Thì con chim phải hót chiếc lá phải xanh

Lẽ nào...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2017

Gợi ý:
- Đoạn thơ không chỉ dừng lại ở một cách sống mà cao cả hơn nó còn mở ra một quan niệm nhân sinh tích cực, hay đúng hơn là một lí tưởng sống cần có của mỗi người trong xã hội.

- Ngày nay, được học tập, được sinh hoạt giữa đất trời bình yên là gì nếu không phải mang trong mình một niềm tri ân với những thế hệ đi trước đã đánh đổi cả mùa xuân của tuổi trẻ và thậm chí là xương máu, là nước mắt để có được một cuộc sống độc lập tự do như ngày nay.

- Nhìn lại ngày xưa để ngẫm lại ngày nay. Chúng ta phải làm gì đế không hổ danh là thế hệ trẻ, thế hệ thanh niên, thế hệ rường cột của nước nhà. Nhỏ nhặt như giún đỡ mọi người xung quanh, sống hết mình, sống tích cực, lớn lao hơn là đưa đất nước mình sánh vai với các cường quốc, năm châu. Để làm được điều đó hãy noi gương Lê Bá Khánh Trình, Lê Tự Quốc Thắng hay giản dị hơn là sống tốt để trở thành một công dân có ích cho cộng đồng.

5 tháng 5 2017

Bạn lm cho mk bài đi mk học dốt văn lắm

7 tháng 2 2021

Giúp mình với nè yeu

7 tháng 2 2021

a, Thể thơ tự do

PTBD: biểu cảm

b, ND: sống phải biết sẻ chia, cống hiến, làm tốt vai trò của mình, không nên chỉ nhận cho riêng mình

9 tháng 5 2019

Câu 2:

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

9 tháng 5 2019

1

Xã hội mà chúng ta đang sống là một xã hội được tạo dựng lên từ nhiều cá nhân. Bởi vậy để có thể tạo nên một thể thống nhất thì cần nhiều người, nhiều ý chí và nghị lực. Cũng giống như việc chúng ta đang sống hiện nay, sống không phải chỉ cho riêng mình, mà còn cần biết sống cho người khác. Chính vì vậy Tố Hữu mới đúc rút nên câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Ý nghĩa câu nói của Tố Hữu muốn bàn đến hai vấn đề, hai khía cạnh của đời sống. Đó chính là cho và nhận, là một cặp quan hệ trù nguyên nhân kết quả luôn đi kèm với nhau, tạo thành một thể thống nhất.

Thực ra câu nói trên có hai vế sóng đôi, bổ sung ý nghĩa cho nhau. Vế thứ nhất “sống là cho”, ý muốn nói chúng ta sống không phải xuất phát từ lợi ích của bản thân, của cá nhân, làm mọi việc vì cá nhân, và chỉ vì chính mình. Cần phải biết sống cho người khác, lo lắng cho cuộc sống của người khác. Đấy mới là cuộc sống có ý nghĩa và mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Khi chúng ta chỉ quan tâm đến lợi ích của bạn thân mình, chắc chắn sẽ rơi vào lối sống vụ lợi, ích kỉ, không coi kẻ khác ra gì.

Vế thứ hai “đâu chỉ nhận riêng mình” là muốn thể hiện lối sống biết san sẻ, biết giúp đỡ và yêu thương lân nhau. CHúng ta đang sống trong xã hội, cần phải biết trao đi yêu thương để nhận về mình nhiều yêu thương hơn nữa.

Lối sống luôn trao đi tình yêu, trao đi tin tưởng và có thể sẵn sàng gánh bớt nhọc nhằn, cùng cực cho người khác là cuộc sống đầy vị tha, đậm tính nhân văn nhất.

Trên thực tế có rất nhiều người giữ khư khư cho mình lối sống ích kỉ, chỉ biết quan tâm đến lợi ích của mình, cái gì có lợi cho bản thân mình mới làm, không thì ỉ lại. Lối sống này dần dần sẽ tạo nên thói quen, và chính họ đang tạo nên khoảng cách xa lánh giữa mình với cộng đồng. Điều này thực sự đáng buồn và đáng lên án biết bao.

Khi xã hội đang trong xu thế hội nhập nhưng có một số phần tử vì lợi ích riêng mà đánh mất đi lòng tự tôn cũng như chân lý sống đáng quý thì liệu rằng họ sẽ làm được gì cho đời.

