K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2016

Lộn địa chỉ rồi bạn ơi.......

26 tháng 9 2016

sai địa điểm rùi

14 tháng 11 2017

1 Khái niệm ca dao dân ca là kết hợp giữa nhạc dân dan và lời dân ca

2 Bài ca dao em thích là bài : " CA DAO VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH" 

   Phân tích :

HƯỚNG DẪN
1.    Nội dung mà chùm ca dao nói về tình cảm gia đình hướng tới là:
-    Ngợi ca công ơn trời biển của cha mẹ đối với con cái, nhắc nhở về lòng biết ơn với công lao của cha mẹ qua hình thức lời ru ngọt ngào, sâu lắng (bài 1).

-    Nỗi nhớ thương da diết, quặn lòng của người con gái phải lấy chồng xa quê khi hướng về quê mẹ, nỗi nhớ ấy triền miên theo sự lặp lại của chu kì thời gian “chiều chiều” và không gian quen thuộc “ngõ sau” (bài 2).
-    Nỗi nhớ và lòng kính yêu đối với ông bà, tổ tiên (bài 3).
-    Tình cảm anh em thân thương gắn bó máu thịt (bài 4).
2.    Chùm bài ca đao nói về tình cảm gia đình dã sử dụng hình thức nghệ thuật chủ yếu là các hình ảnh so sánh quen thuộc mà có ý nghĩa sâu sắc.
-    Hình ảnh so sánh: Sử dụng so sánh ngang bằng với các từ so sánh: như, bao nhiêu... bấy nhiêu, lấy cái cụ thể để so sánh vởi cái trừu tượng.
Ví dụ:    + Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
+ Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
+ Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.
Những hình ảnh so sánh như vậy vừa gần gũi lại chính xác, giàu sức biểu cảm và thấm thìa. Ví công cha như núi ngất trời bởi người cha yêu thương con cái bằng một tình yêu mạnh mẽ, lớn lao, cha là trụ cột gia đình, vững chãi như núi non. Còn mẹ thì yêu con bằng một tình yêu dịu dàng, vô bờ bến. Tất cả những nguồn yêu thương ấy đều muôn đời vĩnh cửa như sự trường tồn của núi sông, biển rộng.

3.    Bên cạnh tình cảm của cha mẹ với con cái, con cháu với ông bà và anh chị em với nhau, ca dao còn nói nhiều về tình nghĩa vợ chồng đằm thắm gắn bó thuỷ chung, hi sinh thầm lặng:
-    Chồng em áo rách em thương,
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
-    Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
-    Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
4.    Hình ảnh quê hương, đất nước, con người được thể hiện qua ca dao rất phong phú. Đó có thể là vẻ đẹp giàu có, trù phú của đồng ruộng do bàn tay con người xây đắp, vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của núi non sông nước, hay những dịa danh nổi tiếng in dấu những trang sử oai hùng,... Trong bốn bài ca dao trên, bức tranh về quê hương, đất nước, con người hiện lên thật cụ thể, sinh động. Đó là những tên gọi gắn liền với đặc trưng riêng của mỗi vùng đất: sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản,...; hay là những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử: thành Hà Nội, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút,... hay chốn nước non thanh tú của xứ Huế mộng mơ, khung cảnh bình dị của cánh đồng lúa quê hương đương thì con gái trong sự hoà hợp với vẻ đẹp khoẻ khoắn, tràn đầy sức sống của người lao động.
5.    Tình cảm của nhân vật trữ tình đối với đất nước, quê hương, con người trong ca dao là tình yêu thắm thiết với quê hương, lòng tự hào về vẻ đẹp và những trang sử hào hùng, những truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại. Tình cảm ấy được thể hiện qua lời hát đối đáp của đôi trai gái, qua lời mời mọc đầy tự hào: “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” hay “Ai vô xứ Huế thì vô”, qua cái nhìn trìu mến với cảnh sắc và con người trên quê hương mình.
Tình cảm quê hương đất nước trong ca dao thường là những tình cảm gắn bó với những vùng quê, những xóm làng cụ thể. Vì thế, ta thường bắt gặp cách mở đầu bài ca dao bằng tên gọi của những địa danh: “Hà Nội ba mươi sáu phố phường”, “Đất Quảng Nam chưa mưa đã nắng”..., hoặc bằng các cụm từ như làng ta, quê ta,...

