Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu | Biện pháp lặp cấu trúc | Tác dụng |
a | 1. Lặp cấu trúc trong từng dòng thơ: trăng thương/ trăng nhớ đàn buồn đàn lặng 2. Lặp cấu trúc hai dòng thơ: Trăng thương, trăng nhớ, hơi trắng ngẩn. Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm! | Làm cho cấu trúc câu thơ ngắt thành những nhịp ngắn, mô phỏng tiếng đàn đang bắt đầu tấu lên, rải từng nốt chậm rãi. |
b | 1. Lặp cấu trúc hai câu sau: (1) Sự thật là từ miều thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. (2) Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. 2. Lặp cấu trúc giữa các vế câu: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Đây là phép lặp cấu trúc cụm chủ vị trong cùng một câu ghép. 3. Lặp cấu trúc hai câu sau: (1) Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. (2) Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. 4. Lặp cấu trúc thành phần câu: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay. 5. Lặp cấu trúc hai cụm chủ vị nòng cốt của hai câu: (1) ... dân tộc đó phải được tự do! (2) Dân tộc để phải được độc lập! 6. Lặp cấu trúc các bổ ngữ: thủ thân và lực lượng tính mạng và của cải. | Tạo giọng văn đanh thép, hùng hồn, mạnh mẽ, khẳng định những sự thật lịch sử không thể chối cãi. |
c | Lặp cấu trúc: Gió, gió thổi rào rào/ Trăng trắng lay chấp chơi. Đây là phép lặp cấu trúc giữa hai dòng thơ. | Nhấn mạnh sự chuyển động tươi mới của mọi sự vật trong trời đất. |
d | Lặp cấu trúc: vào một khoảng vườn mà không có hoại đi trong mùa xuân mà không thấy bướm. | Nhấn mạnh ý nghĩa quyết định của rau cần đối với lượng của món cháo ám. |
Đoạn văn tham khảo
Tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du là một vẻ đẹp đặc biệt, có sức thu hút đối với các độc giả và nhà thơ yêu thơ ca. Vẻ đẹp của tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du nằm ở sự sắc sảo, tinh tế của từ ngữ, những hình ảnh sống động được miêu tả qua những câu thơ vừa ý nghĩa vừa hài hòa. Trong những bài thơ của Nguyễn Du, biện pháp đối đóng vai trò rất quan trọng để tạo ra sự tương phản và sâu sắc trong hình tượng. Một số câu thơ của Nguyễn Du sử dụng biện pháp đối như: "Hoa đào thắm lắm, mai thâm càng đậm", "Trăng tròn khuyết vẫn là trăng, đêm ngày qua lại vẫn đêm ngày", "Con người trồng rau người ăn, nhân sinh trông cạn nước còn tình". Những câu thơ này khiến cho người đọc phải tựa cảm với những tình cảm sâu sắc và hình ảnh đẹp tinh tế. Bên cạnh đó, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du còn mang đến sự cảm thụ về đời sống, tình cảm và thăng trầm của cuộc đời. Sự đối lập và tương phản trong từng câu thơ càng làm cho người đọc cảm thấy sâu sắc và đẹp mắt hơn. Với những ai yêu thích văn chương và thơ ca, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du chắc chắn là một nét đẹp đặc trưng và duyên dáng đặc biệt trong kho tàng văn học Việt Nam ta.
