K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2016

Trường học nào cũng vậy, như thường lệ cứ đến thứ hai là cả trường lại tổ chức buổi chào cờ đầu tuần để các thầy cô tổng kết hoạt động của tuần học trước và triển khai kế hoạch hoạt động và học tập trong tuần mới.

Sau hai ngày nghỉ là thứ bảy và chủ nhật để thư giãn đầu óc và dành thời gian cho các hoạt động vui chơi, em chuẩn bị cho một tuần học mới và đầu tiên đó là buổi lễ chào cờ vào buổi sáng thứ hai.

Sáng em dậy sớm, chuẩn bị sách vở đầy đủ và không quên mặc quần sẫm mầu với áo trắng là trang phục quy định của nhà trường vào mỗi buổi thứ hai hàng tuần, khăn đỏ, mũ ca nô và ghế nhựa đã được chuẩn bị sẵn sàng. Em đến trường sớm hơn mọi khi vì lớp em hôm nay có lịch trực tuần. Công việc của lớp trực tuần là chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi lễ chào cờ như: khiêng  bàn ghế, chuẩn bị hoa và khăn trải bàn đầy đủ…

Đến lớp các bạn đã đến đông đủ và bắt đầu công tác chuẩn bị, lớp trưởng phân công thành các nhóm mỗi nhóm một việc, nhóm thì khiêng bàn ghế, nhóm chuẩn bị hoa, khăn trải bàn, trống và cờ. Riêng về việc chuẩn bị loa đài thì do quá nặng và cồng kềnh nên cô tổng phụ trách phân các anh chị lớp trên làm giúp. Khi mọi việc đã xong cũng là lúc tiếng trống vào giờ vang lên. Các lớp xếp thành những hàng ngay ngắn với trang phục gọn gàng, đầy đủ mũ ca nô và ghế ngồi. Các thầy cô trong trường cũng ngồi vào đúng vị trí của mình, mỗi lớp có một cờ đỏ sao vàng và biển số lớp được phân cho bạn lớp trưởng cầm.

 

Bạn liên đội trưởng của trường mời thầy cô và các bạn đứng dậy làm lễ chào cờ, tiếng bạn dõng dạc hô to: “Chào cờ! Chào”, các bàn tay phải của các bạn học sinh giơ lên làm đúng động tác chào cờ đã được học từ những lớp dưới, tiếng trống chào cờ đánh đều theo nhịp, tất cả cờ của mỗi lớp được giương cao lên. Tiếp đó là phần hát bài “Quốc ca” và “Đội ca”. Tất cả các bạn hát rất to và đều. Sau khi câu hát cuối cùng được vang lên, bạn liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”, học sinh toàn trường cùng hô theo: “Sẵn sàng”. Sau đó thầy cô và các bạn ngồi xuống, nghe cô tổng phụ trách nhận xét về nền nếp, hoạt đông đội của toàn trường trong tuần qua và đọc điểm thi đua của mỗi lớp trong tuần, tuyên dương những lớp có thành tích xuất sắc và đưa ra hình thức kỉ luật với những cá nhân hoặc tập thể vi phạm nội quy của nhà trường.

Tiếp đó cô giáo hiệu trưởng lên nhận xét về tình hình học tập của toàn trường và triển khai kế hoạch hoạt động trong tuần mới. Khi tiếng trống hết giờ vang lên cô ra hiệu lệnh nghỉ và mời các bạn học sinh về lớp để tiếp tục những tiết học tiếp theo. Riêng lớp trực tuần phải ở lại để khiêng bàn ghế và mang đồ dùng về vị trí cũ cho buổi chào cờ tiếp theo. Xong xuôi các bạn về lớp và học những tiết học còn lại.

Buổi chào cờ thực sự rất cần thiết ở mỗi trường học, thể hiện sự trang nghiêm nơi trường lớp. Thông qua đó làm lớn thêm tình yêu Tổ quốc trong mỗi học sinh và học sinh hiểu biết rõ hơn về các hoạt động trong trường.   