Nhạc sĩ TRịnh Công Sơn đã từng viết rằng “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không. Để gió cuốn đi”, là một câu hát đầy ý nghĩa nhắc nhở mỗi người chúng ta cần phải biết gieo yêu thương đến với mọi người, để có thể cùng nhau tận hưởng niềm vui mà cuộc sống mang lại.

Nếu như không biết mở lòng, chỉ giữ khư khư bản tính ích kỉ, nhỏ nhen, luôn chỉ biết nhận và không biết cho đi thì chính họ đang tự đưa mình vào một con đường không lối thoát.

Sống cần biết cho đi không toan tính, không vụ lợi, không đặt lên để xuống thì sau này chúng ta sẽ nhận về mình rất nhiều niềm vui và hạnh phúc mà bản thân không ngờ tới. Đó cũng chính là biểu hiện của luật nhân quả mà cha ông ta thường nói.

Hồ Chí Minh là một tấm gương cho lối sống cao đẹp này. Bác luôn mở lòng để yêu thương và trân trọng đồng bào, bởi với người dân là gốc, dân là con, là máu thịt. Chính tư tưởng ấy đã chiến thắng sự bạo tàn của kẻ thù.

Như vậy câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” đã nhắc nhở chúng ta rằng cần phải trân trọng cuộc sống, phải biết trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương.

25 tháng 12 2019

3)Đoạn thơ gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người ta biết sống đẹp, sống có ích cho cuộc đời chung, cho đất nước. Mỗi ngươi phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, một phần tinh túy nhất của mình dù là nhỏ bé. Đó mới là ý nghĩa cao quý của đời người.

5)Giải thích về lẽ sống cống hiến (Mỗi con người đều mong muốn được sống có
ích cho xã hội, do đó, ngay từ khi tuổi còn trẻ, phải xây đắp ước mơ từ việc
học tập, rèn luyện để sống có mục đích, có lý tưởng…)

-

Lý tưởng và lẽ sống của tuổi trẻ VN là chứa đựng tình yêu đối với cuộc đời,
và khát vọng được hiến dâng những gì tốt đẹp nhất của mình để chung tay xây
đắp quê hương…Niềm hạnh phúc khi sống có ích, góp phần làm đẹp cuộc đời
từ những việc nhỏ (Nêu biểu hiện, ý nghĩa…)

-

Phê phán những người lười biếng, sống buông thả, không hoài bão, ước mơ
hoặc thiếu ý chí, tự ti, ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội…

-

Rút ra bài học nhận thức để có hướng phấn đấu, rèn luyện của tuổi trẻ VN (trở
thành người có ích cho gia đình và xã hội…)

21 tháng 10 2021

Trong nhịp sống hối hả, tất bật, quay cuồng, những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính liệu có cuốn con người vào guồng quay lạnh nhạt? Không! Ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ tỏa sáng. Ngay trong khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O.Henry bằng tấm lòng chân thật của mình đã diễn tả biết bao vẻ đẹp của tình yêu thương giữa những con người, đặc biệt thầm kín qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng.

 

Có một tình đời trong chiếc lá…

Chiếc lá dù chỉ là một chi tiết rất nhỏ thôi nhưng được trở đi trở lại rất nhiều lần trong tác phẩm. Vừa là biểu tượng của tình thương, vừa là biểu tượng của đức hy sinh cao cả… Chiếc lá ấy có thể là chiếc lá thực sự còn sót lại trên cây thường xuân. Nó đã dũng cảm bám chắc vào cuống lá, mặc cho mưa tuôn bão thổi, mặc cho gió lạnh hoành hành. Chiếc lá bị vùi dập dưới cơn mưa mà vẫn kiên cường, trút hết sức sống còn lại cố níu cành, để làm mẫu vẽ cho một con người cao cả, để một chiếc lá khác trỗi dậy sức sống mới. Khi chiếc lá cuối cùng trên cây vừa lìa cành cũng là lúc một màu xanh từ một chiếc lá khác rung rinh. Chiếc lá ấy chính là tác phẩm hội họa, là kiệt tác của cụ Bơ-men trong đêm mưa rét. Tuổi cao sức yếu mà lại dám đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, làm việc lặng lẽ âm thầm như vậy quả thực dũng cảm. Trong một phút xuất thần, bằng tình yêu thương vô bờ đối với Giôn-xi, bằng sự quyết tâm mãnh liệt để cứu sống một cô gái, cụ Bơ-men đã vẽ thành công tác phẩm, thỏa nguyện những ước mơ ám ảnh cả một đời. Tiền đề cho chiếc lá ấy tồn tại, chính là tình đời…

