Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
https://www.slideshare.net/boiduongtoantieuhoc/hc-ton-lp-5-chuyn-ton-tnh-tui
( Vào link này nhé )
Bài 1
Nếu coi tuổi mẹ là 5 phần bằng nhau thì tuổi con là 1 phần như thế. Và hiệu số tuổi của mẹ con là không đổi theo thời gian nên:
Hiệu số phần bằng nhau là: 5 – 1 = 4 (phần)
Giá trị của một phần bằng nhau là: 28 : 4 = 7 (tuổi)
Tuổi con khi đó là: 7x1 = 7 (tuổi)
Tuổi mẹ khi đó là: 7x5 = 35 (tuổi)
Đáp số: Tuổi con: 7 (tuổi) – Tuổi mẹ: 35 (tuổi)
Bài 2
Tuổi em hiện nay là: 5 + 3 = 8 (tuổi)
Cách đây 3 năm, em lên 5 tuổi và kém anh 6 tuổi nên hiệu số tuổi của hai anh em là 6 tuổi.
Khi tuổi anh gấp 3 lần tuổi em thì tuổi em lúc đó là: 6 : (3 - 1) x 1 = 3 (tuổi)
Thời điểm em 3 tuổi cách thời điểm hiện tại số năm là: 8 – 3 = 5 (năm)
Đáp số: 5 năm
Bài 3
Tuổi mẹ hiện nay là: 5 x 7 = 35 (tuổi)
Mẹ hơn con là: 35 – 5 = 30 (tuổi)
Tuổi mẹ khi gấp 4 lần tuổi con là: 30 : (4 - 1) x 4 = 40 (tuổi)
Vậy sau: 40 – 35 = 5 (năm) thì tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con.
Đáp số: 5 năm
Bài 1:
không thể xuất hiện số 2005, vì:
Giả sử trong số tạo bởi cách viết như trên có xuất hiện nhóm chữ số 2005 thì ta có : 2 + 0 phải là số có chữ số tận cùng là 0 (vô lí).
Bài 2
Vì cả 5 đội đều đạt một trong ba giải mà tông điểm của 5 đội =144 điểm ( là một số chẵn), nên số đội đạt giải nhì là một số chẵn bé hơn hoặc bằng 3 (có ít nhất 1 đội giải nhất, một đội giải ba). Suy ra số đội đạt giải nhì phải bằng 2.
Khi đó tổng số điểm của 2 đội là 29x 2 = 58 điểm, và số điểm 3 đội còn lại là: 144 - 58 = 86 điểm.
Trong 3 đội còn lại này, nếu đội đạt giải nhất là 2 thì tổng số điểm là 30x2=60 điểm và đội còn lại là 86-60=26<28 (số điểm khi đạt giải ba) nên loại .
Suy ra số đội đạt giải nhất là 1 đội và số đội đạt giải ba là 3-1=2 đội.Thử lại tổng số điểm của 5 đội = 1x30 + 2x29 = 2x28 = 144 điểm (chọn)
Như vậy số đội đạt giải Ba hơn số đội giải Nhất đúng một đội.
Bài 3:
Theo bài ra ta có:
9 cam = 2 táo + 1 lê. Nhân cả hai vế với 2 ta được 18 cam = 4 táo + 2 lê (1)
5 táo = 2 lê (2)
Thế (2) vào (1) ta có: 18 cam = 4 táo + 5 táo. Như vậy 2 cam = 1 táo (3)
Từ (3) suy ra 5 táo = 10 cam = 2 lê. Vậy 1 lê = 5 cam.
Vậy để đổi được 17 táo và 13 lê cần có số quả cam là:
17 x 2 + 13 x 5 = 99 (quả cam)
Đáp số: 99 quả cam
Bài 4:
Quy đồng mẫu số 2 phân số ta có : 1/3 = 17/51 và 1/17 = 3/51
Ta giả sử số tự nhiên cần tìm được chia ra thành 51 phần bằng nhau. Khi ấy 1/3 số đó là 17 (phần) ; 1/17 số đó 3 (phần).
Vì 17 : 3 = 5 (dư 2 phần) nên 2 phần của số đó có giá trị là 100 suy ra số đó là :
100 : 2 x 51 = 2550
Bài 5:
Phân số chỉ thời gian 4 năm là:
1/2 - 1/3 = 1/6 (hiệu số tuổi của bố và con)
Tuổi bố hơn tuổi con là:
4 x 6 = 24 (tuổi)
Tuổi của con khi tuổi của con bằng ¼ hiệu của bố và tuổi của con là:
24 : 4 = 6 (tuổi)
Tuổi của bố là:
6 + 24 = 30 (tuổi)
Đáp số: con 6 tuổi , bố 30 tuổi
Bài 6:
Cách 1: Gập đôi sợi dây liên tiếp 3 lần, khi đó sợi dây sẽ được chia thành 8 phần bằng nhau.
Độ dài mỗi phần chia là: 16: 8 = 2 (m)
Cắt đi 3 phần bằng nhau thì còn lại 5 phần.
Khi đó độ dài đoạn dây còn lại là: 2 x 5 = 10 (m)
Cách 2: Gập đôi sợi dây liên tiếp 2 lần, khi đó sợi dây sẽ được chia thành 4 phần bằng nhau.
Độ dài mỗi phần chia là: 16: 4 = 4 (m)
Đánh dấu một phần chia ở một đầu dây, phần đoạn dây còn lại được gập đôi lại, cắt đi một phần ở đầu bên kia thì độ dài đoạn dây cắt đi là: (16 - 4): 2 = 6 (m)
Do đó độ dài đoạn dây còn lại là: 16 - 6 = 10 (m)
Bài 7:
Thời gian để đi 3 km bằng xe đạp là: 3: 15 = 0,2 (giờ)
Đổi: 0,2 giờ = 12 phút.
Nếu bớt 3 km quãng đường từ nhà đến bưu điện thì thời gian đi cả hai quãng đường từ nhà đến trường và từ nhà đến bưu điện (đã bớt 3 km) là:
1 giờ 32 phút - 12 phút = 1 giờ 20 phút = 80 phút.
Vận tốc đi xe đạp gấp vận tốc đi bộ là: 15: 5 = 3 (lần)
Khi quãng đường không đổi, vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian nên thời gian đi từ nhà đến trường gấp 3 lần thời gian đi từ nhà đến thư viện (khi đã bớt đi 3 km). Vậy:
Thời gian đi từ nhà đến trường là: 80: (1 + 3) x 3 = 60 (phút);
60 phút = 1 giờ
Quãng đường từ nhà đến trường là: 1 x 5 = 5 (km)
Bài 8:
Xét tích A = 1 x 2 x 3 x ... x 29 x 30, trong đó các thừa số chia hết cho 5 là 5, 10, 15, 20, 25, 30; mà 25 = 5 x 5 do đó có thể coi là có 7 thừa số chia hết cho 5. Mỗi thừa số này nhân với một số chẵn cho ta một số có tận cùng là số 0. Trong tích A có các thừa số là số chẵn và không chia hết cho 5 là: 2, 4, 6, 8, 12, . . . , 26, 28 (có 12 số). Như vật trong tích A có ít nhất 7 cặp số có tích tận cùng là 0, do đó tích A có tận cùng là 7 chữ số 0.
Số 1 000 000 có tận cùng là 6 chữ số 0 nên A chia hết cho 1 000 000 và thương là số tự nhiên có tận cùng là chữ số 0.
Bài 9:
Đổi 40% = 2/5.
Nếu lấy 2/5 số vở của Toán chia đều cho Tuổi và Thơ thì mỗi bạn Tuổi hay Thơ đều được thêm 2/5: 2 = 1/5 (số vở của Toán)
Số vở còn lại của Toán sau khi cho là:
1 - 2/5 = 3/5 (số vở của Toán)
Do đó lúc đầu Tuổi hay Thơ có số vở là:
3/5 - 1/5 = 2/5 (số vở của Toán)
Tổng số vở của Tuổi và Thơ lúc đầu là:
2/5 x 2 = 4/5 (số vở của Toán)
Mặt khác theo đề bài nếu Toán bớt đi 5 quyển thì số vở của Toán bằng tổng số vở của Tuổi và Thơ, do đó 5 quyển ứng với: 1 - 4/5 = 1/5 (số vở của Toán)
Số vở của Toán là: 5: 1/5 = 25 (quyển)
Số vở của Tuổi hay Thơ là: 25 x 2/5 = 10 (quyển)
Bài 10:
Diện tích tam giác ABD là:
[12 x (12 : 2)]/2 = 36(cm2).
Diện tích hình vuông ABCD là:
36 x 2 = 72(cm2)
Diện tích hình vuông AEOK là:
72 / 4 = 18 (cm2)
Do đó : OE x OK = 18 (cm2)
r x r = 18 (cm2)
Diện tích hình tròn tâm O là :
18 x 3,14 = 56,92 (cm2)
Diện tích tam giác MON = r x r : 2 = 18 : 2 = 9 (cm2)
Diện tích hình vuông MNPQ là :
9 x 4 = 36 (cm2)
Vậy diện tích phần gạch chéo là :
56,52 - 36 = 20,52 (cm2)
Đáp số: 20,52 cm2
Tìm hai số có hiệu bằng 76, biết rằng nếu viết thêm một chữ số 4 vào bên phải số bị trừ và giữ nguyên số trừ rồi thực hiện lại phép trừ thì được hiệu mới bằng 782.