THẤY HAY THÌ TICK 1 CÁI NHA

11 tháng 4 2016

Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì hôm nay tổ chức lễ chào cờ.
Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh ngắt. Tại sân trường, chúng em đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người ăn mặc thật là đẹp. Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những mái tóc, màu áo dài của các cô giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa vào nhau trông như một khu vườn đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ.

Các bạn đội trống mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ… Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa….”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…”. Bài hát như muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang lên: “Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen lớp em đạt nhiều thành tích trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết thúc, chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp.
Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học. Mái trường thân yêu với những lá cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng em

5 tháng 11 2016

Mk thi nè

5 tháng 11 2016

Có mk

7 tháng 5 2016

vui Chào mừng bạn !

7 tháng 5 2016

hoàn thành sơ đồ chuyển hóa: Zn + H2SO\(\rightarrow\)

14 tháng 11 2016
Sáng nay, trong tiết Văn, chúng em được học về truyền thuyết Thánh Gióng, người anh hùng nhỏ tuổi đã lập nên kì tích quét sạch giặc Ân xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta. Giọng kể truyền cảm, sinh động của cô giáo Hương đã đưa chúng em vào thế giới đầy những hình ảnh huyền ảo, phi thường. Hình tượng đẹp đẽ của Thánh Gióng đã để lại trong tâm trí em một ấn tượng sâu đậm có sức cuốn hút lạ lùng. Đến đêm, trước khi đi ngủ, em giở sách ra đọc lại truyện một lần nữa và ao ước rằng giá như mình vươn vai một cái cũng trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như Thánh Gióng. Ao ước cháy bỏng ấy đã theo em vào cả giấc mơ,..
 
Em đang đi giữa một vùng quê yên bình, đầy hoa thơm cỏ lạ. Những ngôi làng được bao bọc bằng lũy tre đằng ngà, thân vàng óng, lá xanh rì rào trước ngọn gió xuân hây hẩy. Dọc đường, ao chuôm nối tiếp nhau thành dãy, mặt nước lung linh soi bóng mây trời. Mỗi hình ảnh đều gợi lại chiến công của Thánh Gióng. Dòng người đông đúc đang hối hả kéo nhau về đền thờ Thánh Gióng. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, náo nức cả một vùng.
 
Em ngước mắt lên nhìn bầu trời xanh thăm thẳm, ồ kia! Lạ chưa! có một đám mây ngũ sắc gióng hệt hình người đang cưỡi ngựa. Đám mây hạ thấp dần, thấp dần và em không tin vào mắt mình nữa. Trước mặt em là Thánh Gióng đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi trên lưng ngựa sắt… hiển hiện trên bãi cỏ xanh. Thánh Gióng vui vẻ cất tiếng chào:
 

- Chào cậu bé! Ta !à Thánh Gióng. Ta đã nhận được lời nguyện cầu của cậu. Cậu có muốn ta giúp gì chăng?

Sự ngạc nhiên tột độ đã nhanh chóng biến thành niềm vui mừng khôn xiết. Em vội vàng bày tỏ:
 
- Thưa ngài! Em và các bạn chi ao ước làm sao vươn vai một cái trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như ngài. Xin hỏi ngài bí quyết để điều đó biến thành hiện thực.
 
Thánh Gióng cười lớn, tiếng cười vang động không gian:
 
- Ồ! Ta hiểu! Tuổi thơ bao giờ cũng có những ước mơ đẹp đẽ lạ thường! Ngày xưa, ta cũng vậy. Chính sự tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm đã khơi dậy trong ta sức mạnh thần kì. Chính dân làng đã góp gạo nuôi ta lớn nhanh như thổi để đi đánh giặc. Sức mạnh của ta là sức mạnh lòng yêu nước của toàn dân. Việc ta vươn vai một cái trở thành tráng sĩ tượng trưng cho khát vọng chiến thắng quân thù. Ta thay mặt nhân dân trừng trị đích đáng lũ giặc ngông cuồng, dám xâm phạm vào giang sơn gấm vóc của tổ tiên.
 