6.    Đặc sắc nghệ thuật của chùm bài ca dao nói về quê hương, đất nước, con người:
Trong bài ca dao thứ nhất, tác giả dân gian đã mượn hình thức hát đối đáp của trai gái để ngợi ca cảnh đẹp của quê hương đất nước. Đối đáp trao duyên là một hình thức sinh hoạt phổ biến của ca dao, kín đáo bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của người trong cuộc. Hình ảnh quê hương với những nét làm nên vẻ đẹp riêng của mỗi vùng đất hiện lên qua lời đối đáp thật trữ tình, duyên dáng.
- Bài ca dao thứ hai nói về cảnh đẹp của Hà Nội. Bài ca dao được mở đầu bằng lời mời mọc: “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ”. Từ xem lặp lại ba lần không chỉ có ý nghĩa liệt kê những cảnh đẹp nổi tiếng của Hà Nội mà nó còn chứa đựng tình cảm say mê với cảnh sắc quê hương mình. Bài ca dao kết thúc bằng câu hỏi tu từ: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này” vừa ẩn chứa niềm tự hào lại vừa như một lời nhắn nhủ khiến ta phải suy ngẫm, bởi lẽ cảnh dẹp đó là do chính bàn tay khéo léo của con người đất kinh kì ngàn đời gây dựng nên. Thế hệ sau phải làm sao để gìn giữ nét đẹp của mảnh đất nghìn năm văn hiến ấy?
-    Bài ca dao thứ ba đưa ta đến vái cảnh sắc riêng của non nước xứ Huế. Nghệ thuật miêu tả của bài ca dao khiến xứ Huế hiện lên như một bức tranh lụa:
Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Đó là vẻ đẹp hài hoà của sơn thuỷ hữu tình, vừa hùng vĩ lại vừa thơ mộng. Bày ra trước mắt người đọc một khung cảnh trữ tình như thế, bài ca dao buông lửng một câu nói: “Ai vô xứ Huế thì vô...”. Ai vốn là đại từ phiếm chỉ được dùng nhiều trong ca dao, những ai ở đây không mang nghĩa mơ hồ, chung chung. Nhân vật trữ tình của bài ca dao dường như đang gửi gắm lời mời và tình ý tới một đối tượng cụ thể, như muốn kín đáo nói rằng Huế đẹp và nên thơ như vậy đấy, ai yêu Huế, có tình với Huế thì hãy vô thăm.
Bài ca dao số bốn lại cho ta cảm nhận vẻ đẹp riêng của một miền quê ở Bắc Trung Bộ, qua những từ mang màu sắc địa phương như ni, tê. Đây là bài ca dao thể hiện trực tiếp nhất vẻ đẹp của người dân lao động hoà trong vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương. Cảnh đẹp trong bài ca dao là cảnh cánh đồng lúa đang thì con gái: Bài ca dao sử dụng hình thức điệp ngữ và đảo ngữ: “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát - Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông” tạo ấn tượng về cánh đồng lúa xanh mượt mà đang trải ra ngút tầm mắt. Vẻ đẹp ấy càng làm tôn lên nét đẹp trẻ trung, phơi phới sức xuân của người con gái:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

3. Thơ Đường luật gồm:

+ Thất ngôn tứ tuyệt : Gồm có 4 câu mỗi câu 7 chữ ; ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 4/3 ; gieo vần vào mỗi câu 1,2,4

+ Ngũ ngôn tứ tuyệt : Gồm có 4 câu mỗi câu 5 chữ ; ngắt nhịp 2/3 ; gieo vần vào mỗi câu 2,4

+ Thất ngôn bát cú : Gồm có 8 câu mỗi câu 4 chữ ; ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 '; gieo vần vào mỗi câu 1,2,4,6,8

NHỚ LỜI NHÉ!!!

14 tháng 11 2017

2 những bài ca dao được hoc., phân tích nội dung các bài thơ đó?

Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: Năm nay chắc được mùa to.

Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.

Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.

Bài văn mẫu 2

Tuần vừa qua, em có dịp tham quan sông Sài Gòn. Đó là một dòng sông thơ mộng - là kì quan thiên nhiên ban tặng cho đất nước và con người Việt Nam.

Sáng sớm, đi thuyền trên mặt sông làm em cảm thấy rất mát lạnh và sảng khoái. Khắp nơi chỉ thấy hơi sương trắng xóa, phủ kín mặt sông, đôi lúc còn có những hạt sương còn đọng lại trên lá rơi xuống mặt sông tạo thành những vòng tròn lan xa. Nếu nhìn từ trên cao xuống ta sẽ thấy con sông như một con rắn khổng lồ đang trườn xuống ngoằn nghoèo, khoác trên mình chiếc áo màu xanh biếc. Bây giờ, ông mặt trời đã thức dậy, ông vén màng mây mỏng soi mình xuống trần gian. Ông đi tới đâu, ánh nắng chan hòa tới đó. Ông thả những chú bé nắng tinh nghịch xuống trần gian, đánh thức cả gia đình chim sẻ đang còn ngái ngủ vội vàng thức giấc. Chúng chuyền cành hót líu lo trong vòm cây, tán lá khiến cho bờ sông vắng vẻ trở nên náo nhiệt ồn ã.

Mặt sông như một tấm gương khổng lồ phản chiếu cả sắc mây trời. Thỉnh thoảng trên sông có những chùm lục bình tím biếc trôi lênh đênh thật yên bình. Ắnh nắng trời chiều hắt xuống dòng sông làm cho khúc sông như khoác thêm màu áo mới. Trong chiếc áo đỏ đậm phù sa, sông cần mẫn bồi đắp cho đồng bằng quê em thêm tươi tốt.

Giờ này mà tắm sông thì thật là thích biết mấy? Nước sông mát lành, trong veo ôm ấp bờ cát trắng mịn. Dòng sông cũng như con người, biết buồn vui, hiền hòa, lúc giận dữ. Mỗi khi du khách đến, sông như cô nàng thiếu nữ mười bảy cong mình uốn lượn làm cho lòng người xao xuyến hơn. Có những lúc, sông giận dữ vì những đợt lũ, cuốn từng cơn, từng cơn như đang vỡ mạch. Sông thôi vỗ bờ khi gió ngừng thôi, mây ngừng trôi.

Là một trong những người con yêu tha thiết quê hương, dòng sông như người mẹ hiền che chở, ôm ấp thêm bình yên. Em cũng hi vọng mọi người hãy chung tay bảo vệ sông, không xả rác bừa bãi, bảo vệ nguồn nước trong lành để sông thêm đẹp hơn và trên hết là để bảo vệ cuộc sống của con người. Bảo vệ sông cũng chính là bảo vệ chính mình - thể hiện sự trân trọng món quà mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước, con người Việt Nam.

BÀI VĂN HẲN HOI ĐÓ!

14 tháng 10 2018

Nhắc đến địa danh du lịch Ninh Bình, không thể không nhắc đến đầm Vân Long, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc bộ. Đầm Vân Long như một bức tranh sơn thủy hữu tình với cảnh vật hoang sơ tuyệt đẹp níu bước chân du khách. Giữa mênh mông đất trời, vẻ đẹp của đầm Vân Long nếu được ví như một viên ngọc long lanh tinh xảo thì cũng không có gì là quá.

Cái tên Vân Long chỉ nghe thôi đã thấy đẹp và gợi mở khiến cho bất cứ người yêu thích “xê dịch” nào cũng muốn ghé thăm một lần. Và có đi rồi, thì viên ngọc Vân Long lại như một thứ rượu nồng, khiến người ta ngất ngây, chếnh choáng say và muốn thưởng thức thêm nhiều lần nữa. Chỉ khoảng hơn hai giờ chạy xe máy từ trung tâm Hà Nội, đi du lịch Ninh Bình, đến xã Gia Vân, huyện Gia Viễn là bạn có thể hòa mình vào không khí cực kỳ tuyệt vời ở miền quê yên ả, ở khung cảnh thanh bình của đầm Vân Long. Lang thang đi bộ trên triền đê để thỏa thuê hít thở khí trời cho đến khi mệt nhoài, bạn sẽ lên những chiếc thuyền nan sẵn sàng đưa bạn thực hiện tour du lịch len lỏi vào trong “bức tranh” tuyệt vời này.

