Giải thích của từ Hán Vi...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2023

a. Trí tuệ (hoặc thông thái, sáng suốt, thông tuệ, sự khôn ngoan) là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc.

Quan niệmCách hiểu riêng của mình về một sự vật, một vấn đề

b. Thiên nhiên là tất cả những gì ở bên ngoài con người, xung quanh con người, không do bàn tay của con người làm nên.

Thực hành là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể

c. Hoàn mỹ: Đẹp đẽ hoàn toàn.

Triết lý là hệ thống tư tưởng của con người nhằm nghiên cứu đời sống của con người và vũ trụ mà con người đang sống.

11 tháng 3 2023
 

Trong câu trên, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu đã thay đổi. Từ “khen ngợi” thể hiện sự công nhận còn từ “tôn vinh” là tôn lên một vị trí, danh hiệu cao quý. Ở trường hợp này, trí tuệ dân gian là một phẩm chất, năng lực đặc biệt, nó đáng được tôn vinh chứ không phải được công nhận. Vì vậy, cách dùng từ “tôn vinh” hay hơn.

 
19 tháng 3 2020

a. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng.

b. Giản dị là lối sống không cầu kì ,không chạy đua theo xu hướng của xã hội mà theo đó là cách sống phù hợp với hoàn  cảnh của mình .Giản dị luôn là lối sống được đề cao. Giản dị được thể hiện qua nhiều phương diện chứ không phải ở một phương diện nào cả ,tiêu biểu như : giản dị trong lối sống,giản dị trong phong cách ăn mặc,giản dị trong việc đối xử với người khác hay giản dị trong lời nói…còn có rất nhiều loại giản dị khác .

Chỉ ra những đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” và nêu tác dụng của các đặc điểm ấy trong việc thực hiện mục đích văn bản bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn họcBiểu hiện trong văn bản...
Đọc tiếp

Chỉ ra những đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” và nêu tác dụng của các đặc điểm ấy trong việc thực hiện mục đích văn bản bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Biểu hiện trong văn bản Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

Tác dụng trong việc thực hiện mục đích văn bản

Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận

  

Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm

  

Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ

  

Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí

1
11 tháng 3 2023

Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Biểu hiện trong văn bản Sức hấp dẫn của truyện “Chiếc lá cuối cùng”

Tác dụng trong việc thực hiện mục đích văn bản

Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận.

Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc.

Thể hiện rõ ý kiến của người viết trong văn bản giúp người đọc nắm được ý chính của toàn bài/ mục đích viết bài.

Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm.

Đưa ra những dẫn chứng thể hiện sự hấp dẫn: chi tiết chiếc lá, kết chuyện, nhân vật.

Giúp thuyết phục luận điểm chính

Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ

Chi tiết điều kì diệu của chiếc lá, sự thật về chiếc lá cuối cùng.

Làm rõ cho lí lẽ

Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Câu chuyện đi từ luận điểm chính rồi triển khai lí lẽ, đưa dẫn chứng và kết luận

Hợp lí, giúp người đọc dễ theo dõi và thuyết phục.

12 tháng 3 2023
 

Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Biểu hiện trong văn bản Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận.

“Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân”

Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm

Đề cao trí tuệ của nhân dân

Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ

- Thử thách đầu tiên

- Thử thách thứ hai và thứ ba

- Thử thách thứ tư

Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí

- Ý kiến 1: Thông qua thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.

- Ý kiến 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp cảu trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đề được nới lòng và cởi bỏ.

- Ý kiến 3: Ở thử thách thứ tư, người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình…

Câu 1: Chép lại bài ca dao số 1 nói về tình cảm gia đình (công lao của cha mẹ). (1,0 điểm)Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà huyện Thanh Quan? (1,0 điểm)Câu 3: Từ ghép hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy xếp các từ ghép: Hữu ích, thi nhân, phát thanh, tân binh vào nhóm thích hợp:a) Từ có yếu tố chính đứng...
Đọc tiếp

Câu 1: Chép lại bài ca dao số 1 nói về tình cảm gia đình (công lao của cha mẹ). (1,0 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà huyện Thanh Quan? (1,0 điểm)

Câu 3: Từ ghép hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy xếp các từ ghép: Hữu ích, thi nhân, phát thanh, tân binh vào nhóm thích hợp:

a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. (1,0 điểm)

Câu 4: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngừ sau: (1,0 điểm)

Chân cứng đá ... Chạy sấp chạy ...
Mắt nhắm mắt ... Gần nhà ... ngõ

Câu 5: Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ...) (6,0 điểm) 

tick cho 2 ban

 

1
17 tháng 6 2021

câu 1 Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

câu 2 

  • Miêu tả bức tranh thiên nhiê và cuộc sống của con người nơi đèo Ngang: đẹp, hoang sơ nhưng gợi buồn 
  • Bộc lộ tâm trạng: Hoài cổ nhớ nước, thương nhà da diết, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

câu 3  Từ ghép Hán Việt có hai loại : - Từ ghép đẳng lập, - Từ ghép chính phụ

  • Từ ghép có yếu tố chính đứng trước - phụ đứng sau: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa
  • Từ ghép có yếu tố phụ đứng trước – chính đứng sau: Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi

câu 4  chân cứng đá mềm, chạy sấp chạy ngửa, mắt nhắm mắt mở, gần nhà xa ngõ

câu 5 

Cảm nghĩ về người thân: ông nội

Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng.

Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời.

Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau,  mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói:

“Mồ côi cha ăn cơm với cá

Mồ côi má lót lá mà nằm”

Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất… Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: “Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng  ông tao là một nhà khoa học”. Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là “một nhà khoa học” cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: “Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này”. Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ “Lê Đình Phi” cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời.

Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn.

Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây.Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!

6 tháng 3 2019

Tùng...Tùng...Tùng...Tiếng trống trường vang lên thật giòn giã báo hiệu giờ ra chơi đã (câu đặc biệt) đến. Các bạn học sinh từ các dãy nhà tầng ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Trên sân trường đông vui nhộn nhịp ấy, các bạn học sinh chơi đủ thứ trò chơi. Từ nhảy dây (câu có trạng ngữ) cho đến đá cầu. Nhưng đâu phải cứ ra chơi là ai cũng xuống sân, vẫn có những bạ đứng câu đặc biệt trên ban công. Tán gẫu và vui đùa. (câu rút gọn)

6 tháng 3 2019

Tùng...Tùng...Tùng...Tiếng trống trường vang lên thật giòn giã báo hiệu giờ ra chơi đã (câu đặc biệt) đến. Các bạn học sinh từ các dãy nhà tầng ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Trên sân trường đông vui nhộn nhịp ấy, các bạn học sinh chơi đủ thứ trò chơi. Từ nhảy dây (câu có trạng ngữ) cho đến đá cầu. Nhưng đâu phải cứ ra chơi là ai cũng xuống sân, vẫn có những bạ đứng câu đặc biệt trên ban công. Tán gẫu và vui đùa. (câu rút gọn)

- Tính từ: trong veo, biếc, vàng, lạnh lẽo

- Cụm tính từ: bé tẻo teo

- Động từ: tựa, ôm, đưa, đớt, cầm

- Cụm động từ: khẽ đưa vèo, hơi gợn tí

Trả lời : Tính từ : trong veo,biếc,vàng,lạnh lẽo. - Cụm tính từ : bé tẻo teo. - Động từ là : Tựa,ôm,đưa,đớt,cầm. - Cụm động từ : khẽ đưa vào,hơi gợn tí. Chúc bạn hok tốt!!!!!!!!
Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong mỗi câu văn, đoạn văn dưới đây:a. Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi,...(Ê-dốp, Hai người bạn đồng hành và con gấu)b. Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều vao vút của chú Chàng; trong...
Đọc tiếp

Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong mỗi câu văn, đoạn văn dưới đây:

a. Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi,...

(Ê-dốp, Hai người bạn đồng hành và con gấu)

b. Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều vao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sửa giăng;...

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

c. Bác tai gật đầu lia lịa:

- Phải, phải… Bác sẽ đi với các cháu!

(Chân, tay, tai, mắt, miệng)

d. Những con chim mẹ bay chao chát theo anh Thả về tận nhà, gào thét mãi…

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

đ. Ò…ó…o…

Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

(Sọ Dừa)

e. Tôi quắc mắt:

- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?

- Thưa anh, thế thì… hừ hừ… em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.

(Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kí)

1
12 tháng 3 2023
 

a. Dấu chấm lửng thể hiện sự lắng đọng của cảm xúc

b. Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết

 

c. Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu cho câu văn

 

d. Dấu chấm lửng thể hiện cho lời nói còn bỏ dở

đ. Dấu chấm lửng biểu thị sự kéo dài của âm thanh gà gáy

e. Dấu chấm lửng thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng