Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý nghĩa của lối sống giản dị - Đối với cá nhân: Gian dị giúp đỡ tốn thời gian, để làm được những việc có ích cho bản thân và cho mọi người; được mọi người quý mến, cảm thông, giúp đỡ.
- Đối với gia đình: Giúp cho mọi người trong gia đình biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phuc cho gia đình.
- Đối với xã hội: Tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau; loại trừ được những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí đem lại làm lành mạnh xã hội.
CÁC BẠN CHIA SẺ VỚI MÌNH NHA
-Ý Nghĩa:
+Giúp cá nhân dễ hòa nhập, hòa đồng với cộng đồng và xã hội.
+Giúp cá nhân ko phức tạp hóa vấn đề vì thế cuộc sống của họ trở nên thanh thản hơn.
+Giúp cá nhân dc yêu mến, quí trọng.
+Giúp cá nhân tiết kiệm thời gian, củ cải và vì thế có thể đầu tư nhiều hon cho công việc hữu ích.
Tham khảo:
Gia đình văn hóa là chỉ tiêu mà chính phủ Việt Nam trong đặt ra cho nhiều gia đình, với mục đích tạo ra một số tiêu chuẩn về văn hóa và khuyến khích, động viên các gia đình thực hiện, đạt các tiêu chuẩn này.
1. Cha, mẹ, người giám hộ, các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để trẻ em được tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.
VIỆC LÀM MÀ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI ĐÃ LÀM CHO EM?
Theo em là :
Gia đình :
+ Bố và mẹ luôn lo lắng chở che và ban tặng cho em những thứ quý hía và có lợi cho em
nhà nước :
+ đã tạo điều kiện rât snhieeuf thứu cho ácc học sinh như gây dựng trường học
TK
1. Cha, mẹ, người giám hộ, các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để trẻ em được tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.
VIỆC LÀM MÀ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI ĐÃ LÀM CHO EM?
Theo em là :
Gia đình :
+ Bố và mẹ luôn lo lắng chở che và ban tặng cho em những thứ quý hía và có lợi cho em
nhà nước :
+ đã tạo điều kiện rât snhieeuf thứu cho ácc học sinh như gây dựng trường học
- Đối với cá nhân:
+ Gia đình là tổ ấm, là cái nôi nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.
+ Gia đình văn hóa góp phần rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người.
- Đối với gia đình: Sống có văn hóa, có đạo đức góp phần xây dựng gia đình ngày càng phát triển.
- Đối với xã hội:
+ Gia đình là tế bào của xã hội.
+ Gia đình bình yên, hạnh phúc thì xã hội mới ổn định.
Đối với cá nhân và gia đình:
+ Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng và giáo dục mỗi con người.
+ Gia đình là văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ sống có văn hóa, đạo đức, và chính những con người đó đem lại sự bình yên hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình.
- Đối với xã hội:
+ Gia đình là tế bào của xã hội
+ Gia đình bình yên thì xã hội ổn định.
=> Vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ, hạnh phúc.
Người ta thường nói gia đình là tế bào của xã hội, tế bào ấy có lành mạnh thì xã hội mới phát triển tốt đẹp. Nhận thức rõ vai trò to lớn của gia đình trong việc xây dựng con người, xây dựng xã hội mới, Ðảng và Nhà nước đã khẳng định xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của thời đại. Chính phủ hiện đang xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, thực hiện Ðề án Phát triển gia đình Việt Nam bền vững, ban hành các luật, các chính sách đối với gia đình.
Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa đã có từ những năm 60 của thế kỷ 20, đến nay đã lan rộng khắp cả nước. Từ thực tế phong trào cho thấy, chỉ có phát huy tốt những giá trị của gia đình truyền thống, phong trào mới đi vào chiều sâu có chất lượng, thật sự lôi cuốn nhiều gia đình tham gia. Từ đời này sang đời khác, ông cha ta đã tạo dựng một nền nếp gia phong như con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng chung thủy, anh em đoàn kết thuận hòa... Ðó có thể xem là tinh hoa văn hóa của dân tộc. Gia phong đã trở thành nội dung cốt lõi của việc xây dựng gia đình văn hóa, từ đó gia đình mới trở thành một tế bào xã hội khỏe khoắn, lành mạnh, thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở các tỉnh, thành phố, số lượng Gia đình văn hóa đạt tỷ lệ khá cao, thường là 50%, mặc dù đâu đó vẫn còn hiện tượng hình thức chủ nghĩa, chưa đúng thực chất. Các cuộc liên hoan, gặp mặt những Gia đình văn hóa toàn quốc và các địa phương thường xuyên được tổ chức đã thật sự nêu tấm gương sáng cho các gia đình và cho cộng đồng. Ở đó, gia đình nhiều thế hệ sống đầm ấm hạnh phúc, nuôi dạy con cháu thành đạt, giúp nước, giúp dân, các tấm gương hiếu đễ, tình nghĩa thủy chung, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Ở đó xuất hiện những giá trị nhân văn mới như bình đẳng trong gia đình, trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ với con cái, hôn nhân tiến bộ cùng tồn tại bên trong nền nếp gia phong. Ðó là những bông hoa tươi đẹp trong bức tranh toàn cảnh gia đình Việt Nam.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường cùng với lối sống thực dụng tôn thờ đồng tiền, các sản phẩm văn hóa độc hại bên ngoài tràn vào cùng với các tệ nạn xã hội đang tiến công mạnh mẽ vào các gia đình. Từ đó, tình trạng ly hôn, ly thân, sống thử không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục, nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng. Nhiều giá trị đạo đức gia đình đang xuống cấp. Các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha và đại dịch HIV/AIDS đang len lỏi thâm nhập vào các gia đình... Ðặc biệt, bạo lực gia đình đang là vấn đề nổi cộm. Trong hội nghị "Chia sẻ kinh nghiệm nhân rộng địa bàn triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình" vừa diễn ra tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra con số thống kê: Theo báo cáo chưa đầy đủ, tính đến tháng 9-2011 có 33.904 vụ bạo lực gia đình, trong đó số vụ bạo lực với người già: 1.739; số vụ bạo lực với phụ nữ 12.699; số vụ bạo lực với trẻ em 2.822, dư luận xã hội vô cùng bức xúc trước những vụ bạo lực gia đình như vậy. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thí điểm mô hình phòng, chống bạo lực gia đình trên toàn quốc giai đoạn 2008-2010. Ở các mô hình này đã thành lập và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ, nơi sinh hoạt vui chơi, giải trí của các gia đình trong cộng đồng, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình. Thành lập các nhóm phòng, chống bạo lực gia đình gồm: công an viên, trưởng thôn, ấp, tổ dân phố, chi hội phụ nữ, cựu chiến binh... Nhóm được thành lập và hoạt động theo Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã. Ðể có biện pháp ngăn chặn kịp thời các vụ bạo lực, bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng cho nạn nhân, nhóm đã chủ động lập danh sách các đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình, vừa tuyên truyền giáo dục vừa có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Sau ba năm thực hiện, mô hình này thật sự có hiệu quả, số vụ bạo lực gia đình giảm hẳn.
Như vậy, việc xây dựng Gia đình văn hóa đang đứng trước những thách thức lớn đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động với phương châm xây đi đôi với chống và lấy xây làm chính. Trước hết, mỗi người cần nhận thức sâu sắc vai trò ý nghĩa của việc xây dựng gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình phải phát huy tốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, giữ vững gia phong, làm tốt việc giáo dục con cái, trong đó người lớn luôn luôn gương mẫu để gia đình phát triển sức mạnh nội sinh, trở thành thành lũy ngăn chặn tiêu cực từ bên ngoài ùa vào. Tuy nhiên, gia đình luôn luôn bị ảnh hưởng của môi trường chung quanh. Có những đứa trẻ ở nhà chăm chỉ, ngoan ngoãn nhưng bố mẹ có ngờ đâu nó bị bạn bè lôi kéo đua xe trái phép, chơi trò chơi điện tử thiếu tiền trả nên đi gây án... Người ta bàn nhiều đến việc kết hợp ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Xây dựng gia đình không thể chỉ "đóng cửa bảo nhau" mà rất cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng, nhất là trong tình hình hiện nay có nhiều vấn đề không thể giải quyết trong nội bộ gia đình mà phải dựa vào cộng đồng, chính quyền và pháp luật. Cho nên việc xây dựng gia đình rất cần sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể địa phương, coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng khu dân cư vững mạnh. Trong lúc tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng Gia đình văn hóa, cũng phải phòng, chống quyết liệt những hiện tượng tiêu cực xâm hại. Cần có những biện pháp loại trừ những sản phẩm độc hại trong các ấn phẩm văn hóa, nghệ thuật... Tất cả đều phải được làm thường xuyên và bài bản mang tính liên ngành và có sự chung tay góp sức của toàn xã hội.