Con thuyền nhỏ rời bến, lặng lẽ khua động mái chèo vào làn nước trong veo, phẳng lặng tựa hồ như tấm gương khổng lồ. Trên chiếc thuyền, bạn ung dung ngắm những núi đã sừng sững, những đám cỏ măng cỏ lác giữa đồng nước mênh mông và lắng nghe muôn loài xao động giữa không gian thanh tịnh… Giữa thiên nhiên trong trẻo ấy, bạn thấy mình như đang trôi trong miền cảm xúc yên ả vô cùng, mọi mệt mỏi cũng dường như tan biến, chỉ còn lại sự trầm trồ thán phục bàn tay nhào nặn của mẹ thiên nhiên dành cho vùng đất du lịch Ninh Bình. Thuyền càng đi sâu vào giữa đầm Vân Long, bạn càng cảm thấy mình không còn đang đi du lịch Ninh Bình mà như đang trong một bộ phim kỳ vỹ nói về thiên nhiên. Ở đó, những dãy núi đá vôi sừng sững mọc lên giữa đồng nước khiến bạn thấy nơi đây như một vịnh Hạ Long trên cạn, cây cỏ lúp xúp tăm cá dưới làn nước trong veo. Trong tấm gương khổng lồ ấy, bạn sẽ thấy rất rõ những núi đá mang tên như hình dáng: núi Mèo Cào, núi Mâm Xôi, Hòn Sách, Đá Bàn.... Giữa đất trời bao la này, bạn thấy mình thật nhỏ bé giữa thiên nhiên hùng vỹ và thêm say mê cảnh sắc tuyệt vời này.

Đi du lịch Ninh Bình, đến với viên ngọc Vân Long, du khách còn có dịp khám phá hệ sinh thái vô cùng phong phú ở nơi này. Ở đầm Vân Long có 457 loại thực vật bậc cao, trong đó có 8 loài được ghi trong sách Ðỏ Việt Nam như cây lát hoa, kiền, tuế lá rộng, cốt toái bổi… Nơi đây cũng có 39 loài thú, 72 loài chim, 32 loài bò sát lưỡng cư, 44 loài cá, 39 loài thủy sinh sinh vật, 79 loài côn trùng. Trong số 12 động vật quý hiếm sinh sống ở đây có voọc quần đùi trắng với 72 cá thể, lớn nhất Việt Nam. Nếu có một tour du lịch thăm đầm Vân Long vào các buổi chiều, bạn sẽ có dịp nhìn thấy từng đàn voọc đu cây, bám đá xuống đầm uống nước rất tuyệt vời. 

Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước nổi tiếng trên bản đồ du lịch Ninh Bình, đầm Vân Long còn là nơi có nhiều cảnh quan và di tích văn hóa. Khu Vân Long có 32 hang động đẹp, nhiều hang động có giá trị phát triển du lịch ở Ninh Bình như hang Cá, hang Bóng, hang Rùa. Bên trong các hang động này cũng có những khối thạch nhũ mang nhiều hình dáng rất đẹp càng tạo nên vẻ cuốn hút du khách. Nhà thuyền sẽ đưa bạn vào thăm những hang động này để bạn thỏa trí tưởng tượng và tận hưởng trọn vẹn chuyến du lịch Ninh Bình của mình.

Nghe lời kể của tôi là bạn đã rất muốn đến để tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của đầm Vân Long phải không? Vậy thì còn chờ gì nữa, hãy đóng máy tính lại, "xách ba lô lên và đi" thôi! Để giữ gìn những danh lam thắng cảnh mà mẹ thiên nhiên đã dành tặng cho mảnh đát Việt Nam yêu dấu, hãy biết bảo vệ môi trường, có ý thức giữ gìn những tài sản chung, đặc biệt là gìn giữ, bảo vệ những di tích, danh lam thắng cảnh nhé.

9 tháng 12 2021

    Từ nhỏ những câu ca dao, dân ca đã đi vào từng lời ru, tiếng hát của bà, của mẹ và cùng chúng ta lớn lên từng ngày. Đặc biệt, những bài ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình thật đẹp và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Tình cảm gia đình luôn là một điều gì đó làm cho chúng ta mỗi khi nhớ đến thì vô cùng xúc động. Những bài ca dao ấy đã nói lên được tình cảm mẫu tử, phụ tử, tình cảm anh em trong gia đình. Những tình cảm đó đi vào những câu hát lại nó đẹp hơn mấy phần. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ nhớ câu " Công cha như núi Thái Sơn...." câu ca dao đã nói lên công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái là không gì sánh được nhưng đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta cần có trách nhiệm đối với những công lao đó của cha mẹ.  

 

15 tháng 7 2016

1) 0 cây

2) 12 giây

3) 14 giờ

4) hình như dề sai

15 tháng 7 2016

c1.  4

c2.  12

c3.  14(sao nhà vật lí ngủ lười thế???)

c4.  k bít

tóm lại là: thừa hơi!

10 tháng 1 2016

tớ đang rất cần các bạn giúp ! 

10 tháng 1 2016

như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhịp  lấy đà là loại nhịp như thế nào ? A. Nhịp có nhiều ô nhịp. B. Ô nhịp thiếu nằm ở đầu bản nhạc C. Ô nhịp đủ nằm đầu bản nhạc  D. Ô nhịp thiếu nằm cuối bản nhạc  Câu 2 : Bài hát Lí cây đa là dân ca vùng miền nào? A. Quảng Nam B. Nam Bộ C. Bắc Bộ D. Quan họ Bắc Ninh Câu 3: ... “ với nét nhạc nhịp nhàng, êm nhẹ, bài hát đem tới cho các em một cách nhìn thiên...
Đọc tiếp

 Nhịp  lấy đà là loại nhịp như thế nào ? 

A. Nhịp có nhiều ô nhịp. 

B. Ô nhịp thiếu nằm ở đầu bản nhạc 

C. Ô nhịp đủ nằm đầu bản nhạc  

D. Ô nhịp thiếu nằm cuối bản nhạc  

Câu 2 : Bài hát Lí cây đa là dân ca vùng miền nào? 

A. Quảng Nam 

B. Nam Bộ 

C. Bắc Bộ 

D. Quan họ Bắc Ninh 

Câu 3: ... “ với nét nhạc nhịp nhàng, êm nhẹ, bài hát đem tới cho các em một cách nhìn thiên nhiên thú vị và gần gũi với tuổi thơ”. Nói về bài hát nào? 

A. Khúc ca bốn mùa  

B. Đi học 

C. Mùa xuân tình bạn 

D. Lí cây đa 

Câu 4:. Thay đổi cao độ các nốt nhạc             

B. Để nhắc lại câu, đoạn nhạc  

C. Dùng để luyến láy   

D. Để tăng thêm trường độ các nốt nhạc.    

Câu 5:  Kí hiệu tên 7 nốt nh Dấu hóa dùng để làm gì? ? 

A ạc bằng hệ thống chữ cái la tinh gồm có  

           A. C, R, E, F, G, A, B. 

           B. C, D, E, F, G, A, B. 

           C. C, D, F, E, A, G, H. 

           D. C, D, M, F, G, A, H. 

Câu 6: Nhịp 4/4 là loại nhịp có mấy phách trong một nhịp? 

A. 2 phách              B. 4 phách          C. ½ phách          D. ¼ phách 

Câu 7:  Dấu chấm dôi có giá trị trường độ bằng bao nhiêu phách? 

A. 1 phách      

B. 2 phách         

C. 0,5 phách    

D. Bằng ½ giá trị trường độ của nốt nhạc đứng trước nó. 

Câu 8: Bài hát Tình ca là sáng tác của ai?  

