K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2019

Người ta bảo rằng mùa thu dành cho sự lãng mạn và bay bổng, mùa hè thì sôi động những niềm vui còn mùa xuân cho sức sống căng đầy, vậy mùa đông thì sao? Cô đơn và lạnh lẽo chăng?

Không hẳn là yêu, nhưng tôi thích mùa đông - mùa của những cử chỉ yêu thương, mùa của những cảm xúc nhẹ nhàng và lãng mạn và mùa của những ký ức ngọt ngào, mến yêu khi tâm hồn ta xao động. Mùa đông để nhớ, để yêu thương và mùa đông để chờ đợi một cái gì đó quen thuộc mà mới mẻ. Mùa đông, mùa để quan tâm, để yêu thương, và mùa cho cái lãng mạn được hồi sinh mạnh mẽ.

Thử nghĩ cuộc sống thiếu lãng mạn, thiếu những cử chỉ quan tâm nhẹ nhàng, thiếu những lúc chúng ta sống chậm lại để cảm nhận cuộc sống, cảm nhận thiên nhiên và cảm nhận tình yêu thì đó có phải là sống không? Sống một cuộc sống nếu thiếu tình yêu thì có thật là sống không hay chỉ tồn tại mà thôi?

Liệu nó có như quy luật xuân - hạ - thu - đông không? Sao mùa đông lại trước mùa xuân? Tự nhiên luôn có cái lý của nó. Mùa đông, mùa của sự khắc nghiệt nhưng cũng là mùa của những ai biết cách yêu thương. Mà khi đã có thể sưởi ấm con tim nhau qua mùa đông ấy, hãy bình yên đón nhận tình yêu, vì đó chính là mùa xuân, mùa của sức sống căng tràn, mùa của yêu thương đích thực.

Nhiều người bảo: Tình yêu bắt đầu từ ánh mắt, được nuôi dưỡng bởi nụ hôn và kết thúc bằng nước mắt. Nhưng với tôi, dù đã thực sự chứng kiến nhưng tôi vẫn muốn tin: tình yêu sẽ được bắt đầu từ những cử chỉ yêu thương nhẹ nhàng, được nuôi dưỡng bởi sự quan tâm và chỉ kết thúc khi người ta ngừng yêu thương nhau nữa!

Mùa đông là thế - lạnh lẽo thật, nhưng nó sẽ ấm áp nếu ta tìm cho mình một sự yêu thương nhỏ bé mà đủ sức nóng để sưởi ấm cả một con tim. Mùa đông gắn với bao kỷ niệm và yêu thương như cái cảm giác gió lạnh phả vào mặt từng cơn, từng cơn khiến đôi khi thấy cô đơn và lạnh lẽo. Và chính những lúc ấy, quá khứ lại hiện về.

Ký ức về mùa đông ấy đôi khi vẫn hiện hữu, rõ nét và đầy đủ. Đôi khi tôi vẫn còn cảm nhận được hơi thở của mùa đông ấy, mùa đông mà tôi từng rất yêu thương, mùa đông mà tôi thực sự cảm nhận được một chiếc khăn len có ý nghĩa thế nào. Một chiếc khăn là đủ để sưởi ấm cả một mùa đông, sưởi ấm một tâm hồn, một trái tim.. Nhưng giờ thì có lẽ nó đã trở nên lạnh, rất lạnh và có lẽ cũng vô nghĩa với tôi rồi...

Tôi đang thử thay đổi, thử làm những gì mình không nghĩ là mình sẽ làm. Có người bảo, ừ thì cứ thử đi... mở rộng lòng hơn một chút.. .Biết đâu "mùa đông ấm áp sẽ về"... Thật sự cũng muốn.. Nhưng lại sợ. Sợ lại phải gặp mùa đông không mong đợi, không chào đón... Mà thôi cứ kệ. What will be will be...

Nếu ai hỏi tôi muốn nhận được gì vào mùa đông này, tôi sẽ nói đó vẫn là một chiếc khăn và thêm tách cafe nóng. Một chiếc khăn cho tôi sự ấm áp, một chiếc khăn có khi lại giúp tôi không còn sống trong hơi thở của quá khứ nữa. Còn tách cafe có lẽ sẽ giúp tôi tỉnh táo hơn, lý trí hơn..Để rồi tôi lại tiếp tục trên con đg` của mình...

Tôi yêu sự ấm áp trong cái gió lạnh của mùa đông.

17 tháng 10 2019

Có mùa Đông, ta mới thấy yêu và trân trọng vầng thái dương ấm áp của mùa Xuân – vầng thái dương chở bao nỗi mong đợi. Và mỗi một mùa Đông đến, ta biết ta đã và đang dần lớn lên, lớn để thành người, lớn để làm những việc giúp ích cho xã hội.

