K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2018

Tôn sư trọng đạo à một truyền thống quý báu vì nó thể hiện người học trò biết yêu quý, tôn trọng, giúp đỡ thầy cô giáo của mình, tô đậm tính nhớ ơn. Vì thế cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy.

14 tháng 11 2018

Theo em, từ xưa đến nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn là truyền thống qúy báu của dân tộc ta. Đây là thể hiện tình cảm yêu mến kính trọng của người học trò đối với những người thầy của mình. Đây là 1 trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy. Nước ta đã có 1 ngày để tôn vinh và cũng là dịp để các học trò bày tỏ lòng biết ơn đến những người thầy của mình, đó là ngày 20-11

9 tháng 1 2022

tham khảo:

Yêu nước- đó là cội nguồn của dân tộc. Từ thuở cha ông còn dựng nước, giữ nước đến thời nay hoà bình dựng xây đất nước, tinh thần yêu nước của ta vẫn còn vẹn nguyên. Ta yêu nước theo những cách riêng phù hợp với từng thời điềm. Bởi thực sự tinh thần yêu nước của nhân dân ta nồng nàn thiết tha vô cùng.
Ta có từng tự hỏi tinh thần yêu nước là gì hay không? Tinh thần yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Nói về tinh thần yêu nước, đó không phải những gì cao xa, xa vời mà gần gũi giản dị vô cùng. Một câu nói : “Tôi yêu nước tôi” là tinh thần yêu nước. Một ủng hộ nhỏ cho các bạn vùng cao cũng là yêu nước. Yêu nước đơn giản thế thôi, giản dị vậy thôi, nó gần gũi với chúng ta hàng ngày hàng giờ.
Từng thời kì chúng ta có tinh thần yêu nước khác nhau. Trong quá khứ, nhân dân ta yêu nước bằng việc bảo vệ hoà bình đất nước. Có rất nhiều con người hi sinh vì tổ quốc để giữ từng tấc đất, từng biển đảo của dân tộc: từ những vị vua anh minh dựng nước An Dương Vương, Ngô Quyền, từ những vị tướng tài giỏi chỉ đạo cả một đội quân Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, đến những thi sĩ dùng văn chương thể hiện tinh thần yêu nước như Nguyễn Trãi, đến những anh hùng cứu quốc Võ Thị Sáu,… những anh bộ đội cụ hồ không màng khổ, khó khăn và không thể thiếu sức dân, sự đoàn kết của nhân dân ta- một minh chứng to lớn của tinh thần yêu nước.
Thời chiến tranh máu lửa qua đi, khi đất nước hoà bình, từng phút từng giây từng giờ quanh chúng ta đang có những con người đang ngày đêm nỗ lực học tập để góp phần xây dựng tổ quốc: những bác thợ xây ngày ngày chăm chỉ làm việc xây nên những toà nhà vững chãi, những cô giáo chăm chỉ dạy dỗ học trò giúp đất nước có những nhân tài, …Từng tháng từng năm đang có những con người mang vinh quang, tự hào về cho đất nước. U23 Việt Nam đi vào lịch sử là những anh hùng sân cỏ, mang niềm tự hào vinh quang về cho dân tộc để biết bao người thấy yêu thương, thấy vẻ vang. Giáo sư Ngô Bảo Châu ghi danh trên quốc tế để khẳng định tài năng Việt Nam… Đúng vậy, đó là những hành động chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Chúng ta là những con người của quê hương, chúng ta lớn lên nhờ có quê hương. Nếu không có quê hương,có đất nước có lẽ sẽ chẳng có chúng ta. Bởi vậy tinh thần yêu nước thấm sâu vào ta từ thuở còn nhỏ. Nó tự nhiên mà thấm nhuần vào ta. Tinh thần ấy cứ theo ta từ nhỏ đến lớn và ngày ngày lớn mạnh hơn, nở rộ hơn.
Nghĩ về tinh thần yêu nước nhiều người nghĩ rằng chỉ khi cầm súng chiến đấu, chỉ khi đứng dậy giết giặc ngoại xâm mới yêu nước. Nhưng thực sự yêu nước không chỉ là những điều to tát ấy. Tinh thần yêu nước luôn luôn thường trực trong hcusng ta. Ta đi làm, đi học là góp phần dựng xây đất nước phát triền. Chúng ta cổ vũ những hoạt động của cả đất nước như bóng đá, cầu lông, bóng chuyền trên sân đấu quốc tế, đó cũng là yêu nước. Chúng ta gìn giữ văn hoá lịch sử cũng là tinh thần yêu nước.
Chúng ta là những người trẻ, là mầm non của đất nước, bởi thế chúng ta có những cách thể hiện tinh thần yêu nước khác nhau. Nhưng trước hết phải như lời Bác dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có sánh ngang với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn của công học tập của các cháu.” Học tập chính là cội nguồn đầu tiên của đóng góp dựng xây đất nước. Học tập giúp ta đóng góp nhân tài, đóng góp tài năng cho đất nước. Chúng ta không chỉ có học tập mà chúng ta phải biết thực hiện những hành động nhỏ nhất yêu thương mọi người xung quanh, sẻ chia những nỗi buồn và niềm vui cùng mọi người.
Chúng ta- những mầm non của đất nước, hãy chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta luôn luôn bùng cháy, luôn luôn hiện hữu.

Tham khảo:
Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? – Tích cực tham gia những lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian. Đi thăm quan các di tích lịch sử, tưởng nhớ công ơn của cha mẹ. – Luôn đoàn kết, yêu thương nhau giữa anh em bạn bè.

17 tháng 1 2022

Tham khảo:
Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? – Tích cực tham gia những lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian. Đi thăm quan các di tích lịch sử, tưởng nhớ công ơn của cha mẹ. – Luôn đoàn kết, yêu thương nhau giữa anh em bạn bè.

27 tháng 10 2023

Theo em, việc kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư học đạo của học sinh trường ta hiện nay có một số điểm cần được nhận xét. Trước hết, em nhận thấy rằng một số học sinh hiện nay không đủ nhạy bén và nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc kế thừa và phát huy truyền thống này. Có thể do sự ảnh hưởng của môi trường xã hội hiện đại, nhiều học sinh không đặt trọng tâm vào việc tôn trọng và biết ơn người thầy, không có ý thức học tập và cống hiến như truyền thống yêu cầu. Thứ hai, việc kế thừa và phát huy truyền thống này cần sự hỗ trợ và định hướng từ phía gia đình và xã hội. Gia đình và xã hội cần tạo ra một môi trường thích hợp để học sinh có thể hiểu và trân trọng giá trị của việc học tập và tôn sư học đạo. Đồng thời, cần có sự đồng lòng và hỗ trợ từ phía các nhà trường và giáo viên để thực hiện các hoạt động và chương trình giáo dục nhằm kế thừa và phát huy truyền thống này. Cuối cùng, việc kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư học đạo cần được thực hiện một cách linh hoạt và phù hợp với thực tế hiện nay. Truyền thống không nên trở thành gò bó và cản trở sự phát triển của học sinh. Thay vào đó, nó nên được hiểu và áp dụng một cách linh hoạt và sáng tạo, để đáp ứng các yêu cầu và thách thức của thời đại mới. Tóm lại, việc kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư học đạo của học sinh trường ta hiện nay cần được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ và định hướng từ phía gia đình, xã hội, và nhà trường để thực hiện một cách linh hoạt và phù hợp với thực tế hiện nay.

9 tháng 1 2022

Truyền thống đáng tự hào của dân tộc ta là đoàn kết ,tương trợ. Tại sao lại nói như vậy. Có thể chắc rằng hầu hết học sinh chúng ta đã nghe qua câu. 

                        "Một cây làm chẳng nên non

                       Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Một cây có nghĩa là một người , và nếu một người làm một việc lớn gì thì không thể làm được. Nhưng nếu có nhiều người đoàn kết lại, tương trợ lẫn nhau. Sự đoàn kết làm cho một tập thể trở nên mạnh mẽ hơn. Nó góp phần tạo nên sự vẻ vang của dân tộc. Dân tộc ta cx vì đoàn kết mới thắng được giặc xâm lăng. Đó là những thữ tạo nên sự tự hào của dân tộc ta.

22 tháng 10 2018

Đáp án đúng: (a), (b), (c), (e)

Truyền thông tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt N