K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2016
 Cả ba văn bản thơ trong các bài 15, 16 đều thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là thể thơ điển hình về tính quy phạm của thơ cổ, với số câu số chữ được hạn định, quy tắc về luật bằng – trắc, phép đối cũng như cách gieo vần rất chặt chẽ.
Các bài 18, 19 có hình thức thể hiện linh hoạt, phóng khoáng hơn. Tuy vậy, nó vẫn có những quy ước về số chữ, cách bắt vần riêng.
 
- Các bài thơ trong các bài 18, 19 được gọi là “thơ mới” vì chúng không tuân theo luật lệ gò bó của thơ cũ, đặc biệt là sự thể hiện phóng túng về nội dung cảm xúc.
 
 
4 tháng 7 2019

+ Các văn bản thơ trong các bài 15, 16 đều thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là thể thơ điển hình về niêm luật, đối ý, vần, tính quy phạm, các quy tắc về cách gieo vần rất chặt chẽ.

   + Cái độc đáo của thơ Đương luật là dồn nén biểu cảm, đạt tới độ cô đọng và trở thành tính khái quát, triết lí. Thơ Đường gợi chứ không tả, và thường tạo ra những khoảng trống, khoảng lặng trong kết cấu.

   + Các tác phẩm trong bài 18, 19 đều là thơ hiện đại với những cây bút đầu tiên mở đường khai phóng cho "Thơ Mới".

   + Thơ Mới là trào lưu sáng tác phá vỡ tính cổ điển, giải phóng thơ triệt để khỏi quy tắc các phép tu từ, thanh vận chặt chẽ truyền thống, thậm chí có sự xuất hiện và phát triển mạnh của thể loại thơ tự do, thơ không vần…

   + Số lượng câu không bị giới hạn như những bài thơ truyền thống, ngôn ngữ hằng ngày được đưa vào thành ngôn ngữ nghệ thuật.

   + Nội dung đa diện, phức tạp, thường không bị gò ép. Thơ mới chịu ảnh hưởng của các trào lưu, khuynh hướng trong thơ ca phương Tây như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa duy mĩ, chủ nghĩa ấn tượng…

17 tháng 5 2019

1. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần chứng minh: Thơ lãng mạn luôn ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên nhưng thường đượm buồn.
2. Thân bài: Chứng minh bằng các lí lẽ, dẫn chứng.
Bạn hãy chứng minh theo 2 ý, sau đó lấy dẫn chứng trong ba bài thơ trên.
Ý 1: Thơ lãng mạn luôn ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, cụ thể:
+ Nói đến thơ mới ta không thể k nhớ đến nhà thơ Thế Lữ với bài thơ" Nhớ rừng'. Ở bài thơ ta thấy được hình ảnh thiên nhiên núi rừng thật hùng vĩ:
"Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn thét núi"
Hay đó còn là hình ảnh hoàng hôn lộng lẫy" những chiều lênh láng máu sau rừng" và " Mảnh mặt trời gay gắt"
Ta còn bắt gặp một đêm trăng đẹp " ánh trăng tan", hoặc cảnh rộn ràng của tiếng chim ca, ánh nắng chan hòa, cảnh vật cây cối tươi tốt
"Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng"
+ Đọc bài thơ" Nhớ Rừng", người đọc lại cảm nhận được cảnh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp
" Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua"
Hoa đào là hình ảnh đặc trưng của mùa xuân, đặc biệt là vào dịp tết đến, gợi không khí vui mừng...
+ Thiên nhiên trong thơ mới rất đa dạng, đó còn là hình ảnh con thuyền, biển cả trong bài" Quê hương" của Tế Hanh.Hình ảnh con thuyền lướt sóng băng băng trên mặt biển thật hùng dũng
" Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
........
Ý 2: Thiên nhiên trong thơ mới thật tuyệt diệu với nhiều hình ảnh đẹp, nhưng đằng sau vẻ đẹp đó thơ mới thường đượm buồn.
+ Đó là nỗi buồn chán thực tại tầm thường, giả dối-Xã hội đương thời ( bài " Nhớ rừng")
+ Là nỗi buồn hoài cổ: tiếc thương cho một lớp người tài hoa-các nhà nho, luyến tiếc một nét văn hóa của dân tộc đã bị tàn phai ( bài "Ông đồ)
+ là nỗi buồn nhớ quê hương da diết ( Bài " Quê hương")
3. Kết luận: Khẳng định lại vấn đề chứng minh.