Mỗi mùa trong tôi đều là những màu sắc và thế giới êm đẹp. Theo dòng tuần hoàn của thời gian, mùa xuân màu ngọc bích trong trẻo, mùa hè tràn đầy sức sống, mùa thu màu hổ phách ứa tràn những cảm xúc rồi cũng qua đi. Mùa đông đến, và mùa đông màu xám luôn là mùa dài nhất trong xứ sở của tôi. Đầu Đông, Bà chúa mùa Đông ban tặng riêng cho Đông một màu hoa sữa – loài hoa trắng trong, tinh khiết. Tôi gọi riêng mùa hoa sữa là mùa hoa đón đưa, màu trắng tinh khôi là màu của đến và đi, là màu của hạnh phúc và của nỗi buồn. Đông cũng vậy…

Có ai đã từng định nghĩa về mùa Đông?

Có lẽ với một số người, họ chỉ nghĩ rằng mùa Đông là mùa tiếp nối của mùa Thu; là mùa “khó ưa” nhất trong bốn mùa. Tôi lại nghĩ khác. Mùa Đông – mùa của những bàn tay đôi bạn trẻ đan xen vào nhau khi cùng bước trên con phố vắng. Mùa Đông – mùa của từng cơn gió lạnh, thổi tung bay chiếc khăn choàng ấm áp và mái tóc dài của các cô gái. Còn gì thú vị hơn khi thong thả dạo quanh các ngõ nhỏ, lắng nghe gió hát bản tình ca mùa Đông, và ngước đôi mắt lên, đếm từng chiếc lá vàng cuối cùng của mùa Thu còn sót lại? Còn gì vui hơn khi được cầm chiếc bánh nóng, cắn từng miếng thật nhẹ để cảm nhận vị nóng thấm vào từ đầu lưỡi, làm ấm đi cái bụng đang “biểu tình” giữa cơn gió buốt? Tôi yêu mùa Đông, bởi cảm giác lạnh lẽo và ấm áp xen lẫn nhau trong từng dòng cảm xúc mà chỉ Đông về mới có thể cảm nhận thật rõ rệt và sâu sắc.

Mùa Đông là mùa của yêu thương. Nhìn mẹ giục con mặc chiếc áo len mẹ mới đan cho ấm, nghe tiếng bố nhẹ nhàng hỏi xem con có lạnh không mà không khỏi nao lòng. Ngồi trong căn nhà ấm, nhìn ra ngoài đường, khi nghe thấy tiếng rao của một người bán hàng rong, ta thấy lòng dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Thương bác phải đi bán hàng giữa trời giá rét, không biết bác có lạnh lắm không, có đói lắm không? Và ta nghĩ đến bà ở quê, cũng phải lội ruộng để gieo từng nắm mạ. “Giờ này bà có rét không? Bà có đeo ủng và găng tay khi xuống ruộng không? Hàng trăm câu hỏi cứ cuộn tròn trong suy nghĩ của cháu, để đến lúc không thể chịu được nữa, cháu phải nhấc máy gọi cho bà, chỉ để ấp úng nói một vài câu nhắc bà mặc nhiều áo, và để nghe bà cười hiền dặn dò lại cháu nhiều điều hơn cả cháu nghĩ. Và khi cúp máy, cháu nghe thấy giọt nước mắt rơi trong tim! Cháu rất nhớ bà! Và cháu nghĩ: cháu “ghét” mùa Đông, vì nó làm bà lạnh, làm cóng đôi tay và đôi chân bà…”

Mùa Đông là mùa của sự ấm áp. Buổi tối giá lạnh, ngồi quây quần bên ấm nước chè xanh nghe bà kể chuyện ngày xưa thì còn gì vui bằng! Nhớ ngày nào mình còn bé xíu, nằm ngủ hay rúc vào lòng bà cho ấm, mà bây giờ đã lớn bổng lên rồi. Và khi nằm vào lòng bà như ngày còn nhỏ, vẫn cái cảm giác thân yêu đó ùa về, vẫn vòng tay ấm áp đó quàng ra sau lưng cháu, và kèm theo một giọng nói xen lẫn yêu thương và: “Cha bố cô, lớn rồi mà như con nít!” Cháu chợt thấy, mình còn bé nhỏ lắm! Ở bên bà, cháu vẫn luôn là con bé con như ngày nào. Cháu chợt yêu mùa Đông lạ, vì nó mà cháu thấy trân trọng hơn những giây phút được gần bên bà. Hơi thở của bà chính là ngọn lửa ấm áp, xua tan đi những lạnh giá mà không một loại quần áo, chăn mền nào ủ ấm cháu được….

