Nắng chiều rải nhẹ trên con đường về nhà. Trên đường đi, em chợt thấy một...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nắng chiều rải nhẹ trên con đường về nhà. Trên đường đi, em chợt thấy một tốp các chú thợ điện đang đo và tháo lắp chiếc công tơ ở gần khu phố em. Trong đó, người làm em chú ý nhất là một chú thợ điện đang leo lên cột điện và xem xét công tơ.

Bỗng có người gọi tên chú. Thì ra, chú tên là Hiệp. Em đứng ngắm chú hồi lâu. Chú khoảng ba mươi tuổi. Bộ áo công nhân màu cam rất vừa vặn với vóc dáng to, cao của chú. Khuôn mặt chú vuông vắn. Tóc chú màu đen. Nước da chú ngăm ngăm màu bánh mật. Trông chú thật hiền từ.

Thấy em cứ đứng ngây người nhìn chú, chú nở một nụ cười thật tươi. Em tiến bước đến gần chú rồi chào: “Cháu chào chú ạ!” Chú xoa đầu em: “Cháu ngoan lắm, thế sau này cháu có muốn làm công việc như chú không?” Em đáp: “Cháu chưa biết được nhưng công tơ điện để làm gì thế hả chú?” Chú cười: “À! Công tơ điện dùng để đo lượng điện đã dùng cháu ạ!”

Mồ hôi trên lưng áo chú đã thấm ra ngoài nhưng chú vẫn hăng say làm việc. Tay chú nhanh thoăn thoắt. Mặc dù em không hiểu rõ công việc mà chú đang làm nhưng với thái độ làm việc như thế, em biết chú là một người rất yêu nghề. Nếu không có những thợ điện như chú sửa chữa kịp thời thì sinh hoạt của người dân sẽ gặp khó khăn. Em đang đứng thì chú quay xuống nói: ” Thôi muộn rồi đấy, cháu về đi kẻo bố mẹ lo lắng.”

Em giật mình, chú nhắc em mới nhớ. Thôi đành chia tay chú ở đây vậy. Tuy bóng dáng chú đang xa dần nhưng em sẽ mãi nhớ về chú Hiệp – một người thợ điện thân thiện và biết quan tâm tới người khác.

 

Chế giúp mk làm bài này thành bài tả người thân đang làm việc

2
25 tháng 6 2019

Bạn tham khảo bài này nhé!

                                               Tả mẹ đang cấy lúa:

“Hôm nay trời nắng như nung

Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày

Ước gì em hóa thành mây

Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm”

Nghe cô giáo đọc những vần thơ này, lòng em rưng rưng nhớ đến người mẹ thân yêu của em cũng có những trưa tháng sáu cấy lúa trên đồng.

Đó là một buổi trưa hè, trên cánh đồng Chùa. Mẹ em vẫn cặm cụi thoăn thoát ra mạ để cấy hết thửa ruộng cho kịp vào vụ. Chao ôi, Cái nắng oi ả của những trưa tháng sáu thật kinh khủng. Mọi vật dường như cháy dần dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Mặt ruộng nóng hổi như đang nằm trong một cái nồi đun khổng lồ. Thỉnh thoảng có vài con cá cờ nổi lên mặt nước như không thể chịu nổi cái nóng khủng khiếp. Những chú cua đồng tuy có bộ áo giáp bao bọc xung quanh nhưng cũng đành bó tay, phải trồi lên bờ tìm nơi mát mẻ nghỉ ngơi.

Ấy vậy mà mẹ phải vơ lấy cái nón cũ, đội lên đầu, bước ra đồng trong nắng gay gắt để cấy nốt thửa ruộng này. Bóng mẹ in tròn trên thửa ruộng. Nó có lúc vỡ vụn ra, rồi thu lại, di chuyển từ đầu bờ này đến đầu bờ kia. Mẹ một tay cầm nắm mạ, taykia thao thóa đưa những rảnh mạ cắm xuống bùn thoan thoắt. Dáng mẹ gầy gầy xương xương nhưng có gì đó rất rắn chắc và khắc khổ. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi! Em thấy, trên đồng không mông quạnh, không có một bóng cây, bóng dâm nào cả. Chỉ có bùn đất bám vào đôi chân mẹ và mạ non xanh mơn mởn như đang cháy xém đi vì nắng. Mẹ vẫn cần cù , miệt mài để cấy những hàng mạ thẳng đều và trong mẹ mơ ước một mùa vàng bội thu, hạt gạo thơm ngon. Qua rặng tre dài, bóng mẹ chập chờn, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những giọt mồ hôi lăn xuống đôi má nóng hổi của mẹ ngày càng nhiều. Đôi mắt tinh nhanh của mẹ không hề bỏ sát bất kì một chỗ dày, chỗ mỏng nào. Tất cả những cây lúa tương lai đều thẳng tắp, trông thật đẹp. Một lát sau, như chừng đã làm xong công việc. Mẹ về nhà với một vẻ mệt mỏi nhưng tràn đầy hạnh phúc.

Em rót bát nước chè xanh cho mẹ. Em lấy khăn cho mẹ lau mồ hôi. Khuôn mặt mẹ rạng ngời có vẻ như cháy xạm vì nắng. Mẹ vẫn nở nụ cười mãn nguyện. Nụ cười của mẹ xua đi hết cái mệt mỏi của cái nắng hè.

Mẹ em là vậy. Em biết mai này có được hạt gạo trong ngần thì trong đó có vị mặn chát của mồ hôi mẹ những trưa tháng sáu trên đồng làng. Ôi! Mẹ mới vất vả làm sao! Em thương mẹ nhất trần đời.

Ông em là người say mê sách báo. Ông có một tủ sách lớn chiếm gần hết một bức tường phòng làm việc chung của gia đình. Sáng nào, ông em cũng đọc báo.

Ông em đã bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn phong độ, khoẻ mạnh lắm. Da ông hồng hào dù có nhiều nếp nhăn đùn lại ở đuôi mắt, khoé miệng. Tóc ông đã có nhiều sợi bạc và dù đã già, làn tóc xoăn tự nhiên của ông vẫn gọợn sóng, rũ loà xoà xuống vầng trán rộng. Tia mắt ông ấm áp, vui vẻ, có chút dí dỏm, trào lộng nên nhìn cứ như mắt biết cười. Lông mày ông to như con tằm, hơi cong cong làm cho đôi mắt của ông dịu dàng hẳn đi.

Buổi sáng mát mẻ dễ chịu. Ông tập thể dục, ăn sáng xong là ngồi vào ghế tựa đọc báo. Báo ông đọc là báo Công an Thành phố. Ông đeo kính vào, chăm chú xem trang bìa rồi bắt đầu đọc từng trang bên trong. Thỉnh thoảng, đôi kính trắng trễ xuống mũi, ông lại lấy ngón tay trỏ đẩy kính lên. Ông đưa mắt xem hình minh hoạ của các báo, gật gù biểu đồng tình. Khi ông đọc báo, phòng làm việc phải được giữ yên lặng. Chúng em vào phòng phải đi nhẹ nhàng, rón rén. Ông đọc hết từng trang báo, có lúc đọc nhanh phía sau, có lúc gật gù, có lúc chặc lưỡi lắc đầu. Khi ông đọc báo xong, ông để tờ báo lên bàn rồi nói với cả nhà: “Hôm nay, báo có nhiều tin hay đấy. Ông để báo trên bàn. Hồi nào các con thích xem thì xem nhé!”. Đáp lại lời ông thường lệ là mẹ thưa: “Dạ, con cảm ơn ba.”.

Ông vui vẻ đi ra hiên nhà ngắm mấy chậu hoa cảnh. Nắng lên cao một chút chiếu sáng loá mái tóc bạc của ông. Giữa những chậu cảnh, ông em ung dung, thư thái làm sao!

Đọc báo là thói quen tốt. Đọc báo hằng ngày giúp em cập nhật trông tin về nhiều mặt. Ở gia đình em, sau khi ông em đọc báo xong đến ba mẹ em đọc, sau rốt là hai anh em em. Ông em thích đọc báo và em cũng thích ngắm ông lúc ông đọc báo. Em yêu ông thật nhiều và mong ông khoẻ, sống lâu trăm tuổi. Lúc ấyông già nhiều đi, em sẽ đọc báo cho ông nghe.

