Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam có nhiều yếu tố mới, phong phú hơn, toàn diện và sâu sắc hơn và được chứng minh hùng hồn bằng sự thật hiển nhiên.Sự tiếp nối ý thức dân tộc của Nước đại Việt ta của Nguyễn Trãi so với Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là sự tiếp nối về ý thức dân tộc về chủ quyền lãnh thổ.Bài Sông núi nước Nam: Lý Thường Kiệt đã đưa ra một chân lí của thời đại mà không ai có thể chối cãi được“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
=> Cơ sở lí lẽ mà Lý Thường Kiệt đưa ra là đất nào thì vua ấy, sự thực này đã được phân định một cách rõ ràng, rạch ròi tại sách trời.
=> Tâm lí của người trung đại, họ tin vào thiên mệnh - tức là sự sắp đặt số phận của ông trời, tin vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên mà không ai có thể can thiệp thay đổi nó.
=> Cơ sở lí lẽ vững chắc, đầy thuyết phục
Bài Nước Đại Việt ta: Nguyễn Trãi cũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước Đại Việt đã có từ lâu đời“Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
=> Sự rạch ròi trong ranh giới của núi, sông giữa hai nước láng giềng chính là lời nhắc nhở Trung Quốc về sự tồn tại, phát triển của đất nước ta
=> Phía Bắc là Trung Quốc, phía Nam là Đại Việt, không thể lẫn lộn hai miền Nam Bắc, cũng không thể khẳng định Đại Việt ở phía Nam chính là lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc được.
Sự phát triển ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi: Không chỉ dừng lại ở việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ, Nguyễn Trãi còn đưa ra hàng loạt những yếu tố để tỏ rõ ý thức dân tộc của mình:“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
=> Các yếu tố mà nước ta độc lập so với Trung Quốc: nền văn hiến lâu đời, phong tục, văn hóa, lịch sử các triều đại tồn tại ngang hàng với Trung Quốc.
=> Đặt các triều đại của Việt Nam ngang hàng với các triều đại của một nước lớn như Trung Quốc cũng thể hiện sự tự hào, tự tôn dân tộc.
Văn bản Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam:
+ Bài cáo khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là nước độc lập, có chủ quyền, đây là sự thật hiển nhiên.
+ So với bài thơ Sông núi nước Nam, bài Nước Đại Việt ta được phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. Bởi có thêm những yếu tố như nền văn hiến lâu đời, tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng…
vì ở nông thôn có không khí không bị ô nghiễm, ít tiếng ồn hơn và cảm thế mát mẻ (là điều ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh khí hậu toàn cầu ngày càng ấm nóng lên).
chúc bạn học tốt nha
vì phụ huynh ở những vùng thiểu số thường có xu hướng sinh con để giúp phụ việc cho họ, dễ kiếm sống hơn và cũng có môi trường tương đối để đẻ.
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:
+ Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu
+ Phong tục tập quán
+ Lịch sử hình thành và phát triển riêng
+ Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc
- Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.
- Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.
+ Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.
Tục ngữ, ca dao là kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý báu nói về tình cảm, về kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh dựng nước và bảo vệ đất nước.Một trong những câu ca dao nói về sức mạnh của sự đoàn kết:”Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Đọc câu ca dao trên, ta thấy ý nghĩa của nó thật sâu sắc.Một cây sẽ yếu ớt, mong manh trước cuồng phong bão táp.Nhiều cây chen chúc, sát cánh bên nhau sẽ tạo ra khóm cây,rừng cây vững chãi, gió lay chẳng đổ, bão rung chẳng rời. Từ hình ảnh thiên nhiên, ta liên tưởng đến cuộc sống của con người. Đó chính là tập hợp ý chí, sức lực, hành động của nhiều người tạo thành sức mạnh tổng hợp làm nên những thành công lớn mà tập thể nhỏ hay cá nhân không thể làm nên được.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ xưa đến nay là nguồn gốc của bài học ấy và cũng là sự chứng minh hùng hồn cho câu tục ngữ:”Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước. Khối đại đoàn kết toàn dân góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chín năm thần thánh.
Nếu cuộc kháng chiến chống Pháp khẳng định tinh thần đoàn kết của nhân dân ta thì cuộc kháng chiến chông Mỹ là một bản anh hùng ca đáng tự hào về dân tộc. Đương đầu với nửa triệu giặc Mỹ xâm lược có pháo đài bay, có hàng rào điện tử, nhân dân hai miền Nam Bắc nước ta đã xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tron mặt trận giả phóng miên Nam và trong mặt trận tổ quốc Việt Nam làm nên thắng lợi vẻ vang kết thúc hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ bằng chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 vang dội lịch sử, chấn động địa cầu.Đoàn kết là sức mạnh vô địch, là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, điều đó đã trở thành chân lý,truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay, trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện tốt bài học đoàn kết ấy nên luôn giành được thắng lợi,giữ vững được độc lập, thống nhất tổ quốc. Tinh thần đoàn kết ấy được ông bà ta truyền dạy từ đời này qua đời khác và trở thành truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
Một cây làm chẳng lên non cũng như sức mạnh của một con người yếu ớt khó có thể mà đứng vững trước phong ba bão tố, khi có khó khăn dễ dàng bị quật ngã. chỉ có ba cây chụm lại, nhiều người cùng chung sức thì mới có sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn thử thách. Không những tinh thần đoàn kết đem lại những thắng lợi vĩ đại trong chiến đấu, mà còn đem lại những thành công to lớn trong lao động sản xuất.Ngắm nhìn những con đê hùng vĩ hai bên bờ sông Hồng , ta thật ngạc nhiên trước sức mạnh của người xưa đã đắp nên những con đê ấy. Ai đã đắp nên những con đê ấy? Không riêng ai cả.Hàng chục triệu con người đã dùng bàn tay nhỏ bé với công cụ lao động thô sơ,đắp từ thủa xưa và tiếp tục đắp suốt ba, bốn nghìn năm nay. Đó là công trình tuyệt vời và sức mạnh của sự đoàn kết và là minh chứng cho câu ca dao:”Một cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Ngày nay, do không chỉ biết đoàn kết nhân dân trong nước và hợp tác quốc tế,nhân dân ta đã xây dựng ngành công nghiệp dầu khí Vũng tàu, các nông trường cà phê, cao su… nhân dân ta đã và đang hoàn thành các công trình xây dựng to lớn: nhà máy thủy điện sông Đà, đường dây tải điện 500KV Bắc Nam…và còn biết bao công trình to lớn khác đã đang và sẽ mọc lên như muốn nói với bạn bè năm châu rằng đất nước chúng tôi tuy nhỏ bé nhưng luôn đoàn kết với nhau và luôn tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để xây dựng một Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh sánh kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
Tóm lại, trải qua hàng mấy chục thế kỷ, câu ca dao của ông cha ta vẫn là một chân lý không gì lay chuyển được. đó là một bài học sâu sắc nhất mà nhân dân Việt Nam đã rút ra trong cuộc sống hàng ngàn năm của mình. chúng ta càng hiểu vì sao Bác Hồ căn dặn thế hệ sau rằng:”Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Trả lời
Bạn xem tại link này:
Câu hỏi của Quỳnh Luna - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến
~ Mik ko biết có bại lạc đề không?~
Đỉnh Olympia :) mình nghỉ vậy đỉnh = núi
là cái gì