Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xin chào thầy cô và các bạn. Sau đây em xin trình bày bài thảo thảo luận hôm nay về vấn đề sau: Từ truyện Chí Phèo (Nam Cao), em hãy bàn về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người.
Chúng ta vẫn nhắc đến Chí Phèo như một truyện ngắn xuất sắc nhất của tài năng nghệ thuật Nam Cao. Cũng từ sáng tác này, chúng ta còn được chứng kiến một điều kì diệu trong cuộc sống - sức mạnh của tình yêu thương con người.
Chí Phèo từng là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Vốn là người thật thà, tốt tính đi làm thuê cho nhà Bá Kiến. Thế nhưng vì sự ghen tuông vô lí của mình, Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Bảy, tám năm sau Chí Phèo ra tù nhưng giờ đây hắn không còn là con người như trước. Hắn tìm đến nhà Bá Kiến để trả thù. Hắn trở thành một tên lưu manh, biến chất. Từ cái dáng hình đáng sợ: “trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết. Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những vết chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế, trông gớm chết...”. Đến cách ăn vạ thật đáng sợ: lấy mảnh chai vỡ mà cào vào mặt, vừa cào vừa lăn lộn. Từ một thằng lưu manh, chế độ phong kiến mà đại diện là Bá Kiến đã hoàn thành nốt quá trình tha hoá để biến Chí thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Cùng với những chuỗi ngày dài chìm trong men say là những ngày hẳn đã phá đi biết bao ngôi nhà, làm chảy máu và nước mắt của biết bao người lương thiện. Hắn làm tất cả những việc đó trong khi say, hắn không nhận thức được rằng mình đang trượt dài xuống vực thẳm và người ta đang lảng tránh hắn như lảng tránh một con vật đáng sợ nào đó.
Đọc những trang đầu của Chí Phèo, khó có thể hình dung được sẽ có lúc nhân vật chính của truyện - một con người bao nhiêu năm đắm mình trong men rượu, con qủy dữ của làng Vũ Đại lại có thể thức tỉnh cả phần xác và linh hồn. Khó hình dung hơn nữa khi Chí được đánh thức bởi một mụ đàn bà xấu ma chê quỷ hờn. Và không thể tin nổi khi chính người đàn bà xấu xí ấy lại mang trong mình lòng tốt bình thường mà cả làng Vũ Đại không ai khác có được. Bát cháo hành nóng hổi với những cử chỉ, lời nói thô vụng của thị Nở đã đánh thức trong Chí phần “Người” lương thiện bị vùi lấp lâu nay. Không thể ngờ con người mới hôm qua còn đi đốt nhà, bắt vật, rạch mặt ăn vạ lại có thể tỉnh táo nhận ra nhịp sống thường ngày, có thể khóc, có thể sống dậy những cảm xúc tê dại bấy lâu nay, có thể yêu và khao khát được trở lại cuộc sống lương thiện. Điều đáng nói hơn, đánh thức Chí không phải là sức mạnh của quyền lực từ bá Kiến, cũng không phải là sức mạnh được mang đến từ những người dân làng Vũ Đại mà là lòng yêu thương ngây thơ, thuần phác trong con người Thị.
Thực ra không phải đến Nam Cao, sức mạnh của tình yêu thương con người mới được khai phá. Trước ông, văn học thế giới đã có V. Hugo - nhà văn lãng mạn bậc nhất của Pháp thế kỉ XIX viết hàng loạt các tiểu thuyết ngợi ca lòng thương yêu giữa con người với con người. Tuy nhiên, phải thấy rằng Nam Cao đã nhìn nhận vấn đề đó bằng nhãn quan hiện thực sắc bén và chính điều đó khiến chúng ta tin tưởng rằng sức mạnh của tình yêu thương con người là sức mạnh hiện hữu giữa cuộc đời thực.
Từ câu chuyện thức tỉnh của Chí Phèo, có thể thấy tình yêu thương giữa người với người là sức mạnh có khả năng cảm hoá, giáo dục con người một cách nhanh chóng, mạnh mẽ. Trong thực tế cuộc sống, nhiều lần chúng ta đã bắt gặp sức mạnh đó, ở người thầy hết lòng yêu thương học trò, dù đó là đứa học trò ngỗ ngược, ở người cảnh sát trại giam luôn cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ các phạm nhân cải tạo. Tình cảm yêu thương chân thành đã lay động và kêu gọi thức tỉnh phần lương tri bị vùi khuất phía sau bao tội lỗi, cứu vớt bao con người khỏi sa xuống vực thẳm đau thương. Tình yêu thương đưa thế giới này thoát khỏi bao thảm họa diệt chủng, ươm lại trong con người niềm tin vào tương lai tươi sáng. Có nhiều cách để giành lại hạnh phúc, công bằng cho con người nhưng nếu yêu thương có thể hàn gắn mọi đau thương, xoá mờ mọi tội lỗi thì tại sao chúng ta không nhân nó lên trong mọi trái tim, không phát huy sức mạnh của nó? Có thể làm được điều đó lắm chứ!
Nhà thơ Tố Hữu từng viết rằng: Có gì đẹp trên đời hơn thế?Người yêu người, sống để yêu nhau.
Tồn tại và ngày càng phát triển - đó là quy luật của sự sống. Để phát triển, trong cuộc chiến giữa chính và tà, những thế lực phi nghĩa sẽ phổi đầu hàng trước sức mạnh chính nghĩa. Dìm con người chìm đắm trong khổ đau là bóng tối, cái ác. Vậy thì kéo con người lên khỏi bờ vực, đưa con người ra ánh sáng, lương thiện phải là tình yêu thương. Như vậy, sự tồn tại của tình yêu thương, sức mạnh của tình yêu giữa con người với con người là tất yếu, là vô địch. Chúng ta có quyền tin vào sự trường tồn mãi mãi của sức mạnh này. Chừng nào con người còn tồn tại, chừng đó tình yêu thương còn nồng nàn.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.
- Đề 1:
Con người có tâm hồn được tạo nên từ vô vàn những mảng màu, những cung bậc cảm xúc nối tiếp nhau. Trong đó, dù ở bất cứ thời đại nào thì chúng ta cũng cần sống với tình yêu thương. Hiểu được điều đó, người nghệ sĩ đã để cho các nhân vật sống với tình yêu thương của mình. Nam Cao với “Chí Phèo” đã giúp người đọc hiểu được sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người.
Chí Phèo và Thị Nở đều là những con người khốn khổ dưới đáy xã hội, họ là nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến thối nát, phải chịu những định kiến khắc nghiệt. Tình yêu của Thị Nở và Chí Phèo diễn ra thật tự nhiên, họ nhìn thấy ở nhau những giá trị tốt đẹp mà định kiến của người dân làng Vũ Đại không thể trông thấy. Tình yêu đã làm cho Chí nhận ra giá trị của cuộc sống, nhận ra sự quan tâm của Thị Nở và muốn làm một người tử tế. Tình yêu đã khiến Thị Nở biết thẹn, biết quan tâm đến Chí. Từ hai cuộc đời, hai thân phận khiếm khuyết, hai trí tuệ mông muội tăm tối của Chí Phèo - Thị Nở, Nam Cao đã để cho họ kết hợp lại như một sự liên kết hoàn hảo để tạo ra một con người mới thống nhất trong sự bừng nở trở lại của một trí tuệ minh triết. Sức mạnh của tình yêu thật kì diệu!
Ta như nhận thấy được rằng, chắc chính mỗi người chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi biết bao nhiêu. Ta dường như cũng lại nhận thấy được cũng chính là người thân yêu mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn…. Tình yêu thương cũng được hiểu đó chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi con người chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ thân yêu của chúng ta. Không những thế ta như cũng nhận thấy được cũng chính trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêu thương. Điều này cũng có thể nhận thấy được rằng chính con người chúng ta sống trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình cảm như thật khăng khít đó để có thể mà dành cho nhau.