                                                                                             Hai vien gạch xấu xíĐến một miền đất mới, các vị Sư phải tự xây dựng lại mọi thứ, họ mua đất,gạch, cát, đá, vữa . . .và bắt tay vào việc.  Một chú tiểu được giao việc xây dựng một bức tường gạch, chú rất tập trung vào công việc, chú luôn kiểm tra xem viên gạch đã...
Đọc tiếp

                                                                                             Hai vien gạch xấu xí

Đến một miền đất mới, các vị Sư phải tự xây dựng lại mọi thứ, họ mua đất,gạch, cát, đá, vữa . . .và bắt tay vào việc.  Một chú tiểu được giao việc xây dựng một bức tường gạch, chú rất tập trung vào công việc, chú luôn kiểm tra xem viên gạch đã đặt thẳng chưa, hàng gạch có ngay ngắn không? Công việc tiến tiển khá chậm, vì chú đặc biệt kỹ lưỡng, tuy nhiên chú không lấy đó làm phiền lòng, vì chú biết chú đang xây bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời.

Cuối cùng chú cũng hoàn tất công việc, khi hoàng hôn buông xuống. đứng ra xa, chú ngắm nhìn công trình lao động của mình, chợt chú nhận thấy có điều gì đó không ổn trong công trình. Mặc dù đã rất cẩn thận xong có 2 viên gạch đã bị đặt nghiêng, và điều tồi tệ nhất là 2 viên gạch đó lại nằm giữa bức tường. chúng như đôi mắt trừng trừng nhìn chú. Kể từ đó, mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền, chú tiểu dẫn họ đi khắp nơi, trừ chỡ bức tường mà chú xây dựng.

Một hôm, có 2 vị sư già đến thăm ngôi đền, chú tiểu dẫn 2 vị đi khắp nơi, và lái sang những chỗ khác, song 2 vị sư già cứ nằng nặc đòi đến khu vực bức tường mà chú tiểu xây dựng. đứng trước bức tường, một trong 2 vị mới thốt lên Ôi bức tường mới đẹp là sao!
Hai vị nói thật chứ! Hai vị không thấy 2 viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư?  Chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.  “ có chứ! Nhưng chúng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép lại thành bức tường tuyệt vời ra sao” vị sư già từ tốn

câu hỏi

Theo em, khi bản thân hoặc người khác mắc sai lầm, ta có nên chỉ nghĩ về điều đó mà không chú ý đến những điều tốt đẹp không?Vì sao?

1
26 tháng 12 2017

Đôi khi chúng ta quá cầu toàn, quá nghiêm khắc với bản thân mình, cứ luôn nghiền ngẫm những lầm lỗi ấy và quy trách nhiệm cho mình mà quên mất cái phần quan trọng là những điều tốt đẹp mà chúng ta đã làm được.

Và đôi khi chúng ta lại quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi gặp ai mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết, hễ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ mà quên bẵng đi những điều tốt đẹp họ đã làm.

Con người luôn mơ ước chinh phục được đỉnh cao hoàn mỹ. Nhưng để trở thành con người “thập toàn” mẫu mực là rất khó, không dễ tìm con người ấy giữa cuộc sống đời thường. Vậy nên chúng ta cũng cần phải bằng lòng chấp nhận sống vui với cái hiện tại mình đang có, như “hai viên gạch xấu xí” đang nằm giữa một bức tường đẹp.

Chúng ta cần phải học cách rộng lượng với người khác và cả chính mình. Một thế giới nhân ái trước hết là nơi mà ở đó, lỗi lầm được tha thứ.

Hãy mở rộng tâm hồn của mình ra, khi đó chúng ta sẽ thấy rằng: Cuộc sống này thật tốt đẹp biết mấy!

7 tháng 4 2022

Dế Mèn có thái độ trích thượng, hống hách:

    + Cách xưng hô là "tao" và "chú mày" dù cả hai bằng tuổi, đó là thái độ của bề trên với kẻ dưới.

    + Thái độ khinh thường Dế Choắt khi: chê bai nhà Dế Choắt luộm thuộm, bề bộn.

    + Chân dung của Dế Choắt được miêu tả gầy gò, xấu xí, như gã nghiện thuốc phiện… Thể hiện sự cao ngạo của Dế Mèn đối với bạn của mình.