Mùa Đông là mùa của những món ăn đặc biệt. Vui nhất là khi tay cầm một que kem mà nửa muốn ăn, nửa lại sợ lạnh. Chỉ cần cắn một miếng, vị ngọt đã thấm vào đầu lưỡi, lan nhanh xuống cuống họng và để lại một cái rùng mình! Ăn xong que kem, cả tay và người đều trở nên tê cóng, nhưng niềm vui thì được giữ mãi trong lòng, như một kỉ niệm đẹp. Và khi đêm xuống, dạo quanh phố cổ, bụng thì đói mà gió thổi vù vù bên tai thì còn gì vui hơn là một bát phở, một bát cháo sườn? Đôi mắt dõi theo tay bà bán phở làm phở, mũi hít hà mùi phở thơm, bụng thì đói cồn cào, cái cảm giác này vừa vui, vừa lâng lâng khó tả. Hẳn sau này lớn lên, đi xa quê hương Việt Nam yêu dấu, thứ ta nhớ da diết nhất chính là món phở ăn vào năm cùng tháng giá! Món phở gợi nhớ mùa Đông êm đẹp của quê hương. Ăn kem lạnh mùa Đông để cảm nhận giá trị của sự ấm áp, cũng như ăn phở mùa Đông để nhắc ta nhớ cơn gió lạnh làm ta xuýt xoa không ngớt…

Mùa đông làm ta cảm nhận rõ sự hiện diện của những miền băng giá trong tâm hồn. Có ai không mang những mặc cảm riêng, những giá buốt riêng? Tôi chưa từng thấy ai cả! Và tôi chỉ biết, tôi hay buồn – những nỗi buồn mênh mang vô hạn, những nỗi buồn bâng khuâng chẳng biết từ đâu đến. Hay chính cái lạnh đã thổi nỗi buồn ấy vào sâu trong trái tim tôi, để tôi hay suy tư về một nỗi niềm mỏng manh mà chỉ mùa Đông mới cảm nhận hết được? Cái lạnh làm mỗi người sống chậm rãi hơn đôi chút, và khi giống như đi chậm lại quãng đường, mỗi người lại cảm thấy thêm vững tâm, chắc chắn hơn về cuộc sống này. Mùa Đông giúp ta cảm nhận rõ về từng ngóc ngách tâm hồn của mình mà bấy lâu nay ta bỏ quên…

Mùa Đông của những người nghèo là mùa Đông cơ cực! Cha đi làm về muộn hơn vì phải lo bán cho hết số bánh mì đã lấy. Nhưng cha ơi! Trời lạnh như thế này làm gì có ai ngoài đường mà mua bánh chứ? Mẹ trở về nhà với tấm áo nâu mỏng manh lấm tấm những bụi mưa lây rây. Mùa Đông, nước dưới ruộng cóng như nước đá, vậy mà mẹ vẫn phải lội xuống với vẻ mặt bình thản kẻo con gái đứng trên bờ sẽ lo. Lạnh là vậy, mệt là vậy, nhưng khi trở về đến nhà, cả mẹ và cha đều trút bỏ những tấm áo của công việc, để vui vầy cùng các con. Ngồi thu lu bên bếp lửa, vừa nấu cơm phụ mẹ, vừa nghe mẹ hỏi tình hình học tập ở lớp, con thấy vui sướng, êm đềm trong lòng. Cha đun phích nước nóng để con gái có nước tắm và lấy nước pha trà. Bên ngoài, gió lạnh thổi vù vù, gió luồn lách qua khe cửa sổ, nhưng trong nhà, không khí ấm cúng như một ngọn lửa rực rỡ trong trái tim con, xua tan cái lạnh lẽo, dần đẩy lùi mùa Đông giá rét.

Nhiều người sợ mùa Đông, ghét mùa Đông. Họ nói: Mùa Đông lạnh lắm, mùa Đông làm khô hanh đôi bàn tay. Những cô cậu học trò không thích mùa Đông vì phải đi học trong cơn gió bấc lạnh lẽo. Người nông dân lo trận sương muối mùa Đông làm cây lúa, giàn trầu bị rét. Cả đôi khi, đứa con ghét mùa Đông vì cái lạnh làm bầm tím đôi chân mẹ mỗi khi mẹ từ ruộng trở về. Nhưng tôi không ghét mùa Đông. Có mùa Đông, ta mới thấy yêu và trân trọng vầng thái dương ấm áp của mùa Xuân – vầng thái dương chở bao nỗi mong đợi. Và mỗi một mùa Đông đến, ta biết ta đã và đang dần lớn lên, lớn để thành người, lớn để làm những việc giúp ích cho xã hội. À phải rồi, lớn để còn yêu mùa Đông nữa chứ!