Tình yêu thương thực sự nó được ví như thật giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa sao cho tường tận được. Ta như nhận thấy được tình yêu thương thực sự trừu tượng đến mức khó hiểu. Tình yêu thương đơn giản đó cũng chính là khi chúng ta mà nhìn đứa trẻ mồ côi như đang lặng lẽ nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn. Và làm sao ta có thể không động lòng khi chúng ta nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình ly tán và của cải bị mất mát. Ta như nhận thấy được cũng chính vì tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt qua nhanh chóng. Còn có những người luôn cố gắng cho đi mà không bao giờ nghĩ nhận lại cho riêng mình cả.
Có ai đó đã từng nói rằng “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà nơi lạnh nhất là nơi thiếu tình thương”. Thực sự đây là một câu nói rất ý nghĩa. Tình thương như có thể giúp cho con người chúng ta xua đi mọi những u tối trong cuộc đời. Thay vào đó cũng chính là những tia sáng ấm áp của tình thương.
Thật tuyệt vời biết bao nhiêu vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi ngày trong mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẽ cho cuộc sống của chính mình. Cuộc sống sẽ thật đẹp biết bao nhiêu khi có tình thương.
- Đề 2:
Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông khám phá thiên nhiên trên phương diện thẩm mỹ, khám phá con người trên phương diện tài hoa nghệ sĩ. Vận dụng điều đó, nhà văn đã viết tác phẩm “Chữ người tử tù”, văn bản đã gợi cho người đọc những suy nghĩ về cái “đẹp” và cái “thiện” trong cuộc sống.
Con người và những vẻ đẹp Người bao giờ cũng là trung tâm cảm hứng của văn học lãng mạn, chữ của Huấn Cao thực chất là sự lí giải một góc tâm hồn Huấn Cao, là lời ca tụng cái đẹp Con Người trong hoàn cảnh tưởng chừng chỉ tồn tại những điều xấu xa. Xem Huấn Cao là nhân vật đại diện cho cái Tài – cái Đẹp – cái Thiên Lương theo quan niệm Nguyễn Tuân cũng cần phải xét đến vai trò của viên quản ngục và thầy thơ lại. Bởi, cái đẹp chỉ thật sự có ý nghĩa khi có người biết thưởng thức. Đó cũng là một khía cạnh chủ đề của tác phẩm mà nhà văn muốn thông qua những nhân vật của mình phát biểu. Sẽ không ai biết đến Huấn Cao vào những thời khắc khốc liệt nhất của đời ông nếu như không có những người như quản ngục, thơ lại. Hai nhân vật này cùng Huấn Cao làm nên “ba đốm sáng đặc biệt” trên nền hiện thực tăm tối. Từ đó, gợi cho người đọc suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái “đẹp” và cái “thiện” trong cuộc sống.
Cái đẹp là biểu trưng cho một giá trị, đáp ứng nhu cầu khát vọng sống của con người, đem lại cho con người cảm xúc tích cực và thôi thúc con người sáng tạo. Cái đẹp là một phạm trù mỹ học, trong đó phản ánh và đánh giá những hiện tượng của hiện thực và những tác phẩm nghệ thuật đem lại cho con người một cảm giác khoái lạc về mặt thẩm mỹ biểu hiện dưới hình thức cảm tính đồng thời xác định giá trị thẩm mỹ của đối tượng theo quan điểm về sự hoàn thiện xem chúng là những hiện tượng có giá trị thẩm mỹ cao nhất. Cái đẹp hiện ra thiên hình vạn trạng với tính chất khác nhau. Nghệ thuật là nơi tập trung cao nhất mối quan hệ của con người đối với hiện thực. Nếu con người bao giờ cũng sáng tạo theo quy luật của cái đẹp thì nghệ thuật chính là nơi tập trung cao nhất của quy luật này. Mặt khác, cái gì đẹp thì luôn luôn gắn liền với cái tốt, cái thiện (do đó mà chúng ta thường gắn liền thành hai chữ ‘tốt đẹp’).
