K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng".

Bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương đã cho ta thấy được cảm xúc dạt dào của tác giả trong phương diện của một trong những người con đầu tiên từ miền Nam xa xôi về Bắc viếng thăm lăng Bác, năm 1976. Viễn Phương đã vô cùng xúc động khi gặp hình ảnh hàng tre bởi cả cuộc đời Bác đã hiến dâng cho dân tộc. Mà hình ảnh những tre đã trở thành biểu tượng cho dân tộc Việt Nam mình bất khuất, kiên trung. “Hàng tre xanh” và đó là sắc “xanh Việt Nam” đầy kiêu hãnh. Trong câu thơ tiếp, nhà thơ đả vận dụng có hiệu quả thành ngữ “bão táp mưa sa” để chỉ những giông tố của thời đại mà đất nước ta từng phải hứng chịu. Nhưng qua bao nhiêu chông gai, thử thách tre vẫn “đứng thẳng hàng” như non sông này vẫn ngẩng cao đầu tiến bước. Qua bao nhiêu gian nan, khó khăn, qua bao năm bị kìm hãm bởi chế độ thực dân phong kiến, đất nước dường như suy tàn. Song, nhờ một phần công lao rất lớn của Bác mà Việt Nam thoát khỏi chế độ thực dân phong kiến xấu xa. "Ôi" - từ ngữ mang sắc thái cảm thán rất rõ, sự biết ơn của những người Việt Nam đi trước vì sức xanh mạnh mẽ. Khổ thơ thật ngắn nhưng cũng đủ để chúng ta hiểu được tấm lòng, suy nghĩ của Viễn Phương.

_________Nguồn:Tự làm____________

 


 

26 tháng 5 2017

Bài này cô cũng sửa giúp con với @Đỗ Ngọc Thoa

22 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương đã cho ta thấy được cảm xúc dạt dào của tác giả trong phương diện của một trong những người con đầu tiên từ miền Nam xa xôi về Bắc viếng thăm lăng Bác, năm 1976. Viễn Phương đã vô cùng xúc động khi gặp hình ảnh hàng tre bởi cả cuộc đời Bác đã hiến dâng cho dân tộc. Mà hình ảnh những tre đã trở thành biểu tượng cho dân tộc Việt Nam mình bất khuất, kiên trung. “Hàng tre xanh” và đó là sắc “xanh Việt Nam” đầy kiêu hãnh. Trong câu thơ tiếp, nhà thơ đả vận dụng có hiệu quả thành ngữ “bão táp mưa sa” để chỉ những giông tố của thời đại mà đất nước ta từng phải hứng chịu. Nhưng qua bao nhiêu chông gai, thử thách tre vẫn “đứng thẳng hàng” như non sông này vẫn ngẩng cao đầu tiến bước. Qua bao nhiêu gian nan, khó khăn, qua bao năm bị kìm hãm bởi chế độ thực dân phong kiến, đất nước dường như suy tàn. Song, nhờ một phần công lao rất lớn của Bác mà Việt Nam thoát khỏi chế độ thực dân phong kiến xấu xa. "Ôi" - từ ngữ mang sắc thái cảm thán rất rõ, sự biết ơn của những người Việt Nam đi trước vì sức xanh mạnh mẽ. Khổ thơ thật ngắn nhưng cũng đủ để chúng ta hiểu được tấm lòng, suy nghĩ của Viễn Phương.

22 tháng 5 2021

Bạn tham khảo:

Viếng lăng Bác ra đời năm 1976, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước kết thúc thắng lợi, đồng thời lăng Bác cũng vừa khánh thành, Viễn Phương đã vinh dự là một trong những người con đầu tiên của miền Nam ra thăm miền Bắc và vào viếng lăng Bác. Chuyến viếng thăm đã để lại trong lòng tác giả Viễn Phương nhiều kỷ niệm khó quên, là nguồn cảm xúc dạt dào cho ra đời bài thơ Viếng lăng Bác, in trong tập Như mây mùa xuân (1978), trở thành một trong những tác phẩm viết về Hồ Chủ tịch hay và xúc động nhất.

Viễn Phương đã không giấu được sự xúc động nghẹn ngào của một người con phương xa khi lần đầu đặt chân đến mảnh đất thủ đô, đến bên lăng Bác. Những lời tâm sự, giãi bày  như lời thủ thỉ, tâm tình rất gần gũi, đơn sơ.

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Tác giả tự xưng mình là “con” gọi “Bác” mang lại cảm giác thân thuộc, dường như tác giả đã coi Bác Hồ chính là một người thân ruột thịt, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng, nỗi nhớ mong tha thiết của một người con xa xứ nay mới lại được về thăm nơi chốn yên nghỉ của người cha già dân tộc. Cảnh tả thực “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” gợi ra một không gian và thời gian đẹp, Viễn Phương dù lặn lội từ xa tới, thế nhưng ngay khi trời còn sương sớm ông đã có trước lăng để thấy cảnh, hàng tre mờ hơi sương sớm.

Ở đoạn thơ mở đầu, sự xuất hiện của hình ảnh lũy tre xanh cũng là một hình ảnh gây nhiều ấn tượng sâu sắc với các tầng ý nghĩa khác nhau. Trước tiên tre xanh là loài cây truyền thống của dân tộc Việt Nam, dường như đã gắn bó với con người Việt cả hàng mấy ngàn năm, từ thuở dựng nước và giữ nước của các vua Hùng. Tre là biểu tượng của làng xóm, trước cổng làng nào cũng có vài lũy tre thực xanh tốt, tre tham gia dựng nhà, dựng cửa, tre tham gia cả vào lao động sản xuất, và cuối cùng tre còn chung tay đánh đuổi quân thù,… Có thể nói rằng tre xanh và đời sống nhân dân Việt Nam từ thật lâu đã có những mối liên quan mật thiết. Việc Viễn Phương đưa hàng tre vào trong thơ mình không chỉ là để tả thực cảnh quan trước lăng Bác, mà còn để tạo không khí thân thuộc gần gũi, bộc lộ sự giản dị, chất phác từ ngàn đời, mang đến sự ấm áp, yên bình của thôn quê ngay giữa thủ đô. Hơn thế nữa tre xanh với hình ảnh “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là ẩn dụ về tinh thần, ý chí quật cường của con người Việt Nam khi trải qua biết bao biến động, đau thương vẫn kiên cường bất khuất, vẫn giữ mãi một màu xanh xanh, liên tục sinh sôi nảy nở, chứ không chịu khuất phục nhún nhường. Từng hàng tre vây quanh lăng Bác cũng mở ra một tầng nghĩa ẩn dụ khác, tre chính là hình ảnh đại diện cho những người con Việt Nam đang ngày ngày đứng thẳng, canh giữ cho Bác một giấc ngủ bình yên.

3 tháng 9 2021

Tham khảo:

 Không chỉ dừng lại ở nghĩa tả thực, cây tre còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa, ẩn dụ: ” Hàng tre xanh xanh Việt Nam ” chỉ con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Kết hợp với thành ngữ ” bão táp mưa sa ” và nghệ thuật nhân hoá ” đứng thẳng hàng ” đã khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp thanh cao, ý chí bất khuất, kiên cường, bền bỉ của con người Việt Nam. Một dân tộc với lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã trải qua biết bao biến cố, thẳng trầm nhưng vẫn vững vàng đi lên phía trước. Nhìn thấy ” hàng tre xanh xanh Việt Nam ” đứng thẳng hàng gần gũi, thân thiết bên lăng Bác, tác giả đã không giấu được nỗi xúc động, một cảm xúc dâng trào mãnh liệt. Đó là niềm tự hào sâu sắc về Tổ quốc Việt Nam, con người Việt Nam trong đấu tranh gian khổ nhưng phẩm chất tốt đẹp luôn luôn ngời sáng, mà Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu nhất.

13 tháng 4 2022

Quao tui đêy đố biết ai nè :>>> tính cờ lướt qua trong khi đang xử lí rp @@ 

26 tháng 4 2022

Nội dung: Cảm xúc của nhà thơ trước không gian , cảnh vật bên ngoài lăng.

27 tháng 2 2020

Bài cho bạn tham khảo

“Truyền kì mạn lục” là một tác phẩm văn xuôi có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI, một tập truyện văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Hán ở Việt Nam.

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, tác phẩm truyền kì mạn lục là một tác phẩm hay trong tập truyện đó. Nhân vật chính là Vũ Nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình.

Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ “Miếu vợ chàng Trương”:

“Nghi ngút đầu ghềnh toả khỏi hương,

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương…”​

Câu chuyện về Vũ Nương phản ánh cuộc đời đau khổ và bi thảm của Vũ Nương - người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động khi về nhân vật Vũ Nương trong truyện.

Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nương và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ nết na, đức hạnh, đối xử với mẹ chồng và chồng rất phải đạo; là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức khiêm tốn.

Có tư dung tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng can tâm làm một người vợ hiền, ngoan nết “chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”, và cho dù Trương Sinh, chồng của nàng, tuy là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức. Sự khiêm nhường, cam chịu của Vũ Nương là điều kiện tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỉ ít học như chồng mình.

Nếu lấy sự kiện ngày Trương Sinh đi lính thú thì hành động và lời lẽ đưa tiễn chồng của người vợ hiền, lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: “Chẳng mong chàng áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi”..., “thư tín nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa...”, là chi tiết cho cái “công-dung-ngôn-hạnh” mà Vũ Nương đã làm được một cách chân thành.

Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tính cách cao đẹp của Vũ Nương còn là lòng hiếu thảo với mẹ chồng, lòng chung thuỷ son sắt với chồng của nàng.

Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc ***** mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tống tang khi mẹ chồng qua đời. Vũ Nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa với chồng. Cái thói đời xưa nay thường không thể hoà hợp giữa mẹ chồng nàng dâu, nhất là trong gia đình phong kiến. Thế nhưng, dù chỉ có hai mẹ con sống với nhau (Vũ Nương với mẹ chồng) nhưng nàng xem mẹ chồng như mẹ đẻ, điều đó còn được thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng nàng trước khi bà qua đời: “Xanh kia sẽ chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ...”

Rồi sự chu đáo của Vũ Nương trong việc ma chay, cúng lễ đã thể hiện tấm lòng thơm thảo của người con dâu đáng quý như Vũ Nương. Lòng chung thuỷ của Vũ Nương còn được thể hiện ở hành động nuôi con, chờ chồng suốt những tháng ngày Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Chỉ có hai mẹ con côi cút đùm bọc, gắn bó. Cậu bé Đản thơ ngây, đêm đến được mẹ chỉ vào cái bóng của mình trên tường gọi là cha (đó là một cách dỗ dành con ngủ thật hồn nhiên nhưng sau đó lại là nguyên nhân gây ra cái tội thật vô tình).

Nỗi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa con non dại) đã gây nên nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao nhiêu lời giãi bày của Vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác, Trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là “vợ hư, mối nghi ngờ càng ngày càng lún sâu không có cách gì gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi “đánh đuổi nàng đi”. Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc - niềm vui “nghi gia nghi thất” không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.

Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. Mãi đến sau cái chết đó, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. Chính sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình phong kiến mà Nho giáo nuôi dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán.

Bởi không chỉ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, mà còn biết bao thân phận phụ nữ “Bảy nổi, ba chìm” đã phải sống trong cảnh đời như vậy:

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”​

Cái chết của Vũ Nương là số phận, nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ, sự hồ đồ, vũ phu của đàn ông - người chồng vô học, đa nghi như Trương Sinh - là lời tố cáo luật lệ phong kiến hà khắc dung túng cho sự độc ác, bất công - “chế độ nam quyền” dưới thời phong kiến ngự trị.

Vũ Nương trong truyện là một nhân vật rất đẹp, theo đúng quan niệm đặc điểm truyền thống, nhưng phải chịu nổi oan tày trời và phải chứng thực sự vô tội của mình bằng cái chết. Cái chết đau đớn bất công, chỉ vì sự hiểu nhầm, từ một câu nói thơ ngây của con trẻ mà người chồng Trương Sinh đã nghi oan, đã làm mất đi người vợ quý trên đời. Nguyên nhân sâu xa của bi kịch nát lòng này chính là do chiến tranh loạn lạc và lễ giáo phong kiến trọng nam quyền trong xã hội ngày trước.

2 tháng 2 2020

à gửi nhầm xin lỗi nha

gianroi

8 tháng 4 2021

-Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ.

-Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Màn sương trong câu thơ gợi lên một không khí thiêng liêng, huyền thoại. Cây tre, hàng tre "đứng thẳng hàng" trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. "Hàng tre xanh xanh" vô cùng thân thuộc được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa "vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử.

-"Ôi!" là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào. Hình ảnh hàng tre xanh mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam: "mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất..." (Thép Mới)

=>>> Như vậy, hình ảnh ẩn dụ ở đây ở những hàng tre, tượng trưng cho những sức sống và tâm hồn của con người Việt Nam. =>>>Hàng tre xanh đứng thẳng hàng như những người lính kiên trung không chỉ chiến đấu anh dũng mà giờ đây khi trở về từ chiến trường, còn nguyện đứng canh cho giấc ngủ bình yên của Người... Ấn tượng đầu tiên của nhà thơ khi viếng lăng Bác là hàng tre, điều này hoàn toàn tương ứng với điểm nhìn của tác giả- một người chiến sĩ. Qua đây ta cũng phần nào thấy được sự gắn bó và tình cảm của Viễn Phương với đất nước, với vị cha già của dân tộc.

8 tháng 5 2021

Đoạn 1:

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1976, đất nước vừa thống nhất, lăng Bác được khánh thành.

- Lần đầu ra thăm lăng Bác.

à Đan xen nhiều cảm xúc chân thành, từ hồi hộp tới xúc động nghẹn ngào, vương vấn chẳng muốn rời. Trong đó, xúc cảm lắng đọng nhất là nỗi xúc động tha thiết nghẹn ngào.

2.

Nhịp 1/4/2 tạo nhịp điệu đều đặn của tiếng gọi, nhấn mạnh vẻ đẹp của sắc xanh. Tiếng gọi tha thiết trong một màu xanh trải bạt ngàn

3. Các biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: hàng tre được nhân hóa như con người đứng canh lăng “thẳng hàng”

- Ẩn dụ:

+ Bão táp mưa xa: Những khó khăn vất vả

+ Hàng tre biểu trưng cho vẻ đẹp phẩm chất và khí phách con người Việt Nam trong chiến đấu gian khổ vẫn kiên cường, bất khuất trung kiên

- Nói giảm nói tránh “thăm” biến cuộc đi viếng thành một chuyến thăm hỏi, giảm nhẹ nỗi đau, khẳng định Bác còn sống mãi với non sông.

4. Lưu ý sử dụng câu phủ định (gạch chân) – không đáp ứng 1 yêu cầu trừ 0,5 điểm

- Vị trí và nội dung chính của đoạn: Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng.

- Câu thơ mở đầu như một lời thông báo nhưng cũng thể hiện cảm xúc của tác giả

+ Đại từ xưng hô “con” gần gũi, ấm áp, thân thương, muốn được gặp cha sau bao ngày mong ngóng

+ “Thăm” giảm đau thương và khẳng định Bác còn sống mãi

- “Ôi” gợi sự xúc động nghẹn ngào buộc phải bộc lộ thành lời nói trực tiếp.

- Cảm xúc được khắc họa đậm nét trước hình ảnh hàng tre bên lăng Bác

+ Hình ảnh tả thực “trong sương hàng tre bát ngát” vốn rất quen thuộc với con người và cuộc sống Việt Nam.

+ Hai câu thơ cuối hàng tre đã hóa thân vào con người, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp mộc mạc nhưng ẩn chứa sức mạnh thần kì của con người Việt Nam. Sức mạnh ấy đã được khẳng định trong cơn “bão táp mưa xa” – trong khó khăn gian khổ mà vẫn vững vàng, vững trãi và trung kiên.

13 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Hình ảnh cây tre, hàng tre xuất hiện ngay khổ đầu bài thơ: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.” Với hình ảnh hàng tre, lăng Bác trang nghiêm bỗng trở nên thật gần gũi, thân thuộc như mọi xóm làng Việt Nam. Hàng tre xanh ấy hay cũng chính là hình ảnh một đất nước Việt Nam bình dị, đằm thắm yêu thương. Sự xuất hiện của hàng tre trong thơ Viễn Phương không chỉ có ý tả thực, nhà thơ đã viết hình ảnh hàng tre xanh với bút pháp tượng trưng, biểu tượng nhằm gợi ra một điều gì đó từ một hình ảnh ẩn dụ lớn. Hàng tre xanh chính là biểu tượng của sức sống bền bỉ, lòng quả cảm, kiên trung, ý chí bất khuất của dân tộc ta. Hình ảnh cây tre một lần nữa được lặp lại ở cuối bài thơ, khép lại cảm xúc yêu thương của nhà thơ, đồng thời thể hiện khát vọng được gắn kết cuộc đời mình với cuộc đời chung của dân tộc, của tổ quốc: Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…” Phép ẩn dụ “cây tre trung hiếu chốn này” ở cuối bài thơ vừa khắc sâu ý nghĩa biểu tượng ở khổ đầu vừa gợi thêm ý nghĩa mới. Đó là tâm nguyện của tác giả muốn được mãi ở bên Người, muốn sống xứng đáng với sự hi sinh cao cả của Người.

Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết:                                            Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác            Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát                                            Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam                                            Bão táp mưa sa đứng...
Đọc tiếp

Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết:

                                            Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

            Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

                                            Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

                                            Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

và ở cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước:

                                           Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Hãy viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phép lập luận diễn dịch phân tích khổ cuối của bài thơ trên. Trong đoạn văn  có sử dụng phép thế và một  thành phần  biệt lập. ( gạch chân và  chú thích rõ)

0