A. Hoàng Việt    B. Văn Cao      C. Lưu Hữu Phước     D. Hoàng Vân 

Câu 9: Bài TĐN số 3  được viết ở nhịp mấy? 

A. 2/4        B. ¾     C. 4/4       D. 2/2 

Câu 10. Dấu hóa có mấy loại? 

A.2           B. 3      C. 4      D. 5 

 

Phần II. Tự luận 

Chép lại và vạch nhịp cho bài nhạc sau đây. 

2
1 tháng 1 2022

t

ự mà làm

Câu 2: D

12 tháng 12 2016

Bài thơ "Tiếng gà trưa " đã để lại trong lòng em nhiều cảm xúc khó tả."Tiếng gà trưa" đuợc viết theo thể thơ 5 chữ nhưng cách gieo vần vẫn rất tự nhiên. Dù vậy những hình ảnh gần gũi , bình dị trong bài vẫn đựơc nhà thơ Xuân Quỳnh phác họa 1 cách rõ nét và xúc động qua ngòi bút sắc sảo ,chân thực của mình.Mở đầu bài thơ :
"Trên đừong hành quân xa
......Tiếng gà ai nhảy ổ
......Nghe gọi về tuổi thơ"
Đoạn thơ đầu đã khái quát nên khung cảnh làng quê vào buổi trưa hè thanh vắng,không gian tĩnh mạch bỗng nhiên có tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà xao xác gợi lại tất cả những kỉ niệm tuổi thơ . những ngày tháng được sống bên ngừơi bà yêu dấu của anh chiến sĩ.
"Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu trắng."
Thật thú vị trứơc hình ảnh chị gà mái mơ,mái vàng đựơc tả trong đoạn thơ thứ hai.Những chị gà mái đã trở thành 1 trong những kỉ niệm đẹp đẽ của anh chiến sĩ .Đối với tôi đó chỉ là những hình ảnh rất bình dị trong đời sống hằng ngày nhưng chỉ qua đọan thơ trên mà tôi lại thấy yêu những hình ảnh thân quen đó,cũng như anh chiến sĩ trong bài đã xem hình ảnh đó là kỉ niệm làm khó quên trong tâm trí mình.
Cụm từ"Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ,xúc động:lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng,nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháy"cưng" của bà thôi!Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi,vừa lo lắng,vừa sợ sệt.Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!
"Có tiếng gà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
......lòng dại thơ lo lắng"
Trong Cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ ,ngoài kỉ niệm trên,anh làm sao có thể quên được sự thương yêu ,đùm bọc của bà.Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng.Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối,Lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân.Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá !
"Dành từng quả chắt chiu
.....cháu được quần áo mới"
Yêu bà,anh chiến sĩ lại càng chiến đấu thật anh dũng để bảo vệ Tổ quốc ,bảo vệ quê hương,bảo vệ xóm làng yêu dấu với tiếng gà cục tác thật thân thương :
"Cháu chiến đấu hôm nay
.....bà ơi!cũng vì bà"
Những đoạn thơ thật ngắn gọn nhưng hàm chức một tình cảm hết sức thiêng liêng "tình bà cháu".Chính những kỉ niệm thuở bé đựoc sống bên bà, được bà thương yêu đã là 1 động lực to lớn để anh chiến sĩ lại thêm yêu Tổ quốc,quê hương.Qua đó,nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu đất nứơc trong bài thơ với những hình ảnh tửơng chừng như bình dị trong cuộc sống nhưng lại mang những ý nghĩ

12 tháng 12 2016

Xuân Quỳnh không phải là tác giả xa lạ với các bạn đọc. Tuy nhiên, Tiếng gà trưa không phải là tác phẩm được nhắc đến nhiều. Nhưng, với tư cách là đứa con tinh thần của một chủ thể sáng tạo giàu cá tính, Tiếng gà trưa mang chứa những nét riêng đáng yêu. 

Tiếng gà trưa là bài thơ lôi cuốn từ khổ đầu, đọc tiếp thấy thú vị và đến đoạn kết thì nhuần thấm vào tâm trí người đọc - nhất là người đọc tuổi hồn nhiên. Phần chủ yếu của bài thơ là dòng hoài niệm. Trong dòng cảm xúc ấy hiện lên hình ảnh người bà và qua những kỉ niệm êm đẹp người đọc cảm nhận được tình bà cháu gần gũi, yêu thương, ấm áp. Đã có không ít người đọc thể hiện cảm nhận, ấn tượng sâu sắc về những tình cảm thiêng liêng từ dòng hoài niệm đó. Nhưng, Tiếng gà trưa không chỉ là hoài niệm. Trong vẻ hoài niệm hết sức hồn nhiên, Tiếng gà trưa có mạch ngầm suy tưởng.

Tiếng gà trưa là một dòng hoài niệm sâu sắc và chính dòng hoài niệm ấy làm dạt dào thêm cho khát vọng chiến đấu. Vào cách bố cục, cách phân đoạn ta thấy bài thơ được chia làm hai phần rõ rệt. Sáu khổ thơ đầu là dòng hồi tưởng tự nhiên từ hiện tại nhớ về quá khứ. Hai khổ thơ cuối là chiêm nghiệm, suy ngẫm rút ra từ quá khứ sâu sắc thức dậy rất mãnh liệt ở trên. Tiếng gà rộn lên trong nắng trưa được cảm nhận bằng thính giác, bằng thị giác, xúc giác và đến cả linh giác. Kỷ niệm sống dậy, lòng trí lại tưởng nhớ, suy tư. Như vậy, mặc dù cảm xúc bao trùm lên tất cả nhưng suy tưởng vẫn chảy một mạch ngầm, và nếu không có mạch suy tưởng ấy thì dòng hoài niệm kia thật khó có thể hồn nhiên xanh đến thế!