Từ thưở lọt lòng mẹ, ai sinh ra trên đời đều giống nhau; nhưng theo thời gian, mỗi người sẽ có những trải nghiệm, vốn sống tích lũy riêng để hình thành nên những cá thể độc lập, riêng biệt. Cá nhân em tự thấy mình là một người có tính cách rất kiên định và quyết tâm trong những việc bản thân làm. Em luôn luôn đặt mục tiêu và cố gắng hoàn thành nó trong thời gian đã lên kế hoạch từ trước. Em không bao giờ từ bỏ trước khó khăn và sẽ luôn cố gắng vượt qua mọi thử thách. Với em, không có gì là không thể. Tính cách của em còn có sự cẩn trọng và tỉ mỉ trong cách làm việc của mình. Em luôn tập trung và chú ý đến từng chi tiết, không bỏ lỡ bất cứ điều gì quan trọng nào. Em tin rằng việc làm việc chăm chỉ và có kế hoạch đúng đắn là chìa khóa thành công. Một điểm khác nữa của tính cách của em là sở thích học hỏi và trau dồi kiến thức. Em luôn cố gắng mở rộng tầm nhìn của mình thông qua việc đọc sách, học hỏi từ những người có kinh nghiệm và tự trau dồi kỹ năng mới. Em quan niệm rằng kiến thức là sức mạnh và việc học hỏi chính là cách để ngày càng trở nên tốt hơn và phát triển bản thân. Ưu điểm lớn nhất trong tính cách của em là sự kiên định, chăm chỉ, tỉ mỉ và ham học hỏi. Em hi vọng rằng những đặc điểm này sẽ giúp tôi vượt qua mọi khó khăn và đạt được thành công mà mình mong muốn trong cuộc sống.
Câu 1:
-Phương thức biểu đạt chính của văn bản: thuyết minh.
Câu 2:
-Những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin: thơ, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử,kịch...
Câu 3:
Theo tôi "Mặt trời của thi ca Nga" là cách nói ẩn dụ tôn vinh giá trị thơ và vị trí nhà thơ Puskin.
Thơ Puskin đánh thức những tình cảm tốt lành trong tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu, mang sức mạnh tinh thần, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn chương và lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga.
Puskin là nhà thơ vĩ đại có vị trí đặc biệt quan trọng - người khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIXvaf đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.
Câu 4:
"Tôi yêu em" không chỉ đơn thuần là một bài thơ để thể hiện sự chân thành của A.Pu-skin dành cho người mình yêu mà còn đem đến bài học thật sâu sắc về thái độ ứng xử có văn hoá trong tình yêu. Tình yêu là sự rung động mãnh liệt về cảm xúc, về trái tim của con người, thật khó có định nghĩa nào toàn diện về khái niệm này. Tình yêu không chỉ là tình cảm lứa đôi, không phải chỉ xuất phát từ trái tim mà còn đến từ khối óc của con người. Đó là thái độ ứng xử có văn hóa. Vậy điều này được thể hiện như thế nào? Trước hết đó là tôn trọng người mình yêu qua cách xưng hô như A. Pu-skin đã từng nói một cách đầy tình cảm rằng Tôi / em. Cách gọi ấy thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương. Không những thế, tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu cũng là việc ứng xử có văn hóa trong tình yêu. Pu-skin đã không phản bác mà tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, cũng không hờn dỗi, trách móc hay oán thán, tự nhận về mình trách nhiệm đã làm người con gái phải bận lòng, phải u hoài. Yêu nhưng luôn hướng về đối phương để em không bận lòng vì em nữa, hi sinh vì niềm đam mê, vì hạnh phúc nơi em chọn lựa. Tình yêu không phải là sự ép buộc mà tình yêu là một sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Song chia tay không phải để trở thành đối lập, thù địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đòi. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ không thể đến, không có cơ hội trao duyên mong thành đôi thì mong người con gái ấy sẽ hạnh phúc với lựa chọn của mình. Tình yêu cần hướng đến sự đồng điệu, đồng cảm, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và cần tinh tế để cảm nhận. Đó mới là cách úng xử tuyệt vời nhất, thông minh và có văn hóa.
