K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2016

1.- Chức năng chính của phần đầu - ngực tôm

-Định hướng phát hiện mồi

-Giữ và xử lí mồi.

-Bắt mồi và bò

13 tháng 11 2016

 

Chức năng chính của phần đầu - ngực tôm

- Định hướng phát hiện mồi

- Giữ và xử lí mồi

- Bắt mồi và bò

 

Chức năng chính của phần bụng tôm

- Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng

- Lái và giúp tôm nhảy

 

9 tháng 11 2016

-Tôm đực khác tôm cái ở chỗ tôm đực có kích thước lớn, đôi kìm to và dài.

-Ấu trùng phải lột xác nhiều lần vì lớp vỏ cứng bao bọc không lớn theo cơ thể được.

- Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa bảo vệ trứng để không bị kẻ thù ăn mất.

 

1 tháng 12 2016

-Tôm đực khác tôm cái về kích thước lớn đôi kìm to và dài

-ấu trùng lột xác nhiều lần vì: lớp vỏ có chất caxi+kitin => nên nó cứng. trong quá trình trở thành tôm trưởng thành cơ thể của tom phát triển còn vỏ ko phát triển theo cơ thể của ấu trùng

-tập tính ôm trứng của tôm mẹ: bảo vệ trứng để không bị kẻ thù ăn mất

5 tháng 12 2016

* Vai trò của ngành ruột khoang:

- Trong tư nhiên: + Tạo vẻ đẹp thiên nhiên: San hô, hải quỳ

+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển: các rạn san hô là nơi ở cho nhiều sinh vật biển

- Đối với đời sống : + Làm đồ trang trí , trang sức : San hô

+ Làm thưc phẩm có giá trị : Sứa sen, sứa rô

+ Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.

+ Cung cấp nguyên liệu đá vôi: San hô đá

- Tác hại: + Một số loài gây độc và ngứa cho con người: Sứa

+ San hô tạo đá ngầm ảnh hưởng đến giao thông.

Ngành giun:

- Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
- Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.
- Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.
- Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.

Ngành thân mềm:

- Lợi ích: + Làm thực phẩm cho con người: trai, sò, ốc,hến.....

+ Nguyên liệu xuất khẩu: sò huyết, mực nang, mực ống,....

+ Làm thức ăn cho động vật: ốc bươu vàng, ốc vặn, hến...

+ Làm sạch môi trường nước: trai sò, hến....

+ Làm đồ trang trí, trang sức: ngọc trai, vỏ ốc, vỏ sò...

+ Hóa thạch của 1 số loài ốc có giá trị về mặt địa chất

Ngành chân khớp:

- Ích lợi: + Cung cấp thực phẩm cho con người: tôm, cua, châu chấu,

+ Là thức ăn của động vật khác: châu chấu, tép, tôm

+ Làm thuốc chữa bệnh: mật ong, bọ cạp

+ Thụ phấn cho hoa: ong, bướm

+ Làm sạch môi trường: bọ hung

+ Xuất khẩu:tôm hùm, tôm càng xanh, cua nhện…

- Tác hại: + Làm hại cây trồng: sâu đục thân, đục quả, sâu cuốn lá…

+ Làm hại cho nông nghiệp: châu chấu, sâu bọ

+ Hại đồ gỗ, tàu thuyền: sun, mọt

+ Là vật trung gian truyền bệnh.

 

25 tháng 12 2016

1.Động vật nguyên sinh:

1.1. Đặc điểm chung
- Có kích thước hiển vi
- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.
- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng
- Sinh sản vô tính và hữu tính
1.2.Vai trò
- Làm thức ăn cho động vật nhỏ,
- Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
-Có ý nghĩa về mặt địa chất
Tác hại
- Gây bệnh ở động vật và ở người
6.
-Cơ thể gồm có 3 phần:
+ Đầu : Mắt, lỗ mũi, miệng, râu và nắp mang
+ Mình: Vây lưng, vây ngực và vây bụng
+ Khúc đuôi: Vây đuôi, vây hậu môn
-Đời sống:Cá chép ưa các vực nước lặng (ao, hồ. ruộng, sóng, mới...), chúng ăn tạp (giun, ốc, ấu trùng côn trùng và thực vật thủy sinh...)
5.-Cấu tạo ngoài:
+ Hình trụ dài 25 cm
+ Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giúp giun
không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non người.
-Cấu tạo trong:
+ Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển.
+ Chưa có khoang cơ thể chính thức
+ Ống tiêu hóa thẳng: từ lỗ miệng tới hậu môn
+ Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc.
4.
-Cơ thể tôm gồm 2 phần: phần đầu-ngực và phần bụng,có vỏ giáp cứng bao bọc:
+Phần đầu – ngực có: giác quan, miệng với các chân hàm xung quanh và chân ngực (càng và chân bò)
+Phần bụng phân đốt rõ, gồm chân bụng (chân bơi) và tấm lái.
-Dinh dưỡng:
*Tiêu hóa:
+Tôm ăn tạp, hoạt động về đêm.
+ Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày và hấp thụ ở ruột.
*Hô hấp: bằng mang.
*Bài tiết: qua tuyến bài tiết.
3.Cấu tạo ngoài:
-Cơ thể hình lá, dẹp, đối xứng hai bên, có màu đỏ máu.
-Mắt, lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển.
*Vòng đời của sán lá gan:
Sán lá gan trưởng thành ----(đẻ)---> Trứng ----(gặp nước)---> Ấu trùng có lông ------> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) ----------> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) ------> Kết kén (bám vào rau bèo) ----> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò)
*Đặc điểm chung:
+Cơ thể dẹp , đối xứng hai bên.
+Phân biệt đầu , đuôi , lưng , bụng.
+Ruột phân nhiều nhánh , chưa có hậu môn.
2.*Hình dạng ngoài
-Hình trụ dài:
+ Phần dưới gọi là đế, bám vào giá thể.
+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra.
+ Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
- Di chuyển:
+ Di chuyển kiểu sâu đo.
+Di chuyển kiểu lộn đầu.
-Cấu tạo trong:
*Thành cơ thể gồm 2 lớp:
- Lớp ngoài gồm:
+ Tế bào gai
+ Tế bào thần kinh
+ Tế bào sinh sản
+ Tế bào mô bì cơ.
- Lớp trong:
+ Tế bào mô cơ tiêu hoá
* ở giữa 2 lớp là tầng keo mỏng
* Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá ở giữa(ruột túi)
-Dinh dưỡng:
Thuỷ tức bắt mồi bằng tua miệng.
Thức ăn được tiêu hoá trong ruột túi.
Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ miệng.
Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
-Sinh sản:
Mọc chồi: Khi có đầy đủ thức ăn thủy tức sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi để hình thành cơ thể mới.
Sinh sản hữu tính: Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức khác đến thụ tinh, sau đó tiến hành phân chia để tạo thành cơ thể mới.
Tái sinh: Là khả năng hình thành các bộ phận còn thiếu từ một phần cơ thể thủy tức.
-Sinh sản của san hô:chủ yếu là mọc chồi, các chồi con không tách ra khỏi cơ thể mẹ mà dính lại với cơ thể mẹ tạo nên tập đoàn san hô.
Nhớ tick cho mình nhoa!!!!!
 