Có một tình đời trong chiếc lá…

Người họa sĩ già đã lặng lẽ ra đi, sau khi dồn hết sức lực, trút bỏ mọi hơi thở còn lại của mình để giành lại tuổi trẻ và sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng ấy mang một màu xanh của hy vọng, hy vọng trả lại màu xanh cho chiếc lá đã rụng, trả lại màu hồng cho đôi má người thiếu nữ gần như đã gần tuyệt vọng, trả lại niềm tin, nghị lực cho những con người yếu đuối. Chính sức sống kiên cường ấy đã thổi vào tâm hồn Giôn-xi hơi ấm của niềm tin, kéo cô từ vực thẳm vô vọng lên chiến thắng bệnh tật. Nhưng điều quan trọng và đẹp đẽ nhất trong chiếc lá chẳng bao giờ rung rinh ấy là tình yêu thương bao la của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Trong đêm đông giá rét, đôi tay người họa sĩ cũng theo đó mà run rẩy, mà cứ run rẩy như vậy thì muốn vẽ hoàn thành một bức tranh cũng thật khó. Nhưng bức tranh không chỉ được vẽ bằng bút lông, bằng màu mà còn được vẽ bằng tình yêu thương, sự hy sinh cao cả, thầm lặng. Cụ Bơ-men đã ra đi, nhưng tình đời trong chiếc lá thì còn sống mãi…

 

Có thể nói, với hình ảnh chiếc lá cây thường xuân, O.Henry đã ngợi ca tình yêu thương, tấm lòng vị tha của những con người đồng cảnh ngộ. Ngòi bút O.Henry không trực tiếp kể chuyện và cũng không kể lại cái đêm chiếc lá được vẽ ra mà để cho Xiu thuật lại, tạo sự hấp dẫn, bất ngờ cho người đọc, càng làm nổi bật đức hy sinh của người họa sĩ già. Và người họa sĩ già đã chết vì viêm phổi, sau cái đêm giá lạnh phơi mình ngoài gió đông. Chiếc lá lặng im không rung rinh vì nó là một bức tranh, hay nó lặng lẽ trước cái tình đời và cái chết của người họa sĩ già với tấm lòng cao cả?

21 tháng 10 2021

bn tham khảo nhé!

 

'' Chao ôi! Đối với những người sống quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toán những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một...
Đọc tiếp

'' Chao ôi! Đối với những người sống quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toán những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?''

a) Phân tích trên là lời nói hay suy nghĩ của nhân vật nào trong truyện:'' Lão Hạc'' ( Nam Cao )? Chi tiết này có tác dụng gì trong việc thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm ?

b) Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong tên văn bản: Ôn dịch, thuốc lá. Theo em, vì sao người hút thuốc lá biết thuốc lá có hại mà vẫn sử dụng ? Hãy dùng một câu ngắn gọn để tự nhắc  nhở mình về việc hút thuốc lá

0
23 tháng 5 2020

Cuộc sống của con người không chỉ cần vật chất là đủ mà nó còn phải cần đến tình cảm giữa con người với con người làm cho cuộc sống của ta trở nên ý nghĩa hơn. Sống là cho đi đâu cần nhận lại bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Cuộc sống có muôn hình muôn vẻ nó là sự kết hợp hài hòa giữa con người với con người với nhau. Vì thế làm cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn là xuất phát từ suy nghĩ của mỗi người với quan điểm riêng khác nhau. Đó là sự cho đi. Cho đi là sự giúp đỡ, làm việc gì cũng nghĩ đến những người xung quanh mà không toan tính, không xuất phát từ ham muốn của bản thân chỉ nghĩ rằng sẽ giúp được họ một phần trong cuộc sống khó khăn này. Sự cho đi đó có thể là tấm lòng quan tâm người khác hay giúp nhau về đời sống vật chất hoặc tinh thần. Đó mới là cuộc sống mà chúng ta cần có ý nghĩa và mang đậm tính nhân văn sâu sắc. “Đâu chỉ nhận riêng mình” là hành động giúp đỡ, biết san sẻ những khó khăn trong cuộc sống của những người xung quanh. Hãy biết sống vì người khác mà đừng chỉ nghĩ đến lợi ích của mình đến đâu, biết sống vì cộng đồng, vì tập thể. Vì thế cả câu đã dạy cho chúng ta một bài học quan trọng trong cuộc sống hãy biết yêu thương, san sẻ với những người xung quanh.

Cuộc sống là do chúng ta tự tạo ra hạnh phúc đầy ý nghĩa hay tẻ nhạt buồn chán đều xuất phát từ mỗi con người từ việc ta muốn làm và có những suy nghĩ về mọi người. Sống biết yêu thương, biết san sẻ làm ta trở nên lạc quan yêu đời hơn, cuộc sống của ta cũng tràn ngập niềm vui hơn. Sống biết cho đi làm tâm hồn ta nhẹ nhàng hơn, có suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống. Có những hành động giúp đỡ người khác mà không quan tâm đến sự trả ơn hay đền đáp mới là một hành động nhân văn, xuất phát từ tấm lòng mỗi con người. Cũng giống như từ nhiều năm nay màu áo xanh tình nguyện của các bạn sinh viên trong mùa thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng dường như đã trở nên quen thuộc với mọi người. Nhắc đến áo xanh là đến sự quan tâm, sẻ chia và nhiệt huyết đến quên mình vì cộng đồng. Không ngại khó khăn vất vả, dưới cái nắng oi ả của mùa hè, các chiến sĩ tiếp sức mùa thi đã có mặt ở các địa điểm thi được phân công để giúp đỡ thí sinh và phụ huynh. Do được chuẩn bị chu đáo từ trước, các chiến sĩ tình nguyện khá thuận lợi khi tư vấn về nhà trọ giá rẻ, nhà trọ miễn phí, hướng dẫn về địa điểm thi, lộ trình các tuyến xe buýt… Đặc biệt có bạn còn sẵn sàng cho thí sinh và người nhà ở cung với mình đông thời tình nguyện đưa đón thí sinh trong những ngày thi. Đó quả là hành động cao cả sự cho đi mà không cần đền đáp, sẵn sàng giúp đỡ những lúc cần.

Sự cho đi cũng là nhận lại. Ta cho đi nghĩa là ta sẽ nhận lại được cách yêu thương mọi người, những bài học quý giá trong cuộc sống trân trọng những người xung quanh. Từ đó dạy ta cách thông cảm cho người khác, có những suy nghĩ và hành động vì người khác giúp đỡ họ những lúc họ cần. Biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Anh Trần Phước Hòa ở quận Bình Tân là người đã xây dựng hệ thống quán cơm chay giá 5000 đồng để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. “Việc quan sát bà con đến ăn ở quán, hỏi họ dăm ba câu đã thành thói quen của tôi. Tôi cảm thấy tấm lòng mình khi họ được no bụng”. Sự cho đi ấy làm anh Hòa nhận được là sự cảm thông, niềm vui trong cuộc sống khi được giúp đỡ và đặc biệt là làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Những hành động tuy nhỏ bé nhưng cũng sẽ làm cho người giúp đỡ có cảm giác được quan tâm và yêu thương. Một hình ảnh đặc trưng cho sự nhân ái của người Sài Gòn chính là những bình trà đá miễn phí đặt ở vỉa hè. Hành động giản đơn nhưng ấm áp tình người, làm nên hình ảnh một Sài Gòn nhân hậu, thân thiện, hiếu khách. Sự quan tâm không phô trương cũng làm cho những mảnh đời bất hạnh được mỉm cười không phải vì những gì họ nhận được mà đó là tấm lòng, là tình cảm của con người với con người.

Khi ta biết cho đi là trong ta đã có một tấm long nhân hậu, một tình cảm đáng trân trọng mà không gì có thể thay thế được, làm ta trưởng thành hơn trong cả suy nghĩ và hành động. Ta sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng, làm cuộc sống vui vẻ hơn. Chính vì thế cho đi tức là nhận lại.

Câu thơ của Tố Hữu quả là một bài học vô giá trong cuộc sống. Hãy sống vì người khác, biết suy nghĩ đến lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Chính chúng ta sẽ tạo ra một cuộc sống đáng sống mà ta mơ ước.

13 tháng 12 2017

Ông lấy bút danh O Hen-ri có lẽ để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp đỡ ông nhiều trong thời kì này. Sau khi ông mất, Hội Nghệ thuật và Khoa học ở Mỹ đã lập một giải thưởng mang tên O Hen-ri được tặng cho các truyện ngắn hay hàng năm.
 