Câu 1
Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em có rất nhiều suy nghĩ về ý nghĩa của sống hữu ích trong cuộc đời mỗi con người. Vậy sống hữu ích là gì? Đó là lối sống tích cực, luôn mang lại những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Người sống hữu ích sẽ được mọi người yêu mến và ngợi ca. Thực tế cho thấy có rất nhiều người có phong cách sống này. Tiêu biểu Nick Vujicik, dù là người khuyết tật, những tưởng anh sẽ chẳng thể sống có ích, đem lại nhiều điều cho cuộc sống. Nhưng không, anh đã cảm hóa được rất nhiều người có hoàn cảnh như anh. Hơn hết, anh còn khơi gợi lên những giá trị vô cùng tốt đẹp đến với thế giới này. Thật vậy, sống có ích không chỉ giúp tâm hồn bạn được rộng mở mà nó còn giúp bạn có cái nhìn thiện cảm với đời hơn. Chưa dừng lại ở đó, sống hữu ích còn là một trong những lối sống được mọi người ưa chuộng, làm theo. Tuy nhiên, cạnh bên những người sống có ích vẫn còn có những người sống chỉ biết nghĩ đến bản thân, không biết san sẻ hạnh phúc của mình cho người khác. Nhưng ta cũng không thể sống tốt đẹp với những kẻ bần tiện, vô lương tâm. Thật vậy, mỗi chúng ta hãy sống tốt, sống luôn tỏa hương thơm ngát cho đời. Đừng sống vị kỉ và xấu xa.
Câu 2:
– Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong di sản văn học của Người, thơ ca là mảng sáng tác rất có giá trị, trong đó có thể kể đến tập thơ “Nhật kí trong tù”được sáng tác trong những ngày Người bị giam giữ ở các nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây. Chiều tối (Mộ -1942) là bài thơ được trích từ tập thơ này.
– Tố Hữu là nhà cách mạng, cũng là nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu nhất của nền thơ ca cách mạng. Sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp thơ ca của ông. Từ ấy (1938) là bài thơ hay được trích trong tập thơ cùng tên ghi lại thời khắc đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và nghệ thuật của Tố Hữu khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng, tìm thấy con đường đi cho cuộc đời mình và thơ ca.
– Cả hai bài thơ đều hướng tới khắc họa vẻ đẹp trong tâm hồn và lí tưởng sống cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng.
a. Đoạn thơ trên trích từ văn bản Chị em thúy Kiều. Thuộc tác phẩm Truyện Kiều. Tác giả là Nguyễn Du
b. Xác định thể thơ: Lục bát
c. Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
d. Một thành ngữ có trong đoạn thơ: nghiêng nước nghiêng thành
C2
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là người đã chèo lái con thuyền Cách mạng Việt Nam đồng thời Người cũng là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hoá thế giới. Tuy văn chương không phải sự nghiệp chính của cuộc đời Bác nhưng Hồ Chủ tịch đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng lớn các tác phẩm văn thơ có giá trị. Trong đó, "Nhật kí trong tù" là một tập thơ đặc sắc cả về mặt nội dung và nghệ thuật đặc biệt là bài "Chiều tối" với sự kết hợp hết sức hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại.
Câu 1. (2 điểm)
"Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.".
Sử dụng câu văn trên là câu chủ đề, hãy viết tiếp khoảng 10 câu làm rõ cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nhân loại.
Cách mạng công nghệ 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nhà máy thông minh, sự phát triển của internet vạn vật giúp tạo ra bản sao ảo của thế giới vật lý, cho phép mọi người ở khắp nơi trên thế giới kết nối với nhau thông qua mạng internet dịch vụ qua các thiết bị di động ở mọi lúc, mọi nơi. Công nghiệp 4.0 thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số của sản xuất thông qua việc tích hợp các hệ thống và quy trình khác nhau . Có thể mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư, giúp quá trình sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người, năng suất và chất lượng cuộc sống của con người được tăng cao: Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Sau đó, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.
Câu 2: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối - Hồ Chí Minh.
Bài làm
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là người đã chèo lái con thuyền Cách mạng Việt Nam đồng thời Người cũng là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hoá thế giới. Tuy văn chương không phải sự nghiệp chính của cuộc đời Bác nhưng Hồ Chủ tịch đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng lớn các tác phẩm văn thơ có giá trị. Trong đó, "Nhật kí trong tù" là một tập thơ đặc sắc cả về mặt nội dung và nghệ thuật đặc biệt là bài "Chiều tối" với sự kết hợp hết sức hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại.