Theo nghĩa triết học, Thiện là “điều tốt về phạm vi đạo đức, là lý tưởng thỏa mãn ý chí con người, cũng như chân thỏa mãn lý trí và mỹ, thỏa mãn tình cảm”. Mạnh tử thì cho rằng “Ai cũng có lòng thương người… Nếu thình lình thấy một đứa nhỏ sắp ngã xuống giếng, ai cũng có lòng bồn chồn thương xót”. Đó là minh chứng cho một trong tứ đoan (mầm thiện) gồm: lòng trắc ẩn, lòng tu ố, lòng từ nhượng, lòng thị phi.
Cuộc sống luôn gắn liền buộc chặt cái đẹp và cái thiện. Nếu thiếu đi một trong hai cuộc sống sẽ dần trở nên vô nghĩa. Mỗi người cần phải khám phá cuộc sống bằng con mắt thẩm mỹ và trái tim rung cảm với đời.
Trong văn học, cái đẹp và cái thiện cũng luôn đi liền với nhau. Một trong những nhiệm vụ của nhà văn, nhà thơ là tái hiện lại cuộc sống vào trang sách, phát hiện cái đẹp và thâm nhập những mảnh đời. Bởi “văn học luôn gắn liền với cái đẹp và cái thiện”. Nhờ đó ta tìm ra chân lý, cho ta lòng yêu cuộc sống và biết đồng cảm, yêu thương. Nói như Gamzatov thì nhà thơ, nhà văn đã góp phần nuôi dưỡng cái đẹp trong mỗi chúng ta, làm nên diện mạo đẹp đẽ của thế giới. “Tuy nhiên, nhiều tác phẩm văn học lại miêu tả cái xấu, cái ác”.
Tóm lại, chúng ta không thể tách rời cái đẹp và cái thiện. Bởi “suy cho cùng cái đẹp là đứa con ruột của đời sống. Hư vô tuyệt đối không có gạch đá và vôi vữa, không có hạnh phúc lẫn bi ai, thì lấy gì để mà làm chất liệu tạo hình nên cái gọi là “Cái đẹp”?”(Miên Di).
- Một số truyện ngắn khác của Nam Cao và Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám 1945:
+ Tác phẩm của Nam Cao: Đời thừa (1943), Trăng sáng (1943), Một bữa no (1943), Một đám cưới (1944).
+ Tác phẩm của Nguyễn Tuân: Một chuyến đi (1938), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Vang bóng một thời (1940).
- Các chương của tiểu thuyết Những người khốn khổ: Ông Mirien thành đức cha Biên Vơ Nude, Giám mục giỏi thì địa phận khó, Nói sao làm vậy,…
"Ngày xửa ngày xưa có một ông vua hiền vì muốn đích thân tai nghe mắt thấy dân có bằng lòng mình không, nên đã vi hành bằng cách cải trang làm dân cày đi dò la khắp xứ".
Từ ngày còn thơ bé, tôi đã nâng niu trong lòng mình hình ảnh một vị vua anh minh cùng những chuyên vi hành từ lời kể êm êm của bà. Lớn lên đi học, đọc tên truyện ngắn "Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc, cô bé hồn nhiên -trong sáng ngày nào thức dậy trong tôi với niềm hào hứng gặp lại vị vua quen thuộc. Nhưng không ngờ, đó là một chuyện nhầm lẫn mà qua đó chân dung một tên vua bù nhìn cuối thời phong kiến Việt Nam mục ruỗng, ươn hèn hiện lên "sinh động và đầy ấn tượng" từ nhiều điểm nhìn, "đạt ’ hiệu quả nghệ thuật cao nhờ sự sáng tạo độc đáo của tác giả. Chứng kiến chân dung ấy, có một chút gì vỡ ra trong tôi. Hóa ra, truyền thuyết cổ tích dành cho thế giới trẻ thơ là một chuyện hiện thực lịch sử sau này là một chuyện hoàn toàn khác. Vứt Khải Định, tên vua bịp bợm, hai chữ "Vi hành" thiêng liêng đã được "Âu hóa", "hiện đại hóa"! Và tác giả của truyện ngắn này không nhằm kể cho trẻ thơ mà kể cho một cô em hộ phiếm định nhằm nhiều đối tượng, "với một dụng ý chính trị rõ rệt". (Nguyễn Đình Chú).
