K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2018

A. Thế kỉ III TCN

1 tháng 3 2016

a. Sự phát triển hệ thống pháp luật nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX

- Thế kỉ XI, nhà Lý thành lập, vua Lý Thái Tổ rất quan tâm đến việc đặt ra các phép tắc cai trị rõ ràng.

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, góp phần ổn định trật tự xã hội.

- Đến thời Trần, cho ban hành bộ Hình luật riêng.

- Thời Lê sơ, một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức), gồm hơn 700 điều, đề cập đến hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc.

- Thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thành lập, các vua nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp.  Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (hay Luật Gia Long), gồm 398 điều, chia làm 7 chương, được chính thức ban hành. Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; xử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.

b. Điểm khác biệt của bộ Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn so với bộ Quốc triều hình luật thời Lê.

- Bộ Hoàng Việt luật lệ (hay Luật Gia Long), đề cao quyền  uy của hoàng đế, triều đình.

- Bộ Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức) có những điều luật bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp, bộ luật này mang tính dân tộc sâu sắc.

29 tháng 2 2016

Sự hoàn thiện của tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến nước ta trong các thế kỉ X-XV:

*Thời Ngô, Đinh – Tiền Lê: Thời kì bước đầu xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai

- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, thành lập chính quyền mới. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Một nhà nước quân chủ sơ khai ra đời, bao gồm ba ban: võ ban, văn ban và tăng ban.

- Nhà Tiền Lê củng cố hơn nữa bộ máy nhà nước trung ương, chia nước làm 10 đạo.

- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế được xây dựng nhưng vẫn còn sơ khai.

*Thời Lý, Trần, Hồ: Thời kì từng bước hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà nước phong kiến độc lập.

- Các triều đại kế tiếp: Lý, Trần, Hồ ra sức hoàn chỉnh bộ máy thống trị.

- Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt.

- Chính quyền trung ương từng bước hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất. Giúp vua trị nước có Tể tướng, các đại thần, các chức hành khiển. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

- Đất nước được chia thành nhiều lộ do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần, Hồ) cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương.

- Ban đầu quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. Về sau, thi cử là nguồn tuyển chọn chính.

- Nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ chuyên chế từng bước được hoàn chỉnh; tuy nhiên, mức độ chuyên chế chưa cao.

*Thời Lê sơ: Thời kì nhà nước quân chủ Đại Việt đạt đến đỉnh cao

- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đặt tên nước là Đại VIệt. Nhà nước mới được xây dựng theo mô hình thời Trần, Hồ.

- Vào những năm 60, đất nước đã ổn định. Vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính.

- Ở trung ương, các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Sáu bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước.

- Ở địa phương: chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti phụ trách các lĩnh vực, dân sự và kiện tụng. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở.

- Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử.

- Cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã khiến quyền lực của chính quyền trung ương được tăng cường. Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao.

20 tháng 1 2017

Chọn B

5 tháng 9 2017

Đáp án B

29 tháng 2 2016

Những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX

-         Tư tưởng - tôn giáo:

+ Nho giáo: Nhà Nguyễn tìm cách khôi phục và thi hành chính sách độc tôn Nho giáo.

+ Phật giáo và Đạo giáo bị nhà Nguyễn tìm cách hạn chế nhưng vẫn phát triển nhất là ở nông thôn (mặc dù không phát triển thịnh đạt như thời Lý – Trần). Chùa chiền, tượng phật được sửa sang, xây dựng mới.

+ Thiên chúa giáo: dù các vua nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo gắt gao, thẳng tay đàn áp nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền bá sâu rộng vào các làng, xã, số lượng người theo đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.

+ Các tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, anh hùng có công, thần linh vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến.

-         Giáo dục

+ Nhà Nguyễn rất coi trọng giáo dục, khoa cử với quan niệm: nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục. 1807, Gia Long ban hành quy chế thi hương, thi hội. 1822, Minh Mạng khôi phục kì thi hội, thi đình. Việc học tập, thi cử được chấn chỉnh và đi vào nề nếp.

+ 1803, Gia Long cho dựng trường Quốc học (sau đổi thành Quốc tử giám) ở kinh đô Phú Xuân. 1808 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, 1822. Văn Miếu Quốc Tử giám bắt đầu dựng bia đề danh Tiến sĩ. Đến 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi hội, lấy được 136 Tiến sĩ, nhiều nhân tài đỗ đạt trở thành các nhà văn hóa lớn hoặc quan lại cao cấp góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

-         Văn học

+ Văn học chữ Hán: vẫn tiếp tục phát triển: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Minh Mạng, Tự Đức… Văn học dân gian tiếp tục phát triển: ca dao, hò vè, tục ngữ… phong phú.

+ Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ đạt đỉnh cao: tác giả kiệt xuất là Nguyễn Du (Truyện Kiều) và Hồ Xuân Hương.

* Thành tựu nghệ thuật dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới:

-Quần thể cố đô Huế - văn hóa vật thể

- Nhã nhạc cung đình Huế - văn hóa phi vật thể.

11 tháng 8 2017

Đáp án: C

30 tháng 11 2021

B

6 tháng 5 2020

I. Tư tưởng, tôn giáo

- Ở thời kỳ độc lập, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.

- Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử. Tuy nhiên từ thế kỉ X – XIV, Nho giáo không phổ biến trong nhân dân.

- Đạo Phật giữ vị trí quan trọng và rất phổ biến, các nhà sư có lúc còn tham gia bàn việc nước, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.

- Đạo giáo tuy không phổ cập nhưng hòa lẫn với tín ngưỡng dân gian.

- Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy dần, thời Lê sơ, Nho giáo có vị trí độc tôn đến thế kỉ XIX. Nhà nước phong kiến hạn chế sự phát triển của Phật giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội của nho giáo trong nhân dân.

II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật

1. Giáo dục.

- Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.

- Năm 1075, tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành.

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài.

- Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi Hội chọn tiến sĩ.

- Năm 1484, dựng bia ghi tên tiến sĩ.

- Giáo dục góp phần đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí nhưng giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

2. Văn học.

- Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo, từ thời nhà Trần, văn học ngày càng phát triển. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo…

- Từ thế kỷ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm (được sáng tạo từ thế kỉ XI - XII) đều phát triển, xuất hiện hàng loạt tập thơ ca ngợi đất nước.

3. Nghệ thuật.

- Từ thế kỉ X – XIV, nhiều công trình Phật giáo được xây dựng như chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Phổ Minh.

- Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc điển hình như thành nhà Hồ, tháp Chăm…

- Xuất hiện nhiều tác phẩm điêu khắc độc đáo như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bông cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen…

- Nghệ thuật sân khấu mang đậm tính dân gian truyền thống như chèo, tuồng, múa rối… ngày càng phát triển.

- Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn tranh, chiêng đồng…

4. Khoa học kỹ thuật.

- Thời Trần, bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (bộ sử chính thống thời Trần) được biên soạn; nhiều bộ sử khác như Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên) được soạn thảo.

- Địa lý có Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

- Quân sự có Binh thư yếu lược.

- Thiết chế chính trị có Thiên Nam dư hạ.

- Toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.

- Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến có lầu.