Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy: “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất mem nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.
tham khảo
Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất mem nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.
Tham khảo
A.Mở bài
- Giới thiệu về ca dao
- Dẫn dắt nhận định
B. Thân bài
1. Giải thích
- Ca dao chủ yếu được sáng tác theo thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc mượt mà sâu lắng vì thế người nghệ sĩ dân gian đã dùng ca dao để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình.
- Ca dao đã diễn tả phong phú và tinh tế đời sống tâm hồn của người dân.
2. Chứng minh
a. Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người
- Tình yêu quê hương đất nước.
- Yêu mến gắn bó làng quê nơi mình sinh ra (Dẫn chứng).
- Tình cảm tự hào đắm say trước vẻ đẹp của Tây Hồ buổi sáng sớm(Dẫn chứng).
- Quê hương dù có nghèo khó nhưng đi đâu làm gì thì trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn hướng về quê.
- Ca dao là tiếng hát chứa chan về tình cảm gia đình, bạn bè
+ Đó là tình cảm của con cháu với ông bà.
+Tình cảm của con cái với bố mẹ (Dẫn chứng).
+ Tình cảm anh chị em ruột thịt, trân trọng quý mến nhau (Dẫn chứng).
b. Ca dao là tiếng tơ đàn muốn điệu của tâm hồn quần chúng
- Tình yêu lao động sản xuất. Không khí làm ăn vui vẻ tấp nập trên cánh đồng: Trên đồng cạn dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
- Là tinh thần phản kháng xã hội bất công. Ca dao là tiếng nói ngọt ngào yêu thương nhưng cũng là tiếng nói căm hờn bởi những kẻ bóc lột.
- Đối với bọn quan lại, nhân dân ta lưu truyền một chân lí: Con vua thì lại làm vua… và họ có mơ ước: Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua thất điểm thế lại ra quét chùa.
- Trong xã hội cũ thân phận của người phụ nữ lại phải chịu nhiều đắng cay. Tiếng nói phản kháng của họ có khi yếu ớt thể hiện qua nỗi than thân đau đớn của mình (dẫn chứng).
C. Kết bài
- Đánh giá chung
- Cảm nhận của bản thân.
** Bài viết tham khảo
Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.
“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.
Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy: “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.
Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất mem nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.
Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.
-Trước hết người dân quê khẳng định rất rõ sự quý giá bất khả hoán đổi của quê hương:
“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.
-Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy:
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.
-Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.
Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất mem nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.
a. Mở bài:
Giới thiệu về ca dao và dẫn dắt nhận định.
b. Thân bài:
* Giải thích
- Người lao động xưa thường dùng ca dao để bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình. Ca dao là tiếng hái tâm tình của người lao động. Những cảm xúc, suy nghĩ những tình cảm được biểu hiện trong ca dao có sự gắn bó trực tiếp với những cảnh ngộ nhất định.
- Ca dao chủ yếu được sáng tác theo thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc mượt mà sâu lắng vì thế người nghệ sĩ dân gian đã dùng ca dao để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình.
- Ca dao đã diễn tả phong phú và tinh tế đời sống tâm hồn của người dân.
* Chứng minh
- Tình yêu quê hương đất nước.
+ Yêu mến gắn bó làng quê nơi mình sinh ra (Dẫn chứng).
+ Tình cảm tự hào đắm say trước vẻ đẹp của Tây Hồ buổi sáng sớm(Dẫn chứng).
- Quê hương dù có nghèo khó nhưng đi đâu làm gì thì trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn hướng về quê (Dẫn chứng).
- Ca dao là tiếng hát chứa chan về tình cảm gia đình, bạn bè + Đó là tình cảm của con cháu với ông bà (Dẫn chứng).
+ Tình cảm của con cái với bố mẹ (Dẫn chứng).
+ Tình cảm anh chị em ruột thịt, trân trọng quý mến nhau (Dẫn chứng).
