K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2021

Bạn tham khảo nha!
Đọc truyện “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ O-Hen-ri ta bồi hồi xúc động về tấm lòng nhân ái cao cả của một người họa sĩ nghèo, cô đơn. Vì tình thương yêu con người, để đem lại niềm tin và sự sống cho một người, Bơ-men đã sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình.

Câu chuyện kể về hai họa sĩ Giôn-xi và Xiu, họ cùng chung sở thích về nghệ thuật... và cùng nhau thuê một căn phòng ở tầng thượng để làm xưởng vẽ. Làng Grinch kì dị và cổ kính này là một “biệt khu” phía tây công viên Oa- sinh-tơn với những phố xá chạy ngang chạy dọc lung tung, đây là nơi trú ngụ của những nghệ sĩ nghèo. Giôn-xi tội nghiệp đã bị chứng bệnh viêm phổi đánh ngã. Bệnh tình trầm trọng có thể nói mười phần chỉ còn hi vọng một mà thôi. Nhưng điều tệ hại nhất đến với Giôn-xi là nàng đã tuyệt vọng nghĩ rằng mình không thể khỏi bệnh được. Giôn-xi chán ngán tất cả, không có niềm tin để bám víu, nàng đã cảm nhận được cái chết đang đến gần. Theo lời bác sĩ, y học cũng bó tay, mọi thứ thuốc men đều không có tác dụng khi người bệnh không muốn sống nữa. Ngày ngày, Giôn-xi nhìn ra ngoài cửa sổ và đếm từng chiếc lá rụng, nàng đếm được: mười hai, mười một, mười v. v... Giôn-xi đinh ninh rằng khi nào chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân rụng thì nàng cũng ra đi. Xiu, hết lòng thương yêu như người chị, người mẹ, chăm sóc, khuyên nhủ, động viên nhưng bất lực, Giôn-xi vẫn sống trong tuyệt vọng và chờ đợi chiếc lá cuối cùng lìa cành, chờ đợi cái chết.

Làm thế nào để cứu Giôn-xi? Xiu tìm đến cụ Bơ-men kể cho cụ nghe về ý nghĩ kì quặc đó của Giôn-xi và hi vọng một sự cứu giúp. Bơ-men là một họa sĩ sống cô đơn trong một gian buồng tối om ở tầng dưới. Cụ đã ngoài sáu mươi, là ông già nhỏ nhắn có bộ râu loăn xoăn “lòa xòa xuống cái thân hình như thân hình một tiểu yêu”. Bơ-men là một hòa sĩ đã cầm bút vẽ bốn mươi năm nhưng đều gặp thất bại. Cụ phải kiếm sống bằng cách làm người mẫu cho các họa sĩ. Nhưng người nghệ sĩ bất hạnh ấy vẫn nung nấu một mong ước cao đẹp sẽ “vẽ một bức tranh kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu cả”, ước mơ vẫn là ước mơ, nó vẫn nằm trên giá vẽ!

Nhưng bên trong con người kì quái, dữ tợn, lúc nào cũng sặc sụa mùi rượu loại nặng ấy lại có một thế giới tâm hồn rất phong phú, đẹp đẽ. Khi nghe Xiu kể lại chuyện đau buồn của người bạn Giôn-xi, cụ đã xúc động “cặp mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng” và hét to lên: “Sao! Trên đời này lại có những người ngớ ngẩn muốn chết vì một cây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá ư?”. Lòng nhân ái được khơi dậy, thôi thúc người nghệ sĩ già cô đơn ấy phải tìm cách cứu sống một con người bằng cách đem lại một niềm tin, niềm hi vọng của sự sống. Và chỉ có chiếc lá, chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bám trên bức tường gạch không bao giờ rụng mới cứu sống được Giôn-xi. Quả vậy, qua một đêm mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn còn trên cây. Sáng tỉnh dậy, Giôn-xi ngạc nhiên nhìn thấy chiếc lá vẫn còn: “Em cứ tưởng là nhất định hôm đó nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Nhưng ngày hôm sau, chiếc lá vẫn còn đó. Niềm hi vọng nhen nhóm trong lòng cô gái, Giôn-xi vui vẻ trở lại và bệnh tình cũng giảm dần, sự sống trỗi dậy.