Hai khổ thơ cuối. Sau rất nhiều kỷ niệm của tuổi thơ được gọi về, nhân vật trữ tình chiêm nghiệm: 
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Hạnh phúc tuổi ấu thơ trong tình thương yêu bao la của người bà gắn với hình ảnh ổ trứng hồng không thể nào kể hết. Tất cả khắc in đậm nét trong lòng cô bé ngay từ tuổi dại thơ hồn nhiên. Hạnh phúc ngập tràn đến mức Giấc ngủ hồng sắc trứng. Không có những niềm hạnh phúc ngập tràn ấy chắc chắn cái âm thanh Cục… cục tác cục ta hết sức bình thường chẳng thể làm xao động tâm hồn người chiến sĩ. Chiêm nghiệm đó thúc đẩy chủ thể trữ tình bộc bạch suy tưởng về mục đích chiến đấu: 
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Người chiến sĩ xao động vì tiếng gà, nhận ra ý nghĩa lớn lao của âm thanh ấy đối với cuộc đời mình, chợt liên tưởng đến lý tưởng cao cả mà mình đang theo đuổi và nhận ra giữa những điều đó là một mối keo sơn gắn bó. Mục đích chiến đấu được nhấn mạnh nhờ điệp từ vì. Phép liệt kê từ khái quát đến cụ thể giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Những thủ pháp nghệ thuật đó không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước. Khổ thơ này khiến ta nhớ ngay đến mấy câu văn của Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Nếu thử minh hoạ bằng một hình xoáy trôn ốc dựa trên sự vận động của hệ thống hình ảnh mà hai tác giả sử dụng ta sẽ dễ dàng thấy được trình tự diễn tả của Ê-ren-bua và Xuân Quỳnh ngược nhau. Ê-ren-bua diễn tả từ cụ thể đến khái quát, Xuân Quỳnh bộc lộ từ khái quát đến cụ thể. Nhưng cả hai đều có một điểm xuất phát chung, thể hiện sự gặp gỡ ý tưởng như một quy luật tất yếu muôn đời của lòng yêu nước. Tình yêu ấy là thiêng liêng, cao đẹp nhưng lại xuất phát từ những gì bình dị, nhỏ bé, đời thường. Rõ ràng lý tưởng chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc không phải là một khẩu hiệu chung chung, mòn sáo. Ai cũng có kỷ niệm, có người thân, có quê hương…- những điều tưởng rất riêng tư, bé nhỏ nhưng lại vô cùng gắn bó với đất nước rộng lớn. Chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi, cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Rất cụ thể, cảm động! Thể hiện lòng yêu nước, Xuân Quỳnh viết thật tự nhiên. Nhấn mạnh cái bình thường của cuộc sống trong hoàn cảnh chiến đấu, Tiếng gà trưa là hình ảnh của sự sống, một sự sống sâu sắc, bền chắc. Không có đoạn suy tưởng này, mạch cảm xúc của bài thơ không hoàn thiện, cảm hứng yêu nước của bài thơ không được cất cánh. Và nếu thế, nó đã bị lãng quên!
3. Trong dàn đồng ca đầu mùa đánh Mỹ, thơ Xuân Quỳnh nghiêng về khai thác những cảm xúc riêng tư, từ cảm xúc riêng ấy lại cất lên những giai điệu hoà cùng thời đại. Đọc thơ Xuân Quỳnh, không riêng bài Tiếng gà trưa, không nên bỏ qua những hiểu biết về tiểu sử của tác giả. Mồ côi mẹ, sống với bà suốt những năm thơ ấu, chính từ hoàn cảnh riêng tư ấy mà tình bà cháu ở đây chân thực, cảm động đến vậy. Sách Ngữ văn 7 nói Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước (Tập1, trang 151). Rất chính xác. Điều đó được thể hiện trong thơ và cả trong đời.
Sự thống nhất đời và thơ ấy (dĩ nhiên là không đồng nhất) là một cơ sở giúp ta xác định và gọi tên chủ thể trữ tình. Nên chăng ở bài thơ này ta không xác định cụ thể nhân vật trữ tình là nam haynữ chiến sĩ? Nhiều giáo viên vẫn hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình cảm, kỷ niệm của anh chiến sĩtrong bài thơ… Như thế có thoả đáng? Tôi nghĩ là không. Xác định nhân vật trữ tình phải căn cứ vào nội dung cảm xúc của bài thơ. Nhân vật trữ tình là Hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức của tác giả. (…) là con người đồng dạng của tác giả (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb GD, 2004). Nếu xác định, gọi tên hình tượng nhân vật trữ tình ở bài thơ này làanh chiến sĩ, chúng ta sẽ lí giải thế nào về những chi tiết rất nữ tính này: Cháu về lấy gương soi/Lòng dại thơ lo lắng và Ôi cái quần chéo go/ Ống rộng dài quét đất/ Cái áo cánh trúc bâu/ Đi qua nghe sột soạt…?! Còn gọi là nữ chiến sĩ? Có lẽ không cần thiết phải cụ thể quá như thế. Mặc dù, trong thời chiến, ai cũng có thể là chiến sĩ, không phân biệt già hay trẻ, đàn ông hay đàn bà, các lĩnh vực hoạt động… Cảm xúc trong thơ là cảm xúc điển hình. Dù là nỗi lòng riêng tư của ai, nếu tâm trạng ấy gợi được đồng cảm thì đều có giá trị phổ quát. Người chiến sĩ trong Tiếng gà trưalà hình ảnh điển hình của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước. Và, những ai biết trân trọng quá khứ tuổi thơ, mang nặng nghĩa tình với gia đình xóm mạc, mỗi lần hồi nhớ quá khứ lại như được tiếp thêm sức mạnh phấn đấu vì lý tưởng cao đẹp thì đều có thể gặp hình bóng của mình trong thi phẩm Tiếng gà trưa. Vì thế, tôi nghĩ không nên gọi nhân vật trữ tình ở đây là nữ chiến sĩ hay anh chiến sĩ mà hãy gọi bằng một từ có ý nghĩa khái quát hơn: người chiến sĩ. Kỷ niệm riêng tư của Xuân Quỳnh đã hoà điệu cùng kí ức của cả thế hệ, cái tôi cá nhân nghệ sĩ đã thống nhất cùng cái ta dân tộc, cái bình dị cộng hưởng với cái cao đẹp, lớn lao. Không nên vì việc xác định, gọi tên nhân vật trữ tình thiếu chính xác mà vô hình trung thu hẹp ý nghĩa của tác phẩm.