"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng"
"Nhật kí trong tù" là tập thơ gồm 134 bài thơ chữ Hán được sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và đày ải đi khắp các nhà lao. Tập thơ đã thể hiện một cách sinh động phong cách thơ Hồ Chí Minh với sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. Trước hết, nói đến màu sắc cổ điển trong thơ là nói đến các yếu tố về mặt nghệ thuật và nội dung có sự ảnh hưởng rõ nét của văn chương phương Đông mà chủ yếu là thơ Đường, còn màu sắc hiện đại là những cách tân về mặt nghệ thuật và nội dung mang tinh thần của thời đại. Lý giải về điều này trong thơ Bác, ta có thể hiểu, Hồ Chí Minh vốn xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, cha là nhà Nho, mẹ là người rất am hiểu ca dao, dân ca, nên Bác đã có những kế thừa hết sức tự nhiên. Bên cạnh đó với việc từng học trường Tây và có hơn 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác đã học hỏi không ít từ văn học phương Tây và đưa chúng vào trong những tác phẩm của mình. Và với sự tài hoa trong ngòi bút, nét cổ điển và hiện đại ấy đã được kết hợp hết sức hài hoà.
Trước tiên, nét cổ điển của bài thơ được thể hiện ở văn tự chữ Hán và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - một thể thơ tiêu biểu và quen thuộc của thơ Đường Trung Quốc, thể thơ đòi hỏi sự hàm xúc cô đọng, đó là lý do vì sao bài thơ với chỉ vỏn vẹn 28 chữ cũng đã miêu tả được cảnh vật thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thi đề của bài thơ - cảnh vật thiên nhiên - cũng là một thi đề khá quen thuộc và được các thi nhân xưa sử dụng khá nhiều.
"Chim mỏi về rừng tìm chỗ ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không"
Câu thơ mở ra khung cảnh rừng núi lúc về chiều. Cảnh vật có phần hiu quạnh được tác giả gợi ra qua biện pháp ước lệ quen thuộc của thơ cổ và đã nói lên chính xác hoàn cảnh của Bác. Chỉ bằng hai nét bút và điểm nhìn hướng lên cao, người tù đã dễ dàng thu vào tầm mắt mình hình ảnh "cánh chim bay" và "chòm mây trôi". Hai hình ảnh xuất hiện tự nhiên, hài hòa và đăng đối. Bút pháp chấm phá, nghệ thuật ước lệ tượng trưng được vận dụng sáng tạo. Không có bất kì từ ngữ nào chỉ thời gian nhưng người đọc vẫn cảm nhận được thời gian lúc này là chiều tối. Nhìn chim bay, mây trôi ta cảm thấy bầu trời lúc này bao la hơn, mênh mông, rợn ngợp hơn, nỗi cô đơn cũng vì thế mà tăng theo, cánh chim nhỏ nhoi cũng theo vậy mà nhỏ bé, đơn độc hơn. Bóng tối dường như theo cánh chim phủ lên vạn vật. Câu thơ gợi cho ta nhớ tới hình ảnh cánh chim trong thơ xưa khi tả cảnh chiều tối. Như Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã viết:
"Chim hôm thoi thót về rừng
Hay bậc nữ lưu tài danh của dân tộc - bà Huyện Thanh Quan cũng viết:
"Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi".
Hoặc Lý Bạch - nhà thơ lớn của Trung Quốc viết trong "Độc tọa Kính Đình Sơn":
"Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn".
