Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý làm bài
Nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước.
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân. Tiếp sau đó là chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
- Đất nước bị chia cắt từ năm 1954 đến tận ngày giải phóng miền Nam 30 - 4 - 1975. Trong thời gian đó, miền Bắc vừa kiên trì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Miền Nam dưới chế độ chính quyền Sài Gòn, nền kinh tế chỉ tập trung phát triển ở một số thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng,... chủ yếu phục vụ chiến tranh.
- Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cho đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, do gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế nước ta bị rơi vào khủng hoảng kéo dài, với tình trạng lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, lạc hậu.
Gợi ý làm bài
- Chuyến dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu:
Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ lập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh kế phát triển năng động.
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tố nhiều thành phần.
- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.
- Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triên các thành phố lơn. Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tố trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1990 – 2009.
Chọn: A.
a) Những chuyển biến tích cực của ngành ngoại thương nước ta trong thời kì Đổi mới
* Toàn ngành
- Thị trường buôn bán mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa
- Việt Nam đã gia nhập WTO và có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
- Cán cân xuất nhập khẩu tiến đến cân đối vào năm 1992; sau đó tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa thời kì trước Đổi mới
* Xuất khẩu :
- Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng; các mặt hàng xuất khẩu đa dạng (hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản)
- Thâm nhập và đứng được ở một số thị trường lớn trên thế giới (Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc.)
* Nhập khẩu :
- Kim ngạch nhập khẩu tăng khá nhanh; các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng
- Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực châu Á- Thái Bình Dương và Châu Âu
b) Trong những năm qua, nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu vì : Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra ở nước ta đòi hỏi phải nhập khẩu với số lượng lớn nguyên liệu, nhiên liệu, tư liệu sản xuất,...
Đáp án D
Phát biểu không đúng khi nóỉ về nền kinh tế nước ta trước thời kì Đổi mới: Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
Đáp án: C
Giải thích: Vào năm 1992, lần đầu tiên cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối (Tỉ trọng xuất khẩu: 49,6%; Tỉ trọng nhập khẩu: 50,4%) và sau đổi mới đến nay nước ta hầu như nhập siêu. Như vậy, sau đổi mới 1986 nước ta có cán cân xuất nhập khẩu luôn luôn xuất siêu là không đúng.
a) Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta
- Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp
- Tỉ lệ dân thành thị tăng
- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
b) Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế
- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của các vùng trong nước (khu vực đô thị đóng góp 70.4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước)
- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng; lực lượng lao động đông và có trình độ, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.
Gợi ý làm bài
*Toàn ngành:
-Thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
-Cán cân xuất nhập khẩu tiến đến cân đối vào năm 1992; sau đó tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa thời kì trước Đổi mới.
*Xuất khẩu:
-Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng.
-Các mặt hàng xuất khẩu bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiộp, hàng nông, lâm, thủy sản.
-Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc.
*Nhập khẩu:
-Kim ngạch nhập khẩu tăng khá nhanh.
-Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.
-Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.
a/ Nước ta đông dân và đa dân tộc:
-Dân số: 85789 nghìn người (1/4/2009).Thứ 13 nước trên thế giới và đứng thứ 3 trong ĐNam Á.
→TL: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
-KK:Trở ngại cho việc p.triển K.tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần chodân…việc làm..
-Dân tộc:54 thành phầnDT,DTViệt(Kinh) 86,2%DScóvai tròquantrọngtrongviệc p.triểnKT-XHnước ta
Các dân tộc thiểu số 13,8 % dân số ,cư trú chủ yếu ở miền núi( trừ người Hoa, Chăm, Khơ me)
Ngoài ra còn có 3,2 triệu người Việt sống ở nước ngoài.
Các dân tộc luôn đoàn kết trong bảo vệ và xây dựng đất nước.
