K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2022

1. So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn. Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc

-Biện pháp nhân hóa sẽ làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, mật thiết với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên và động vật hơn. Nó giúp biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, đồ vật

-Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …).
-Hoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau.
=> Tác dụng: Nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho lời văn diễn đạt.

 

Bài 1: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:a) Trên đường hành quân xa    Dừng chân bên xóm nhỏ    Tiếng gà ai nhảy ổ:    “Cục... cục tác cục ta”    Nghe xao động nắng trưa    Nghe bàn chân đỡ mỏi    Nghe gọi về tuổi thơ. ( Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: Chuyển đổi cảm giác; Điệp từ: Nghe )b) Chồng ta áo rách ta thương    Chồng người áo gấm xông hương mặc...
Đọc tiếp

Bài 1: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:

a) Trên đường hành quân xa

    Dừng chân bên xóm nhỏ

    Tiếng gà ai nhảy ổ:

    “Cục... cục tác cục ta”

    Nghe xao động nắng trưa

    Nghe bàn chân đỡ mỏi

    Nghe gọi về tuổi thơ. ( Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: Chuyển đổi cảm giác; Điệp từ: Nghe )

b) Chồng ta áo rách ta thương

    Chồng người áo gấm xông hương mặc người. ( Biện pháp tu từ: Hoán dụ )

c) Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then đêm sập cửa. ( Biện pháp tu từ: So sánh; Nhân hóa )

Bài 2: Viết đoạn văn về mẹ có sử dụng các từ biểu cảm: yêu; tự hào; hạnh phúc; mong muốn; không phai mờ; làm sao quên được; ấn tượng nhất.

Mọi người giúp mk làm bài nhé ngày mai mk phải nộp rồi ạ!!! Ai làm đúng mk xin cảm ơn và tặng cho người đó 3 tick đc ko ạ??? ( KO CHÉP MẠNG ).

Mk xin cảm ơn nhiều ạ!!!


  

3

1a,

- Điệp ngữ cách quãng"nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương
- Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính ko chỉ nghe âm thanh tiếng gà = thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, = cảm giác, cảm xúc của tâm hồn,=hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại...
- Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết, sâu nặng của người lính.

1b

Chồng em áo rách em thương 
Chồng người áo gấm xông hương mặc người 
Câu ca dao nói về tình vợ chồng thủy chung sắt son, keo sơn gắn bó. Qua đó ngầm ca ngợi đứa tính thương chồng thương con, thủy chung của người phụ nữ Việt Nam.

Chồng ta áo rách ta thương 
Chính là tình cảm yêu thương chân thành vô vị lợi mà người vợ dành cho chồng, không màng đến tiền bạc vật chất. Chồng dù nghèo, áo rách nhưng vẫn thương hết lòng.

Chồng người áo gấm xông hương mặc người 
Giàu sang phú quý vật chất dồi dào nhưng những thứ đó là của người khác, chứ không thuộc về chồng mình. Người phụ nữ có chồng trong bài không so sánh chồng mình với chồng người khác, không vì cái áo rách mà tủi thân với áo gấm xông hương … “Mặc người” là một sự khằng định chắc chắn cho tấm lòng thương chồng, thủy chung của người phụ nữ. Dù thế nào, cũng một lòng một dạ thương yêu gắn bó với chồng của mình. Ngoài ra, từ biện pháp đối chữ “chồng ta” và “chồng người”, áo rách và áo gấm, thương = mặc (bỏ mặc) làm cho câu ca dao trở nên sống động và dí dỏm.

*So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Có hai kiểu so sánh:So sánh ngang bằngSo sánh không ngang bằng*Nhân hóa: là gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, ... trở...
Đọc tiếp

*So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có hai kiểu so sánh:

So sánh ngang bằng

So sánh không ngang bằng

*Nhân hóa: là gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, ... trở lên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Có hai kiểu nhân hóa:

Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

*Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có bốn kiểu ẩn dụ: hình thức - cách thức - phẩm chất – chuyển đổi cảm giác

*Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có bốn kiểu hoán dụ: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng – Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng – Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Câu hỏi: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa

a, So sánh và ẩn dụ

b, Nhân hóa và ẩn dụ

c, Ẩn dụ và hoán dụ

4
18 tháng 3 2019

c,

Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

Khác nhau:

  • Hoán dụ: Các sự vật hiện tượng có quan hệ gần gũi với nhau.
  • Ẩn dụ: các sự vật, hiện tượng phải có những nét tương đồng với nhau.