Nếu cánh chim xưa của Lí Bạch như bay vút vào không gian, tan biến vào vĩnh hằng thì cánh chim trong thơ Bác chỉ chuyển trạng thái từ bay sang nghỉ ngơi để rồi lại tiếp tục bay. Đến đây, hình ảnh cánh chim lẻ loi và chòm mây cô đơn dường như đang mang theo nỗi lòng tác giả đi tới khắp mọi nơi mà Người đã đi qua cùng với sự đày ải cơ cực, tuy nhiên Người đã không san sẻ nỗi buồn đau của mình cho cảnh vật mà Người lại đồng cảm, hòa hợp với thiên nhiên tạo vật xung quanh mình. Đằng sau bức tranh phong cảnh ấy hiện lên một phong thái ung dung của một con người tuy bị mất tự do nhưng vẫn làm chủ bản thân trong mọi tình huống. Chính những điều này đã cho thấy vẻ đẹp hiện đại của thơ Bác ẩn chứa và hoà hợp ngay trong những thi liệu đậm chất cổ điển.
Đến hai câu thơ sau, bức tranh sinh hoạt thường nhật của con người nơi xóm núi đã được tái hiện rất chân thực.
"Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng"
Nếu hai câu thơ đầu có phần ảm đạm hiu quạnh thì hai câu thơ sau với hình ảnh "cô em xóm núi xay ngô tối" đã toát lên một vẻ đẹp khoẻ khoắn, trẻ trung. Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật vẽ mây nẩy trăng truyền thống, dùng hình ảnh lò than để nói về bóng tối của không gian vùng sơn cước khi màn đêm buông xuống. Hình ảnh thơ vừa giản dị vừa độc đáo, làm nổi bật nét mới mẻ, hiện đại của bài thơ. Bên cạnh đó, hình tượng thơ cũng luôn vận động, hướng về tương lai, về ánh sáng: hình ảnh cánh chim bay, hình ảnh chòm mây trôi, hình ảnh người lao động làm việc hăng say, ngay cả thời gian cũng vận động từ chiều tối cho tới tối hẳn. Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng vận động từ cô đơn, buồn bã sang vui tươi, hồ hởi. Cách miêu tả và quan sát của tác giả từ cao đến thấp, từ xa đến gần. Nhãn tự "hồng" của bài thơ có sức lan tỏa lớn. Sắc hồng nóng ấm của lò than đã xua tan đi bóng đêm và sự lạnh lẽo của núi rừng khi chiều tối, nhân lên niềm vui niềm lạc quan của con người, củng cố và mài sắc thêm ý chí của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày nơi xa xứ.
Bằng sự tài hoa trong ngòi bút của Hồ Chí Minh, vẻ đẹp cổ điển và hiện đại đã được hòa quyện hết sức hài hoà và nhuần nhuyễn, tạo nên phong cách thơ ca độc đáo của Bác và góp phần giúp người đọc hình dung đầy đủ và rõ nét chân dung Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng rất sáng tạo: bút pháp chấm phá, ước lệ tượng trưng, vẽ mây nẩy trăng, lấy điểm tả diện, tả thực. Đọc bài thơ, chúng ta cũng cảm nhận được rằng, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh vẫn luôn lạc quan, ung dung tự tại, luôn hướng về phía trước, về tương lai, luôn biết làm chủ bản thân trong mọi hoàn cảnh gian khó nhất.
Bài thơ bốn câu thơ vỏn vẹn 28 chữ với sự tài tình trong ngòi bút Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công bức tranh cảnh vật thiên nhiên và chân dung con người lao động nơi xóm núi. Đồng thời vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối đã mang đến cho tác phẩm cả nét truyền thống và mới mẻ, để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc cho đến mãi về sau này.
a. - Lặp cấu trúc giữa hai dòng thơ: Riêng những câu thơ còn xanh/ Riêng những bài hát còn xanh.
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự trường tồn của những giá trị tinh thần, nghệ thuật.
b. Cách diễn đạt Những câu thơ còn xanh/ Những bài hát còn xanh: Hữu hình hóa những đối tượng trừu tượng như câu thơ, bài hát; biển câu thơ, bài hát thành những thực thể có sự sống, có sức trẻ, chống lại sự tàn phá của thời gian.