Còn bây giờ, trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, con người không cần phải khổng lồ về thể xác nhưng phải khổng lồ về ý chí và trí tuệ. Một trí tuệ sáng suốt, một nghị lực phi thường trong một thân thể khỏe mạnh là những điều rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay. Đó là những lời tâm huyết mà ta muốn nói. Cậu bé hãy suy nghĩ kĩ xem có đúng không. Nếu đúng thì hãy làm theo và ta cũng nói trước rằng đó là cả quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ đấy ! Ta chúc cậu mai sau trở thành người có đức, có tài hữu ích cho đất nước! Thôi, chào cậu! Ta đi đây!

Thánh Gióng dứt lời, ngựa sắt hí vang, bốn vó từ từ nhấc khỏi mặt đất. Cả người lẫn ngựa bay càng lúc càng cao, rồi mờ dần, mờ dần giữa những đám mây trắng như bông.

 
Em bàng hoàng tỉnh giấc. Ôi! Thì ra là một giấc mơ! Một giấc mơ lạ lùng! Tiếng nói của Thánh Gióng vẫn văng vẳng đâu đây. Em thấm thía lời khuyên chí tình của ngài. Đúng là chi có thể bằng con đường học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng thì chúng ta mới biến được những ước mơ đẹp đẽ thành hiện thực.
14 tháng 11 2016

Trời đã về khuya, mọi vật bắt đầu chìm vào trong giấc ngủ, chỉ còn nghe thấy tiếng dế kêu ri ri ngoài vườn. Em vẫn không tài nào ngủ được bởi không khí hội Gióng vẫn còn âm ỉ trong người. Ngồi tựa lưng vào bậu cửa, em mơ màng nhớ lại bầu không khí sôi động cùa đám rước ban chiều.

Đang thả hồn theo mây gió thì bỗng đâu một vầng sáng xuất hiện khiến em hoa cả mắt. Đằng sau vầng sáng đó là một cánh cửa mờ ảo được tạo bằng sương và khói, vẫn chưa hết ngạc nhiên thi vẳng lại từ sau cánh cửa là tiếng ngựa hí vang xen lẫn tiếng binh khí chạm vào nhau nghe sắc lạnh. Tò mò, em bước chân vảo trong làn khói sương và ngạc nhiên thay trước mắt em là một quang cảnh vô cùng hỗn loạn. Xác giặc chất thành đống, những tên còn sống đang toàn loạn tim đường tháo chạy. Từ đằng xa một tráng sĩ thân hình cao lớn vạm vỡ, oai phong lẫm liệt đang vung roi sắt đánh giết quân thù. Lại gần hơn nữa thì thấỵ rõ hơn con ngựa tráng sĩ đang cưỡi không phải ngựa thật mà là một con ngựa sắt miệng còn đang phun lửa về phía kẻ thù. Trận đánh đang hồi ác liệt thi bỗng đâu roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc tơi bời. Ngây người trước cảnh tượng cực kì hùng tráng ấy, em không thốt nên lời.

Ước mơ gặp Thánh Gióng đã có trong em từ lâu bởi em luôn xem Ngài là thẩn tượng của mình. Giờ đây khi tận mắt được trông thấy Ngài hùng dũng giết giặc, em không khỏi không cảm động. Bạo dạn, em tiến lại gần Ngài và cất tiếng hỏi hết sức cung kính.

- Ngài có phải Thánh Gióng - ạnh hùng của làng Phù Đổng, người có công đảnh đuổi giặc Ân trong truyền thuyết?

 

Nhìn em một hồi, Thánh Gióng đáp, giọng sang sảng:

- Đúng vậy. Nhìn ngươi rất lạ, chắc không phải người nơi đây?

- Ngài nói đúng, cháu là người của tương lai ngàn vạn năm sau. Nhưng cháu cũng là “con Rồng cháu Tiên” giống như nhân dân nước Việt, là con cháu của Ngài...

- Ra là vậy. Thế ngươi gặp ta có chuyện gì?

- Thưa, cháu rất ngưỡng mộ tài năng phi thường của Ngài, cháu cũng muốn mình có thể vươn vai thành “Thánh Gióng”. Ngài chỉ cho cháu bí quyết có đươc không?