 
 
 
 


 

25 tháng 12 2016

Câu 5:

Cấu tạo của giun đũa:
*Cấu tạo ngoài:
_Cơ thể hình ống, thon dài, đầu nhọn
_Con đực nhỏ, ngắn, đuôi cong; con cái to, dài
_Lớp vỏ cuticun ngoài cơ thể có tác dụng chống men tiêu hóa của vật chủ
*Cấu tạo trong:
_Lớp biểu bì và cơ dọc ở thành cơ thể phát triển
_Có khoang cơ thể chưa chính thức
_Ống tiêu hóa thẳng, có hậu môn
_Tuyến sinh dục dài, cuộn khúc

2 tháng 5 2016

Mở sách ra là có bạn ạh

2 tháng 5 2016

troi oi tuong gi ban giup minh voi minh van biet nhung muon tim hieu rong hon vi minh sap thi mon sih roi

hiha

2 tháng 5 2016

GDCD 6 ah pn? mk nhớ ko nhầm thì nó có ở trong phần ghi nhớ ak. hihi

Chúc pn thi tốt đạt điểm cao nhé :)

2 tháng 5 2016

thanks à mà mik học vlens cơ ^^

12 tháng 12 2016

Nguyên do là cá sinh sống ở trong nước, khi bơi thường là lưng hướng lên trên, bụng úp xuống dưới. Khi có ánh sáng mặt trời, từ dưới nước nhìn lên thì mặt nước là một mảng sáng loáng, rất giống với màu trắng của bụng cá. Do đó, những con cá lớn ở dưới sâu rất khó phát hiện ra con mồi. Cũng với quy luật như vậy, từ trên nhìn xuống, màu sắc của nước rất thẫm, gần giống với màu sắc của lưng cá, các loài chim săn mồi khó có thể nhìn thấy cá bơi trên mặt nước.

Tóm lại, màu sắc lưng thẫm, bụng nhạt của đại đa số các loài cá là kết quả của sự thích nghi với cuộc sống trong nước, bảo vệ bản thân khỏi bị kẻ địch phát hiện.

6 tháng 5 2019

Vì khi kẻ thù của cá ở phía trên cá nhìn xuống thì lượng ánh sáng ở phía dưới kẻ thù của cá ít hơn nên thấy màu nước có màu sẫm giống với màu lưng cá nên kẻ thù khó phát hiện

Ngược lại khi kẻ thù của cá ở phía dưới cá nhìn lên, do phía trên cá có ánh sáng nhiều hơn nên nước có màu sáng hơn,mà phía bụng của cá có màu nhạt nên giống với màu môi trường kẻ thù khó phát hiện được

\(\Rightarrow\)Vậy màu sắc sẫm phía lưng, nhạt phía bụng là đặc điểm thích nghi giúp cá dễ tồn tại hơn

1 tháng 11 2016

Phần đầu trai ở chỗ phình to nhất .Trong cuộc sống đầu trai không có cần thiết hay quan trong gì đối với nó nên Đầu trai tiêu giảm giúp nó di chuyển nhẹ nhàng hơn trong nước

Để tránh sự nặng nề khi di chuyển.

31 tháng 12 2015

ko bít ở đây có kp hok nhể?

31 tháng 12 2015

Tren mang co rat day du!!!!!!

25 tháng 12 2016

Phân trâu bò ---> trứng sán lá gan ---> ấu trùng có lông ---> ốc ( vật chủ trung gian ) ---> ấu trùng có đuôi ---> nước ---> kết kén rau bèo-----> trâu bò.

Như vậy nó có đặc điểm là thay đổi vật chủ để phù hợp với sự sống và sinh sản.

Châu có có lợi: làm thức ăn cho người và động vật khác,...

Có hại: làm hư hại cây nông nghiệp,..

25 tháng 12 2016

Vòng đời của sán lá gan có đặc điểm: thay đổi vật chủ qua nhiều giai đoạn ấu trùng

Châu chấu vừa có lợi vừa có hại:

+ Có lợi: có thể làm thức ăn giàu dinh dưỡng cho con người ( cô mình nói người Lào hay Thái Lan thường ăn món này)

+ Có hại: phá hại các cây ngũ cốc