- Đối với cá nhân:
+ Gia đình là tổ ấm, là cái nôi nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.
+ Gia đình văn hóa góp phần rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người.
- Đối với gia đình: Sống có văn hóa, có đạo đức góp phần xây dựng gia đình ngày càng phát triển.
- Đối với xã hội:
+ Gia đình là tế bào của xã hội.
+ Gia đình bình yên, hạnh phúc thì xã hội mới ổn định. Vì vậy, xây dựng gia đình văn hóa góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc.
Việc xd một gia đình văn hóa giúp cho ta sống tốt hơn và sẽ là một tấm gương sáng cho mọi người
Theo em thì gia đình, nhà nước trong việc thực hiện quyền trẻ em có vai trò
- Gia đình có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ
- Nhà nước & xã hội có nghĩa vụ tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng nhân cách phát triển toàn diện cho trẻ
-Gia đình: nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em trở thành 1 công công dân tốt có ích cho đát nước xã hội, là nơi che chở, bảo vệ cho các em,...
-Xã hội: Là nơi giúp cho các em thêm phát triển, là nơi hướng dẫn các em cách đối nhân xử thế, hình thành trong các em những nhân cách tốt đẹp, xã hội còn là nơi để các em hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn,....
gây khó chịu đến hàng xóm,làm cho con mình thấy thiếu tình yêu thương bao bọc của cha mẹ, xã hội sẽ có cái nghĩ ko hay đến gia đình và ngay cả con cx bị ảnh hưởng bởi bạn bè chê chách
Gia đình có cha mẹ bất hòa: Cha mẹ sẽ chỉ ''bận'' ngụy biện lí do bất hòa, sẽ không chú ý tới con, để con rơi vài một vòng sống không tốt. Cha mẹ bất hòa to tiếng, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình học tập tư duy của con và mối quan hệ xã hội.
Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu: Con sẽ nghĩ cách cha mẹ làm là đúng, sẽ học theo và ứng xử trước xã hội thì sẽ gây hậu quả không tốt. Làm rạn nứt mối quan hệ xã hội hoặc rơi vào vòng lao lý (phạm pháp).
Gia đình có con cái hư hỏng: Chính từ một phần từ gia đình, xã hội. Hậu quả nghiêm trọng có thể là: con vướng vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật hoặc bị nhiễm một số căn bệnh ''tử thần''
=> Ảnh hưởng sâu sắc, nghiêm trọng, hậu quả không biết được.
Gia đình có cha mẹ bất hòa sẽ ảnh hưởng tới đời sống tư tưởng, việc học hành của con cái.
Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu sẽ làm hư con mình mặc dù là mình có dạy bảo con nhưng hành động của mình đang tác động tới con cái
Gia đình có con cái hư hỏng là do cha mẹ không biết cách dạy con sao cho đúng hoặc do con tiếp xúc với đời sống quá giới hạn...
Tệ nạn xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Đối với cá nhân, tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, bạo lực, hay trộm cắp có thể dẫn đến việc suy đồi đạo đức, mất đi khả năng tự kiểm soát và dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực. Ví dụ, một người nghiện ma túy có thể mất hết sức khỏe, tinh thần và khả năng làm việc, dẫn đến những quyết định sai lầm trong cuộc sống. Đối với gia đình, tệ nạn xã hội có thể gây ra mâu thuẫn, xung đột và sự tan vỡ. Chẳng hạn, nếu một thành viên trong gia đình nghiện cờ bạc, họ có thể sử dụng tiền của gia đình để thỏa mãn nhu cầu của bản thân, gây tổn hại nghiêm trọng đến tình cảm và tài chính của cả gia đình. Đối với xã hội, tệ nạn xã hội làm giảm chất lượng sống, gia tăng tội phạm, và tạo ra gánh nặng cho các cơ quan chức năng trong việc duy trì trật tự an toàn xã hội. Ví dụ, một cộng đồng có tỷ lệ người nghiện ma túy cao sẽ đối mặt với sự gia tăng tội phạm, chi phí y tế và giáo dục, cũng như những vấn đề nghiêm trọng về an ninh trật tự. Tệ nạn xã hội không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn là một vấn đề cần được giải quyết ở mức độ cộng đồng và quốc gia.