K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2017
1. So sánh hai đoạn văn sau và rút ra nhận xét về tác dụng của phép nhân hóa.

(1) Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.

(Phong Thu)

(2) Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.

Gợi ý:

So sánh các cặp từ ngữ in đậm tương ứng để thấy tác dụng gợi tả quang cảnh bến cảng sống động, với cái nhìn hồn nhiên của con mắt trẻ thơ mà phép nhân hoá đã tạo ra ở đoạn văn (1).

2. Cách viết trong hai đoạn văn dưới đây có gì khác nhau? Cách viết nào phù hợp với văn biểu cảm, cách viết nào phù hợp với văn thuyết minh?

(1) Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất. Cô có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của côcũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy.

(Vũ Duy Thông)

(2) Trong các loại chổi, chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng rơm nếp vàng. Tay chổi được tết săn lại thành sợi và quấn quanh thành cuộn.

Gợi ý: So sánh các cặp từ ngữ in đậm tương ứng; những hình ảnh nhân hoá (trong đoạn (1)) phù hợp để biểu cảm. Cách viết trong đoạn 2 phù hợp với văn thuyết minh.

4. Phép nhân hoá trong mỗi đoạn văn dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào?

a)

Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

(Ca dao)

b) Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

(Tô Hoài)

c) Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. [...] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hoà Phước.

(Võ Quảng)

d) Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh dưới nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.

(Nguyễn Trung Thành)

Gợi ý:

- (a): Núi (ơi), núi (che) – coi sự vật như người để trò chuyện, xưng hô.

- (b): (cua, cá) tấp nập; (cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm,...) cãi cọ om sòm - dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người; họ, anh - dùng từ ngữ gọi người để gọi con vật;

- (c): (chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn, (thuyền) vùng vằng - dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người;

- (d): (cây) bị thương, thân mình, vết thương, cục máu - dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của con người để chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của đối tượng không phải con người.

5. Hãy viết một đoạn văn miêu tả từ 5 đến 10 câu trong đó có sử dụng phép nhân hoá.

Gợi ý: Tham khảo đoạn văn sau:

Hàng vạn con chim háo hức ăn mồi như hối hả hưởng cái hạnh phúc hiếm có ở cửa bể này. Tiếng chim náo động từ bình minh đến hoàng hôn, từ hoàng hôn đến tinh mơ. Thời gian trôi qua đảo trong rộn rã nhạc chim. Chúng hót lên vô tư. Chúng gọi nhau đi chơi. Chúng tranh mồi, doạ nạt, kêu cứu. Tiếng chim át cả tiếng sóng biển, át cả tiếng gió.
17 tháng 2 2017

NguyễnMinh Nguyên s

17 tháng 3 2017

1. Nghệ thuật:

-Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.

- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.

- Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao. - Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.

2. Ý nghĩa văn bản:

Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sông dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.

17 tháng 3 2017

bn hỏi j vậy ?ngoam

14 tháng 12 2016

" Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời "

Tình cảm của người mẹ dành cho con là tình mẫu tử thật thiêng liêng và đẹp đẽ . Mỗi chúng ta khi sinh ra đều được mẹ che chở và yêu thương , đều được mẹ ôm lấy và vỗ về trong tiếng ru " à ơi ..." ngọt ngào mỗi buổi đêm ấy . Sinh con ra dù vất vả , khó nhọc mà vẫn phải làm việc nhưng mẹ vẫn cố gắng giúp con lớn lên từng ngày , nhìn thấy được khuôn mặt rạng rỡ và nụ cười của đứa con bé bỏng , dù có lúc vẫn gặp phải những điều khó khăn của cuộc đời nhưng mẹ vẫn chia sẻ và là niềm động lực lớn lao của con , đối với ***** là người phụ nữ xinh đẹp nhất về tâm hồn . Mẹ ơi , con yêu mẹ nhiều lắm , dù có ra sao con vẫn cần mẹ ở bên cạnh trong đường đời .

14 tháng 12 2016

Con dẫu lớn vẵn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

Đúng vậy, lòng mẹ bao la rộng lớn biết bao. Dù người mẹ đã già hay còn trẻ, người con còn nhỏ hay lớn khôn thì tình mẹ vẫn luôn như vậy - vẫn luôn cao cả biết bao. Người mẹ là mái chèo đưa con cập bến, người mẹ là vầng hào quang soi sáng cuộc đời con. Chẳng có gì quý hơn tình mẹ, nó đem đến cho ta một niềm tin, một sức mạnh lạ thường. Tình mẫu tử thiêng liêng biết mấy, là tấm lòng mẹ trao đến người con. Dẫu có lớn, có tung cánh bay xa đi nữa thì mẹ vẫn là nơi mà con luôn nhớ đến, tìm về.

21 tháng 1 2017

1.

Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rất rộng lớn , hùng vĩ , đầy sức sống hoang dã . Không gian mênh mông , có nhiều cây cối.Sông, rạch chằn chịt, được phủ kín bởi 1 màu xanh (màu xanh bạt ngàn của trời , nước , cây lá)đầy bí ẩn và hấp dẫn. Những âm thanh rì rào bất tận của lá và tiếng són . Chợ ở nơi đây là hình ảnh cuộc sống đông vui, tấp nập, trù phú, màu sắc độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.

2.

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Mặc dù anh trai gọi là “Mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ.

3.

Tôi rất thích đi du lịch, vì vậy bất kể khi có dịp nào tôi luôn cố gắng để có thể đi thăm thú thật nhiều nơi. Trong tất cả các nơi tôi từng được tham quan, nơi để lại ấn tượng sâu sắc cho tôi chính là rừng cấm Quốc gia Ba Vì.

Nhân dịp cuối năm lớp năm, nhà trường đã tổ chức cho chúng tôi chuyến đi tham quan thực tế cuối cấp một. Nhà trường đã đặc biệt chọn rừng cấm Quốc gia làm nơi đặt chân cho chuyến đi cuối cấp đặc biệt của chúng tôi, với mục đích làm cho chúng tôi thấy sự phong phú của thế giới làm hành trang cho chặng đường tiếp theo. Vì đây là lần đầu tiên được đi đến thăm thú một cánh rừng Quốc gia nên tôi rất hồi hộp. Từ tối hôm trước, mẹ tôi đã chuẩn bị cho tôi tất cả mọi đồ đạc để có thể có một chuyến đi vui vẻ. Sáng sớm chúng tôi cùng xuất phát từ cổng trường, được đi thăm quan làm lũ trẻ chúng tôi háo hức hơn bao giờ hết. Trên xe chúng tôi không những không mệt mỏi vì phải dậy sớm mà thay vào đó là sự háo hức khi được đi chơi.

Trên xe chúng tôi được giới thiệu những điều cơ bản nhất về rừng cấm Quốc gia Ba Vì. Chị hướng dẫn viên du lịch cho chúng tôi biết rằng: “khu rừng cấm Quốc gia Ba vì được thành lập vào năm 1991, ban đầu có tên là rừng cấm quốc gia Ba vì sau đó được đổi tên thành Vườn Quốc gia Ba Vì. Sau đó, vào tháng 5 năm 2003, Vườn quốc gia Ba Vì được Chính phủ quyết định mở rộng sang tỉnh Hoà Bình. Hiện nay, tổng diện tích của vườn 10.814,6 hecta thuộc địa giới hành chính của 16 xã thuộc ba huyện của Thành phố Hà Nội và hai huyện của tỉnh Hòa Bình cách trung tâm Hà Nội 60 kilomet về phía Tây.”. điều này làm tất cả chúng tôi ồ lên vì sự rộng lớn của vườn Quốc gia Ba Vì. Thêm vào đó chị còn chỉ cho chúng tôi về không khí, cảnh vật, và thiên nhiên nơi đây làm chúng tôi càng thêm mong chờ về khu vực thăm quan.

Sau hơn hai tiếng đồng hồ ngồi trên xe ô tô chúng tôi đặt chân đến cổng Vườn Quốc gia Ba Vì. Ngay khi đặt chân đến nơi đây, cảnh sắc nơi đây đã làm tôi choáng ngợp vì cảnh đẹp. Vườn quốc gia Ba Vì có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy. Tiếp theo, chúng tôi được hướng dẫn viên du lịch dẫn đi tham quan khắp nơi. Nơi đây khắp nơi đều là các loại cây từ đơn giản đến quý hiếm, từ nhỏ bé đến tất cả những cây cổ thụ. Tất cả chúng đều được chăm sóc kĩ lưỡng bởi các nhân viên nơi đây. Nơi đây ẩn chứa bao điều kỳ thú với sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên hoang sơ. Những cánh rừng nhiệt đới, đan xen trong đó là các cánh rừng ẩm xanh tươi và rừng bụi với nhiều loại cây gỗ quý.

