K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Cần loại bỏ thói kiêu ngạo, như Bác đã từng nói: “Ai tự cho mình có công trạng mà tự kiêu, tự đại là không đúng. Lòng của người cách mạng chân chính là phải rộng rãi như sông như bể, có như thế mới tiến bộ”; Nếu có một chút công trạng gì mà tự cao tự đại, coi người ta không ra gì, thế là sai, thế là cái ruột nhỏ, ví như cái cố, một gáo nước đổ vào thì tràn hết”.

Giữ thói kiêu ngạo cũng giống như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người, càng để lâu càng nguy hại cho bản thân, hủy hoại con người. Càng chữa sớm được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ - tự kiêu một chút cũng là thừa”, hãy nên rèn luyện cho mình tính khiêm nhường dù không dễ dàng.”

(Trích “Kĩ năng bạn cần để thành công trong cuộc sống” – Bảo Thanh)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau và nêu tác dụng: “Giữ thói kiêu ngạo cũng giống như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người, càng để laai càng nguy hại cho bản thân, hủy hoại con người.”

Câu 4. Em rút ra cho mình bài học gì từ đoạn trích trên?

1
30 tháng 4 2022

Câu 1:PTBD:nghị luận

Câu 2:ND:Nói về thói kiêu ngạo và chúng ta cần nên bỏ cái thói đó

Câu 3:

BPTT:So sánh

Chỉ:Giữ thói kiêu ngạo cũng giống như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người

TD:

+giúp người đọc hiểu được rõ về "thói kiêu ngạo" 

+bày tỏ thái độ nghiêm túc của tác giả khi nói về thói kiêu ngạo 

Câu 4:

Bài học em rút ra được:

Chúng ta không nên giữ cho mình cái thói kiêu ngạo , vì nó giống "như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người".Phải biết sống nghiêm chỉnh , sống đúng cách , sống phù hợp cho bản thân mình

 

PHẦN 1: VĂN HỌCCâu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ...
Đọc tiếp

PHẦN 1: VĂN HỌC

Câu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.

Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Câu 4: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).

Câu 5: Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” (Thạch Lam) được viết theo thể loại nào? Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?

Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“... Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Trong đoạn trích tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu

quả của nó.

2
30 tháng 3 2020

 Tác giả Lý Bạch

- (701-762)

- Nhà thơ nổi tiếng thời Đường.

- Được tôn vinh là Thi tiên.

- Phong cách: tự do, phóng khoáng.

30 tháng 3 2020

5. 

- Thể loại: tùy bút

+ Gần với bút kí, kí sự (ghi lại hình ảnh, hoạt động mà nhà văn quan sát được, trải nghiệm)

+ Thiên về bộc lộ cảm xúc

+ Ngôn ngữ: biểu cảm, trữ tình 

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.

6. Đoạn văn trích từ văn bản Mùa xuân của tôi

Biện pháp liệt kê -> khẳng định tình yêu vời mùa xuân là lẽ hiển nhiên.

SỨC MẠNH VĨ ĐẠI NHẤT CỦA NHÂN LOẠI     Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15-4-1912 làm hơn 1500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương nghệ thuật. Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một công trình có một không hai vào thời bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con...
Đọc tiếp

SỨC MẠNH VĨ ĐẠI NHẤT CỦA NHÂN LOẠI

     Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15-4-1912 làm hơn 1500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương nghệ thuật. Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một công trình có một không hai vào thời bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con người tưởng mình có thể đạt được trong tiến bộ khoa học kĩ thuật ấy không là gì trước sức mạnh của thiên nhiên.

     Sau khi con tàu vì đại ấy bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu chạm và tảng băng, bên dưới có dòng chữ: "Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên". Còn bức ảnh thứ hai người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: "Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người."

     Sức mạnh, sự vĩ đại đích thực của con người hẳn không nằm trong khả năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà chính là trong khả năng chế ngự được bản thân, vượt thắng sự ích kỉ. Mahatma Gandhi, người giành độc lập cho Ấn Độ bằng cuộc đấu tranh bất bạo động, đã nói: "Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu".

Đề bài:

1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Nêu nội dung của đoạn trích.

2. Có một bộ phim nổi tiếng về vụ đắm tàu Titanic. Viết tên bộ phim và tên bài hát tiếng anh (do nữ hoàng nhạc Pop - Celine Dion thể hiện) trong bộ phim ấy? Nhan đề bài hát tiếng anh ấy có nghĩa là gì?

3. Lấy câu văn: "Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu." làm câu chủ đề, hãy viết đoạn văn từ 10-12 câu làm sáng tỏ câu chủ đề ấy.

----------------

0
 Mark Twain và người phụ nữ kiêu ngạoTrong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông nói với người này: “Cô thật là xinh đẹp!”.Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: “Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông!”.Mark Twain rất bình thản, nói: “Không sao cả, cô có thể giống...
Đọc tiếp

 Mark Twain và người phụ nữ kiêu ngạo

Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông nói với người này: “Cô thật là xinh đẹp!”.

Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: “Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông!”.

Mark Twain rất bình thản, nói: “Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được rồi”.

Người phụ nữ nghe xong, xấu hổ quá, phải cúi gầm mặt xuống mà không nói được lời nào.