    - Thái độ của Dế Choắt cung kính, nhút nhát, e dè:

    + Xưng hô cung kính xưng là "em" gọi Dế Mèn là "anh"

    + Thể hiện sự yếu đuối, buồn bã trong lời nói "muốn khôn nhưng khôn được", "động đến việc là không thở nổi"

Đọc mẫu truyện Bác Hồ sau và rút ra ý nghĩa bằng một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câuGẶP BÁC Ở HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI12 giờ ngày 15-4-1964, tôi đang ngồi sau cửa sổ hướng về hồ mong làn gió thổi tới, bỗng nghe tiếng động cơ ô tô, và xe từ từ dừng lại trước cống lấy nước. Mọi người trên xe bước xuống, tôi thấy một người dáng cao cao đang bước về phía cống. Vội vã khoác...
Đọc tiếp

Đọc mẫu truyện Bác Hồ sau và rút ra ý nghĩa bằng một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu

GẶP BÁC Ở HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI

12 giờ ngày 15-4-1964, tôi đang ngồi sau cửa sổ hướng về hồ mong làn gió thổi tới, bỗng nghe tiếng động cơ ô tô, và xe từ từ dừng lại trước cống lấy nước. Mọi người trên xe bước xuống, tôi thấy một người dáng cao cao đang bước về phía cống. Vội vã khoác chiếc áo, vừa đi vừa cài khuy,tôi chạy ngay lên đập và gặp đúng Bác! Bác hỏi: “Chú làm gì ở đây?”. “ Thưa Bác, cháu là trưởng ban kiến thiết công trường”. Bác hỏi thăm sức khoẻ anh em và tình hình công trình. Tôi báo cáo với Bác tóm tắt về sức khoẻ và sinh hoạt của anh em, báo cáo về tính năng tác dụng của hồ chứa nước. Bác vui vẻ nhìn toàn cảnh hồ chứa nước và hỏi: “Các nhà gì đây hở chú?”. “Thưa Bác, nhà cạnh đập kia là nhà nghỉ mát của Tỉnh ủy, còn các nhà khác là nhà của một số Bộ cũng đang chuẩn bị xây cất nhà nghỉ mát”. Nét mặt Bác hơi thay đổi, Bác bảo: “Không được. Chú về bảo với tỉnh, tại sao không xây nhà nghỉ mát cho công nhân trước, mà lại lo xây nhà nghỉ mát cho lãnh đạo. Chú bảo với các Bộ không được một cơ quan nào chiếm chỗ để xây cất nhà cửa. Bác sẽ về bảo Ủy ban Kế hoạch nhà nước và Bộ Kiến trúc tới đây để quy hoạch lại toàn bộ. Tỉnh của chú rồi sẽ giàu lắm, ngoài việc hồ chứa phục vụ nông nghiệp, còn phải lợi dụng tổng hợp cảnh đẹp của hồchứa, tất cả các hòn đảo nằm trong lòng hồ ta sẽ cho xây nhà hội họp, xung quanh xây nhà nghỉ mát, các ven đồi sẽ cho trồng các loại hoa như hoa phượng, hoa đào, hoa mai, hoa hồng, hoa đại... Ta sẽ cho quốc tế thuê để hội họp, nghỉ mát như Giơnevơ (Thụy Sĩ), tỉnh chú sẽ giàu và có nhiều ngoại tệ. Nối liền giữa đất liền với các nhà nghỉ cần phải có các loại xuồng, thuyền máy, ca nô để cho khách thuê và đi lại”. Sau đó tôi đưa Bác tới hạ lưu sông và báo cáo việc mở cống để lấy nước tưới theo yêu cầu của các hợp tác xã, Bác phấn khởi: “Chú ạ, kênh mương còn chiếm nhiều đất, phải tiết kiệm, trước mắt hai bên bờ kênh chú nên tranh thủ trồng thật nhiều cây”. Rồi Bác lên xe và vẫy chào mọi người. 