Chị hướng dẫn viên giới thiệu cho chúng tôi về các loài sinh vật nở nơi đây: “Ở đây có ba kiểu rừng: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp. Núi Ba Vì với hai đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 1209 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi, nhiều loài cây quý hiếm như bách xanh, thông, dẻ, lát hoa. Về động vật, có 45 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay…”. Nghe sự giới thiệu của chị hướng dẫn viên, sau đó tận mắt chứng kiến sự phong phú, tươi tốt, đa dạng của nơi đây làm tôi có cảm giác như đang quay trở về lại quá khứ. Tôi có cảm giác như quay lại thời nguyên thuỷ, khi con người chưa vì lợi ích mà nhẫn tâm tàn phá rừng và động vật một cách bừa bãi. Nơi đây không khí trong lành, tươi mát hơn bất cứ nơi nào tôi từng biết. Tiếp theo, chúng tôi được dẫn đi ngắm phong lan rừng cùng với các loài hoa ở nơi đây. Loài hoa làm tôi ấn tượng nhất chính là loài hoa cúc quỳ vàng rực rỡ giữa núi rừng xanh mát nơi đây. Vì không phải vào mùa nên hoa không nở rộ như mùa thu, nhưng dù vậy, vẻ đẹp của loài hoa nơi này cũng đủ in đậm trong tâm trí tôi. Hoa cúc quỳ lại nở rộ khoe sắc vàng rực rỡ giữa rừng đại ngàn tràn đầy sức sống mãnh liệt. Chị hướng dẫn viên nói cho chúng tôi biết rằng: hoa cúc quỳ là biểu tượng của núi rừng Ba Vì nơi đây, biểu tượng cho tình yêu chung thủy, tỏ ý kiêu hãnh không bao giờ chịu khuất phục, như thách thức với sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Sau khi ngắm hoa, chúng tôi tiếp tục đi sâu vào trong rừng. Càng đi sâu thì cảnh sắc thiên nhiên càng hiện ra trước mắt lũ trẻ chúng tôi. Giữa thiên nhiên rộng lớn, lũ trẻ chúng tôi càng nhỏ bé hơn bao giờ hết, điều này làm tôi có cảm giác như được Đất mẹ, được thiên nhiên bao bọc. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những con suối róc rách, trong veo, nhiều lúc là những chú sóc, chú khỉ đột nhiên xuất hiện làm bọn trẻ chúng tôi vui hơn bao giờ hết. Thăm thú hết các rừng chúng tôi quay trở lại ăn trưa, rồi buổi chiều là các hoạt động trò chơi, ngoại khoá của trường tổ chức để chia tay chúng tôi lên cấp hai. Sau cùng chúng tôi có thời gian, tự do để đi thăm thú, mua quà lưu niệm và lên xe quay trở về trường.

Dù phải về nhà những trên xe tôi vẫn cố gắng quay lại để nhìn lại cánh rừng nguyên sinh một lần nữa. Xe dù đi xa nhưng màu xanh mát của rừng vẫn hiện ra cho tới mãi một lúc sau. Khi quay về tâm trí tôi vẫn còn lưu luyến cảm giác khi được đến thăm thú Vườn Quốc gia Ba vì, tôi tự hứa nhất định sẽ quay lại nơi đó một lần nữa.

21 tháng 1 2017

Vùi Ngọc Khánh thanks

21 tháng 5 2017

Minh Huệ ( 1927 - 2003 ) là nhà thơ hiện đại của Việt Nam . Ông được nhiều đọc giả biết đến nhờ nhiều tác phẩm , tác phẩm nổi tiếng nhất " Đêm nay Bác không ngủ " và được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng về văn học . Nhà văn Minh Huệ sinh tại Bến Thuỷ , nay thuộc Quang Trung , Vinh , Nghệ An với tên thật là Nguyễn Minh Thái.

Bài thơ là một câu chuyện có thật về cuộc trò chuyện giữa anh chiến sĩ và Bác Hồ trong đếm khuya lạnh lẽo . Bài thơ được viết lên nhờ lòng kính yêu của tác giả với Bác . Lòng nhân hậu , yêu thương sâu sắc của Bác đối với nhân dân , chiến sĩ là vô tận . Đồng thời nhà thơ cùng thể hiện tình cảm kính yêu , tôn trọng của các chiến sĩ đối với vị lãnh tụ đáng kính .

" Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ "

.................

" Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm "

Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ , chỉ Bác là người cha và một số từ , hành động gắn đúng với người cha như " mái tóc bạc , đốt lửa .... " . Qua đây cho thấy tình cha con , tình bác cháu vô cùng thắm thiết . " Càng nhìn " vì ngạc nhiên và xúc động , " càng thương " vì đêm khuya lạnh mà Bác vẫn còn đốt lửa cho anh nằm

Trong đêm lạnh lẽo , anh đội viên còn cảm nhận được một tấm lòng nhân hậu nơi Bác . Ở Bác sáng rực lên ngọn lửa tình thương nồng cháy

" Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng "

Bác như một người cha già đang tận tâm chăm sóc cho đàn con thơ dại của mình . Bác coi trọng giấc ngủ của các anh đội viên . Đi dém chăn mà Bác vẫn còn sợ các anh giật mình , phải nhón chân nhè nhẹ

Hành động trên cho thấy tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần tỉ mỉ cho chiến sĩ . Sự chăm sóc ấy cẩn thận đến tỉ mỉ " từng người từng người một " . Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng là chi tiết đặc sắc , giản dị mà xúc động sâu lắng .

" Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng "

Hình ảnh và cử chỉ của Bác làm anh đội viên không thể phân biệt được cảnh trước mắt . Bác toả ra hơi ấm kì lạ , đến mức " ấm hơn ngọn lửa hồng " . Đó là hơi ấm tình người , tình đồng bào , tình yêu thương bao la mà Bác dành cho nhân loại .

Càng bồi hồi anh càng lo cho Bác vì khuya rồi mà Bác còn chưa ngủ

" Thổn thức cả nỗi lòng

Thầm thì anh hỏi nhỏ

Bác hơi Bác chưa ngủ

Bác có lạnh lắm không "

Lo Bác ốm nên anh mời Bác đi ngủ . Nhưng Bác chỉ đáp lại ân cần

" Chú cứ việc ngủ ngon

Ngày mai đi đánh giặc "

Anh đội viên vâng lời , nhưng anh vẫn cứ thấp thỏm lo cho Bác . Tâm trạng của anh chiến sĩ càng lo lắng khi thấy Bác còn ngồi trong khi trời lạnh và sáng dần

" Lần thứ ba thức dậy

Anh hốt hoảng giật mình

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc "

Bây giờ , anh chiến sĩ không còn thì thầm nữa , thay vào đó là hốt hoảng . Câu thơ này cho thấy tấm lòng của anh chiến sĩ đối với Bác như đối với bậc sinh thành của mình .

Một vài chi tiết sau còn cho thấy thêm lòng nhân hậu của Bác

" Bác thương đoàn dân công

.............................

Mong trời sáng mau mau "

Qua hình ảnh anh đội viên , Minh Huệ đã diễn tả thành công hình ảnh Bác , tình yêu thương đồng bào , nhân dân của Bác

Đêm nay Bác không ngủ quả là một bài thơ hay , làm rung động biết bao con tim . Hình ảnh của Bác trong bài thơ này còn làm chúng ta thêm yêu kính Bác hơn .

21 tháng 5 2017

cũng có tính chép mạng nhỉ!!!

4 tháng 4 2017

Sáng sớm những giọt sương long lanh vẫn còn đọng lại trên những bông lúa chín mà phiên chợ quê em đã bắt đầu.

Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,…đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…

Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả… các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi…

Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…

Quang cảnh phiên chợ thật đông vui, nhộn nhịp dưới ánh mặt trời chói chang. Những tia nắng gay gắt của nàng Hạ đã làm cho bầu không khí trở nên quánh đặc. Đã giữa trưa nhiều người dọn hàng về dần, phiên chợ tan.

26 tháng 2 2017

Từ những ngày đầu tiên đi học tôi đã được dạy dỗ với bàn tay dịu hiền của các thầy,cô. Năm nay là năm đầu tiên tôi đặt chân vào môi trường cấp Hai. Cô giáo chủ nhiệm của tôi là một người vô cùng hiền hậu. Hằng ngày, tôi và người mẹ ấy luôn được ngồi cùng trong một lớp học nhỏ. Cô lá một giáo viên chăm chỉ. Bồn bông của chúng tôi dược cô chăm sóc. Chúng vui vẻ ca hát khi nhìn thấy cô.Không chỉ tôi và các bạn trong lớp yêu quý cô mà cả những thầy cô trong trường cũng yêu quý cô. Tôi nghĩ hình ảnh người mẹ này sẽ chẳng bao giờ phôi phai trong tâm trí tôi.

27 tháng 9 2017

hihithanks

2 tháng 4 2017

Công việc thường ngày của em đơn giản lắm. Sớm mai thức dậy, đánh răng, rửa mặt. Sau đó, ăn cơm rồi đi học. Em học ở trường từ lúc 7h đến 10h 30p. Tiếp đó lại đi về nhà. Em ăn cơm và lên giường đi ngủ. Khoảng 1h30p, em thức dậy, lau mặt rồi lại đi học (có ngày lại đc nghỉ ở nhà). Em học buổi chiều từ 2h đến 4h30p. Học xong, em lại về nhà. Em giúp mẹ cắm cơm. Kế tiếp, cả nhà em cùng ăn cơm vui vẻ. Sau đó, em xem TV khoảng 20p. Lúc 19h20, em học bài đến 9h. Rồi em lại lên giường đi ngủ. Một ngày của em là vậy đó