10 tháng 10 2018

mn làm giúp em nha chú ý:k chép mạng càng tốt mà nếu chép mạng thì mn nói chếp mạng ở đầu bài cho em nha cảm ơn nhiều

10 tháng 10 2018

[Dàn bài nì bạn :3]

I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO

Loài cây em yêu (Chọn bất cứ cây gì ở làng quê Việt Nam: tre, dừa, chuối, gạo đa,...)

II. GỢI Ý DÀN BÀI

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

Em thích màu của lá cây...

Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như...

Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?

Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

21 tháng 1 2019

1. Nhu cầu nghị luận

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

    + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

Câu 2: Bố cục của bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

    + Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).

    + Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 4:

Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

22 tháng 1 2019

có dùng học tốt hay giải k nè

6 tháng 9 2020

Bài làm:

Bốn mùa một năm,mùa nào cũng vậy,tôi yêu từng mùa vì từng vẻ đẹp của nó.Chắc có lẽ,tình yêu dành cho mùa hạ của tôi là hơn cả.Khoảng thời gian mùa hè luôn làm tôi mến bởi cái nóng đến gay gắt mà khi có cơn mưa rào ghé qua mơn man từng tia nắng.Cảm giác bình yên ấy lớn lên trong tôi qua từng mùa ve kêu,cái tiếng râm ran nhộn nhịp ấy làm tôi cứ nhớ mãi khi hè về,cái âm thanh mà có lẽ thành phố không thể nghe thấy vì bị vùi lấp bởi tiếng xe máy ô tô....Bây giờ,đã cuối hè rồi,hoa phượng cũng không còn nở,lòng tôi lại cứ nỡ nhớ mãi về những ngày hè có tiếng ve kêu rộn cả góc trời ...

7 tháng 9 2020

Sau khi hai cô chị xấu hổ bỏ làng đi biệt xứ, vợ chồng Sợ Dừa sống khá yên ổn và hạnh phúc trong ngôi nhà của mình. Một thời gian sau người vợ có mang, nàng sinh ra được một bé trai rất khôi ngô, gia đình họ làng ngày càng hạnh phúc hơn. Trong cuộc sống bình yên ấy nhiều khi cô út cũng chạnh lòng nghĩ tới hai cô chị không biết giờ tha phương nơi xứ nào. Dù sao họ cũng là chị em ruột, sống với nhau yêu thương gắn bó hơn chục năm trời, thế nhưng hai người chị vẫn bặt vô âm tín, chẵng có tin tức gì.

Thế rồi cô út lại mãi mê với con cái và công việc, bẵng đi khoảng mười năm sau, lúc này vợ chồng Sọ Dừa đã sinh thêm một bé gái nữa. Sọ Dừa được lên chức quan cao hơn, và dù bận trăm công nghìn việc nhưng chàng vẫn lo toan cho vợ con hết lòng và đôi lúc chàng cũng mong hai chị hãy quay trở về.

Một hôm, hai vợ chồng chàng đi vắng, chỉ còn hai đứa trẻ ở nhà, bỗng chúng thấy gia nhân đang đuổi bắt ai đó liền chạy ra. Hóa ra họ đang đuổi hai người đàn bà ăn xin. Thấy họ rách rưới và đói khổ, hai đứa trẻ vốn tốt bụng và thương người nên sai gia nhân mang cơm canh cho họ ăn, sau đó chúng đến gần và hỏi:

– Hai bà chắc từ nơi xa đến, hai bà còn đói nữa không?

Thấy hai đứa trẻ lại gần, hai người đàn bà tỏ ra xấu hổ, sợ hải che nón trước mặt và xin lui. Và ra đến cổng hai người đàn bà lủi đi đâu mất.

Đến chiều khi vợ chồng Sọ Dừa trở về nhà, chúng cũng quyên không kể cho cha mẹ nghe câu chuyện xảy ra lúc sáng. Mọi chuyện vẫn diễn ra êm đẹp. cho đến một ngày kia, vào một buổi sáng đẹp trời, cô út đưa hai con ra chợ chơi, ba mẹ con đang mãi mê dạo chợ bỗng nghe tiếng huyên náo ở góc chợ, họ đang đánh mắng hai người đàn bà tội nghiệp, cô xen vào can ngăn thì những người trong chợ nói:

– Hai người này sáng ra ăn quà mà không chịu trả tiền.

– Nhưng chúng tôi không có tiền. một người đàn bà thều thảo nói.

Bỗng nhiên cô út nhìn vào hai người đàn bà, cô cảm thấy rất quen:

– Ôi, hai chị! Cô vui mừng và đầy xót xa khi nhận ra chính hai người đàn bà khốn khổ kia là chị của mình.

Hai người đàn bà nghe gọi như vậy đứng sững lại, họ cũng nhận ra đó chính là cô em út mà mình đã từng hại. Xấu hổ quá, hai người chị định bỏ đi nhưng cô út đã kịp ngăn lại, cô tha thiết nói:

– Các chị ơi, dù sao chúng ta cũng là người một nhà, những chuyện năm xưa em đã quyên rồi. Các chị hãy về nhà đi, cha chúng ta cũng đang mong đợi các chị trở về.

Trước tấm lòng chân tình của cô út, hai cô chị đồng ý về nhà. Hai đứa trẻ thấy vậy nói với mẹ:

- Mẹ ơi, hai bà này hôm trước vào ăn xin ở nhà ta đó.

- Họ khốn khổ vậy sao!…

Cô út thốt lên lòng đầy chua xót, cảm thương cho các chị của mình. Về đến nhà, Sọ Dừa cũng vui mừng đón tiếp. Trước tấm lòng nhân hậu của vợ chồng Sợ Dừa, hai cô chị không còn ngại ngùng mấy nữa. Họ kể lại chặng đường đã qua:

- Sau khi gây chuyện xấu với em, chúng ta vô cùng xấu hổ và đã bỏ đi đến một nơi thật xa. Thế nhưng cuộc sống ở đó vô cùng khó khăn, ốm đau liên miên, tiền của dự trở hết đàn và chúng ta rơi vào cảnh khó khăn khốn cùng, phải đi ăn xin. Âu đó cũng là cái giá mà chúng ta phải trả. Chúng ta rất ân hận vì hành động nông nổi của mình, mong các em hãy rộng lòng tha thứ.

Trước những lời hối cải của hai người chị, vợ chồng Sọ Dừa đã rộng lòng tha thứ. Họ mời hai người về ở cùng. Một thời gian sau phú ông qua đời, Sọ Dừa nhường tất cả dinh cơ đó lại cho hai chị. Họ cùng các con sống thuận hòa với hai chị đến cuối cuộc đời.

18 tháng 4 2020

làm sao cho ảnh lên được

18 tháng 4 2020

Bức tranh về nàng Mona Lisa là một bức tranh nổi tiếng của Đại danh họa người Ý Leonardo da Vinci (1452 – 1519)-người  được công nhận là một thiên tài toàn năng của thế giới. Ông cũng nổi tiếng là một người rất bí hiểm, ông thường dùng các biểu tượng trong tác phẩm để gửi đi thông điệp.
là nguòi bí hiểm nên tác phẩm của ông cũng vậy chứa đựng nhièu điều và đã tạo nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà phân tích từ nghệ thuật,khoa học tới phân tích tâm lý học.
Bức tranh là một bức chân dung nửa người và thể hiện một phụ nữ Đặc điểm nổi bật kiến nhiều nhà nghiên cứu đang phân tích nằm trong khuôn mặt bí ẩn-không biết nàng đang cười hay đang khóc, đấy là một bí mật không ai biết.Nhìn riêng đôi mắt, bạn sẽ thấy ánh lên rất nhiều ý vui, ý lạc quan, yêu đời. Nhưng nhìn thấp xuống khoé miệng, đôi môi, ta lại thấy nàng nghiêm nghị đến kỳ lạ. Trong cái miệng đó, ta lại thấy rõ sự hồi hộp, lo lắng trong cái nhếch mép cười. Bộ mặt Mona vừa cười, vừa nghiêm nghị đã trở thành đề tài bàn cãi.

tham khảo nha bạn!! học tốt

29 tháng 11 2018

a. Mở bài: Giới thiệu về người ông.

b. Thân bài:

- Ông rất yêu quý đàn cháu của mình.

- Ngày ngày, ông nhắc cháu tập thể dục và chuẩn bị đi học.

- Ông dạy các cháu nề nếp làm việc ngăn nắp, gọn gàng.

- Thái độ của ông nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng nghiêm khắc.

- Ông rất chăm lao động, thích trồng cây…

c. Kết bài:

- Tự hào về ông.

- Tình ông cháu đậm đà, thắm thiết.

29 tháng 11 2018

Viết đoạn văn mà bn ơi

Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!

Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.

Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.

Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!

Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!

dài lém bạn chép được ko