Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, Đơn vị hành chính cấp địa phương từ thấp đến cao thời tiền Lê là: LỘ - PHỦ - CHÂU
2, Nhà Lý được thành lập vào CUỐI NĂM 1009 ( Do Lý Thái Tổ lên ngôi và thành lập)
3, Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:
- Kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp với tình hình đất nước.
- Muốn chọn một nơi có địa thế thuận lợi (Đại La nằm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ), để ổn định về chính trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.
=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên)
4, Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm 1054
5, Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta xuất hiện ở triều đại NHÀ LÝ (Do Lý Thái Tông cho soạn vào năm 1042)
6, Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành THĂNG LONG
7, Pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò vì để bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp, phát triển sản xuất.
8, Cấm quân có nhiệm vụ canh gác ở:
+ Quân Tùy Long làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ nơi vua ở và làm việc
+ Quân Tứ sương làm nhiệm vụ canh gác bên ngoài các vòng thành ở kinh đô Hoa Lư.
9, Việc để quân địa phương đóng ở các lộ, luân phiên vừa luyện tập, vừa làm ruộng có tác dụng là: VỪA ĐẢM BẢO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, VỪA BẢO VỆ ĐƯỢC AN NINH QUỐC PHÒNG.
10, Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế trong thành thị trung đại với lãnh địa phong kiến là: ĐÓNG KÍN NỀN KINH TẾ TRONG CÁC LÃNH ĐỊA, CÒN THÀNH THỊ TỰ DO TRAO ĐỔI HÀNG HÓA.
11, Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự ra đời của thành thị trung đại: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
12, Tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển vì:
+ Ruộng đất trong nước nói chung thuộc quyền sở hữu của làng, xã. Nhân dân trong làng, xã chia đều ruộng đất cho nhau để cày cấy.
+ Tổ chức lễ cày TỊCH ĐIỀN hằng năm để khuyến khích nhân dân sản xuất
+ Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng
+ Nhà nước chú ý đến vẫn đề trị thủy, đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng.
+ Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyến khích
=> Mùa lúa các năm 987, 989 đều tươi tốt, được mùa liên tục. Nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển.
CHÚC BẠN HỌC TỐT ! :))
Không có quan hệ gì cả. Vì theo mình được biết thì vào đời Hùng Vương thứ 18, đất Văn Lang không còn được yên bình như trước, vua ham ăn, vui chơi. Lúc đó nhà Tần xâm lược phương nam. Cư dân Tây Âu và Lạc Việt đoàn kết chống giặc, người thủ lĩmh Tây Âu bị giết, theo sử cũ Trung Quốc chép: Người Việt trốn vào rừng, không ai chịu để quân Tần bắt... Rồi họ đặt người kiệt Tuấn lên làm tướng. Người kiệt tuấn đó là Thục Phán hay An Dương Vương.
Cuộc kháng chiến thắng lợi, Thục Phán ( An Dương Vương) bắt vua Hùng phải nhường ngôi cho mình.
=> An Dương Vương và Vua Hùng không có quan hệ j cả
Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu vào tháng 3 năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền.[1][2]. Sau đó vào tháng 4 năm 1407, nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và tên Đại Ngu không được dùng làm quốc hiệu từ thời điểm đó.[1] Sau khi nhà Hậu Lê chiến tranh giành lại độc lập, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt[1][2].
Chữ “Ngu” (虞) trong quốc hiệu “Đại Ngu” (大虞) của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình", không phải chữ "Ngu" (愚) mang nghĩa là "ngu ngốc". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn
Câu 1: Có 3 vương triều:
1. Vương triều Gúp-ta
-thời kì này, Ấn độ đã trở thành quốc gia phong kiến hùng mạnh, công cụ bằng sắt phát triển.
=> kinh tế phồn thịnh.
-đầu thế kỉ VI, vương triều Gúp-ta bị diệt vong luôn bị nước ngoài xâm chiếm và cai trị.
2. Vương triều Hồi giáo Đê-li
-đầu thế kỉ XI, Ấn Độ bị Thổ Nhĩ Kì xâm lược, lập nên vương triều Hồi giáo Đê-li, thi hành chính sách cướp đoạt ruộng đất và cấm đạo Hin-đu.
3. Vương triều Ấn độ Mô-gôn
-thế kỉ XVI, người Mông Cổ lập nên vương triều Ấn độ Mô-gôn, xóa bỏ kì thị tôn giáo, khôi phục kinh tế và văn hóa Ấn Độ.
Câu 2: Những văn hóa của nước Ấn:
1. Chữ viết: Chữ Phạn là chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Hin-đu ngày nay
2: Tôn giáo: Hin-đu là tôn giáo phổ biến nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội.
3. Văn học: pháp luật, giáo lí, sử thi ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Ấn Độ.
4. Kiến trúc: ảnh hưởng sâu sắc từ tôn giáo với những kiến trúc, đền, chùa được lưu trữ đến ngày nay.
Còn tiếp =>
Câu 3:
Vương triều mạnh mẽ nhất thời Ấn là vương triều Gúp-ta. Vì vương triều Gúp-ta là vương triều do người Ấn thống trị, vua là người Ấn, không đối xử thậm tệ chiếm đoạt ruộng đất.
Câu 4:
Vào giữa thế kỉ XIX.
Vì dài quá mình ngắt thành 2 bài cho dễ đọc, dễ hiểu.
1, Loạn 12 sứ quân” gây ra nguy cơ lớn nhất cho đất nước là : Xảy ra các cuộc tranh chấp ngôi báu, đất đai giữa các tướng lĩnh
2, Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là ĐẠI CỒ VIỆT
3, Bộ máy nhà nước thời Ngô ở các địa phương do:
+ Đứng đầu trung ương là có Vua và dưới vua là Quan văn Quan Võ
+ Đứng đầu địa phương là Thứ sử các châu
4, Việc làm nào của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập là: Đóng đô ở Cổ Loa
5, Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ĐINH BỘ LĨNH
6, Cuối năm 979, nước ta có sự kiện: nội bộ nhà Đinh xảy ra biến cố, Đinh Tiên Hoàng cùng con trai là Đinh Liễn bị ám sát
7, Đinh Tiên Hoàng cho đóng đô tại Hoa Lư
8, Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm 980 và đặt niên hiệu là Thiên Phúc
9, Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử là: Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lê Hoàn được ủng hộ lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến.
10, Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức là: Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.
11, Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, nước ta phải đối phó với bọn xâm lược nhà TỐNG
12, Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là LÊ HOÀN
13, Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là trận BẠCH ĐẰNG
CHÚC BẠN HỌC TỐT ! :))
Câu 3: Ai là người sáng lập ra thiền phái Trúc lâm ở Đại Việt.?
A. Trần Nhân Tông..
B. Trần Thái Tông
C. Trần Thánh Tông.
D. Trần Anh Tông.
Câu 4: Vì sao dưới thời Trần địa vị của Nho giáo ngày càng được nâng cao?
A. Nhu cầu xây dựng Nhà nước của giai cấp thống trị.
B. Đạo Phật lấn át quyền của nhà vua.
C. Nhân dân không ủng hộ đạo Phật.
D. Ảnh của hưởng của Đạo giáo và Phật giáo giảm dần.
Câu 5: Hai hình thức sở hữu ruộng đất phổ biến dưới thời Trần là?
A. Ruộng đất công và ruộng đất tư hữu.
B. Ruộng đất công và ruộng chùa.
C. Ruộng đất tư và ruộng chùa.
D. Ruộng công và ruộng lộc.
Câu 3 : A : Trần Thái Tông
Câu 4 : A : Nhu cầu xây dựng Nhà nước của giai cấp thống trị.
Câu 5 : A : Ruộng đất công và ruộng đất tư hữu.
nước âu lạc
bạn nhớ vote cho mình nhé!!!!! thanks
Trả lời :
Nước Âu Lạc.