K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2018

- mẹ em vẫn chưa đi ngủ

-dù là mùa hè

-nhưng  bài kiểm tra lại bị điểm kém

-ngoài đồng mưa to 

-

19 tháng 1 2018
  • Dù trời đã khuya nhưng Tuấn vẫn miệt mài làm bài tập.
  • Mặc dù trời đang rất nắng nhưng khí trời vẫn mát mẻ
  • Tuy bạn em rất chăm học nhưng về thể thao thì bạn ấy lại không giỏi
  • Dù trời đã tối mà anh ấy vẫn làm việc hăng say
12 tháng 2 2022
Câu trả lời:

Thêm vế câu để tạo nên câu ghép thể hiện quan hệ tương phản :

a. Dù trời đã khuya ...nhưng mẹ vẫn còn đọc báo.

b ......Dù mặt trời đã lên......., nhưng khí trời vẫn mát mẻ.

c. Tuy bạn em rất chăm học .....nhưng bạn em vẫn còn sai sót nhiều.

d ....Dù trời nắng nóng..........mà anh ấy vẫn làm việc hăng say.

12 tháng 2 2022

a, Dù trời đã khuya nhưng trời vẫn sáng.

b, Tuy trời nóng ,nhưng khí trời vẫn mát mẻ.

c, Tuy bạn em rất chăm học nhưng bạn em vẫn không không giỏi.

d, Tuy ồn ào mà anh ấy vẫn làm việc hăng say.

28 tháng 4 2020

a) Dù trời đã khuya nhưng vẫn có ánh sáng chiếu xuống .

b) Trời nắng rất to , nhưng khí trời vẫn mát mẻ .

c) Tuy bạn em rất chăm học nhưng vẫn không đạt điềm tuyệt đối .

d) Đã đến giờ nghỉ giải lao mà anh ấy vẫn làm viện hăng say .

k cho mik nha !

29 tháng 4 2020

a)Dù trời đã khuya nhưng vẫn có ánh sáng từ mặt trăng

b)trời nắng chang chang ,nhưng khí trời vẫn mát mẻ

c)Tuy bạn em rât chăm học nhưng vẫn được điểm kém

d)trời đã nhấp nhem tối mà anh ấy vẫn làm việc hăng say 

15 tháng 2 2020

1. D

2. A. nhưng em vẫn chăm chỉ học bài ( chưa bao giờ ^^ )

    B. dù đã sang mùa hè 

    C. nhưng bạn thường điểm kém trong những kỳ thi

    D. anh Linh bị sốt cao

15 tháng 2 2020

bài 1 ko hỉu dề bài

dù trời đã khuya nhưng bố em vẫn vui vẻ làm việc

tuy sắp hết mùa thu, nhưng khí trời vẫn rất mát mẻ

c) chịu

vì khoan khoái mà anh ấy làm việc rất hăng say

mik ko chắc nha linka

1. Thêm một vế câu và quan hệ từ thích hợp để tạo thành câu ghép:a, Nếu bạn đánh răng sạch sẽ hàng ngày............................................................b, Nếu cả nhóm bàn bạc kỹ..................................................................................c, Nếu Gà chịu khó tập bơi...................................................................................d, Nếu trời...
Đọc tiếp

1. Thêm một vế câu và quan hệ từ thích hợp để tạo thành câu ghép:

a, Nếu bạn đánh răng sạch sẽ hàng ngày............................................................

b, Nếu cả nhóm bàn bạc kỹ..................................................................................

c, Nếu Gà chịu khó tập bơi...................................................................................

d, Nếu trời mưa....................................................................................................

e, Khoonh những hoa phượng đẹp......................................................................

f, Gió biển không chỉ đem lại cảm giác mát mẻ cho con người........................................

k,....................................................................., nhưng khí trời vẫn mát mẻ

l, Tuy bạn e rất chăm học.................................................................

m, .............................................. mà anh ấy vẫn làm việc hăng say

3
17 tháng 3 2018

1. Thêm một vế câu và quan hệ từ thích hợp để tạo thành câu ghép:

a, Nếu bạn đánh răng sạch sẽ hàng ngày  thì răng sẽ trắng

b, Nếu cả nhóm bàn bạc kỹ thì điểm sẽ cao

c, Nếu Gà chịu khó tập bơi thì Gà đã không chết đuối

d, Nếu trời mưa thì Mai sẽ được nghỉ học

e, Khoonh những hoa phượng đẹp như những đốm lửa

f, Gió biển không chỉ đem lại cảm giác mát mẻ cho con người mà còn xua tan cái nóng