"Chiếc lá cuối cùng" là "bức thông điệp màu xanh" tác giả gửi đến người đọc ca ngợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh vì sự sống của con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối lo lắng: làm sao cứu sống được Giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của thần chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn... để chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, gian nan hoạn nạn bao giờ cũng có nhau. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa thể cứu được Giôn-xi, cô bị viêm phổi nặng đồng thời lại trong tâm trạng tuyệt vọng, tin rằng mình không thể sống được khi chiếc lá cuối cùng của cái cây kia bên cửa sổ rụng xuống.
 
Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái, cụ Bơ-men đã nhận ra chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại với cuộc sống. Bằng tài năng, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình - cũng chính là bức tranh cuối cùng - để mang lại cho Giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người ấy, Xiu và Bơ-men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa những con người với nhau. Nhưng thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh thầm lặng của Bơ-men. tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quý của nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động, cụ Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngọn bút của cụ chạm tới tà áo của làng nghệ thuật. Nhưng đến phút cuối cùng, khi không định làm nghệ thuật. Nhưng vì nục đích giành lại sự sống cho một người, cụ đã hoàn thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của cụ trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người và biết đâu, sự sống của một tài năng.
 
Cốt truyện của "Chiếc lá cuối cùng" thật đơn giản. Câu chuyện sống được không chỉ vì ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc hoạ nhân vật đầy tài năng của tác giả về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Trong truyện, lần thứ nhất là khi Giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho thần chết đưa lưỡi hái ra cắt đứt đời mình. Cô đã đoán chắc với Xiu "Khi lìa cành thì chắc chắn em cũng lìa đời". Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng "chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi. Em muốn buông tay khỏi tất cá những thứ em còn đang nắm và lướt xuống lướt xuống, hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó". Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn một tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng không rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rồi Giôn-xi bắt đầu bình phục.
 
Lần đảo lộn tình thế thứ hai tiếp liền sau khi Giôn-xi bình phục. Ở đoạn trên, ông già Bơ-men xuất hiện thoáng qua rồi mất hút, người đọc bị hấp dẫn bởi cuộc đấu tranh giành sự sống trong Giôn-xi cũng đã quên mất ông. Chính lúc ấy, lời kể của Xiu làm cho cả Giôn-xi và người đọc sống lại một sự kiện bi tráng. Chiếc lá cuối cùng thật đã rụng. Còn lại mãi mãi trên tường là chiếc lá của tình thương yêu, là lòng yêu mến cuộc sống cháy bỏng của người họa sĩ già. Sự bất ngờ này đưa Bơ-men thành nhân vật quan trọng nhất thể hiện sâu đậm chủ đề của câu chuyện.
 
"Chiếc lá cuối cùng" là truyện ngắn vế những con người bình thường, những việc bình thường nhưng lại khó quên vì ánh sáng nhân đạo tỏa mãi không thôi của tác phẩm. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới cụ Bơ-men có hình dáng như một người thợ mỏ khắc khổ nhưng lại có tấm lòng và hành động của một vị thánh thần. Mãi mãi người đọc sẽ nhớ tới bức thông điệp màu xanh kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người.

14 tháng 12 2017

O-hen-ri là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền vãn học Mĩ đầu thế ki 20. Giải thưởng O hen-ri là giải thướng văn chương ớ Mĩ dành cho những truvện ngắn hay nhất hàng năm. Tên tuổi nhà văn mãi mãi lưu danh hậu thế.

Truyện Chiếc lá cuối cùng tiêu biếu cho bút pháp nghệ thuật của O-hen-ri. Truyện chi có 3 nhân vật, những họa sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi và cụ già Bư-man. Truyện có kết cấu chặt chẽ, hầu như không có chỗ nào thừa, diễn biến xúc động nhiều khi nói về trận ốm kéo dài cúa Giôn-xi và cái chết bất ngờ của cu Be-men. Có ý kiến cho rằng:

Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O-hen-ri là bức thông điệp màn xanh về tình thương và sự sống của con người”.

