Câu 1 (3,0 điể...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2019

MÌNH NGHĨ CÁI NÀY DÀNH CHO BẠN

Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 6

Câu

Nội dung

Điểm

1

(3,0 điểm)

+ Yêu cầu về nội dung

Có thể viết đoạn văn, cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Đoạn văn là lời của nhân vật Dế Mèn – ngôi thứ nhất;

- Đoạn văn diễn tả được tâm trạng của Dế Mèn khi đứng trước mộ của Dế Choắt: Thương tiếc người bạn xấu số, ăn năn hối hận vì những việc làm sai trái của mình.

- Mong muốn được tha thứ và nghĩ về bài học đường đời đầu tiên (từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo; sẽ khiêm nhường học hỏi, bênh vực giúp đỡ kẻ yếu...)

+ Hình thức: Đoạn văn viết có cảm xúc, có sáng tạo, các câu trong đoạn văn phải được liên kết chặt chẽ; ngôn ngữ trong sáng, biểu cảm...

2,5

0,5

1,0

1,0

0,5

2

(5,0 điểm)

Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về cái hay, cái đẹp của bạn trong đoạn thơ, trong đó có một phép so sánh:

Về nội dung cần đạt:

- Hình ảnh biển nhân hóa như người, giấu cả mặt trời, chỉ thả vào buổi sáng mai, như thả cả niềm tin, ánh sáng của hy vọng vào mỗi buổi bình minh. Đánh thức cả vạn vật muôn loài

- Như quả cầu bằng lửa: sức nóng của tự nhiên khiến người đọc liên tưởng tới sức mạnh, ý chí vươn lên của tuổi trẻ thời đại ngày nay.

- Dồn hết cảm xúc để bay: Sức sống mãnh liệt vượt lên tự nhiên, bay vào vũ trụ, bay theo những ước mơ, bay trong những hy vọng của những cơn sóng mầu xanh.

Về hình thức:

- Đoạn văn có hình thức đúng quy ước. Viết rành mạch, chữ viết sạch sẽ.

- Có một phép so sánh

4 0

2,0

1,0

1,0

1,0

0,5

0,5

3

(12,0 điểm)

1. Về kĩ năng:

- Bài văn có bố cục đầy đủ, chữ viết cẩn thận, đúng chính tả.

- Vận dụng đúng phương pháp làm văn tự sự: Yêu cầu HS tưởng tượng ra câu chuyện của hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa to, gió lớn trên cơ sở câu chủ đề đã cho ở đề bài.

- Bài văn có cảm xúc, có lời kể, đúng ngôi kể, thứ tự kể hợp lí và sáng tạo.

- HS phải biết xây dựng cốt truyện, nhân vật dựa trên những gì đã nêu ở đề bài: có hai mẹ con chim sống trong tổ chim nhỏ chót vót trên cây cao; chim mẹ đã vất vả, can đảm, vững vàng bảo vệ tổ ấm và bảo vệ chim con trong đêm mưa gió. Từ đó, nêu được những cảm xúc cá nhân về tình mẫu tử cao cả

2. Về kiến thức:

a) Mở bài:

- Giới thiệu về tổ chim nhỏ chót vót trên cây cao và mẹ con chim.

- Sau một đem mưa như trút nước, sáng ra thấy chim non lông cánh vẫn còn khô nguyên.

b) Thân bài:

- Tưởng tượng và kể được cảnh trời mưa: đám mây đen kịt, mưa nặng nề rơi, sấm nổi ầm ầm, những tia chớp ngoằn ngoèo, ánh lên sáng rực cả bầu trời tối như mực.

- Sự mỏng manh của tổ chim….

- Nỗi lo của chim mẹ….

- Sự sợ hãi của chim con...

- Những nguy hiểm xảy ra trong đêm mưa gió,….

- Nguy hiểm qua đi, chim con vẫn ngủ ngon lành và không bị ướt; chim mẹ mệt mỏi nhưng lòng tràn ngập hạnh phúc.

HS liên hệ thêm về tình mẫu tử khác ở ngoài cuộc sống...

c) Kết bài:

- Những suy nghĩa về sự can đảm vững vàng của chim mẹ.

- Khẳng định tình mẫu tử qua câu chuyện của hai mẹ con chú chim

* Lưu ý:

- Hướng dẫn trên chỉ có tính gợi ý, khi chấm GV cần căn cứ vào bài viết của HS để khuyến khích sự sáng tạo trong cách cảm và cách viết

- Điểm tối đa cho mỗi ý đã bao gồm cả điểm kĩ năng

- Trừ tối đa 5 điểm đối với bài viết không đảm bảo kiểu bài và bố cục bài văn tự sự.

- Trừ tối đa 2 điểm đối với bài văn viết sai nhiều lỗi về diễn đạt, câu từ, chính tả

1,0

10,0

1,0

2,5

0,5

1,0

1,0

1,0

1,0

2,0

1,0

0,5

0,5

11 tháng 11 2019

bạn  fan bts ơi cái đấy mk đã đọc rồi nhưng vấn đề là đáp án cơ

1. lời giải

 Diện tích tam giác ABD là:

(12 x (12 : 2))/2 = 36 (cm2)

Diện tích hình vuông ABCD là:

36 x 2 = 72 (cm2)

Diện tích hình vuông AEOK là:

72 : 4 = 18 (cm2)

Do đó: OE x OK = 18 (cm2)

r x r = 18 (cm2)

Diện tích hình tròn tâm O là:

18 x 3,14 = 56,92 (cm2)

Diện tích tam giác MON = r x r : 2 = 18 : 2 = 9 (cm2)

Diện tích hình vuông MNPQ là:

9 x 4 = 36 (cm2)

Vậy diện tích phần gạch chéo là:

56,52 - 36 = 20,52 (cm2)

                đ/s : ............ cm2

2. lời giải 

 Vì "đãng trí" nên bạn Toàn đã nhân nhầm số đó với 22.

Thừa số thứ hai bị giảm đi số đơn vị là: 2002 - 22 = 1980 (đơn vị).

Do đó kết quả bị giảm đi 1980 lần thừa số thứ nhất, và bằng 3965940 đơn vị.

Vậy thừa số thứ nhất là: 3965940 : 1980 = 2003.

~ hok tốt ~

9 tháng 11 2019

Làm TậpLàmVăn hả bạn?
 

28 tháng 1 2021

 Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng !

   Biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm mổ cho đến chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.

   Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám làm mà không dám chịu. Khi chị Cốc bực mình lên tiếng, sao không dám ra mặt đối đầu với chị mà lại chui tọt vào hang, khiếp sợ nằm im thin thít?! Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan !Chỉ vì muốn thoả mãn cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi đã trở thành kẻ giết người.

   Lúc này, tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng than ôi, mọi việc đều đã muộn! Dế Choắt ốm yếu đáng thương đã nằm yên trong lòng đất! Dế Choắt ơi, tôi thành tâm xin lỗi bạn và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời!

   Xin bạn hãy tha thứ cho tôi! Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thìa cho mình.

Mọi người ơi , giúp em với ạ, em đang cần gấp1 ,a. Tìm và liệt kê Danh từ  , cụm DAnh từ , cụm động từ,hoặc cụm tính từ có trong bài văn dưới đâyB.Tìm 3 quan hệ từ có sử dụng trong đoạn vănQuê hương là chùm khế ngọtCho con trèo hái mỗi ngàyQuê hương là đường đi họcCon về rợp bướm vàng bay”Mỗi khi câu hát đó vang lên em lại nhớ đến quê em. Quê em nằm ở ngoại ô Hà Nội....
Đọc tiếp

Mọi người ơi , giúp em với ạ, em đang cần gấp

1 ,a. Tìm và liệt kê Danh từ  , cụm DAnh từ , cụm động từ,hoặc cụm tính từ có trong bài văn dưới đây

B.Tìm 3 quan hệ từ có sử dụng trong đoạn văn

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay”