Năm 1922, vua bù nhìn Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xáo thuộc địa. Nhân dịp này, năm 1923, Hồ Chí Minh với bút đanh Nguyễn Ái Quốc đã viết một loạt tác phẩm đăng trên báo chí công khai nhằm châm biếm Khải Định. Với "Vi hành", tác giả đã lật tẩy chân tướng tên vua này từ mẽ ngoài đến bản chất xấu xa, hèn hạ của hắn bằng một nghệ thuật hết sức độc đáo.
Nếu Nguyễn Đăng Mạnh từng cho rằng "tình huống truyện như một tứ thơ… Nó giống như một thứ nước rửa ảnh sẽ làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm bật nổi vấn đề tư tưởng tác giả, thì ở Vi hành, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo ra tình huống oái oăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn đơn giản mà rất hợp lí, lung linh nhiều ánh sáng bất ngờ, tác động mạnh vào ấn tượng người đọc. Từ sự nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp đến sự nhầm lẫn của cả quần chúng nhân dân, chính phủ Pháp tưởng người da vàng nào cũng là Khải Định, chân tướng Khải Định càng lúc càng hiện lên rõ nét…
Trước hết là khoảnh khắc ngắn ngủi trên mọt toa xe điện. Người hiểu tiếng Pháp thì bị cho là chẳng biết gì. Người không phải là vua lại bị nhận lầm là Hoàng thượng đi "Vi hành". Tác giả – người bị nhận lầm ấy đành lẳng lặng chịu đựng cặp mắt ma mãnh, tò mò, nhưng lại ra bộ không nhìn gì cả của họ để lắng nghe và nghĩ ngợi. Cũng chỉ tại cái mũi tẹt, cái nước da vàng bủng như vỏ chanh – đặc điểm chung của người Việt Nam! Thái độ kì thị chủng tộc phân biệt màu da dã khiến đôi trai gái người Pháp cũng như bao người khác trong xã hội Pháp lúc ấy coi Khải Định như một "hiện tượng lạ". Thêm cái mác "Hoàng thượng", thêm trang phục lố lăng, Khải Định trở thành trung tâm chú ý! Một "anh vua" mũi tẹt, mắt xếch, nước da vàng bủng như vỏ chanh, đeo lên người đủ cả bộ lụa là, hạt cườm, các ngón tay đeo đầy nhẫn nhút nhát, lúng ta lúng túng đi giữa Pari hoạ lệ. Cái nón quí giá đính đầy vàng ngọc của ngài lại được những người Tây văn minh ngỡ là cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn. Với cách nhìn đó, hỏi rằng vị quốc vương An Nam kia có khác gì một "đồ cổ, một vật lạ"? (chữ dùng của Nguyễn Đăng Mạnh). Vậy mà "đồ cổ" ấy đã tới những đâu? Điểm qua những nơi "mặt rồng" xuất hiện, có lẽ không ít người sững sờ! Nào ở trường đua, nào tất cả những tụ điểm ăn chơi của các "công tử bé"! Có thể lắm, bộ dạng của ngài sẽ lặc lõng giữa nơi tụ họp của những kẻ phóng túng nhất Pari! Mà quả có thế thật! Hãy xem cái vẻ nhút nhát, lúng túng của ngài. Thảm hại thay cho cái dáng điệu vị quốc vương An Nam! Đã thế, sao ngài cứ dấn "bước rồng" vào! Phải chăng "ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alếch xăng đệ nhất có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài hay không?… Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé?" Thật chẳng còn ra thể thống gì! Ngài "Vi hành" hay để lén lút thực hiện những hành vi ám muội? Mâu thuẫn giữa danh vị và hành động, đồng nhất giữa trang phục lố lăng, vô văn hóa và những sở thích, lối sông quái dị, Khải Định tự lột mặt nạ của mình trơ khấc lại nguyên hình, hóa ra chỉ là kẻ chơi bời vô độ! Tưởng không còn gì độc đáo, ấn tượng bằng chân dung này! ấy vậy mà chưa hết. Tròng mắt người Pháp, hắn không chỉ là một kẻ ăn chơi lố bịch, không chỉ giống một mụ đàn bà "đeo lên người đủ bộ lụa là, hạt cườm’’ châu báu, ngài còn như một trò vui mắt không mất tiền, một thằng hề! Chẳng hề thậm xưng, chẳng hề nói dối nhằm gây ấn tượng. Sự thực đấy chứ! Rành rành câu chuyện đôi trai gái Pháp trên chuyến xe: "Thê em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở nhà hát ca vũ đấy chứ? Phải trả những nghìn rưỡi phơ răng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò nhào lộn của sư thánh xứ Công gô; hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh? Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối có định kí giao kèo thuê đấy"… Thật không còn lời báng bổ nào hơn đối với vị Hoàng đế đáng kính! Thê ma tác gia, người đang bi tưởng lầm là Hoàng đê đã phải chịu đựng tất cả sự mỉa mai khinh bỉ qua cái nhìn của đôi trai gái Pháp.