k,Dù trời nắng, nhưng khí trời vẫn mát mẻ

l, Tuy bạn em rất chăm học nhưng bạn ấy điểm rất thấp

m,Tuy anh ấy mắc bệnh hiểm nghèo mà anh ấy vẫn làm việc hăng say

17 tháng 3 2018

nếu bạn đánh răng sạch sẽ hàng ngày thì bạn sẽ không bị sâu răng

nếu cả nhóm bàn bạc kĩ thì sẽ làm được bài tập

nếu gà chịu khó tập bơi thì gà sẽ không bị chết đuối

nếu trời mưa thì em không được đi chơi

không những hoa phượng đẹp mà còn có màu sắc rực lửa

gió biển không chỉ đem lại cảm giác mát mẻ cho con người mà còn xua tan cái nóng oi bưc của mùa hè

tuy trời nắng,nhưng khs trời vẫn mát mẻ

tuy bạn em rất chăm học nhưng vân chưa đạt điểm cao

tuy trời nắng nóng mà anh ấy vẫn làm việc hăng say

Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.Câu hỏi 1: Tục ngữ, thành ngữ nào nói về tình cảm gia đìnhA. Anh em như thể tay chânB. Một nắng hai sươngC. Xấu người đẹp nếtCâu hỏi 2: Từ nào viết đúng chính tả?A. Sôn saoB. Xao xuyếnC. Buổi xángD. Xóng biểnCâu hỏi 3:Điền vào chỗ trống cặp quan hệ từ phù hợp để tạo ra câu biểu thị quan hệ...
Đọc tiếp

Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1: Tục ngữ, thành ngữ nào nói về tình cảm gia đình

  • A. Anh em như thể tay chân
  • B. Một nắng hai sương
  • C. Xấu người đẹp nết

Câu hỏi 2: Từ nào viết đúng chính tả?

  • A. Sôn sao
  • B. Xao xuyến
  • C. Buổi xáng
  • D. Xóng biển

Câu hỏi 3:

Điền vào chỗ trống cặp quan hệ từ phù hợp để tạo ra câu biểu thị quan hệ tương phản: “….. trời mưa rất to ………Lan vẫn đi thăm bà ngoại bị ốm?

  • A. Nếu - thì
  • B. Tuy - nhưng
  • C. Do - nên
  • D. Vì - nên

Câu hỏi 4: Từ nào có nghĩa là “dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm”?:

  • A. Lạc quan
  • B. Chiến thắng
  • C. Dũng cảm
  • D. Chiến công

Câu hỏi 5: Chọn quan hệ từ phù hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu văn: “Lan… học giỏi mà còn hát rất hay.”?

  • A. Không những
  • B. Vì
  • C. Do
  • D. Mặc dù

Câu hỏi 6: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ:

“Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?”

(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy).

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Điệp ngữ
  • D. Cả 3 đáp án sai

Câu hỏi 7: Trong bài văn tả người, phần nào “nêu cảm nghĩ về người được tả” ?

  • A. Mở bài
  • B. Thân bài
  • C. Kết bài
  • D. Cả 3 đáp án

Câu hỏi 8: Chỉ ra cặp từ trái nghĩa trong câu thơ:

“Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy.”

(“Hạt gạo làng ta”, Trần Đăng Khoa, SGK TV5, Tập 1, tr.139)

  • A. Ngoi, lên
  • B. Xuống, ngoi
  • C. Cua, cấy
  • D. Lên, xuống

Câu hỏi 9:

Trong câu: “Giữa dòng, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đó thầm lặng lẽ xuôi dòng.”, các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ nào?

  • A. Cố
  • B. Rồi
  • C. Xuôi
  • D. Giữa

Câu hỏi 10:

Từ “lồng” trong 2 câu thơ: “Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.” và “Mua được con chim tôi nhốt ngay vào lồng.” có quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Từ trái nghĩa
  • B. Từ đồng nghĩa
  • C. Từ đồng âm
  • D. Cả 3 đáp án trên

Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc……… bấy nhiêu.

Câu hỏi 2:

Từ “no” trong câu: “Những cánh diều no gió,” là từ mang nghĩa ……

Câu hỏi 3:

Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Câu ghép là câu do ……. vế câu ghép lại.”

Câu hỏi 4:

Điền chữ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

“Tre già …..e bóng măng non

Tình sâu nghĩa nặng mãi còn ngàn năm.”

Câu hỏi 5:

Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoàn thiện câu: “Mạnh dùng sức, …….. dùng mưu.”

Câu hỏi 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

“Nói chín thì nên làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người ……..

Câu hỏi 7: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:

Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể …….. tháng ngày.