Gợi ý nhỏ:

Tảng đá mà bạn ném ra, người bị nó làm cho vấp té sẽ luôn luôn là chính bản thân bạn. Bạn nói lời cay nghiệt, sau cùng cũng sẽ tự mình rước lấy nhục nhã mà thôi.

Hãy viết một đoạn văn (hoặc bài văn ngắn) nêu suy nghĩ của mình về những điều em học được qua câu chuyện trên?

các bn giúp mik nha hii, mik sẽ tick 3 tick cho 6 người trả lời nhanh nhất (riêng người đầu tiên trả lời mik sẽ tick cho 6 tick ) 

cảm ơn các bn trc

3
23 tháng 9 2018

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”

16 tháng 9 2018

cái này là đề văn để dành 1 tháng vip nè

không qua mặt được đâu 

" Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều...
Đọc tiếp

" Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến "

1/ Cho biết đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả? Hoàn cảnh xuất xứ?

2/ Chỉ ra câu rút gọn được sử dụng trong đoạn trích trên? Phân tích ? Tìm phép liệt kê và cho biết phép liệt kê được sử dụng như thế nào?

3/ Nêu nội dụng chính của đoạn trích trên

4/ Tìm các từ ghép thường mắc lỗi chính tả về phụ âm đầu ở địa phương em trong đoạn trích trên  và nêu nguyên nhan mắc lỗi

                                                                               TẬP LÀM VĂN

Hãy giải thích câu tục ngữ " Mùa xuân là tết trồng cây

                                   Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
23 tháng 5 2018

1. Đoạn văn trên trích trong Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Của Hồ Chí Minh.

Trong Được trích từ văn kiện, báo cáo chính trịdo Chủ Tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần IIcủa Đảng Lao Động Việt Nam. (Nay là Đảng CSVN)tại Việt Bắc 1951.

2. Câu rút gọn được sử dụng là: 

- Có khi...dễ thấy. 

- Nhưng cũng có khi...trong hòm.

- Nghĩa là...kháng chiến.

Tác dụng: tránh lặp lại cụm từ "tinh thần yêu nước", "bổn phận"

3. Nội dung chính của đoạn trên là nói về bổn phận của dân tộc để phát huy được tinh thần yêu nước ấy.

4. Giải thích câu tục ngữ:

Câu nói của Hồ Chủ tịch muốn phát huy vai trò của việc trồng cây xanh góp phần làm cho quê hương đất nước thêm tươi đẹp.

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ratrưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,
trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công
việc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 7- Tập 2)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Đoạn trích trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
Câu 4: Câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.”
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5: Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản trên?

Mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick và kết bạn nhg văn ko đc chép mạng nha nếu chếp mạng mk sẽ ko tick đâu nha

0
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ratrưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,
trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công
việc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 7- Tập 2)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Đoạn trích trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
Câu 4: Câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.”
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5: Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản trên?

Mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick và kết bạn nhg văn ko đc chép mạng nha nếu chếp mạng mk sẽ ko tick đâu nha

0
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
24 tháng 10 2019

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả

Câu 2.

a. Các từ: tua tủa, non nớt đều là từ láy.

b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trên chủ yếu là phép so sánh. Phép so sánh khiến cho sự vật thiên nhiên vốn vô tri bỗng trở nên sinh động, như mang tính cách và phẩm chất của con người. Ở đây tác giả nhìn thấy "tre" cũng có sự tiếp nối thế hệ, cũng có sự bao bọc che chở như tình mẫu tử.

I. Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều...
Đọc tiếp

I. Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.

Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.

Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:

- Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!

Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.

Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:

- Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

                          (Kho tàng truyện dân gian Việt Nam)

Câu 1. Câu chuyện trên thuộc loại truyện dân gian nào em đã học? Căn cứ nào để em xác định như vậy? Kể tên một truyện em đã được học cũng thuộc loại truyện này.

Câu 2. Nêu ý nghĩa của các hình ảnh:

-         Con Cáo

-         Chùm nho

-         Giàn nho cao

-         Cây nho thấp

Câu 3. Đọc lại đoạn văn sau:

       - Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

        Theo em, có phải con cáo thực sự không thích những chùm nho nên mới rời đi không? Hành động của con cáo gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 4. Câu chuyện trên ngụ ý răn dạy con người bài học nào trong cuộc sống?

Câu 5. Em hãy đặt một nhan đề cho văn bản và giải thích vì sao em đặt nhan đề đó.

II. Thực hiện bài tập sau:

Câu 6. Cho câu văn sau:

     Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp.

a. Giải thích nghĩa của từ “chén”?

b. Tìm từ đồng nghĩa với từ “chén” và đặt câu với 1 từ tìm được.

Câu 7. Cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu nào phân loại theo mục đích nói, dấu hiệu nào cho biết điều đó?

       Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ?

Câu 8. Ghi lại 3 từ ngữ diễn tả tâm trạng con Cáo khi “rầu rĩ rời khỏi vườn nho”.

III. Tập làm văn:

Trong cuộc sống, em đã từng gặp tình huống khó khăn như con Cáo trong câu chuyện trên chưa? Em đã xử lý như thế nào. Hãy viết bài văn ngắn kể lại câu chuyện đó của em.

ai giúp mk mk tích cho

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

0