Chiếc lá cuối cùng, “một kiệt tác” của Bơ-men đã cứu sống Giôn-xi. Người nghệ sĩ già đó đã sáng tạo kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Ta hãy hình dung cái không gian, thời gian mà người nghệ sĩ ấy dồn hết tâm huyết để tạo nên một chiếc lá y như thật, chiếc lá cuối cùng trên cây leo thường xuân. Không gian và thời gian sáng tạo của Bơ-men thật khủng khiếp. Có lẽ trong lịch sử của hội họa nhân loại chưa từng có một họa sĩ nào đã cầm bút vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy. Bất chấp hiểm nguy, trong cái đêm mưa gió khủng khiếp, trên một chiếc thang chênh vênh dựa vào tường, với ánh sáng mờ tỏ của chiếc đèn bão cầm tay, Bơ-men đã dồn hết tâm lực và tài năng để vẽ lên một chiếc lá. Bơ-men lặng lẽ vẽ không một ai hay biết, sáng hôm sau bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng, giày và áo quần trớt sũng, lạnh buốt. Rồi hôm sau, Bơ-men qua đời vì sưng phổi nặng.

Người nghệ sĩ ra đi vĩnh viễn nhưng để lại một kiệt tác. Đây là tác phẩm nghệ thuật đích thực đầu tiên và cuối cùng của Bơ-men, một kiệt tác duy nhất để lại cho đời như cụ đã hằng ước mơ. Mặc dù, lúc vẽ chiếc lá lên tường gạch, Bơ-men không có dụng ý làm nghệ thuật mà chỉ hành động với một động cơ thôi thúc là tìm cách giải thoát cô bé khốn khổ ra khỏi sự ám ảnh của cái chết đang tới gần, trả một con người về với sự sống. “Chiếc lá cuối cùng” là kết tinh của một tấm lòng nhân ái cao cả, nó là một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Điều đó nói lên rằng: nghệ thuật luôn luôn hướng tới sự sống và hạnh phúc của con người, người nghệ sĩ vì cuộc sống con người mà sáng tạo. Cao cả và thiêng liêng biết nhường nào khi người nghệ sĩ đã dám hi sinh cả tính mạng để phục vụ cho nghệ thuật. Bơ-men đã cứu sống một con người bằng nghệ thuật và người nghệ sĩ ấy đã đánh đổi bằng cả cuộc sống của chính bản thân mình (Câu ghép nhé). Đọc “Chiếc lá cuối cùng” của Ô. Hen-ri, chúng ta càng thêm tin tưởng ở con người, con người sống với nhau bằng tình nhân ái và lòng vị tha. Chúng ta cần trân trọng những tác phẩm nghệ thuật đích thực hướng tới con người, vì sự sống của con người.