-TL: Đa dạng về bản sắc VH và truyền thống DT.Hiện nay chênh lệnh về trình độ và mức sống còn lớn, cần đầu tư phát triển văn hóa kinh tế miền núi hơn nữa.
b/ Dân số nước ta còn tăng nhanh và cơ cấu dân số trẻ
*DS tăng nhanh đăc biệt vào cuối TK XXđã dẫn đến bùng nổ DS,mỗi năm tăng hơn1tr người
-Dân số nước ta tăng nhanh nhưng không đều,giữa các thời kì,giữa các vùng( nông thôn thành thi….)
+ Thời Pháp thuộc (trước 1954) dân số phát triển chậm (≥1%)do đời sống của người dân khổ cực….
+ Từ 1954- 1976:DS bùng nổ,gia tăng DS(3-4%)là giai đoạn xây dựng XHCN ở miền Bắc.Đời sống được nâng cao,tỉ lệ sinh tăng nhanh.
+Từ1976-nay:Từ khi thống nhất đất nước DS phát triển chậm lại(1,3- 2%)do thực hiện c/sách KHHGĐ
-Dân đông, tăng nhanh nên quy mô dân số ngày càng lớn..Mức gia tăng DS hiệnnay có giảm(do thựchiện tốt KHHGD),nhưng còn chậm.
*Gia tăng DS đã giảm nhưng số dân tăng hàng năm vẫn cao vì:Quy mô dân số lớn(dogiai đoạn trước có sự bùng nổ DS ),DS trẻ,số người trong độ tuổi sinh đẻ cao…
VD:Quy mô dân số 70tr người,gia tăng DS là 1,5% thì tbình mỗi năm DS tăng 105tr n gười.
Quy mô dân số 84tr người,gia tăng DS là 1,3% thì tbình mỗi năm DS tăng 110tr n gười.
*Nguyên nhânDS tăng nhanh: ĐK sống được nâng cao,Ytế pt,quan niệm lạc hậu,quy mô dân số lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao…
*Dân số đông, tăng nhanh gây sức ép lớn.
· Đối với sự phát triển kinh tế:Chuyển dịch cơ cấu KT theo ngành& theo lãnh thổ.Tốc độ tăng trưởng DGP.Vấn đề việc làm (các chỉ tiêu kinh tế /người thấp, mất cân đối giữa cung và cầu do nền kinh tế chưa đáp ứng, nhu cầu tiêu dùng tích lũy, thiếu việc làm…)
· Đối với việc phát triển xã hội ( Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. Thu nhập/người thấp, bình quân lương thực /người giảm,tỉ lệ đói nghèo tăng, đầu tư y tế, giáo dục gặp khó khăn,việc làm,nhà ở…).
· Đối với tài nguyên môi trường:Cạn kiệt nguồn tài nguyên. Ô nhiễm Mtrường .Không gian cư trú chật hẹp (Nhu cầu sống tăng, tài nguyên bị khai thác mạnh hơn, rác thải khí thải,…chưa xử lí..)
→ Việc đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia định là vấn đề cấp bách của nước ta.
NỀN KINH TẾ NƯỚC TA TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
Công cuộc Đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thê hiện ở ba mặt chủ yếu:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lành thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã đóng góp tích cực vào việc chuyên dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.
Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn. Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2. Nhũng thành tựu và thách thức
Nển kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, tạo đà thuận lợi cho sự phát triển trong những năm tới. Kinh tế tăng trưởng tương đối vừng chắc. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng nghiệp hoá: trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. Sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu đang thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư của nước ngoài. Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nước ta cũng phải vượt qua nhiều khó khăn. Ở nhiều tinh, huyện, nhất là ở miền núi vần còn các xã nghèo. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm, vấn đề việc làm, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo,... vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Những biến động trên thị trường thế giới và khu vực, những thách thức khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA (Khu vực Mậu dịch tự do Đông Nam A), Hiệp định thương mại Việt - Mì. gia nhập WTO,... đòi hỏi nhân dân ta phải nô lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng được cơ hội và vượt qua thử thách.
Nhờ những thành tựu của công cuộc Đổi mới, cơ cấu kinh tê' của nước ta có những biến đổi mạnh mẽ. Từ năm 1996, nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.