Câu hỏi 8:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Các từ “trong veo, trong vắt, trong xanh” là các từ đồng………..

Câu hỏi 9: Điền từ phù hợp để hoàn thành câu ca dao sau:

“Thịt mỡ ……… hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.”

Câu hỏi 10:

Điền từ chỉ phù hợp vào chỗ trống: Ngựa màu đen gọi là ngựa …..

2
31 tháng 12 2019

1.A

2. B

3.B

4. C

5. A

6. A

7. C

8. D

9. B

10. C

31 tháng 12 2019

Bài 3:

1. tấc vàng

2. nghĩa chuyển

3. từ hai vế câu

4. che bóng

5. yếu

6. chê

7. công

8. nghĩa

9. dưa

10. ô

16 tháng 2 2019

A ,Tương phản 

+ Dù trời đã khuya nhưng các cô chú lao công vẫn chăm chỉ làm việc

+ Tuy bị mọi người chỉ trích nhiều nhưng mà anh ấy vẫn làm việc hăng say .

B , Nguyên Nhân - Kết quả 

+ Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị cô giáo phê bình

+ Do nó hay chủ quan nên nó luôn thất bại

C, Điều kiện - Kết quả

+ Hễ mẹ cứ mua dưa hấu về thì chúng em xúm lại đòi ăn

+ Nếu chăm chỉ học hành thì em sẽ trở thành học sinh giỏi

16 tháng 2 2019

a. tương phản:

+Dù trời đã khuya nhưng Lan vẫn chăm chỉ học hành

+Dù công việc cực nhọc mà anh ấy vẫn làm việc hăng say

b. nguyên nhân - kết quả

+Vì bạn Dũng không thuộc bài nên khi kiểm tra bạn Dũng bị điểm kém

+Vì chủ quan nên nó luôn thất bại

c.điều kiện - kết quả

+Hễ mẹ cứ mua dưa hấu về thì chúng em lại ríu rít đòi ăn

+Nếu em biết cố gắng, chăm chỉ học hành thì em sẽ trở thành học sinh giỏi

Bài 1 . Thêm vế câu để tạo nên câu ghép thể hiện quan hệ tương phản    a, Dù trời đã khuya ............................  b, ..........................., nhưng khí trời vẫn mát mẻ.   c,Tuy bạn em rất chăm học .. ....................   ................... mà anh ấy vẫn làm việc hăng say. Bài 2 .Tìm câu ghép và phân tích câu ghép trong đoạn thơ                   " Cuộc đời tuy dài thế              ...
Đọc tiếp

Bài 1 . Thêm vế câu để tạo nên câu ghép thể hiện quan hệ tương phản  

  a, Dù trời đã khuya ............................

  b, ..........................., nhưng khí trời vẫn mát mẻ. 

  c,Tuy bạn em rất chăm học .. ....................

   ................... mà anh ấy vẫn làm việc hăng say. 

Bài 2 .Tìm câu ghép và phân tích câu ghép trong đoạn thơ

                   " Cuộc đời tuy dài thế 

                     Năm tháng vẫn qua đi

                     Như biển kia dẫu rộng 

                     Mây vẫn bay về xa ".

   Bài 3 . Tìm từ láy có thể đứng sau các từ 

   a, cười ….., thổi….. ( chỉ tiếng gió ), kêu……( chỉ tiếng chim )

   b, cao….. , sâu…. ,rộng …. ,thấp ….

    Cần gấp, cám ơn các bạn trước 😍😍😍😍😍

 

4

Bài 1 :

a) Dù trời đã khuya nhưng em tôi vẫn làm bài.

b) Dù trời nắng nhưng khí trời vẫn mát mẻ.

c) Tuy bạn em rất chăm học nhưng bạn ấy vẫn chưa đạt danh hiệu học sinh giỏi.

d) Dù trời nắng chang chang nhưng anh ấy vẫn làm việc hăng say.

Bài 2 : Xin lỗi mik không biết

Bài 3 :

a) Cười ha hả , thổi rì rào , kêu ríu rít

b) Cao lênh khênh , sâu hun hút , rộng mênh mông , thấp lè tè  

3 tháng 2 2018
nhưng trời vẳn sáng
29 tháng 4 2020

Vì chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.
Trong câu ca dao trên, giữa các vế của câu ghép có quan hệ gì?

  •  nguyên nhân - kết quả
  •  điều kiện - kết quả
  •  tương phản
  •  kết quả - nguyên nhân

Nguyên nhân - kết quả nhé 

( mik không chắc ^ ^)

Chúc bạn học tốt ! 