Lần sau bạn viết tham khảo in đậm như mik nhá

...
Đọc tiếp

Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích cùng tên của Anđécxen là một nhân vật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. 2Sau khi“ Thần chết đã đến cướp bà em đi mất”em phải sống trong cái xó tối tăm và suốt ngày nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha nát rượi cọc cằn. 3Cứ nghĩ, khi bà em mất thì cha em sẽ thay bà em chăm sóc cho em nhưng ngược lại cha em lại không yêu thương em thậm chí còn bắt em đầu trần chân đất đi bán diêm trong cái đêm giao thừa giá rét và cứ mỗi lần không bán được thì cha em nhất định sẽ đánh em.4Chính vì điều đó mà em không dám về nhà mà lại ngồi co ro trong một cái góc tường giữa hai ngôi nhà. 5.Vì thèm ánh sáng và muốn tìm lại một chút hơi ấm từ que diêm mong mảnh bé nhỏ nên em quẹt từng que diêm và bắt đầu những mộng tưởng. 6.Chìm đắm trong những mộng tưởng đó, em thấy được những viễn cảnh mà em hằng mong ước nhưng hơn tất cả em thấy bà hiện về mỉm cười với em, em muốn níu giữ lấy bà mãi nên em đã quẹt hết tất cả những que diêm còn lại, hai bà cháu bay lên cao, cao mãi chẳng còn đói rét đau buồn nào đe dọa họ nữa, họ đã được đoàn tụ với nhau trên thiên đàng 7.Chao ôi, những mộng tưởng của em quá đỗi đơn giản nhưng lại tràn ngập hạnh phúc!Nó đã nói lên sự phũ phàng của con người và thiên nhiên đều lãnh đạm với cảnh nghèo,nhưng mặt khác ta có thể thấy rằng mặc dù cái chết của cô bé bán diêm đầy thương tâm và tội nghiệp nhưng đó lại là một cái chết mãn nguyện giải thoát cho em khỏi số phận thảm thương. 8.Qua đó ta có thể thấy tấm lòng nhân hậu của Anđécxen đối với cái chết của cô bé, nhà văn đã trân trọng thế giới tâm hồn đầy niềm tin và mơ ước.9.Đồng thời tác giả còn bày tỏ thái độ lên án xã hội lạnh lùng, vô cảm. 10.Bằng những nghệ thuật tương phản so sánh giữ thực tế và ảo ảnh, lối kể chuyện đầy cảm xúc và tràn ngập tình yêu thương đan xen trình tiết diễn biến hợp lí, An- đécxen đã truyền cho chúng ta lòng yêu thương sâu sắc đối với những em bé có số phận đáng thương, bất hạnh.

Thán từ: Chao ôi

Câu ghép : 

 

Sửa cho mình với, và tìm câu ghép cho mình nhé !! Cảm ơn các bạn, mình viết được rồi, mong các bạn góp ý và tìm câu ghép cho mình 

Đề bài Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh cô bé bán diêm bằng 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu. Trong đoạn có sử dụng 1 câu ghép, 1 thán từ (gạch chân, chỉ rõ)

 

1
16 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo. 

16 tháng 12 2021

Em cám ơn Anh / chị đã giúp ạ

 

6 tháng 2 2017

* Những truyện ngắn của O Hen ri thường là những câu truyện ngắn nhẹ nhàng nhưng lại toát lên giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc.

* Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng đã để lại những ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng người đọc về tình yêu thương giữa con người với con người.Khi Giôn xi bị bệnh nặng, cảnh nghèo khổ và mùa đông giá rét càng khiến cô họa sĩ trẻ trở nên tuyệt vọng hơn bao giờ hết.Nhưng tất cả những con người xung quanh đều có những việc làm để đem lại cuộc sống cho cô.

+, Bác sĩ cho lời khuyên, bày cho Xiu cách để cứu bạn

+, Xiu thì chăm sóc Giôn xi, luôn luôn ở bên, động viên, khích lệ cô gái trẻ. Mặc dù cuộc sống của cô cũng chẳng khấm khá, nhưng cô vẫn hết lòng vì Giôn xi chẳng khác gì người chị đối với cô em gái ruột.

+ Đặc biệt là họa sĩ già Bơ men. Cụ đã âm thầm, lặng lẽ cứu sống Giôn xi bằng việc đánh đổi mạng sống của mình. Trong đêm mưa rét buốt, cụ đã vẽ lên một chiếc lá, nói đúng hơn là một kiệt tác. Bức tranh ấy được vẽ bởi một tấm lòng, một trái tim nồng nàn tình yêu thương con người.

>> Bác sĩ, Xiu, hay cụ Bơ men, họ đều là những con người nghèo khổ nhưng có tấm lòng yêu thương cao cả, nhất là cụ Bơ men.sẵn sàng hy sinh tính mạng mình để cứu người khác. đây chính là những tấm gương cao thượng để mỗi con người ta hướng tới về tình yêu thương con người.

27 tháng 2 2021

                  Lặng Lẽ Sa Pa

Nguyễn Thành Long là một cây bút truyện ngắn nhưng vẻ đẹp nghệ thuật không nằm ở những phát hiện sắc sảo – táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức ngân vang sâu rộng lâu bền. Lặng lẽ Sa Pa tiêu biểu cho phong cách dó của Nguyễn Thành Long. Truyện ra đời sau một chuyến đi thực tế kiểm nghiệm. Nguyễn Thành Long đã giới thiệu với chúng ta một vùng đất lặng thầm nhưng ở đó vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc cống hiến quên mình cho quê hương đất nước.

“Lặng lẽ Sa Pa” khi mới đọc cái tên ta có cảm giác Nguyễn Thành Long đang viết về một nơi yên ắng, lạnh giá, hiu hắt hoặc nghĩ về một vùng đất nghỉ ngơi tham quan du lịch Sapa nhiều hơn. Nhưng điều kì diệu và bất ngờ là trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn vang lên những nhịp sống sôi động trong sáng, tuổi trẻ, vẫn lung linh những sắc màu và lan tỏa ấm áp lòng người. Nơi ấy đang bừng dậy sức sống của những con người, những tấm lòng đang sống, cống hiến làm việc âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước. Đó là những con người sống đẹp, có ích cho đời, có lý tưởng ước mơ, niềm tin yêu vững bền vào nghề nghiệp, kiến thức, trình độ, khoa học mà nhân vật anh thanh niên là hiện thân vẻ đẹp đó.

Nhân vật anh thanh niên, ở tuổi đời hai mươi bảy vừa rời phồn hoa, đô thị đông đúc, anh lên công tác ở đỉnh núi Yên Sơn (Sapa) ở độ cao hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm mây mù tuyết phủ, suốt ngày làm bạn với núi đá rừng cây. Cái yên ắng, yên lặng tĩnh mịch đến ghê sợ để khiến cho người ta thoái thác nhiệm vụ rời bỏ vị trí nhưng theo tiếng gọi nghề nghiệp và tình yêu cuộc sống, công việc, anh đã tự nguyện gắn bó mình với nghề nghiệp khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc là như vậy nhưng điều kiện làm việc là ngoài trời, kỹ thuật máy móc lại thiếu thốn đơn giản, thô sơ. Cả ngày nắng cũng như ngày mưa hay lúc giá rét lạnh buốt xương, anh vẫn phải lên “ốp” đúng giờ, ghi chép đầy đủ chính xác để bảo vệ cơ quan cấp bộ.

Thế nhưng tất cả những sự vất vả, khó nhọc, thiếu thốn với anh nào có kể gì, thấm tháp gì đâu so với sự lạnh lẽo buồn cô đơn đến “thèm người”. Ở chốn rừng sâu hoang vu vắng lặng, anh chỉ biết làm bạn với chim kêu vượn hót. Xuất phát từ lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm tự giác, ý thức được nhiệm vụ của tuổi trẻ: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ở anh còn có một tấm lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp, nghiên cứu, sáng tạo và luôn tìm thấy niềm vui từ công việc. Anh từng tâm sự: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”.

Ngoài là người có học thức, có trình độ, anh thanh niên lại còn có một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu nơi mình gắn bó, làm việc bằng cách tự tạo ra niềm vui từ công việc hiện thực – đẩy lùi buồn tẻ cô đơn như đọc sáng – nghiên cứu – trồng rau – trồng hoa, nuôi gà, cải thiện cuộc sống. “Thèm người” anh thanh niên tìm cách gặp người, gặp bạn để trao đổi, trò chuyện thân mật và cởi mở, luôn quan tâm chu đáo đến người khác. Anh tự tạo ra một cuộc sống ngăn nắp, khoa học, một thói quen chủ động trong mọi tình huống và công việc. Trong giao tiếp ở anh thanh niên toát lên một phong cách, một vẻ đẹp trong phong cách lời ăn tiếng nói khiêm tốn, vui vẻ, chân tình, lịch sự luôn biết sống vì mọi người.