- Tình yêu lao động sản xuất. Không khí làm ăn vui vẻ tấp nập trên cánh đồng: Trên đồng cạn dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
- Là tinh thần phản kháng xã hội bất công. Ca dao là tiếng nói ngọt ngào yêu thương nhưng cũng là tiếng nói căm hờn bởi những kẻ bóc lột.
- Đối với bọn quan lại, nhân dân ta lưu truyền một chân lí: Con vua thì lại làm vua… và họ có mơ ước: Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua thất điểm thế lại ra quét chùa.
- Trong xã hội cũ thân phận của người phụ nữ lại phải chịu nhiều đắng cay. Tiếng nói phản kháng của họ có khi yếu ớt thể hiện qua nỗi than thân đau đớn của mình (dẫn chứng).
c. Kết bài:
Khẳng định giá trị to lớn của ca dao với đời sống tinh thần của nhân dân:
- Diễn tả đời sống tâm hồn của người bình dân xưa kia, ca dao là người bạn thân thuộc đối với mỗi người dân.
- Ca dao mãi là dòng suối mát nuôi dưỡng tâm hồn của các thế hệ người Việt Nam. Chúng ta học được nhiều bài học bổ ích về đạo làm con cháu, tình nghĩa gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương xứ sở và rộng hơn là đạo lý làm người.
Từ xa xưa đến nay, ca dao tục ngữ đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân lao động Việt Nam. Qua những câu ca dao có vần có nhịp ấy, người ta có thể biểu lộ được hết những tâm tư, tình cảm xuất phát từ tận sâu trong tâm hồn mình. Đó là tiếng nói đầy tha thiết, giản dị mà chân chất về những tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước nồng nàn mà người dân Việt Nam trân trọng vô cùng. Dường như đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân nước Việt chứ không đơn thuần là chỉ trên những câu chữ thốt ra một cách trôi chảy, bâng quơ.
Đầu tiên, ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình. Quả thật đúng như vậy, ta sẽ nhận thấy qua một số câu ca dao quen thuộc như:
"Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹGánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹMây trời lồng lộng không phủ kín công chaTần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớnMang cả tấm thân gầy cha che chở đời conAi còn mẹ xin đừng làm mẹ khócĐừng để nỗi buồn lên mắt mẹ nghe không."
Hoặc:
"Gió mùa thu mẹ ru con ngủNăm canh mất thức đủ năm canh.""Công cha như núi Thái sơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Đó là những câu ca dao đong đầy lòng biết ơn, sự trân trọng của những người con hiếu thảo dành cho cha mẹ của mình, trong cả cuộc đời chẳng ai đối xử tốt với chúng ta hơn cha mẹ, cũng chẳng có nơi nào ấm áp hơn nơi gọi là gia đình. Tình cha, nghĩa mẹ chẳng bao giờ đong đếm được, dẫu có so sánh với núi với sông, hay bất kỳ một sự thể nào khác thì cũng chẳng thể diễn đạt hết tấm lòng và sự hy sinh mà cha mẹ đã dành cho những đứa con mãi mãi bé bỏng trong tầm mắt cha mẹ. Tình cảm ấy rất đỗi nồng nàn, thiêng liêng và cao quý hơn tất thảy. Tình mẫu tử, tình phụ tử nào ai có thể phủ nhận, người ta chỉ được phép tôn thờ, một lòng kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ thế mới phải đạo làm con.
Còn về tình cảm anh em cũng được biểu hiện qua những câu ca dao hết sức giản dị mà sâu sắc như:
"Anh em như thể tay chânRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"
Đó là nói về tình cảm giữa anh em ruột thịt trong một gia đình, có mối quan hệ khăng khít gắn bó với nhau, tựa như tay như chân, thiếu cái nào cũng dẫn tới việc đau đớn, mất mát, hụt hẫng. Chính vì thế, giữa anh em trong gia đình với nhau cần phải có sự bao dung, đỡ đần chăm sóc, bảo bọc lẫn nhau, giữa anh em không chỉ là tình thân mà đó còn là tình đoàn kết, thương yêu. Người này đói rách, bần hàn thì người kia cũng thấy đau xót, không nỡ, phải tìm mọi cách mà giúp đỡ, em sai thì anh phải có trách nhiệm uốn nắn chỉ bảo tận tình, chứ không được bỏ mặc làm ngơ, đó mới là tình cảm anh em ruột thịt chân chính.