Nghe ước muốn ngây ngô của em, Thánh Gióng cười vang. Tiểng cười của Ngài làm những bụi tre gần đó rung lên. Xong Ngài nói:

- Cháu yêu, ta rất vui khi thấy cháu quý mến ta, nhưng quả thật ta không có bí quyết nào để nói cho cháu. Có chăng thì đó chính là tình yêu thương và đùm bọc của nhân dân làng Gióng nói riêng và nhân dân Lạc việt nói chung với ta. Cháu thấy đấy, nếu không nhờ cơm gạo, áo quần,... của bà con chòm xóm thì ta đâu có thể dễ đàng vuơn vai thành tráng sĩ như bây giờ. Và nếu không có ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sẳt trợ giúp thì ta thật khó khăn khi đánh đuổi giặc Ân. Chiên thắng vẻ vang này không phải công sức của mình ta. Nó là kết quà cúa tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân Đại Việt. Cháu nhìn xem, thanh roi sắt cứng cáp là thế ấy vậy mà đánh mãi cũng phải gãy, nhưng bó tre thân thuộc kia sao lại bền đến vậy? Bởi nó không chỉ có một mình, nó có sự gắn kết của nhiều thanh tre. Đoàn kết và yêu thương chính là sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù.

Nghe người anh hùng làng Gióng tâm sự, em cảm thấy mình hiểu ra nhiều điều và càng khâm phục Ngài hơn. Em đang định hỏi tiếp thì Ngài đã thúc ngựa hí vang và phóng vút đi. Vẳng lại bên tai chi còn tiếng chào từ biệt. Thế rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời, nhìn từ xa vẫn còn thấy một vệt sáng le lói lẫn vào trong mây khói...

Bỗng có ai đó lay em rồi có tiếng mẹ gọi:

- Dậy đi con! Lên giường mà ngủ chứ! Ngồi đây khéo cảm lạnh bây giờ.

Em mở mắt, choàng tinh giấc. Hoá ra tất cả chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ rât thú vị. Giâc mơ đã giúp em hiểu hơn về người anh hùng làng Gióng và hiểu hơn về “bí quyêt” vươn vai Phù Đổng của Thánh Gióng nói riêng và của dân tộc Việt Nam ta nói chung trong những năm tháng đánh giặc cứu nuớc cũng như xây dưng xã hội mới sau này.

 

9 tháng 5 2016

Chúc bn học thật tốt và rất tiếc vì tui ko có zúp đc

28 tháng 11 2016

Tham khảo

Cây bút thần từ lâu đã không được dùng đến. Hôm nay, nhân buổi đại tiệc mừng chiến thắng, nhà vua mới mang ra vẽ để thần dân trăm họ được thưởng thức. Nhà vua anh minh ấy không ai khác chính là cậu bé Mã Lương thuở nào. Sau khi trừng trị tên vua gian ác, cậu đã được nhân dân tôn sùng làm hoàng đế đứng lên trị vì đất nước.

Thuở nhỏ, Mã Lương là cậu bé mồ côi cha mẹ từ sớm. Mã Lương rất thích học vẽ và vẽ rất đẹp, tưởng như mọi thứ em vẽ đều thành sự thật. Nhưng vì nhà nghèo, em không mua nổi một cây bút. Niềm mơ ước giản dị ấy đã thấu đến các vị thần linh. Vì thế, em đã được tặng một cây bút thần. Cây bút này quả là kì diệu. Vẽ con chim, con chim tung cánh bay lên trời, vẽ con cá, con cá trườn xuống sông bơi lội… Thế là từ đó em dùng cây bút thần vẽ giúp cho mọi người dân nghèo trong làng. Ai thiếu gì em cũng vẽ cho nhưng chỉ vẽ những công cụ dùng để sản xuất. Mã Lương tuy nhỏ nhưng có tấm lòng thật nhân ái. Mọi nguời trong làng đều biết ơn em.