VBan tham khao nha:

Nhớ rừng của Thế Lữ là một bài thơ hay, tiêu biểu của phong trào Thơ mới và của tác giả trên hai phương diện: tính điêu luyện, phóng khoáng, già dặn của Thơ mới và tình cảm yêu nước kín đáo, âm thầm.
Bài thơ có một cấu tứ độc đáo: mượn lời con hổ trong cũi sắt của vườn bách thú nhớ về nỗi nhớ cảnh rừng xanh và những ngày oanh liệt của ngày xưa để nói lên niềm khao khát những cảnh tượng hùng vĩ, tự nhiên, ghét cảnh chăm sửa giả dối, khát khao được tự do biểu hiện sức mạnh tự nhiên của mình, khao khát được giải phóng cá tính. Bài thơ cũng gửi gắm chút tình cảm đối với thời oanh liệt nhất của đất nước. Bài thơ rõ ràng là lời của con hể rồi nhưng tác giả vẫn cứ chưa rõ thêm: Lời con hổ ở vườn bách thú, để tỏ rằng đây không phải là lời của con người. Lời chua này vừa có tác dụng che mắt, nhưng cũng có ý nhắc nhở các nhà suy diễn chớ suy diễn dễ dãi. Hai dòng đầu giới thiệu hiện trạng và tình cảm của con hổ:

Gặm một khối căm hờn trong củi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Gặm chứ không phải ngậm, nghĩa như mình tự gặm nhấm, nhấm nháp khối căn hờn của mình. Nhà thơ nói khối căm hờn, bởi khối là một tình cảm to lớn, nguyên vẹn, chưa tan. Người xưa khi nói tới những tình cảm chưa giải tỏa, những tình cảm u uất thường dùng chữ khối tình. Cái tư thế nằm dài thể hiện sự chán ngán, bất lực, không ra vẻ gì là hể nữa, bởi con thú nào mà chẳng nằm dài được? Con hổ đã đánh mất, hay bị tước mất tư thế uy nghi của nó. Nhưng đó chỉ là bề ngoài, ơ trong tâm hồn, con hổ vẫn còn nguyên là con hổ với những kỉ niệm mãnh liệt, với những tình cảm ngang tàng. Sáu dòng tiếp theo nói lên tình cảnh tủi nhục của con hổ, thể hiện ý thực muôn phân biệt với con người và các con vật khác. Còn gì đau khổ hơn là một con hổ - chúa sơn lâm - mà không ai sợ, bị đem dùng làm đồ chơi, và đặt ngang hàng với gấu, báo? Trong khi đó, so với hổ, chúng chi là một lũ ngẩn ngơ, dở hơi, vô tư lự (không suy nghĩ). 22 dòng tiếp kể về tình thương, nỗi nhớ một thời oanh liệt đã mất: Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa. Hai chữ ngày xưa nghe sao mà xa vời, như không bao giờ có thể trở lại! Đoạn cuối bài thơ thể hiện một tình cảm tha thiết nhưng bi đát, vô vọng. Đã nằm dài trông ngày tháng dần qua rồi lại Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu, và cuối cùng là không còn được thấy bao giơ, mạch tình cảm làm cho nỗi nhớ nhung của tác giả mang ý vị vĩnh biệt. Nhớ rừng vừa là khát vọng về thiên nhiên, tự do, khoáng đạt, khát vọng làm chủ giang sơn, vừa là tiếng thở dài mang ý vị vĩnh biệt không hòa nhập với thế giới giả tạo. Dù thời oanh liệt không còn nữa, dù nó một đi không trở lại, thì con hổ vẫn mãi mãi thuộc về thời dã mất ấy chứ không cam tâm làm đồ chơi, mua vui cho con người, không hòa nhập vào thời hiện tại. Bài thơ cũng gửi gắm một tình cảm yêu nước. Nhà phê bình văn học Lê Đình Kị viết: “Trong thơ ca lãng mạn 1932 — 1945 không nói tới tình yêu, không đi sâu vào những tình tự riêng mà gây được tác động mạnh, trước hết phải nhớ đến bài Nhớ rừng nổi tiếng của Thế Lữ. Chuyện con hổ ở vườn bách thú nhưng cũng là chuyện của con người phải sống trong tù ngục của chế độ cũ. Đọc những câu thơ của Thế Lữ, người ta rất dễ liên hệ với thân phận sống trong xiềng xích, bị tước mất tự do, bị trói buộc đủ đường thời Pháp thuộc. Cái quá khứ oai hùng của con hể trước lúc bị giam cầm cũng rất dễ làm ta nhớ tiếc cái quá khứ oai hùng của cha ông. Càng nhớ tới thời oanh liệt, càng thấy uất ức vì phải bị tù hãm, xung quanh toàn những cái nhỏ nhen, tầm thường”. Đó là những lời phân tích chí lí.
Bài thơ đầy ắp những sáng tạo về câu chữ, nhịp điệu. Những từ mới tạo: bốn phương ngàn, giấc mộng ngàn; những từ văn xuôi: bọn gấu dở hơi, len dưới nách những mô gò thấp kém, cảnh rừng ghê gớm,... bên cạnh những từ thi vị. Những câu thơ vắt dòng, dài, với liên từ vốn làm cho ý thơ mở rộng, câu thơ co duỗi thoải mái, khác hẳn thơ luật truyền thống, thể hiện trọn vẹn một đặc điểm của Thơ mới đương thời, đó là tạo dáng lại cho câu thơ tiếng Việt.

29 tháng 11 2017

Điệp ngữ: trùng san, tẩu lộ nhằm:

    + Tạo âm hưởng, nhịp điệu cho bài thơ.

    + Nhấn mạnh những khó khăn, gian khổ mà người đi đường phải vượt qua.

    + Khẳng định tinh thần cứng cỏi của người khi vượt qua những điều chông gai.

25 tháng 1 2018

 Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

   + Sử dụng hình ảnh đặc sắc khắc họa được hình ảnh, đường nét, màu sắc của sự vật, tạo giá trị biểu cảm cao.

   + Nghệ thuật so sánh khiến việc miêu tả cụ thể hơn, gợi ra vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn.

   + Sử dụng biện pháp ẩn dụ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

  - Phương thức miêu tả xen lẫn biểu cảm được sử dụng chủ yếu trong văn bản này: + miêu tả để tái hiện, khắc họa hình ảnh thân thuộc, tươi đẹp của làng biển.

   + Cảm xúc hồi tưởng trào dâng, tình cảm yêu quê hương tha thiết, cháy bỏng.

18 tháng 8 2018

So với văn nghị luận hiện đại, văn nghị luận trung đại có những sự khác biệt:

   - Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, những hình ảnh có tính ước lệ, câu văn được viết theo lối biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố. Viết bằng chữ Hán, thường được chia ra theo chức năng và mục đích sử dụng, thường gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại.

   - Nghị luận trung đại thể hiện rõ thế giới quan con người trung đại: tư tưởng "mệnh trời", đạo "thần chú", lí tưởng nhân nghĩa…

   Ngược lại với những đặc điểm trên, văn nghị luận hiện đại thường có lối viết giản dị, câu văn gần với đời sống hằng ngày.