Mỗi khi câu hát đó vang lên em lại nhớ đến quê em. Quê em nằm ở ngoại ô Hà Nội. Nơi có những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Dòng sông quê em uốn lượn quanh làng như một dải lụa đào. Cây đa đầu làng em đứng sừng sững bên mái đình cổ kính. Con đường làm trải nhựa phẳng lì. Đầm sen ở cuối làng đang tỏa hương thơm ngào ngạt. Gió đưa hương sen trải đều lên khắp xóm làng. Những buổi chiều, em thường được đi đã bóng, đánh cầu lông và thả diều trên đồng. Người dân quê em rất hiền lành, chăm chỉ và thật thà. Em rất yêu quê hương của em

 



 

1
31 tháng 8 2021

danh từ:quê hương,chùm khế,con,ngày,đường,bướm,câu hát,quê ,Hà Nội,nơi,cánh đồng,cánh cò,dòng sông,làng,dải lụa,cây đa,làng,mái đình,con đường,nhựa,đầm sen,hương thơm,gió,hương sen,xóm làng,buổi chiều,bóng,cầu lông,diều,đồng,người dân.

động từ:là,trèo hái,đi học,về,bay,vang lên,nhớ đến,nằm,ở,uốn lượn ,đứng,làm, trải,tỏa,đưa,trải đều,lên,đi,đá,đánh,thả,lên(từ lên này mình ko chắc lắm)

tính từ:ngọt,rợp,vàng,ngoại ,thẳng,đào,sừng sững,cổ kính,phẳng lì,cuối,ngào ngạt,đều,hiền lành,chăm chỉ,thật thà,yêu.

đây bạn nhé,k cho mình nha!!!

Phần I: Đọc-hiểu (5 điểm)Cho đoạn văn sau:“Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…”(Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh)Câu 1: Vì sao nhân...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc-hiểu (5 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…”

(Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh)

Câu 1: Vì sao nhân vật tôi lại “ngỡ ngàng, rồi hãnh diện, sau đó là xấu hổ”? ( 1,0 điểm)

Câu 2: Qua văn bản trên em rút ra bài học gì trong cách ứng xử với mọi người? ( 1,0 điểm)

Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật người em trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, trong đoạn văn có sử dụng phó từ. Gạch chân 1 phó từ. ( 3,0 điểm)

Phần II: Tập làm văn (5 điểm)

Hãy tả lại thầy (cô) giáo kính yêu của em

0
31 tháng 3 2021

Các phó từ là ở câu 1 là:rất,được.câu 2 là:to ra,rất

16 tháng 5 2021

quả trứng có trc

16 tháng 5 2021

Quả trứng có trước 

Phần I (5 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận...
Đọc tiếp

Phần I (5 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc…”

(SGK Ngữ văn 6 – Tập 2)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích bằng 1 câu văn.

Câu 3 (1 điểm): Tìm phép tu từ so sánh có trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 4 (3 điểm): Qua đoạn trích trên, hãy viết 1 đoạn văn khoảng 7 - 9 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật chính, trong đó có sử dụng 1 cụm danh từ. (gạch chân).

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Hãy tả hình ảnh cây đào vào dịp tết đến, xuân về.

1

Câu 1:

Đoạn trích trên thuộc bài: Dế Mèn phiêu lưu ký của tác giả Tô Hoài

Câu 2:

Nội dung: Tả dáng vẻ của chàng thanh niên Dế Mèn.

Câu 3:

Phép tu từ so sánh có trong đoạn văn trên là: Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

Câu 4:

Dế Mèn có ngoại hình cường tráng, rất ra dáng con nhà võ. Chú có đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân và ở khoeo thì cứ cứng dần lên. Đôi cánh của chú ta thì như một cái áo dài xuống tận đuôi. Ngoài ra, nó còn là trợ thủ đắc lực, giúp cho chú ta di chuyển một cách dễ dàng hơn. Nhưng vì chú còn trẻ nên tính tình rất nông nổi. Chính vì cái tính hung hăng ấy của chú mà đã gây nên kết cục bi thương cho Dế Choắt. Dế Mèn đã rất ân hân nhưng nhờ đó mà cậu đã rút ra một bài học đường đời đầu tiên dành cho mình.