Trong gia đình, ngoài tình cảm cha mẹ - con cái, anh em với nhau, tình cảm vợ chồng cũng là một trong số những tình cảm có vị trí vô cùng quan trọng và đặc biệt, quyết định hạnh phúc của một tổ ấm. Có những câu ca dao rất hay, rất dân dã giản dị nhưng in sâu vào tiềm thức con người như thế này:
"Râu tôm nấu với ruột bầuChồng chan vợ húp gật đầu khen ngon."
"Thuyền về có nhớ bến chăngBến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền""Thương chồng phải lụy cùng chồngĐắng cay phải chịu, mặn nồng phải cam."
"Tay bưng chén muối chén gừngGừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau"
Tình cảm vợ chồng trong quá khứ hay hiện tại đều đề cao những giá trị thủy chung, son sắt, ân nghĩa một đời, đồng cam cộng khổ cùng nhau, đặc biệt đó chính là sự tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau. Có thế dẫu là việc khó, việc to tát cỡ nào cũng sẽ dễ dàng vượt qua, bởi sự đồng lòng, yêu thương, gắn bó với nhau chính là sức mạnh là niềm tin khiến con người ta quên đi tất thảy mọi khó khăn gian khổ, luôn hướng về một mục tiêu chung cùng xây dựng gia đình hạnh phúc vững bền mà không có những toan tính hơn thua. Đó mới là tình cảm vợ chồng chân chính, đáng quý, đáng trân trọng.
Ngoài ra, còn rất nhiều câu ca dao khác đề cập đến tình cảm gia đình như tình cảm ông bà với con cháu, tình cảm giữa họ hàng với nhau,... Tất cả đều có những giá trị riêng biệt, toát lên từ cái chất mộc mạc, giản đơn của con người Việt Nam.
Đó là về tình cảm gia đình, còn trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có những câu ca dao rất sâu sắc thấm thía ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, mà ngay từ thuở ấu thơ ta vẫn thường nghe bà, nghe mẹ ngâm nga.
"Đường vô xứ Huế quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh họa đồ."
"Đồng Đăng có phố Kỳ LừaCó nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh."
"Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say"
Hay:
"Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ XươngMịt mù khói tỏa ngàn sươngNhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."
Hoặc là:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người trong một nước phải thương nhau cùng"
"Rủ nhau xem cảnh Kiếm HồXem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc SơnĐài Nghiên, Tháp Bút chưa mònHỏi ai gây dựng nên non nước này?"
Những câu ca dao nói về đất nước chủ yếu đề cập đến những địa danh dọc khắp dải đất hình chữ S, ở đó có những nét đẹp, nét văn hóa riêng biệt, với những món ăn, những cảnh sắc nên thơ hữu tình. Đối với nhân dân địa phương, đó là niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất quê hương với những nét đặc trưng chẳng nơi nào có được, đối với khách du lịch, để lại trong lòng người đi những ấn tượng vô cùng sâu sắc, làm con người ta thêm yêu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thêm yêu thương dân tộc mình. Một số câu ca dao còn khơi gợi tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã đi trước, hi sinh máu xương để bảo vệ đất nước, bảo vệ mảnh đất quê hương suốt mấy ngàn năm văn hiến trải dài trong bề dày lịch sử. Ca dao còn khơi gợi tấm lòng đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau, cùng sẻ chia cơm ăn áo mặc, sao cho đúng với nghĩa tình dân tộc, với truyền thống lá lành đùm lá rách vốn có từ bao đời nay của nhân dân ta.