Xem nội dung đầy đủ tại:https://123doc.org/document/771565-nhung-cau-chuyen-ke-ve-bac-ho-ky-5.htm

1
17 tháng 10 2018

Ý nghĩa của câu chuyện này rất sâu sắc . Câu chuyện nêu lên một đức tính tốt của Bác Hồ: tiết kiệm những cũng phải dành đầu tư vào những việc cần thiết. Mọi người đều quan tâm tới cái lợi trước mắt mà đâu biết suy nghĩ sâu xa. Bác là người quan tâm tới người lao động nên việc gì cũng phải đặt người dân lên đầu, đâu thể suốt ngày phục vụ cho lãnh đạo mà quên mất người dân. Việc Bác dừng lại ở ngay chỗ cống thoát nước thể hiện Bác quan tâm tới đời sống,công việc của người dân. Thay vì xây khu nghĩ mát, bạn lại nói nên khai thác cảnh đẹp nơi đây để trồng hoa, xây nhà hội họp, xung quanh  xây nhà nghỉ mát rồi sẽ cho nước ngoài thuê để họp rồi tỉnh sẽ giàu. Điều đó chứng minh rằng bác rất chú trọng vào những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy lại có thể khiến cho một tỉnh giàu có. Việc Bác nói phải trồng thật nhiều cây quanh những con kênh mương, chứng tỏ Bác suy nghĩ rất sâu xa: 1 là để tiện lợi vì gần các kênh nên nước được sử dụng hợp lý.

Thứ 2 là giúp cho cảnh quan thêm phần sinh động và hài hòa.

Đọ xong câu chuyện, chúng ta rút ra được một việc sâu sắc: Đừng vì cái lợi trước mắt mà bỏ bê những việc quan trọng, dù chúng có nỉ bé nhưng nó sẽ dẫn đến sự thành công, biến những vùng đất nghèo thành những vùng đất tươi đẹp, phồn vinh.

10 tháng 2 2019

Để ngôi trường được bình yên, an toàn, ổn định hẳn không thể thiếu vai trò quan trọng của bác bảo vệ. Bác giống như một vị thần đang trông coi tòa lâu đài diễm lệ để tránh sự xâm phạm của kẻ xấu. Với chúng em, hình ảnh bác bảo vệ yêu kính ngày ngày trông coi, bảo vệ ngôi trường thân thương đã rất quen thuộc và gần gũi. Em rất yêu quý và kính trọng bác.

Bác giống như bậc cha, chú trong nhà. Có gì không phải bác đều chỉ bảo cho chúng em rất nhiệt tình. Bác có lẽ năm nay đã ngoài 40 tuổi. Khuôn mặt bác vuông chữ điền, nước da ngăm đen, có lẽ vì phải lăn lộn nhiều trước sóng gió cuộc đời nên làn da trông rất khỏe và cứng rắn. Khuôn mặt ấy cũng đã có những nếp nhăn, những vết chai sạn nhưng trông vẫn rất hiền lành và tốt bụng. Bác không hay cười nói, có lẽ để chúng em biết khuôn phép và tuân thủ thì bác muốn giữ sự nghiêm nghị ấy để răn đe chúng em nề nếp được tốt hơn. Dáng người bác khá vạm vỡ, những bước đi chắc nịch, vững chãi trông rất da dáng một người làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh, an toàn cho trường học.

Với bác, lần đầu nếu không quen và hay tiếp xúc thì hẳn sẽ nghĩ rằng bác rất nghiêm khắc và khó tính. Nhưng kì thực không phả như vậy, bác luôn tạo cho chúng em một sự thân mật nhất định để chúng em không được phép đùa quá chớn. Bác rất tốt bụng, có gì ngon bác thỉnh thoảng cũng hay chia đều cho chúng em. Nhưng điều khiến bọn em kính trọng chính là thái độ và tinh thần bác làm việc. Bác làm việc rất nghiêm túc và cẩn trọng, không bao giờ để ban giám hiệu trường phải nhắc nhở nhiều. Các thầy cô giáo trong trường thỉnh thoảng nếu chưa tới giờ lên lớp thường hay ghé qua chỗ bác hỏi thăm tình hình, đánh cờ và uống nước. Cảm giác rất thân mật và gần gũi.