Rồi câu chuyện về cây bút lọt đến tai tên địa chủ gian ác. Hắn bắt Mã Lương phải vẽ theo ý muốn của hắn. Nhưng không chịu phục tùng trước cải xấu, em đã kiên quyết chiến đấu đến cùng. Bằng tài năng và trí thông minh của mình, em thoát khỏi tay tên địa chủ ấy... Trốn đến một thị trấn nhỏ, Mã Lương vẽ tranh để bán ở phố. Tranh em vẽ rất đẹp nhưng bao giờ cũng thiếu một bộ phận nào đó. Do một lần sơ ý em làm lộ bí mật và bị tố giác với vua. Những gì Mã Lương được nghe, được thấy về tên vua tàn ác này đã khiến em rất căm giận. Những gì vua mong muốn em đều không làm theo mà cố ý vẽ khác đi. Nhà vua tức giận, cướp cây bút thần của Mã Lương. Nhà vua đâu biết rằng chỉ có tài năng như Mã Lương, có tấm lòng nhân ái, bao dung như em mới có thể sử dụng được cây bút thân Bút thần chính là sứ giả được phái đến bên em, để em giúp đỡ những người nghèo khổ Với những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ và bây giờ là nhà vua thì cây bút thần thành cây bút trừng trị. Nhà vua không thể điều khiển nó theo ý mình.

28 tháng 11 2016

Lưu ý: KHÔNG CHÉP MẠNG!!!

29 tháng 5 2016

Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.

Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.

CHÉP MẠNG ĐÓ BẠN! leuleu

29 tháng 5 2016

  Bài văn tả bà                                       

                                                                        Bài làm :

         Nhìn ngoài trời, những hạt mưa rơi tí ta tí tách. Tôi nhìn mà nhớ đến những hồi ức của ngày xưa, những kỉ niệm giữa tôi và người bà quý mến. Nhìn lại những hình ảnh của ngày xưa về người bà quý mến, tôi nhìn mà bà. Bà ơi !

         Năm nay, bà cũng khoảng tầm đã được bảy mươi tuổi - một cái tuổi của vầng trăng xế. Tuy đã già rồi, nhưng lưng của bà vẫn chưa còng lắm so với những người già khác. Ngày ngày, đơn giản với bà chỉ là những bộ bà ba trông thật đơn sơ mà mộc mạc biết bao ! Chỉ có những hôm đi đâu xa bà mới mặc những bộ quần áo mới. Mái tóc trông thật khác xưa , bây giờ nó đã không được một màu đen như trước nữa mà đã được thay vào là một mái tóc đã mờ hơi sương. Đôi mắt đã không còn được rõ như xưa, làm việc gì bà cũng phải mang cho thấy rõ.  Làn da bây giờ đã hiện lên nhiều nếp nhăn nhưng trông bà vẫn còn trẻ lắm ! Tôi vẫn nhớ làm sao đôi bàn tay ấy, tuy đã chai xạm và thô ráp nhưng đối với tôi nó thật mềm mị làm sao ! Chính đôi  bàn tay này mà bà đã chăm sóc cho tôi từ khi mới lọt lòng cho đến tận bây giờ. Có một điều tôi luôn nhớ rằng, dẫu mai này có đi đâu về đâu thì tôi vẫn nhớ mãi lới ru tiếng hát của bà, nó thật hay làm sao !  Tiếng hát ấy trông như tiếng đàn, vĩ cầm,....... du dương , trầm bỗng đưa tôi vào giấc ngủ êm đềm và sâu lắng mà không một bút tích nào tả nỗi.

          Đã về già rồi, nhưng bà rất hay làm, hết làm việc nhà rồi bà lại ra vườn chăm lo cho các cây rau, củ. Bố mẹ thấy vậy nên nói với bà rằng : " Mẹ ơi, già rồi nên mẹ hãy nghỉ ngơi cho khỏe, đừng làm việc nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đó ạ ! " Bố mẹ nói vậy thì bà bảo rằng : "Đẻ mẹ làm cho khỏe cái chân cái tay, chứ không làm là bà không chịu nổi" Bà tôi là vậy đó, rất hay làm ! Đặc biệt lắm, bà rất thương con cháu, mỗi khi có của ngon vật lạ nào thì bà luôn để phần cho con cháu. Vào những đêm rằm hay những đêm trăng sáng thì bà đợi chúng tôi làm bài xong rồi bà cháu chúng tôi cùng ngồi kể co nhau nghe nhiều câu chuyện. Qua mỗi câu chuyện bà kể, tôi hiểu rằng bà muốn răn dạy chúng tôi phải trở thành những người có ích cho đất nước.