Truyện Chiếc lá cuối cùng của O-hen-ri dã thế hiện một tình bạn cao quý cảm động. Giôn-xi và Xiu là hai nữ họa sĩ trẻ, tuy nghèo mà nhiều ước mơ, nhiều yêu thương. Họ gắn bó với nhau về những sở thích và về nghệ thuật mà kết thành chị em cùng chung nhau thuê một phòng họa nơi phố nghèo. Mùa đổng năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành đã “đánh ngã hàng chục nạn nhân”. Giôn-xi cũng bị cảm lạnh, nằm liệt giường. Mọi thứ thuốc men, đều “vô dụng”, cỏ yên trí là mình “không thể khỏi được”. Giôn-xi lại bị ám ánh, một khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân phía cửa sổ rụng xuống thì cô ”cũng lìa đời”. Sự sụp đổ về tinh thần của cô họa sĩ trẻ bất hạnh làm cho bệnh tình ngày thêm trầm trọng.

Chính trong hoàn cảnh bi đát ấy, tình bạn dược thử thách. Xiu thương đứa em nuôi vô cùng. Cô đã khóc “đến ướt dẫm cả một chiếc khăn trái bàn Nhật Bàn”. Xiu lo âu. Xiu săn sóc và hết lòng chạy chữa cho em. Xiu làm việc nhiều hơn dể kiếm thêm tiền mua thuốc và thức ăn cho Giôn-xi. Khi đứa em tội nghiệp.

Xiu dã tận tinh săn sóc em, lúc thì quấy nước súp gà. lúc thì pha sữa với rượu. Xiu đã giành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bông tội nghiệp.

Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn vịtha, là một con người giàu đức hi sinh thầm lặng, có một trái tim nhãn hậu mênh mỏng. Xiu là một nhân vật rất dẹp làm ta xúc dộng và ngưỡng mộ về một tình bạn, tình chị em thúy chuna, cao quý. Nhân vạt Xiu tỏa sáng bức thông điệp màu xanh ” của Chiếc lá cuối cùng.

Đo cứu ngưỡi khỏi tai họa, có những con người đứng trước cái chết khổng hề sợ chết. Cụ già Bơ-men, một họa sĩ già !à một con người giàu đức hi sinh như vậy. Năm ấy, cụ Bơ-men đã 60 tuổi, khắc khổ, dã 40 năm cám bút vẽ mà vẫn không với tới được “gấu áo vị nữ thánh cùa nghệ thuật. Tuy vậy, cụ đã nói với cô Xiu: “Một ngày kia rồi sẽ vẽ một kiệt phẩm kiệt xuất…”. Ông không ngồi làm mầu nữa, mà đã đứng trong cơn mưa lạnh lẽo, dai dàng, pha lần tuyết dang đổ xuống, chi mặc một cái áo sơ mi cũ máu xanh, đứng suốt đêm âm thầm sáng tạo nên Chiếc lá cuối cùng, “chiếc lá dũng cảm”. Gió bấc lồng lộn, nhưng chiếc lá thường xuân “đơn dộc” ấy vẫn bám chắc lấy cành. Giày và áo quần cụ họa sĩ đã ướt sũng và lạnh buốt. Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi. Chiếc lá cuối cùng do cụ “vẽ” nên đã đánh lui thần chết, cứu sống cô Giôn-xi. Quên mình để cứu người là một hành động cao cả. Cái chết của cụ già Bơ-men dẹp hơn mọi bài ca. Nếu chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc của con người, thì cụ Bơ-men cao đẹp thay đã xả thân vì sự sống cùn Giôn-xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi, nhưng chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, cụ đe lại cho đời, vì sự sống và hạnh phúc của con người thì còn lại mãi mãi. Giôn-xi khỏi bệnh, có lặng ngắm “tác phẩm kiệt xuất” của cụ Bơ-men, và cô xúc động nghĩ: “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lú cuối cùng đã rụng” với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn. Hơn một thế ki nay hàng triệu độc giả trên hành tinh đã cúi đầu nghiêng mình trước nghĩa cử và cái chết cùa họa sĩ già Bơ-men.

Chiếc lá cuối cùng là một trong những tác phẩm vãn học nước ngoài đã đem đến cho chúng ta nhiều nhã thú. “Bức thông diệp màu xanh” ấy, mãi mãi tươi non trong lòng người. Tình bạn bè, tình chị em, tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của họa sĩ trẻ và già ấy làm cho người đọc tin yêu hơn vào lòng tốt của con người. Nó nhắn nhú nhân loại: hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người, hãy đem nghệ thuật phục vụ con người.Vé đẹp nhân vãn, giá trị nhân bản của “Chiếc lú cuối cùng” đã rung động tăm hồn mỗi chúng ta. Nghệ sĩ Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì sự sống và hạnh phúc của con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật đẹp nhất, lâu bền nhất !