và cho các bạn xuống chơi với Bum.
- Chi tiết quan trọng:
+ Bài văn Bum viết về ước mơ biến thành cái cây
+ Cô giáo gọi kể cho bố mẹ Bum nghe về ước mơ ấy.
Việc tách riêng mỗi “mẹo nhỏ” trong ghi chép thành một đoạn riêng và đánh dấu bằng gạch đầu dòng trong mục Mẹo nhỏ giúp ghi chép để khi đọc là hiểu ngay có tác dụng phân định thông tin, giúp phần thể hiện thông tin chi tiết của văn bản được mạch lạc.
- Về cấu trúc, loại văn bản có 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu mục đích của quy trình hay hoạt động
Phần 2: Liệt kê những gì cần chuẩn bị khi thực hiệnPhần 3: Trình bày các bước cần thực hiện
Văn bản triển khai thông tin theo trật tự thời gian (trình bày thông tin theo thứ tự xuất hiện của sự vật, hiện tượng hay hoạt động) .
- Những dấu hiệu giúp em nhận biết Trò chơi cướp cờ và Cách gọt củ hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:
+ Văn bản được trình bày theo bố cục rõ ràng, mạch lạc.
+ Các đề mục được chia cụ thể: ví dụ (1,2,3; a,b,c)
+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: dùng hình ảnh minh họa.
- Để đạt được mục đích, hai văn bản ấy đã sử dụng các triển khai thông tin theo trình tự thời gian.
- Bố cục của văn bản: 5 phần
+ Phần 1 (từ đầu đến “vừa đi vừa nấu cơm”): giới thiệu về hội thi thổi cơm
+ Phần 2 (tiếp dến “dùng để cúng thần”): Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội)
+ Phần 3 (tiếp đến “Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo, ngon, xong trước là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)
+ Phần 4 (tiếp đến “Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hộ Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa)
+ Phần 5 (phần còn lại): Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)
- Theo em, thông tin quan trọng nhất là những quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm vì đó là các quy tắc tạo nên một cuộc thi
Trải nghiệm cuộc sống để trưởng thành hơn
Sự trải nghiệm nó chính là những điều vô cùng tốt đẹp mà mỗi con người chúng ta cần phải bỏ rất nhiều thời gian ra để rèn luyện nó và để hoàn thiện nó, phát triển bản thân của mình tốt hơn nữa. Trong cuộc sống này vốn dĩ chẳng có ai là hoàn hảo cả, nhưng nếu như bản thân chúng ta đây biết cố gắng từng ngày để hoàn thiện bản thân của mình hơn nữa và cố gắng tiến lên về phía trước, từ đó chúng ta sẽ có được những kết quả vô cùng tốt và xứng đáng với những gì mà mình đã bỏ ra. Cuộc đời này của chúng ta đó chính là những chuyến phiêu lưu và con người chính là những nhà du hành chẳng biết mệt mỏi là gì. Và để trở thành một nhà du hành thông thái, có những vốn tri thức to lớn và phong phú thì chúng ta cần phải không ngừng cố gắng và tiến lên phía trước, và thành quả của những nỗ lực đó rất đáng quý, nó sẽ cho ta được những trải nghiệm tốt hơn trong cuộc sống này. Sự trải nghiệm đó chính là khi bản thân mình trải qua những điều mới lạ trong cuộc sống, từ đó biết thêm nhiều kiến thức hơn, hiểu biết hơn về cuộc sống này, có được nhiều kinh nghiệm hơn và tích lũy được rất nhiều những kiến thức tốt trong cuộc sống này. Khi trải nghiệm thì chúng ta sẽ có được thêm những kinh nghiệm thực tế hơn nữa, giúp cho chúng ta có thể trưởng thành hơn về suy nghĩ, về cách sống và về tình cảm của mình, giúp cho mỗi con người chúng ta sẽ gắn bó hơn nữa và góp phần cống hiến sức mình cho cuộc sống này. Không những vậy mà trải nghiệm nó còn giúp cho mỗi con người chúng ta có thể khám phá được bản thân của mình hơn, từ đó sẽ đưa ra được rất nhiều sự chọn đúng đắn và sáng suốt, tốt đẹp cho tương lai của bản thân mình. Chúng ta sẽ biết cách để vượt qua được những khó khăn, những trở ngại của cuộc sống, nó rèn luyện bản lĩnh, ý chí của mình tốt hơn. (sưu tầm)
Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cùng vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật, theo thời gian đã dần được dân gian hóa để có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam đuợc Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn họa phi vật thể quốc gia năm 2015.
a. Các thuật ngữ có trong đoạn văn trên là: Chi tiết, nhan đề, sa-pô, ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, sơ đồ hóa.
=> Các thuật ngữ của ngành khoa học xã hội.
b. Ý nghĩa của các từ được in đậm trong đoạn văn trên là:
- Sơ đồ hóa: là phương pháp diễn đạt nội dung bằng sơ đồ, được kí hiệu bằng: sơ đồ, bảng biểu, lược đồ,...
- Ví dụ từ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”: Tạo hóa, vật hóa, biến hóa, giáo hóa, ....