Tựu chung lại, ca dao là một loại hình văn học dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy. Bởi nó phản ánh ý chí và tình cảm của con người Việt Nam trong cuộc sống lao động hằng ngày, dù có khó khăn, thiếu thốn vất vả nhưng nhân dân ta vẫn luôn tôn trọng những giá trị đạo đức, nhân văn, chưa từng một phút giây lơ là. Đặc biệt, ca dao chính là tiếng nói của tình cảm gia đình, của tình yêu quê hương đất nước, con người mà nhân dân ta hết sức gìn giữ, trân trọng.
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Refer
Xuất phát từ sự cảm hứng của người viết đối với ca dao: từ tuổi thơ, ca dao đã đến với tâm hồn ta, dễ thuộc, dễ nhớ, có lẽ vì nó luôn diễn tả được nhwungx tình cảm mà ai ai cũng có, cũng quan tâm. Đó là tình gia đình đằm thắm, tình bạn keo sơn, tình làng xóm, tình quê hương tha thiết.
Ca dao là tiếng nói về tình gia đình đằm thắm. Đó là lòng kính yêu, biêt ơn ông bà,, cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người. ca dao ghi lại tấm lòng của lớp lớp con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên.
Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn
Không chi tưởng nhớ tới tổ tiên mà còn ghi nhớ công ơn trời biển của ông bà,. Cha mẹ: công ơn đó là vô cùng to lớn:
Ngó lên nuộc lạc mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu
Hay:
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang
Công cha nhu núi thái Sơn
Tình nghĩa ấy không bao giờ nguôi cạn:
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Sự cảm nhận sâu sắc nổi vất vả mà cha mẹ phải chịu đựng để nuôi dưỡng ta bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu, nhớ đến cơm cha áo mẹ chăm chút cho ta từ ngày bé cỏn con đến khi lớn khôn thế này, họ gửi gắm tấm lòng vào ac dao, nhắc nhau nghĩ sao cho bõ những ngày cha mẹ nuôi ta và ước ao về ta :
Một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ca dao còn thể hiện tình thương yêu giữa anh em trong một gia đình. Anh em thì cần phải hòa thuận để gia đình êm ấm, hạnh phúc:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Anh em nhu thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thaanvui vầy.’
Trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn thì cần phải biết giúp đỡ, thương yêu, phải biết đùm bọc lẫn nhau:
Anh em như chân với tay,
Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần.
Không chỉ ông bà tổ tiên, bố mẹ,anh chi em mà nó còn thể hiện tình vợ chồng thủy chung son sắt.
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
Mặc dù cuộc sống bon chen, kiếm sống vất vả: củi than nhem nhuốc…, ăn uống đạm bạc: râu tôm nấu với ruột bầu nhung vợ chồng luôn nhắc nhau: ghi lời vàng đá xin mình chớ quên. Họ thấy cuộc sống vất vả mà vẫn vui vẫn tin vào một ngày tốt đẹp:
Rủ nhau đic cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
Ca dao là tình nghĩa gia đình và nó còn là tiếng nói về tình làng xóm, quê hương tha thiết. Làng xóm ấy trước hết là làng xóm thanh bình, có cánh đồng mênh mông bát ngát, mọi người chăm chỉ làm ăn:
Làng ta phong cảnh hữu tình,
Dân cư giang khúc như hình con long
Nhờ trời hạ kế sang đông,
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi
Bởi vậy khi đi xa thì nhớ, nhớ những gì tuy bình dị nhưng vô cùng thân thương:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên dduowong hôm nao.
Mở rộng hơn tình làng xóm là tình yêu quê hương đất nước
Tình yêu quê hương đất nước thật là đằm thắm, nó thể hiện qua không biêt bao nhiu :
Thương nhau ta đứng ở đây
Nước non là bạn, cỏ cây là tình.
Tình yêu quê hương đất nước không phaỉ là tinh f yêu dành cho quê hương cho đất nước mà đấy là tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người cùng quê hương đất nước:
Bầu ơi thương lấy bis cùng
Tuy rằng khác giông như ng chung một giàn.
Hay
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Đó cũng chính là niềm tự hào về nước non ta về miền nào cũng tươi : Lạng Sơn thì có phố Kì Lừa, có nàng Tô thị có chùa Tam thăng, Thăng Long phồn hoa thì có : phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.
Còn miền trung thi Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Còn miền nam lại có:
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,
Nước Đồng Tháp lấp lánh cá tôm.
Ca dao phần lớn là nói về tình cảm, trong đó rất nhiều câu đậm đà tình cảm gia đình, làng xóm quê hương. Nói về tình Cảmđẹp đẽ của con người, lại bằng n hững lời lẽ đẹp, nên ca dao đã dduocj nhiều người yêu thích.
Nhờ vậy ca dao không chỉ có giá trị về mặt văn chương mà còn là những mẫu mực diễn đạt tình cảm cho những sáng tác văn học viết sau này.
tham khảo
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Đọc lại ca dao, tục ngữ người Việt trong lúc văn học dịch đang phát triển thiếu định hướng, văn học trẻ trong nước ồn ào những khen chê, ta vẫn thấy một cái gì nhẹ nhõm, những ý vị và giá trị riêng, không thể thay thế.
Ca dao, tục ngữ là một trong những thể loại lời nói ngắn gọn nhất, đúc kết những quan sát, chiêm nghiệm sâu sắc, những tư tưởng, tìm cảm, triết lí sống của nhân dân ta, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới một hình thức nghệ thuật giản dị, và gần gũi với tất thảy người đọc. Tìm về với ca dao, tục ngữ là tìm về một vẻ đẹp ngôn từ, một bộ phận văn học kiến tạo những giá trị nhân văn phổ quát, một kiểu loại lời nói khúc chiết và chính xác về thực tại, có sức mạnh biểu cảm mạnh mẽ và có thể thanh lọc tâm hồn mỗi chúng ta. Có thể nói, ca dao, tục ngữ là một túi khôn phong phú của nhân dân, nơi chứa đựng những bài học về nhân tình, kinh nghiệm sống quan trọng.
Ca dao xưa nói rất tinh tế, ý nhị, sâu sắc về tình yêu nam nữ của người bình dân. Nhiều bài thơ trữ tình bây giờ thiếu đi cái tinh tế trong phô diễn tình cảm giữa đôi bên trai gái; nhưng đọc những câu ca dao giản dị, chẳng hạn “Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”; “Bao giờ cho đến tháng hai/ Con gái làm cỏ, con trai be bờ”… ta vừa cảm nhận được sự thẳng thắn, táo bạo, thắm thiết trong lời ăn tiếng nói của người bình dân, vừa thấy cả vẻ đẹp của cảnh, của tình cảm nam nữ, vẻ đẹp trong lao động ngày mùa. Ca dao không chỉ phản ánh hiện thực mà còn kiến tạo và duy trì những tình yêu đẹp, những vẻ đẹp độc đáo của tình yêu: “Đôi ta như lửa mới nhen/ Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu”, “Vì tình anh phải đi đêm/ Vấp năm bảy cái, đất êm hơn giường”... Tình yêu đích thực trong ca dao bao giờ cũng là thứ tình yêu đã được thử thách trong gian nan xa cách, trắc trở khó khăn nhiều bề; đó là tình yêu của những người đồng cảm, đồng cảnh, cùng nhau trải qua nhiều đắng cay, ngọt bùi, sông sâu sóng cả, nguyện thề son sắt thủy chung với nhau (“Lầm than đã trải, nắng mưa đã từng/ Xa xôi ai có tỏ chừng? Gian nan tận khổ, ta đừng quên nhau”, “Trăm năm ghi tạc chữ đồng/ Dù ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai”, “Em ơi chua ngọt đã từng/ Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau”…). Đằng sau những lời than thân trách phận, những lời phê phán thái độ thờ ơ, phụ tình, lên án lễ giáo phong kiến - chế độ gia trưởng (thường là lời của người nữ bình dân), ta bắt gặp những tình cảm chân thành, thắm thiết, những ước vọng mộc mạc hồn nhiên, chính đáng của lứa đôi, chồng vợ. Đọc ca dao chúng ta gặp lại một thứ “tình yêu gốc” lý tưởng, một kiểu mẫu về gia đình truyền thống. Nói về tình nghĩa vợ chồng, nhân dân ta răn dạy, đúc kết thành triết lí ứng xử đẹp đẽ: Thương nhau bất luận giàu nghèo/ Dù cho lên ải xuống đèo cũng cam; Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ/ Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu; Của chồng, công vợ; Đạo vợ, nghĩa chồng; Giàu về bạn, sang về vợ; Gái có công, chồng chẳng phụ, Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn;…
Như ta biết, nội dung ca dao - dân ca về tình cảm gia đình rất đa dạng, ngoài tình nghĩa phu thê còn có tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, con cái, anh em… Ca dao góp phần củng cố, truyền dạy những truyền thống quý báu của dân tộc ta, như “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn”. Chẳng phải thế mà chúng ta bắt gặp nỗi nhớ ông bà: “Ngó lên luộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”. Nỗi nhớ thương cha mẹ: “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa/ Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”. Lòng biết ơn cha mẹ, thầy dạy học: “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/ Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”; “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”, “Ơn cha nặng lắm ai ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”, “Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây/ Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu”.
