Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các cuộc CM tư sản đã học
Cách mạng Hà Lan(tháng 8-1566) là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. KQ: lật đổ ách thống trị của vương triều Tây Ban Nha
Cách mạng TS Anh:(1640-1688) Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại quyền lợi chi quý tộc mới và tư sản
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ(1775-1783). Kq: giành độc lập ra đời Hợp chủng quốc Hoa Kì
Cách mạng tư sản Pháp(1789-1794). Kq: lật đổ chế độ pk, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triể cách mạng Hà Lan
hệ quả của CM công nghiệp
Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản : nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hoá quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải. Nhu cầu công nghiệp hoá khiến nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh, đồng thời quá trình cơ giới hoá nông nghiệp, đã góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành - tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư sản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.
đế quốc anh : chủ nghĩa đế quốc thực dân .
đế quốc pháp : chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi .
đế quốc đức : chủ nghĩa đế quốc quân phiệt , hiếu chiến .
đế quốc mỹ : mang đầy đủ đặc điểm của các đế quốc khác .
Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt Bên cạnh đó, đường giao thông được nâng cấp lớn cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng năng suất lao động đột biến.
Một vài thành tựu cụ thể:
Năm 1733 John Kay đã phát minh ra "thoi bay". Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.
Năm 1764 James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 16 - 18 cọc suốt một lúc. Ông lấy tên con mình là Jenny để đặt cho máy đó.
Năm 1769, Richard Arkwright đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.
Năm 1779 Cromton đã cải tiến máy với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp vừa bền
Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Edmund Cartwright. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.
Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa.
Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.
Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mĩ.
Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.
- Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII máy móc được phát huy và sử dụng rộng rãi ở anh
* Thành tựu:
- Năm 1764 Giêm Ha - gri - vơ sánh chế ra máy kéo sợi Gien-ni
- Năm 1769 Ác - crai - tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước
- Năm 1785 , Ét - mơn Các - rai chế tạo ra máy dệt làm cho năng xuất tăng 40 lần
- Năm 1784 Giêm oát chế tạo ra máy hơi nước
- Đầu thế kỉ XIX tàu thủy chạy bằng hơi nước ra đời
Xe lửa đường sắt bắt đầu xuất hiện
* Kết quả:
- BIến nước Anh từ nước sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc
- Anh từ nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp
- Anh được mệnh danh là công xưởng của thế giới
ơ . Đề sai à , đáp án đúng giao thông vận tải đường thuỷ và đường bộ.
Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ muốn vươn lên làm bá chủ thế giới vì
A. Mĩ là nước có tiềm lực kinh tế to lớn.
B. Mĩ là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
C. Mĩ là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Mĩ có tiềm lực kinh tế - quân sự to lớn.
Câu 2: Nội dung nào sau đây KHÔNG PHẢI là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Do Mĩ tận dụng vốn đầu tư từ bên ngoài.
B. Do Mĩ buôn bán vũ khí và không bị chiến tranh tàn phá.
C. Do Mĩ áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
D. Do sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản lũng đoạn.
Câu 3: Tham vọng lớn nhất của Mĩ khi triển khai chiến lược toàn cầu của chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
B. Tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Khống chế và nô dịch các nước đồng minh.
D. Làm bá chủ thế giới.
Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản tập trung nguồn lực để ưu tiên phát triển lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Quân sự.
C. Khoa học – kĩ thuật.
D. Giáo dục.
Câu 5: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. mở rộng hợp tác với các nước.
C. hợp tác với Liên Xô.
D. liên minh với Cộng hòa Liên Bang Đức.
Nguyễn Diệu Sen Phùng Chippy Linh Phạm Thị Thạch Thảo NHOK NHÍ NHẢNH Phạm Hoàng Giang Vương Soái Bình Trần Thị Tử Dii Chu Tran Tho dat Nguyễn Thanh Hằng Ngữ Linh Mai Hà Chi Nguyễn Thị Hồng Nhung