Công việc của người bảo vệ hẳn cũng không dễ dàng gì. Nó đòi hỏi sự chăm chỉ, cần mẫn và sự hi sinh lớn lao nữa. Hàng ngày, bác phải dậy sớm từ lúc trước 6h để đi đến các lớp học mở cửa chờ chúng em bước vào. Mùa nắng thì không vấn đề gì, nhưng nếu là mùa lạnh cái rét cắt da cắt thịt chúng ta chỉ muốn ngồi trong chăn cuộn tròn ấm áp thì lúc ấy bác đã phải dậy từ trước để làm nhiệm vụ. Túc trực suốt 24h có lẽ ngôi trường coi bác như người cha già kính yêu luôn chăm sóc, lo lắng cho nó. Ban đêm, khi trời mờ dần, bầu trời chỉ còn là một tấm vải đen thì bác phải đi quanh trường một lượt, xem lớp nào chưa tắt điện, khóa cửa lớp bác lại làm hộ công việc đó. Ban đêm hễ có tiếng động bất chấp mưa gió thế nào bác cũng phải dậy kiểm tra. Tối đến, trước khi đi ngủ, bác đều phải tuần tra cả trường lại một lượt rồi mới yên tâm kê lưng gối đầu. Ngoài việc trông coi an ninh trường, bác còn giúp nhà trường quản lí gián tiếp chúng em, xem đứa nào hay nghịch ngợm, vi phạm nề nếp thì ghi lại báo lên để bị xử phạt. Không phải bác ghét bỏ gì, mà làm như vậy là để chúng em lớn dần lên và quen với sự tự lập, nghiêm khắc để nghiêm túc với bản thân. Nhờ sự ân cần và sự nghiêm khắc đúng mực ấy bác đã dạy chúng em rất nhiều khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bác giống như bậc cha chú trong nhà, luôn yêu quý chúng em.

Chúng em luôn yêu quý, kính trọng bác. Tưởng tượng sau này càng lớn dần lên, phải xa mái trường thân yêu, xa bác, chúng em mỗi khi mắc khuyết điểm sẽ không còn được chỉ bảo nhẹ nhàng như vậy, mà cuộc sống sẽ đáp trả theo một cách khác, em lại càng lưu luyến không rời. Cảm ơn bác vì luôn bên cạnh bọn cháu trong suốt những tháng năm học trò.

10 tháng 2 2019

Vì bạn trả lời đầu tiên nên mình cho bạn 3 k 

CÂU CHUYỆN CÁI KÉN BƯỚMMột chàng trai nọ tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh thấy cái kén hé một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.Chú bướm dễ...
Đọc tiếp

CÂU CHUYỆN CÁI KÉN BƯỚM

Một chàng trai nọ tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh thấy cái kén hé một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.

Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xoè rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình chú.

Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà người thanh niên không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài.

Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều có. Và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành và bay cao, bay xa…

              De bai :  Gia su em la chu buom trong doan van em hay noi nhung dieu em muon noi voi chang trai ay

3
20 tháng 3 2018

Bài làm 

tôi muốn tự mình vượt qua khó khăn trong cuộc sống mà ko cần cậu giúp đỡ. Đừng thương hại tôi khi thấy tôi khó khăn> Có những điều cậu ko thể hiểu được đâu, vì cậu còn quá trẻ. Tôi biết bạn có lòng tốt nhưng nó ko đúng chỗ, ko đúng thời điểm. Dù tôi chưa kịp sống trên cõi đời này nhưng tôi rất cảm ơn cậu vì đã cứu tôi 

20 tháng 3 2018

tôi cám ơn chàng vì đã có ý định giúp tôi nhưng cái kén chật chội.... ngay khi thoát ra ngoài.sau đó bn dựa vào các ý kiến khác của các bn trả lời

Người gác rừng tí hon      Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em.      Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc: "Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?" Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị chặt thành từng...
Đọc tiếp

Người gác rừng tí hon

      Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em.

      Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc: "Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?" Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài. Gần đó có tiếng bàn bạc:

      - Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?

        Qua khe lá, em thấy hai gã trộm. Lừa khi hai gã mải cột các khúc gỗ, em lén chạy. Em chạy theo đường tắt về quán bà Hai, xin bà cho gọi điện thoại. Một giọng nói rắn rỏi vang lên ở đầu dây bên kia:

       - A lô! Công an huyện đây!

       Sau khi nghe em báo tin có bọn trộm gỗ, các chú công an dặn dò em cách phối hợp với các chú để bắt bọn trộm, thu lại gỗ. 