            Tôi yêu bà tôi lắm ! Bà thật đẹp trong mắt chúng tôi, nhất là tôi. Trong đôi mắt của tôi bà không chỉ là một người bà mà còn là một người đồng minh luôn che chở cho tôi. Nếu có một điều ước, tôi sẽ ước rằng bà sẽ mãi mãi ở bên chúng tôi, kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện bổ ích và răn dạy chúng tôi trở thành một người có ích cho đất nước. Bà ơi, con yêu bà lắm ! 

         

29 tháng 5 2016

Gia đình em có 4 người, mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi, nuông chiều con cái, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.

Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng ba đang ở vào độ tuổi bốn mươi lăm. Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên có vẻ khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cung giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.

Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.

Đêm đêm, bố em hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. Nhưng bố nào có quản khó nhọc gì đâu. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thây chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu “Công cha như núi Thái Sơn” thật là cao cả biết dường nào.

Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì bố cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.

Em rất kính yêu bố em. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi để ba em được vui lòng.

29 tháng 5 2016

mk chỉ viết mở bài cho bn thui, còn thân bài vs kết bài bn tự lm nhé, bi h mk phải đi chơi đây

Bố, bố là tất cả
Bố ơi, bố ơi, bố là tất cả
Bố là tất cả, bố ơi bố ơi
Nhưng lúc bố mệt, bố là bố thôi...

Mỗi lần nghe câu hát này tôi lại nhớ đến người bố đã khuất của tôi. Một người bố rất hiền từ và nhân hậu.

 

 

19 tháng 3 2017

hà bác em có nuôi một con lợn. Mỗi lần về quê em thường theo bác ra xem cho lợn ăn. Chú lợn rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.

Bác có ý định nuôi lâu dài nên chọn giống lợn sề. Chú lợn tính đến nay đã đươc 6 tháng tuổi. Ngày mới bắt về chú chỉ nhỏ xíu nhưng giờ đã nặng tới 60 kg. Bác em thường xuyên cân chú để biết tình hình rồi chăm sóc cho tốt hơn. Chú lợn có màu khoang đen trắng, nổi bật trên đó là những hàng lông ngắn và cưng cứng, vuốt cảm giác hơi tê tê tay. Đầu chú nhìn như quả dưa hấu nhỏ, suốt ngày gục gặc rất đáng yêu. Tau chú như 2 chiếc lá mít, mỗi khi cử động lại rung rung. Em để ý tai chú còn còn thể phe phẩy một cách rất ngộ nghĩnh. Đôi mắt chú nhỏ dài, màu đen nhánh như 2 hòn bi. Hai lỗ mũi nhỏ hồng hồng suốt ngày khụt khịt, thỉnh thoảng lại hắt xì rất đáng yêu. Chiếc mõm chú dài với hàm răng nhọn hoắt. Lúc mới mua về bác em còn phải nhổ răng nanh cho chú lợn khiến chú kêu ầm ĩ hết cả nhà. Thân hình chú tròn trịa, cái bụng cồng kềnh sệ suống sắt mặt đất. Mông chú căng tròn, nở nang. Bốn chân chắc khỏe, vững chãi với bộ móng dày và cứng. Đuôi chú không dài lắm, suốt ngày ve vẩy đuổi ruồi, cuối đuôi có một chùm lông ngắn màu đen.