Ví dụ:

Hoán dụ:  "Áo chàm đưa buổi phân ly"

=> Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).

Ẩn dụ:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

(Viễn Phương)

=> Tác giả Viễn Phương sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).

a) -Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. 

-Khác nhau:

   + So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

   + Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

5 tháng 5 2019

CHÉP MẠNG CHO NHANH

5 tháng 5 2019

Ngày nay môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, mà nguyên nhân chính là do con người. Vì vậy việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, trong đó có việc vệ sinh môi trường. Vệ sinh môi trường là cách giúp môi trường lành mạnh nhờ những việc làm nhỏ mà ý nghĩa. từ việc nhặt một miếng rác bỏ vào thùng rác đến việc làm lớn hơn như xử lí tốt các chất thải, từ việc vặn khóa tiết kiệm nước đến cả một vấn đề lớn hơn là tiết kiệm nguồn tài nguyên...Ngay từ bây giờ, chúng ta cũng có thể vệ sinh môi trường bằng nhiều cách đơn giản: vứt rác đúng nơi quy định, vệ sinh tập thể nơi mình đang sinh sống, tiết kiệm nguồn nước...Vệ sinh môi trường có vai trò vô cùng lớn trong việc cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu, ngăn ngừa thiên tai, giúp môi trường đất, nước, không khí thêm trong lành...

Phần I: Đọc - hiểuĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Dòng sông Nam Căn mênh mông, nước ầm ầm đỏ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận."(Ngữ văn 6-...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc - hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Dòng sông Nam Căn mênh mông, nước ầm ầm đỏ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận."

(Ngữ văn 6- tập 2, trang 19)

Câu 1: Đoạn văn trích trọng văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Đoạn văn trên có sử dụng một biện pháp tu từ, cho biết đó là biện pháp tu từ nào? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ này mấy lần, liệt kê từng lần? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4: Đoạn văn trên miêu tả đối tượng nào? Đối tượng ấy được miêu tả thông qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 5: Em rút ra bài học gì từ văn bản chứa đoạn văn nói trên?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn nêu nội dung, nghệ thuật của ban bản mà em vừa tìm được ở phần I: Đọc - hiểu

Câu 2: Tả lại cảnh bão lụt khủng khiếp ở quê em hoặc em được xem trên truyền hình.

0
5 tháng 3 2022

tôi như được " ngược dòng " khi bước chân đến vùng đất này

→ lí giải : ngược dòng ở đây tứ là có sự hồi tưởng về quá khứ chứ không phải ngược dòng nước

5 tháng 3 2022

củm ưn>3

                                Bài làm :

Người bạn thân nhất  trong lớp của tôi là bạn Nguyễn văn A đồng thời bạn ấy cũng là lớp trưởng của lớp tôi.  Không những A có thân hình cân đối, vạm vỡ  mà bạn còn là chân sút của đội bóng lớp chúng tôi vì thế bạn được mệnh là Hiệp sĩ của sân cỏ.  A có khuôn mặt trái xoan, nước da trắng hồng, mịn màn như da em bé. Đi kèm với khuôn mặt là mái tóc đen nhánh, dài, thẳng mượt như dòng suối xanh mượt, hiền hòa. Đôi mắt A long lanh, đen láy thể hiện A là một người thông minh, nhanh nhẹn. Đối với mọi người bạn luôn quan tâm, chia sẽ với họ những lúc vui buồn vì thế mọi người ai ai cũng rất yêu quý A.Đặc biệt đối với tôi A luôn tận tình hết lòng.