Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài: giới thiệu cảnh mùa đông
Ví dụ: Một năm có 4 mùa, mùa mà em thích nhất trong 4 mùa là mùa đông. Mùa đông dù giá lạnh nhưng mùa đông mang đến một sự ấm áp trong lòng và vẻ đẹp riêng của mình. Mùa đông qua đi thì mới có mùa xuân, mới có sự đâm chồi nảy lộc, chính vì vậy mà mùa đông mang một ý nghĩa rất lớn.
II. Thân bài: Tả cảnh mùa đông
1. Tả cảnh bao quát mùa đông
- Mùa đông rất lạnh và mưa nhiều
- Cây cối rụng lá, trơ trụi chuẩn bị nảy chồi
- Con người co rúm, mặc áo khoác lạnh
- Con vật nằm im một chỗ
2. Tả chi tiết cảnh mùa đông
a. Cảnh mùa đông vào buổi sáng
- Sáng sớm sương bao quanh
- Có vài hạt mưa lâm râm không dứt
- Mọi người ai cũng trùm kín mít để đi làm
- Những chú chím co rúm trong tổ
- Những cành cây đọng những giọt nhưng đôi khi rơi lã chã
- Mặt đường đầy nước
b. Cảnh mùa đông vào buổi trưa
- Sương sáng đã tan hết
- Trời hơi hừng hừng sáng hơn lúc sáng
- Mưa vẫn không ngừng rơi
- Cây cối vẫn đọng mưa
- Mọi người ra đường ít hơn khi sáng
- Mặt đường ươn ướt nước mưa
c. Cảnh mùa đông vào buổi chiều
- Mọi người đi làm về, đường phố tấp nập
- Cây cối vẫn trơ trụi
- Có những chú chim đi tìm thức ăn về tổ
- Ngoài đường xe cộ tấp nập
- Mưa vẫn rơi
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh mùa đông
1. Mở bài: Mùa đông ở quê em rất thú vị.
2. Thân bài:
a) Buổi sớm:
- Sương mờ bao phủ khắp cành cây, bãi cỏ.
- Mây mờ bao phủ khắp làng bản, xóm thôn.
- Cây cối trong vườn đã chuyển sang màu úa.
- Mưa tí tách rơi.
- Gió thổi từng cơn lạnh buốt.
- Dòng sông chảy mạnh, nước đục ngầu màu phù sa.
- Các bác nông dân vẫn cần mẫn ngoài ruộng.
b) Buổi trưa:
- Thôn xóm hiện ra rõ nét.
- Màn mây xám bay cao hơn.
- Mưa nặng hạt, hơi nước bay vào tận nhà.
- Cánh đồng ven sông ngập nước.
- Các bác nông dân đi làm về trò chuyện râm ran.
c) Buổi chiều:
- Cảnh vật ẩn hiện trong khoảng không gian màu lam thẫm.
- Khói bếp từ các ngôi nhà bay cao quyện với mây trời.
d) Buổi tối:
- Bóng tối lan dần, màn đêm bao phủ.
- Thôn xóm tĩnh mịch.
- Tiếng côn trùng kêu rả rích trong lòng đất.
- Nhà nhà đều dóng cửa.
- Gió vẫn thổi mạnh, mưa vẫn rơi rả rích.
- Những anh đom đóm chập chờn trong bức màn đêm yên ắng.
3. Kết bài:
- Mùa đông giúp tôi hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và các bác nông dân cần cù, chất phác.
- Mùa đông đã đem đến cho mọi người giấc ngủ ấm trong chăn.
- Mùa đông giúp cây cối ươm mầm để chờ ngày đâm chồi nảy lộc.
- Em rất yêu mùa đông.
Phân bố dân cư chưa hợp lí dẫn đến những tác động tiêu cực như:
- Về kinh tế : phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên; miền núi chiếm ¾ diện tích và có tài nguyên phong phú nhưng dân cư lại thưa thớt gây thiếu lao động cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội; đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích nhưng lại tập trung 75% dân số, mật độ dân số cao, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lớn
- Về xã hội : dân cư tập trung đông, mật độ dân số cao ở thành thị gây ra nhiều vấn nạn như ùn tắc giao thông, chênh lệch giàu nghèo, trộm cắp tệ nạn xã hội…
- Môi trường : dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, mật độ dân số cao ở thành thị gây sức ép lên tài nguyên – môi trường, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng
Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồiđầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.
Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.
Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.
Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:
- Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.
Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bốicảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là BìnhTây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.
Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.
Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.
Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.
" Dạo gần đây có một virus rất hot....'' những câu hát của Min cứ vang lên trong đầu tôi không dứt. Tôi thơ thẩn nhìn cảnh vật qua khung của sổ. Quang cảnh nơi tôi sống, con đường tôi vẫn hàng ngày đến trường,sân chơi tôi vẫn cùng lũ bạn tụ tập mỗi chiều về sao giờ đây lại vắng vẻ, đìu hiu đến lạ. Bầu không khí tĩnh lặng, hiu hắt, thật khác với cái cách mà nó vận hành bấy lâu nay. Bầu trời ảm đạm, xám xịt mây, che lấp đi cả một vòm trời xanh thẳm mà ta thường thấy vào mùa xuân.Ông mặt trời núp sau những đám mây. Dù đã sang tháng 3 nhưng những con gió mang hơi ẩm vẫn khiến người ta bỗng chốc có cảm giác lạnh lẽo, buốt giá. Vào sáng sớm, sương mù giăng trên ngọn cây, mái nhà khiến cho cảnh vật càng thêm não nề, buồn tẻ. Giờ đây, tiếng chim hót lanh lảnh ngoài kia cũng chẳng thể khiến con người ta vui hơn.Các quán ăn thường ngày đông đúc là thế giờ đây đều đóng cửa. Ngoài đường cũng chỉ thấy lác đác hình bóng vài người đi bộ. Trong tôi trỗi dậy một nỗi buồn man mác, nỗi buồn ấy cứ lớn thêm và thấm dần qua từng giờ, từng phút. Vì đại dịch Covid19 mà đám học sinh chúng tôi đã phải nghỉ học. Tôi nhớ mái trường, thầy cô, bạn bè, nhớ những lúc thầy cô an ủi mỗi khi bị điểm kém, nhớ cô bạn thân lúc nào cũng nhường nhịn, chia sẻ cho tôi từng miếng bánh, viên kẹo, nhớ cả những lúc bị thầy cô phạt vì quên làm bài tập về nhà hay những lúc xích mích với bạn bè chỉ vì những vấn đề nhỏ nhặt. Tôi nhớ hết, nhớ hết những kỉ niệm dươi ngôi nhà thứ hai ấy. Giờ đây, tôi chỉ mong dịch bệnh sớm qua đi đẻ có thể trở lại ngôi trường thân yêu, đoàn tụ với thầy cô bạn bè và trở lại cuộc sốn hàng ngày.
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền. Những truyền thống đó là truyền thống đánh giặc giữ nước
truyền thống hăng say trong lao động, truyền thống hiếu thảo với ông bà cha mẹ, truyền thống đèn ơn đáp nghĩa, truyền thống hiếu học. Em cảm thấy rất tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước từ thời bà trưng bà triệu, các vua hùng... Dân tộc ta đã lấy sức mạnh của đoàn kết và lòng yêu nước để đánh đuổi quân giặc. Rất nhiều người đã ngã xuống để đổi lấy cuộc sống hòa bình của chúng em ngày nay. Chính vì thế, chúng em cần phải học tập thật tốt để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn và không bao giờ quên công ơn của những thế hệ đi trước.
#Châu's ngốc
Toán: CHCN = (a + b) x 2 SHCN = a x b
(HCN là hình chữ nhật, a là chiều dài, b là chiều rộng)
CHV = a x 4 SHV = a x a
(HV là hình vuông, a là cạnh của hình vuông)
CHBH = (a + b) x 2 SHBH = a x b
(HBH là hình bình hành, a và b là 2 cạnh bất kì của hình bình hành)
CHTG = a x 3 hoặc a + b + c SHTG = a x h
(HTG là hình tam giác, a, b và c là 3 cạnh bất kì của hình tam giác, a là độ dài đáy của hình tam giác, h là chiều cao hình tam giác)
CHT = a + b + c + d SHT = (a + b) : 2 x h
(HT là hình thang, a, b , c và d là 4 cạnh bất kì của hình thang, a và b là đáy lớn và đáy bé hình thang, h là chiều cao hình thang)
CHT = a x 4 SHT = a x b : 2
(HT là hình thoi, a là một trong 4 cạnh hình thoi, a và b 2 đường chéo hình thoi)
Mk ko giỏi văn:
Bài ca dao là lời của người mẹ nói với con. Mẹ trở thành nhân vật trữ tình trong câu ca dao, con người con trở thành đối tượng để câu ca dao hướng đến. Phải biết rằng tình yêu thương của cha mẹ dành cho con không chỉ thể hiện trong việc lo cho con có được những điều kiện hàng ngày như ăn, ở, mặc, học hành… mà còn thể hiện trong cả lời ru của mẹ. Lời ru là để đưa con vào giấc ngủ nhưng cũng chứa đựng trong đó biết bao tình yêu thương chan chứa, bao mong ước và hi vọng vào con trong tương lai. Bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
là lời ru ngọt ngào của mẹ nhưng cũng ẩn chứa biết bao điều. Hai câu đầu trong bài ca dao nói về công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Câu ca dao đã khéo sử dụng phép so sánh để làm nổi bật công lao trời biển của cha mẹ. Công cha được so sánh với núi ngất trời và nghĩa mẹ sánh với nước ngoài biển Đông. Những hình ảnh so sánh thật cụ thể và gần gũi: núi ngất trời cho thấy một hình ảnh kì vĩ, uy nghi và lớn lao. Người cha trở thành chỗ dựa vững chắc trong từng bước con đi. Cha thương con không vồn vã, dâng trào như mẹ nhưng rất sâu nặng và nhiều tình cảm. Núi ngất trời trở thành người dẫn đường cho con đi đến tương lai, như ngọn núi kia mãi đứng ở trên cao nhìn xuống từng bước đi của người con.
Nghĩa mẹ được sánh với nước ngoài biển Đông. Nước ở ngoài biển Đông là vô tận và không bao giờ cạn. Tình mẹ dành cho con cũng thế, dạt dào, vô tận và ngàn năm sau không cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau, mẹ nuôi con khôn lớn không quản gian lao. Điều này chỉ có mẹ mới làm được và tình mẹ dành cho con cũng như nước ngoài biển Đông không bao giờ vơi cạn.
Hai câu sau là lời khuyên nhủ của mẹ đối với con:
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Hai câu này tiếp ý hai câu trước và nâng lên thành một bài học đạo lí sâu sắc. Trong hai câu này, công cha và nghĩa mẹ lại được nhấn mạnh thêm một lần nữa và khái quát hơn bằng phép ẩn dụ núi cao, biển rộng mênh mông. Cuối cùng là lời khuyên bảo, nhắn nhủ của mẹ đối với con. Người mẹ thông qua lời ru của mình để làm cho con thấy được những gì cha mẹ đã dành cho con. Công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ như núi cao, biển rộng, do vậy con phải ghi lòng. Có như thế con mới giữ trọn đạo làm con, đạo làm người khi mai này con lớn. Lời ru của mẹ thật sự là bài học đạo lí sâu sắc đối với con.
Biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng đó là so sánh làm nổi bật được cảm súc của tác giả . Dù công việc có cực khổ ra sao đi nữa cha mẹ luôn là người hi sinh cho con nhiều nhất . Câu cuối bài ca dao "Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" để nói lên công lao to lớn của cha mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng , chăm sóc dạy bảo ta nên người phải trải qua rất nhiều khó nhọc . VÌ vậy chúng ta phải biết yêu thương cha mẹ của mình
ở trên là góp ý của mình có gì sai sót mong các bạn bỏ qua!
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Em đang ngắm hoàng hôn rất đẹp .
mk là người vô cảm nên bạn thông cảm nha
mở địa lý lớp 5 ra mà nhìn
thế thì mk cần j phải đăng câu hỏi