tả con lợn nhà em
Chú lợn rất ham ăn. Bác em rất mừng vì điều này, nói ham ăn thì chóng lớn. Mỗi khi nghe thấy có tiếng bước chân người đến gần là chú lại vùng dậy, nghển cổ kêu ụt ịt, cọ mõm vào thanh xà cửa chuồng lợn ra vẻ đòi ăn. Khi thức ăn đổ đầy vào máng chú vục mõm vào ăn ngon lành, vừa ăn vừa kêu ụt ịt ra chiều thích thú lắm. Bình thường chú chỉ ăn 2 bữa một ngày, sáng và chiều, thỉnh thoảng bác em cho chú ăn thêm rau muống. Chú rất thích ăn rau muống. Mỗi lần về quê em thường đi hái rau muốn rồi vứt cho chú ăn. Chú rau rau ráu một cách ngon lành làm em cũng thấy rất vui. Ăn xong chú lại lặc lè quay vào trong một góc rồi nằm xuống lim dim. Thỉnh thoảng có con ruồi hay muỗi nào bén mảng đến chú lại lấy đuôi phe phẩy đuổi đi. Buồn quá thì chú dụi đầu vào góc tường ủi ủi. Ngắm nhìn chú lợn đáng yêu trong chuồn là một sự thích thú của em.

Em rất yêu quý chú lợn vì những hành động ngộ nghĩnh chủa chú. Mỗi lần về quê em đều ra ngắm nhìn chú. Nhìn chú lớn lên mỗi lần là em lại cảm thấy rất vui. Một ngày nào đó chú lợn sẽ giúp cho kinh tế gia đình bác em khá lên. Điều đó khiến em càng thêm yêu quý chú hơn.

19 tháng 3 2017

susu

Em còn nhớ buổi sáng hôm ấy, cả xóm giật mình vì tiếng lợn kêu đến váng tai nhức óc. Bố em bực tức bước ra khỏi giường nói to: “Gớm! Làm gì mà ầm lên thế! Váng đầu váng óc!” Thì ra, đó là bác Hoan, người mà bố em đã có lần hẹn bắt cho chú lợn con về nuôi. Bố em vội vội vã xin lỗi, cảm ơn bác Hoan rồi bê chú lợn vào chuồng.


Lúc mới bắt về, chú lợn còn bé lắm, chỉ bằng cái xô xách nước của em Phương thôi. Thế mà giờ đây, sau hai tháng được chăm bẵm như chăm em bé mới sinh, chú lợn đã lớn bổng lên, to bằng cái vại nhỡ. Đôi mắt của chú đến là buồn cười. Khác hẳn những chú lợn bình thường, chú lợn này có hai con mắt với màu sắc không giống nhau, một bên màu xanh nhạt, một bên màu nâu đậm. Tai lợn luôn ve vẩy như cái quạt nan bé xíu xua cái nóng mùa hè. Cái mõm của chú ngắn tun ngủn, hễ sục vào máng ăn là cám lại dính đầy, y hệt lũ ruồi bám quanh một đĩa bánh ngon. Thân chú tròn trĩnh, mấy cái vú gần chạm đất, trông cứ như những trái ớt nhỏ trên cây. Da chú màu trắng pha đen, lông cứng mọc lởm chởm như rừng cây con. Cái đuôi lợn ngắn cũn ve vẩy xua đuổi ruồi muỗi, Bốn chân thấp lè tè. Mỗi lần nghe tiếng chân quen thuộc của bà em, chú lợn biết ngay có người mang thức ăn đến. Nó nhảy chồm lên thành chuồng, hếch mõm hít ngửi mùi cám thơm phức. Trông chú lợn ăn tòm tọp, ngon đáo để. Ăn hết máng cám, nó ghé mõm hất máng lên, ra vẻ đòi nữa. Bà em cứ phải múc thêm cám cho lợn vài lượt mới đủ no. Khi đã no bụng, lợn nằm ệch ngay ở góc chuồng, thở phì phò, bụng phình lên hạ xuống có vẻ khó chịu lắm. Ngày nào em cùng xem bà cho lợn ăn. Thỉnh thoảng em tắm cho lợn. Nó nằm ngoan ngoãn, mắt lim dim ra chiều thích thú, đuôi ngoe nguẩy cuống quýt.

Ấy, chú lợn nhà em như thế đấy. Trông chú thì bình thường, nhưng nếu không quan sát kĩ, sẽ chẳng thấy được cái dáng vẻ đặc biệt của chú đâu. Lợn chóng béo nên em rất thích, nhưng cứ nghĩ bố em sắp bán nó thì em lại tiếc biết bao.