Nhưng đâu chỉ trên một chuyến xe và đâu chỉ tác giả được đón nhận "hân hạnh" đó, đâu chỉ hai người tưởng lầm mà cả quần chúng, cả Chính phủ Pháp tưởng lấm "tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành Hoàng đế ở Pháp”! Để rồi, mỉa mai thay "quần chúng cứ là tự phát mà biểu lộ nhiệt tình khi vừa thoáng thấy đồng bào ta". Nhiệt tình ư, kính trọng ư, những lời chào mừng kín đáo: "Hắn đấy! Xem hắn kìa!” Vua được gọi là "hắn", được nhìn với những cái nhìn ngấu nghiến, tò mò như vật lạ, như một trò hề đến giữa lúc kho giải trí trên đất Pari đã cạn. Phải chăng vì vua "Vi hành" nện đã được "quần chúng hóa"? Thái độ này gợi liên tưởng kia, tình huống lầm lẫn càng lúc càng được mở rộng. Chân tướng Khải Định hiển hiện nổi hình nổi sắc qua nhận xét của từng đối tượng. Ý nghĩa phê phán càng lúc càng thêm mạnh mẽ. Khải Định có gặp lại mình trong câu chuyện đó không, thực dân Pháp có gặp lại chính sách cai trị thuộc địa tàn ác, gặp lại hành động bỉ ổi cử mật thám theo dõi Việt kiều trên đất Pháp hay không, có phản ứng gì không – điều đó chẳng cổ nghĩa lí gì. Vì tác giả chỉ kể lại chuyện nhầm lẫn mà mình tình cờ bắt gặp. Và kể qua một bức thư gửi cô em họ! Chân dung độc đáo, đầy ấn tượng mang sức tố cáo mạnh mẽ, được thể hiện qua hình thức tâm tình riêng tư đó quả là một sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc. Với hình thức này, tác giả có thể liên hệ, so sánh tạt ngang, chuyển giọng, chuyển cảnh một cách linh hoạt. Bên lời mỉa mai khinh bỉ tên hề Khải Định là lời tâm tình tha thiết khi nhắc về kỉ niệm ấu thơ. Lòng ta lắng lại sau những chuỗi cười giòn giã. Đó là những "khoảng trông" cần thiết cho trí tuệ của người đọc tự vận động, tự liên tưởng để suy ngẫm và tìm ra ẩn ý để giải những hàm ngôn (Đỗ Kim Hồi). Chuyện "những bậc cải trang vĩ dại" trong truyền thuyết cổ tích bên chuyện "những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và vì những lí do không cao thượng bằng, cũng "Vi hành” vế sau nhấn xuống thật sâu để bất ngờ bật lên một tiếng nói tố cáo sắc bén. Đáng ngờ thay những chuyến "Vi hành" của ông hoàng Khải Định! Sự thật đáng mỉa mai mà cũng thật chua chát. Cùng với sự biến đổi của tình huống là sự luân chuyển của giọng văn – là nhận xét, đánh giá của nhiều đối tượng khiến chân tướng Khải Định – kẻ vắng mặt hiện lên sinh dộng nnư trong ông kính vạn hoa. Một chân dung đầy ấn tượng được khắc họa trong một sự sáng tạo độc đáo – "ấn tượng" về nhân vật được nhân lên nhiều lần và thái độ phê phán cũng được nhân lên gấp bội! Đó chính là sự tài tình, của Nguyền Ái Quốc.