Ca dao ngợi ca người con hiếu thảo đã dành cơm nuôi mẹ già yếu răng, biết lo lắng cho người mẹ, người cha tuổi cao đầu bạc; có khi ta nghe được từ ca dao giọng một người anh, người chị ru em trìu mến khi mẹ vắng nhà; ca ngợi tình cảm ruột thịt hòa thuận tương hỗ nhau: “Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ dần”, “Yêu nhau như thể tay chân/ Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”. Tục ngữ cũng răn dạy đạo lý: “Con chẳng chê cha mẹ khó, chó không chê nhà chủ nghèo”, “Tu đâu cho bằng tu nhà/ Thờ cha kính mẹ, ấy là chân tu”, “Em thuận, em hòa là nhà có phúc”, “Khôn ngoan đá đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, “Dâu dâu rể rể cũng kể là con”, …
Đặc biệt, ca dao dạy ta cách ứng xử trong nhiều mối quan hệ xã hội. Có thể nói, thế giới ca dao là thế giới của tình người, chan chứa tình người. Dù nói về sự thơ ơ, ích kỷ, bất nhân, phi nghĩa, bội nghĩa ở đời, ca dao cũng chứa đựng niềm mong ước vun đắp những tình cảm tốt đẹp và bền vững hơn trong đời sống; ca dao phê phán cái xấu để cảnh tỉnh giáo dục. Trước hết là tình cảm đồng bào tương thân tương ái: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”,“Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Tục ngữ cũng đúc kết những tình cảm tương trợ quý giá: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hay …Tương thân tương ái, yêu nước thương nòi từ lâu đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta, là đạo lý làm người ở đời. Ca dao gợi lại những “mẫu gốc”, khơi gợi trong tiềm thức những mối liên hệ, gắn kết tự nhiên giữa người với người trong một cộng đồng dân tộc, đánh thức tình cảm trắc ẩn ở mỗi chúng ta: từ sự yêu thương đùm bọc, che chở lẫn nhau, sự giúp đỡ, san sẻ với những người gặp gian khó, bất hạnh tới sự đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm... Ca dao - tục ngữ đem lại cho chúng ta nhiều bài học thấm thía về nhân quả, nhân ái, lên án sự ích kỉ, vô trách nhiệm; nó là những tâm niệm của nhân dân ta về cách làm người, về lối sống, nhân cách: Sinh ra trong cõi hồng trần/ Làm người phải lấy chữ Nhân làm đầu; Con người có tổ, có tông, Như cây có cội, như sông có nguồn; “Ở hiền, thì lại gặp lành, Những người nhân đức, trời dành phần cho”... Ca dao - tục ngữ có thể ghi lại cuộc sống lận đận, lên thác xuống ghềnh, những nỗi nhọc nhằn, cơ cực của người lao động, hoặc cảnh ngộ bất công, oái oăm “người ăn không hết, người lần không ra”, “người thì áo bảy, áo ba/ người thì áo rách như là áo tơi” nhưng luôn giúp ta tin yêu cuộc sống, tin vào tình yêu thương con người, yêu thương đồng loại. Ca dao đem lại cho ta niềm hy vọng, lạc quan vui sống trước những khó khăn, thậm khổ: “Chớ than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”. Nhiều bài ca dao đem lại cho ta bài học về ăn ở đối đãi có trước có sau, có trên có dưới, bồi đắp lòng ơn nghĩa thủy chung, tinh thần bao dung hài hòa, nhắc nhở chúng ta nhớ lúc chung vui no đủ và khi gánh vác đắng cay muôn phần; ghi nhớ nguồn cội, công lao giúp đỡ, sự chia sẻ khó khăn của người khác, công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, thầy cô, công lao, thành quả tiền nhân tạo dựng, để lại: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”, “Uống nước nhớ nguồn”… Sống không chỉ cho đúng, mà cho phải với lương tâm, đạo lý, bổn phận. Nhiều câu tục ngữ còn khuyên nhủ người ta sống không nên nói nhau nặng lời, mà cần rộng lượng, thông cảm cho nhau, “trách mình trước, trách người sau”; trong đời sống nên học cách biết nhìn nhận những mặt tốt, những mặt tích cực của người khác để cộng tác, khuyến khích, trân quý và cũng cần phải luôn chân thành, thẳn thắn với nhau: “Không ai chê đám cưới, ai nỡ cười đám ma”, “Yêu nhau chín bỏ làm mười”, “Yêu nhau mọi việc chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”; Một câu nói ngay, bằng ăn chay cả tháng… Ca dao - tục ngữ người Việt là kho tàng luân lý, đạo đức học, nơi đề cao cội nguồn tổ tiên, những giá trị tinh thần, nghĩa tình hơn vật chất: “Vị tình vị nghĩa, ai vị đĩa xôi đầy”, “Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen”, “Bà con vì tổ vì tiên, không phải vì tiền, vì gạo”… Đọc ca dao - tục ngữ như là đọc những bài học về tu thân, bài học về làm người, tình người cao đẹp.
Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
ờm có 3 bài tham khảo á bạn
mik cách rồi
đoạn văn bọn mik viết thường thường như thế này thông cảm đây là bài tham khảo
a dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
tham khảo ạ
a. Mở bài:
Giới thiệu về ca dao và dẫn dắt nhận định.
b. Thân bài:
* Giải thích
- Người lao động xưa thường dùng ca dao để bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình. Ca dao là tiếng hái tâm tình của người lao động. Những cảm xúc, suy nghĩ những tình cảm được biểu hiện trong ca dao có sự gắn bó trực tiếp với những cảnh ngộ nhất định.
- Ca dao chủ yếu được sáng tác theo thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc mượt mà sâu lắng vì thế người nghệ sĩ dân gian đã dùng ca dao để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình.
- Ca dao đã diễn tả phong phú và tinh tế đời sống tâm hồn của người dân.
* Chứng minh
- Tình yêu quê hương đất nước.
+ Yêu mến gắn bó làng quê nơi mình sinh ra (Dẫn chứng).
+ Tình cảm tự hào đắm say trước vẻ đẹp của Tây Hồ buổi sáng sớm(Dẫn chứng).
- Quê hương dù có nghèo khó nhưng đi đâu làm gì thì trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn hướng về quê (Dẫn chứng).
- Ca dao là tiếng hát chứa chan về tình cảm gia đình, bạn bè + Đó là tình cảm của con cháu với ông bà (Dẫn chứng).
+ Tình cảm của con cái với bố mẹ (Dẫn chứng).
+ Tình cảm anh chị em ruột thịt, trân trọng quý mến nhau (Dẫn chứng).
- Tình yêu lao động sản xuất. Không khí làm ăn vui vẻ tấp nập trên cánh đồng: Trên đồng cạn dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
- Là tinh thần phản kháng xã hội bất công. Ca dao là tiếng nói ngọt ngào yêu thương nhưng cũng là tiếng nói căm hờn bởi những kẻ bóc lột.
- Đối với bọn quan lại, nhân dân ta lưu truyền một chân lí: Con vua thì lại làm vua… và họ có mơ ước: Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua thất điểm thế lại ra quét chùa.
- Trong xã hội cũ thân phận của người phụ nữ lại phải chịu nhiều đắng cay. Tiếng nói phản kháng của họ có khi yếu ớt thể hiện qua nỗi than thân đau đớn của mình (dẫn chứng).
c. Kết bài:
Khẳng định giá trị to lớn của ca dao với đời sống tinh thần của nhân dân:
- Diễn tả đời sống tâm hồn của người bình dân xưa kia, ca dao là người bạn thân thuộc đối với mỗi người dân.
- Ca dao mãi là dòng suối mát nuôi dưỡng tâm hồn của các thế hệ người Việt Nam. Chúng ta học được nhiều bài học bổ ích về đạo làm con cháu, tình nghĩa gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương xứ sở và rộng hơn là đạo lý làm người.
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam
Tham khảo dàn ý+bài văn:
Dàn ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu về ca dao và dẫn dắt nhận định.
b. Thân bài:
* Giải thích
- Người lao động xưa thường dùng ca dao để bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình. Ca dao là tiếng hái tâm tình của người lao động. Những cảm xúc, suy nghĩ những tình cảm được biểu hiện trong ca dao có sự gắn bó trực tiếp với những cảnh ngộ nhất định.
- Ca dao chủ yếu được sáng tác theo thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc mượt mà sâu lắng vì thế người nghệ sĩ dân gian đã dùng ca dao để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình.
- Ca dao đã diễn tả phong phú và tinh tế đời sống tâm hồn của người dân.
* Chứng minh
- Tình yêu quê hương đất nước.
+ Yêu mến gắn bó làng quê nơi mình sinh ra (Dẫn chứng).
+ Tình cảm tự hào đắm say trước vẻ đẹp của Tây Hồ buổi sáng sớm(Dẫn chứng).
- Quê hương dù có nghèo khó nhưng đi đâu làm gì thì trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn hướng về quê (Dẫn chứng).
- Ca dao là tiếng hát chứa chan về tình cảm gia đình, bạn bè + Đó là tình cảm của con cháu với ông bà (Dẫn chứng).
+ Tình cảm của con cái với bố mẹ (Dẫn chứng).
+ Tình cảm anh chị em ruột thịt, trân trọng quý mến nhau (Dẫn chứng).
- Tình yêu lao động sản xuất. Không khí làm ăn vui vẻ tấp nập trên cánh đồng: Trên đồng cạn dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
- Là tinh thần phản kháng xã hội bất công. Ca dao là tiếng nói ngọt ngào yêu thương nhưng cũng là tiếng nói căm hờn bởi những kẻ bóc lột.
- Đối với bọn quan lại, nhân dân ta lưu truyền một chân lí: Con vua thì lại làm vua… và họ có mơ ước: Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua thất điểm thế lại ra quét chùa.
- Trong xã hội cũ thân phận của người phụ nữ lại phải chịu nhiều đắng cay. Tiếng nói phản kháng của họ có khi yếu ớt thể hiện qua nỗi than thân đau đớn của mình (dẫn chứng).
c. Kết bài:
Khẳng định giá trị to lớn của ca dao với đời sống tinh thần của nhân dân:
- Diễn tả đời sống tâm hồn của người bình dân xưa kia, ca dao là người bạn thân thuộc đối với mỗi người dân.
- Ca dao mãi là dòng suối mát nuôi dưỡng tâm hồn của các thế hệ người Việt Nam. Chúng ta học được nhiều bài học bổ ích về đạo làm con cháu, tình nghĩa gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương xứ sở và rộng hơn là đạo lý làm người.
Bài văn:
Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.
Trước hết người dân quê khẳng định rất rõ sự quý giá bất khả hoán đổi của quê hương:
“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.
Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy:
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.
Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.
Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất men nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.