Có thể nói ở anh thanh niên mang một vẻ đẹp trong sáng của người thanh niên thời đại mang trong mình những hiểu biết về tri thức, sống tận tụy, yêu nghề, yêu đời, hiểu được việc làm và chỗ đứng của mình từ đó mà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở anh còn toả sáng và sưởi ấm cho bao tâm hồn khác dẫu chỉ một lần gặp gỡ ngắn ngủi cho những người đến Sa Pa.

Qua lời kể của anh thanh niên, ông kỹ sư nông nghiệp ở vườn ươm su hào và ông kĩ sư nghiên cứu bản đồ chống sét đều là những người sống lặng thầm trên mảnh đất Sa Pa mà lao động cần mẫn, say mê, quên mình vì mục đích chung của mọi người. Họ đang làm nên cái “lặng lẽ” mà ngân vang sôi động ở Sa Pa.

Bác lái xe trong vai người dẫn truyện là điểm dừng cho mọi cuộc gặp gỡ, tình cảm nảy sinh tốt đẹp trong cuộc gặp gỡ đặc biệt là trong 30 phút ngắn ngủi giữa ông họa sĩ và cô kỹ sư đã để lại trong tình cảm những con người đối với Sa Pa là một kỉ niệm tốt đẹp. Bác là người am hiểu anh thanh niên hơn ai về cuộc sống, sinh hoạt của anh và chính bác đã tạo ra cho anh thanh niên những niềm vui về tinh thần, đẩy lùi sự cô đơn, buồn vắng. Ông họa sĩ là nhân vật hóa thân của nhà văn, người xem đây là một chuyến đi may mắn trong cuộc đời nghệ thuật của mình. Còn đối với cô kĩ sư trẻ, cô đã phát hiện ra nhiều điều mới mẻ trong chuyến đi đầu đời giúp cô nhận thức về tình yêu nghề nghiệp cuộc sống vững tin hơn trong sự lựa chọn của mình. Người ta gọi đây là những tâm hồn đồng điệu đến với Sa Pa.

Truyện có một tuyến nhân vật, không có biến cố xung đột kịch tính. Các nhân vật đều dưới những cái tên chung, có cuộc sống và công việc khác nhau khiến mọi người sa vào đó đều có bóng dáng công việc của mình. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, giàu chất thơ mượt mà như ý nghĩa nhan đề của chính câu chuyện. Truyện ngắn như một bức tranh lung linh kì ảo đằm thắm, ấm áp tình người sâu lắng trong từng bức tranh thiên nhiên.

“Lặng lẽ Sa Pa” viết về con người bình thường, nhịp sống bình thường. Nhưng phía sau nhịp sống bình thường ấy là những âm vang âm sắc cuộc đời. Nguyễn Thành Long đã góp một tiếng nói nhỏ nhẹ để ngợi ca cuộc sống và tái hiện một cách đầy đủ những vẻ đẹp của con người, có năng lực trình độ, nhiệt thành và hăng say cách mạng trên mặt trận xây dựng chủ nghĩa xã hội.

12 tháng 10 2017

Truyện ngắn của O.Henry nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ một cách khéo léo. Không những thế O.Henry là một nhà văn nổi tiếng ở Mĩ. Chính vì vậy, hội nhà văn Mĩ đã lấy tên tác giả O.Henry làm tên cho giả thưởng O.Henry để trao cho các truyện ngắn xuất sắc ở Mĩ.

6 tháng 12 2021

Em tham khảo:

       Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O.Hen ri đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Đây là một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính. Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còn nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: Cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi... Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.