        Đêm ấy, lòng em như lửa đốt. Nghe thấy tiếng bành bạch của xe chở trộm gỗ, em lao ra. Chiếc xe tới gần... tới gần, mắc vào sợi dây chão chăng ngang đường, gỗ văng ra. Bọn trộm đang loay hoay lượm lại gỗ thì xe công an lao tới.

        Ba gã trộm đứng khựng lại như rô bốt hết pin. Tiếng còng tay đã vang lên lách cách. Một chú công an vỗ vai em:

       - Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!

Theo NGUYỄN THỊ CẨM CHÂU

Bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì khi lần theo lối ba vẫn đi tuần rừng?

0
CÂU CHUYỆN CÁI KÉN BƯỚMMột chàng trai nọ tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh thấy cái kén hé một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.Chú bướm dễ...
Đọc tiếp

CÂU CHUYỆN CÁI KÉN BƯỚM

Một chàng trai nọ tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh thấy cái kén hé một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.

Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xoè rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình chú.

Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà người thanh niên không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài.

Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều có. Và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành và bay cao, bay xa…

    De bai : Em hay viet cam nghi cua em ve cau chuyen tren

2
20 tháng 3 2018

phải tự nỗ lc phấn đấu

20 tháng 3 2018

Trong cuộc sống, mỗi một hành động của chúng ta đều có đích đến, mỗi một quá trình đều có tác dụng. Trên hành trình đi tìm thành quả, khó khăn là không thể tránh khỏi và thất bại là một phần tất yếu. Trước những khó khăn gian khổ đó, có người thay đổi hướng đi hay bỏ cuộc, nhưng cũng có người chống chọi để vượt qua nghịch cảnh, để tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Những thử thách ấy khiến ta trưởng thành hơn, vững vàng hơn trước sóng gió cuộc đời. Cuộc sống là vậy, không có con đường nào bằng phẳng, không có thành công nào dễ dàng.  Đó cũng là một bài học triết lý thâm trầm, sâu sắc về lẽ sống mà câu chuyện “Cái kén bướm” đã gửi gắm.Tạo hóa không ban đôi cánh cho loài bướm mà nó phải tự mình nỗi lực thoát ra khỏi kén để có thể bay lên được.

van-nghi-luan-xa-hoi-cau-chuyen-cai-ken-buom

Bài học sâu sắc qua câu chuyện cái kén bướm

Nội dung câu chuyện  “Cái kén bướm” giản dị, tự nhiên mà nói lên bao suy nghĩ trong lòng người đọc. Mở đầu câu chuyện là một hoàn cảnh hết sức khó khăn của loài bướm. Ta đã biết, cây lớn lên trong rừng cũng phải trải qua bao phong ba, bão táp mới có thể mọc lên thành những cây cao, to khỏe. Đối với loài bướm, nó phải trải qua cả một quá trình tôi luyện, vượt qua khó khăn để có thể hình thành và có đôi cánh vững chắc, giúp nó bay lên được. Đó cũng là thử thách mà con bướm trong câu chuyện gặp phải?  Nó đang nỗ lực chui ra khỏi cái kén dày nhưng có vẻ không đạt được kết quả mong muốn. Quan sát con bướm trong bài giờ, cậu bé quyết định giúp nó vượt qua khó khăn bằng cách cắt cái khe hở to ra để giúp nó chui ra dễ dàng hơn. Đây là một việc làm hết sức tự nhiên, xuất phát từ lòng tốt của cậu bé. Nhưng sự giúp đỡ ấy vô tình đã khiến con bướm không thể trưởng thành theo lẽ tự nhiên mà nó không thể bay được “phải bò trườn suốt cuộc đời” bởi cơ thể nó bị phồng rộp và cánh nó co lại, bé xíu” Con bướm đã thất bại sau cả một quá trình nỗ lực, cố gắng. Vậy ta nhận ra rằng không phải khi nào sự giúp đỡ cũng có lợi đối với người khác!