Sự sáng tạo tài tình ấy đã được kết tinh trong một nghệ thuật châm biếm bậc thầy. Đây là một nghệ thuật quen thuộc để đả kích những đối tượng đáng phê phán. Nhưng với "Vi hành", Nguyễn Ái Quốc đã mang đến một tiếng cười mới mẻ mang chiều sâu trí tuệ. Tiếng cười thâm thúy được bật ra từ cách sử dụng câu chữ, xây dựng tình huống, xây dựng chân dung nhân vật. sắc sảo, tỉnh táo, tác giả phát hiện ra sự trái ngược, mâu thuẫn nằm trong bản chất đối tượng, Không nói đến sự phê phán chính sách bảo hộ của thực dân Pháp, ta hãy bàn đến nhân vật chính Khải Định. Như trên đã phân tích, sự mâu thuẫn ấy thể hiện giữa nghĩa thực và nghĩa mờ ám của từ "Vi hành", giữa danh vị và hành động Khải Định. Trắng đen soi chiếu nhau cùng ánh lên hình sắc, bản chất nhân vệt, đồng thời là cái nhìn sắc nhọn của tác giả. Trên cơ sở thực, tác giả cường điệu, phóng dại một cách rất nghệ thuật với những liên tưởng bất ngờ, hợp lí khiến chân dung nhân vật càng thêm sinh động. "Chụp cái chụp đèn lên đầu Khải Định, Bác dã biến Khải Định thành một đồ vật đứng ngơ ngác giữa Pari hoa lệ…" (Trần Đình Sử). Khải Định "ngơ ngác" cồn người đọc thì bật cười. Cười để rồi nhận ra rõ nét hơn sự lố bịch đến đáng ngờ của hắn! Với nghệ thuật cường điệu, lố bịch hóa nhân vật, Nguyền Ái Quốc đã hạ bệ Khải Định một cách không thương tiếc! Thêm vào đó là nghệ thuật tạo tình huống. Bản thân sự nhầm lẫn đã gây cười. Ở đây, tình huống nhầm lẫn được nhân lên với nhiều đối tượng, tiếng cười càng lúc càng thêm giòn giã. Chân tướng nhân vật hiện lên "sinh động, đầy ấn tượng, mang sức tố cáo mạnh mẽ".. Khải Định – tên hề trong lịch sử Việt Nam thêm một lần được thể hiện mình, được ngụp lặn .trong chuồi cười sâu cay, trong nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc! Nghệ thuật ấy cũng rất phù hợp với tính thích hài hước của người Pháp. Chắc chắn, những độc giả này sẽ gặp lại mình trong đó. Với những liên tưởng độc đáo mà "Vi hành" gợi ra, trí tưởng tượng của họ sẽ còn dựng lên sống động hơn nữa chân dung Khải Định.