29 tháng 4 2020

điều kiện - kết quả

Câu hỏi 1:Tác giả nào đã viết những câu thơ sau: "Mầm non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc."Võ QuảngĐỗ Trung LaiTố HữuXuân QuỳnhCâu hỏi 2:Trong bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” thì từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi lấy đỗ bao nhiêu tiến sĩ ?3100 tiến sĩ2896...
Đọc tiếp

Câu hỏi 1:

Tác giả nào đã viết những câu thơ sau: 
"Mầm non vừa nghe thấy 
Vội bật chiếc vỏ rơi 
Nó đứng dậy giữa trời 
Khoác áo màu xanh biếc."

  • Võ Quảng
  • Đỗ Trung Lai
  • Tố Hữu
  • Xuân Quỳnh

Câu hỏi 2:

Trong bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” thì từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi lấy đỗ bao nhiêu tiến sĩ ?

  • 3100 tiến sĩ
  • 2896 tiến sĩ
  • 2698 tiến sĩ
  • 2968 tiến sĩ

Câu hỏi 3:

Trong câu "Bé đang học ở trường mầm non", từ mầm non được dùng với nghĩa gì?

  • Nghĩa chuyển
  • Nghĩa gốc
  • Đồng nghĩa
  • Trái nghĩa

Câu hỏi 4:

Trạng ngữ “Một buổi chiều đẹp trời” trong câu “Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi.” chỉ gì?

  • nguyên nhân
  • phương tiện
  • thời gian
  • nơi chốn

Câu hỏi 5:

Tác giả nào đã viết những câu thơ sau : 
“Cho tôi nhập vào chân trời các em 
Hoa xương rồng chói đỏ 
Tuổi thơ đứa bé da nâu 
Tóc khét nắng màu râu bắp.”?

  • Thanh Thảo
  • Đỗ Trung Lai
  • Tố Hữu
  • Trần Đăng Khoa

Câu hỏi 6:

Trong câu “Khi cây chuối mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây chuối con cứ phát triển và lớn nhanh hơn hớn.”, có các quan hệ từ nào?

  • thì, và
  • khi, thì
  • khi, cứ, và
  • khi, thì, và, cứ

Câu hỏi 7:

Vật để cố định đã lâu, không thay đổi, được gọi là gì?

  • Lưu bút

  • Lưu vong
  • Lưu giữ
  • Lưu cữu

Câu hỏi 8:

Từ “lim dim” thuộc từ loại nào?

  • Danh từ
  • Động từ
  • Tính từ
  • Quan hệ từ
1
18 tháng 2 2019

Câu hỏi 1:

Tác giả nào đã viết những câu thơ sau: 
"Mầm non vừa nghe thấy 
Vội bật chiếc vỏ rơi 
Nó đứng dậy giữa trời 
Khoác áo màu xanh biếc."

  • Võ Quảng
  • Đỗ Trung Lai
  • Tố Hữu
  • Xuân Quỳnh

Câu hỏi 2:

Trong bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” thì từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi lấy đỗ bao nhiêu tiến sĩ ?

  • 3100 tiến sĩ
  • 2896 tiến sĩ
  • 2698 tiến sĩ
  • 2968 tiến sĩ

Câu hỏi 3:

Trong câu "Bé đang học ở trường mầm non", từ mầm non được dùng với nghĩa gì?

  • Nghĩa chuyển
  • Nghĩa gốc
  • Đồng nghĩa
  • Trái nghĩa

Câu hỏi 4:

Trạng ngữ “Một buổi chiều đẹp trời” trong câu “Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi.” chỉ gì?

  • nguyên nhân
  • phương tiện
  • thời gian
  • nơi chốn

Câu hỏi 5:

Tác giả nào đã viết những câu thơ sau : 
“Cho tôi nhập vào chân trời các em 
Hoa xương rồng chói đỏ 
Tuổi thơ đứa bé da nâu 
Tóc khét nắng màu râu bắp.”?

  • Thanh Thảo
  • Đỗ Trung Lai
  • Tố Hữu
  • Trần Đăng Khoa

Câu hỏi 6:

Trong câu “Khi cây chuối mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây chuối con cứ phát triển và lớn nhanh hơn hớn.”, có các quan hệ từ nào?

  • thì, và
  • khi, thì
  • khi, cứ, và
  • khi, thì, và, cứ

Câu hỏi 7:

Vật để cố định đã lâu, không thay đổi, được gọi là gì?

  • Lưu bút

  • Lưu vong
  • Lưu giữ
  • Lưu cữu

Câu hỏi 8:

Từ “lim dim” thuộc từ loại nào?

  • Danh từ
  •  
  • Động từ
  • Tính từ
  • Quan hệ từ