Câu chuyện như chiếc chìa khóa mở ra một chân trời triết lí sâu xa về lẽ sống và khóa chặt những suy nghĩ tầm thường trong lòng người đọc. Ta thử nghĩ, Con người không được tôi luyện, rèn dũa trong thử thách thì cũng đâu có thể hoàn thiện bản thân, giống hình ảnh con bướm kia, không tự mình chui ra khỏi cái kén kia thì không thể bay lên được. Câu chuyện “Cái kén bướm” là một ẩn dụ về thế giới loài người, nó gieo vào lòng ta những hạt giống tâm hồn mạnh mẽ, xanh tươi để bước vào đời. Có chăng đó là những hạt giống của sự nỗ lực, của bản lĩnh và nghị lực vượt qua khó khăn nghịch cảnh? Trong thực tế, nhiều người vốn có khả năng làm nên sự nghiệp nhưng cả cuộc đời không có cơ hội tranh giành với nghịch cảnh, không có sự tôi luyện trong gian khổi để có thể kích động năng lực tiềm tàng bên trong, cho nên cuộc đời vẫn chỉ là con số không. Vậy nghịch cảnh đâu phải là kẻ thù của chúng ta mà thực tế nó là hạt giống chứa đựng những lợi ích, nó là điều kiện, là thử thách để giúp ta hoàn thiện bản thân hơn. Và cứ mỗi lần vượt ra một thử thách ta sẽ thấy mình trưởng thành hơn, khi đó cuộc đời sẽ có ý nghĩa biết bao. Nhưng câu chuyện không chỉ truyền cho ta những điều đó mà nó lên giá trị đích thực của sự giúp đỡ. Trong cuộc sống, đôi khi có những sự giúp đỡ khiến ta vững vàng hơn, rắn rỏi hơn, tự tin hơn nhưng nó không hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh. Cũng giống như cậu bé trong câu chuyện, sự giúp đỡ của cậu không đem lại lợi ích gì cho cái kén bướm.Và cậu bé cũng nhận ra sự giúp đỡ của mình là vô nghĩa. Ngược lại nó lại làm cho con bướm không thể bay theo cách tự nhiên của đồng loại. Chúng ta cần phải tự mình tôi luyện, tự mình đứng lên trước những khó khăn, đau đớn thì mới có thể bước trên đường đời?

van-nghi-luan-xa-hoi-cau-chuyen-cai-ken-buom-ren-luyen-y-chi

Vượt qua gian khổ để gặt hái thành công!

Nếu như con người không kiên nhẫn tôi luyện trong thử thách thì họ sẽ ra sao? Thế mới biết, sự nỗ lực và bản lĩnh vượt lên những khó khăn của cuộc đời mình là một trong những hành trang quan trọng để hoàn thiện bản thân. Cái đích đến trong cuộc sống chẳng bao giờ là dễ dàng mà luôn chứa đựng đầy chông gia. Nhưng người có bản lĩnh, có khí phách thì có thể biến thất vọng thành nâng đỡ, giống như con trai sau những ngày chăm chỉ, miệt mài vượt qua thử thách, khó khăn của sông nước, biển cả đã biến hạt cát thành hạt ngọc. Và viên kim cương càng cứng thì ánh sáng của nó càng lung linh, kì diệu, khi muốn ánh sáng của nó hiện ra thì chỉ có sự mài dũa mới làm nó tỏa sáng được. Vậy con người không gặp phải những thử thách thì ngọn lửa của sự sống cũng sẽ không bùng cháy. Bởi thế mà chúng ta cũng phải được tôi luyện để hình thành bản lĩnh, nghị lực và tài năng. Hãy tự mình đứng dạy, tự mình bước những bước đi trong cuộc đời dẫu nhiều khó khăn, thử thách.

Câu chuyện cái kén bướm như một nguồn sáng vô tận rọi chiếu vào tâm hồn người đọc, khiến ta như được soi mình vào tấm gương để nhận ra những khiếm khuyết của mình. Ta được thấm thía hơn về một lẽ sống cao đẹp về bí quyết đi đến thành công trong cuộc đời. Đó là sự nỗ lực, là ý chí, bản lĩnh tự vươn lên trong thử thách, là sự kiên nhẫn tôi luyện trong gian khổ. Đến lúc đó, ta sẽ thực sự có một đôi cánh vững chắc để bay đến những chân trời mơ ước như chú bướm trong câu chuyện cái kén bướm kia.