Tóm lại, khác với sự xuất hiện trực tiếp trong Con rồng tre, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, trong truyện ngắn Vi hành "nhân vật chính không có mặt nhưng lại hiện lên sinh động và đầy. ấn tượng, đạt hiệu quả nghệ thuật cao, mang sức tố cáo mạnh mẽ. Đó chính là nhờ sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc". Chân dung biếm họa Khải Định được hiện lên thật sinh động qua những chi tiết cụ thể mà khái quát. Tôi có cảm giác tác giả đã mạnh dạn nhấn từng mảng màu đậm nét, đầy ấn tượng như vẽ bức sơn dầu khắc họa chân dung lố bịch Khải Định. Ngắn gọn cô đúc, gián tiếp, khách quan mà sinh động đầy ấn tượng, bản chất xấu xa ươn hèn của Khải Định được lột tẩy. Phải chăng dó là kết quả của sự kết hợp phong cách Châu Âu hiện đại với lối vui đùa hóm hỉnh thâm trầm Á Đông? Bộ mặt phản động của hoàng đế An Nam bị vạch trần qua tiếng cười bật ra từ những tình huống nhậm lẫn bất ngờ, hợp lí. Nhìn chân dung vua hề Khải Định, những người biết suy nghĩ sẽ tự đặt ra câu hỏi liệu có đáng tồn tại không một tên vua. bù nhìn xấu xa như thế? Sự tàn tạ của vương triều Nguyễn đã hiển hiện trước khi nó vĩnh viễn không còn tồn tại qua thiên truyện "Vi hành". Chức năng dự báo ấy chỉ có thể có được ở cái nhìn biện chứng của người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Thêm một lần, ta cảm nhận được mối quan hệ chặt chẽ, qua lại giữa chính trị và nghệ thuật. Với “Vi hành" nói riêng, với thơ văn hói chung, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện hùng hồn quan điểm nghệ thuật của mình: Văn hóa nghệ thuật củng là một mặt trận. Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Và ngay từ thời trẻ, Người dã là một chiến sĩ dũng cảm trên con đường chiến đấu, trước hết là chiến đấu bằng ngòi bút.
Tác giả vào truyện độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc từ tiếng chửi của Chí Phèo
+ Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi và người nghe hắn chửi
+ Lời chửi của Chí nghe ghê gớm: chửi đời, chửi trời, đất, chửi làng Vũ Đại
- Tiếng chửi là phản ứng của Chí với toàn bộ cuộc đời
+ Bộc lộ nội tâm của người bất mãn ý thức được con người ít nhiều ý thức được mình bị gạt ra khỏi xã hội loài người
+ Tiếng chửi thảm hại khi mà “đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó cắn xôn xao trong xóm”
⇒ Tình cảnh xót xa của người nông dân bị tha hóa, đơn độc
Huấn Cao là nhân vật chính trong “Chữ người tử tù”, mặc dù nổi tiếng và có tài viết chữ nhưng lại bị triều đình giam giữ và kết tội chết vì dám chống đối lại triều đình. Trong thời gian giam giữ trong ngục tù, ông cương trực và bất khuất. Viên quản ngục đã nghe danh tiếng ông Huấn Cao nhưng không ngờ gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu thế này. Viên quản ngục biệt đãi ông Huấn Cao như dọn dẹp chỗ ở, dọn đồ ăn ngon nhưng Huấn Cao tỏ thái độ khinh thường.Khi thời gian xử tử sắp đến, viên quản ngục tiết lộ ông là người yêu cái đẹp và nghệ thuật, mong muốn xin chữ của Huấn Cao. Cảm động trước tấm lòng của viên quản ngục Huấn Cao quyết định cho chữ trước ngày ra pháp trường. Cảnh tượng cho chữ diễn ra ngay trong nhà tù, cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử khi cả tù nhân và kẻ trọng tội không còn có sự phân biệt, họ hướng đến tình yêu nghệ thuật. Sau cùng Huấn Cao khuyên viên quản ngục trở về quê sinh sống để giữ tấm lòng thanh cao.
Huấn Cao có vẻ đẹp thể hiện qua phẩm chất:
+ Con người tài hoa, ưu việt, đầy quyền năng (tài viết chữ “đẹp và vuông lắm”, tiếng tăm nổi khắp tỉnh Sơn, khiến quan ngục muốn xin chữ)
+ Khí phách hiên ngang, gan dạ của Huấn Cao (Vẫn giữ được sự hiên ngang, khảng khái ngay cả trong tù)
+ Người có “thiên lương” trong sáng và cao đẹp (thái độ trọng cái đẹp, chia sẻ lời gan ruột với quản ngục)
- Tác giả xây dựng hình tượng Huấn Cao với dụng ý nghệ thuật:
+ Bày tỏ quan niệm nghệ thuật về cái đẹp của tác giả
+ Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời: quan niệm tiến bộ của tác giả
Tình huống truyện độc đáo:
- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm
+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định
+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng
+ Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.
+ Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm