K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 6 2017

Cuộc chiến đấu với kẻ thù của nghĩa sĩ cần Giuộc:

- Điều kiện chiến đấu:

+ Lực lượng không quan binh đao

+ Vũ khí thô sơ

+ Binh thư, binh pháp không quen, không biết

- Chiến đấu: theo tình cảm tự nhiên, không tính toán, quả cảm, khí thế vũ bão.

Đáp án cần chọn là: E

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực sống, sống để cống hiến cho đời. Bị mù đôi mắt, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu đầu hàng số phận, vẫn sống và làm nhiều việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là một thầy giáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ, được nhiều thế hệ học trò kính yêu. Là thầy thuốc, ông xem trọng y đức, lấy việc cứu người làm trọng. Là một nhà thơ, cụ Đồ Chiểu quan tâm đến việc dùng văn chương để hướng con người đến cái thiện, đến một lối sống cao đẹp, đúng đạo lí làm người. Khi quê hương bị thực dân Pháp xâm lược. Đồ Chiểu dùng thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. (3) Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. Ngay từ những ngày đầu giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao lập trường kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc chống giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của các nghĩa sĩ. Khu triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, bất lực đến phải dâng cả Nam Kì lục tỉnh cho giặc Pháp, Đồ Chiểu đã nêu cao khí tiết, giữ gìn lối sống trong sạch, cao cả, từ chối mọi cám dỗ của thực dân, không chịu hợp tác với kẻ thù. Câu 1: Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào? Câu 2: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn (2),(3) Câu 3: Xác định thao tác lập luận trong đoạn văn (2),(3

2
4 tháng 12 2021

giJovhilhvgiyppuiviuipguugu

4 tháng 12 2021

kbufqsj kDn,  sd! J qsfoi j ckjb

erVhchvulwdyilgcqre

15 tháng 9 2018

Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc hi sinh không phải để bảo vệ sự bền vững của triều đình. Khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn không có tinh thần phản kháng, bạc nhược, đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của đất nước.

Đáp án cần chọn là: B

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Trong trận quyết chiến tấn công giặc, cảm xúc của tác giả được thể hiện là cảm xúc buồn thương sâu sắc trước sự ra đi anh dũng của họ. Họ đã hi sinh vì dân, vì nước và đó là một sự cống hiến cao cả, đáng tự hào và trân trọng. Họ sẽ mãi là bức tượng đài bất tử của một thế hệ chiến đấu hết mình vì độc lập của dân tộc. Và họ sẽ mãi là tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo để thấy được sự thiêng liêng của nền độc lập, từ đó càng thêm quý trọng và ra sức bảo vệ nền độc lập ấy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”

- Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử => làm rõ nét hơn sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ.

- Lập được những chiến công đáng tự hào: “đốt xong nhà dạy đạo”, “chém rớt đầu quan hai nọ”.

- “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi.

- Sử dụng các động từ chéo “đâm ngang, chém ngược” => làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh.

=> Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Các động từ được sử dụng: đánh, đốt, chém, đạp, lướt, xô, xông, đâm, hè, ó,...

- Nhận xét: Đây đều là các động từ đơn âm tiết, nét nghĩa cụ thể, dứt khoát, mạnh mẽ; lại là những từ thuần Việt, thể hiện rõ tính tương phản với điều kiện thiếu thốn, trang bị thô sơ và lực lượng ít ỏi nên có giá trị biểu cảm trực tiếp, gây xúc cảm mạnh trong lòng người đọc.

7 tháng 6 2019

Để làm sáng tỏ ý kiến của giáo sư Trần Văn Giàu: “Cái sống được cha ông quan niệm là không tách rời… theo Tây là nhục” có thể phân tích:

- Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc… nghe càng thêm hổ.

- Thà thác đặng câu địch khái… man di rất khổ

- Thác mà trả nước non rồi nợ… muôn đời ai cũng mộ.

9 tháng 8 2018

Câu văn thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của người nghĩa sĩ Cần giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”. Bài học lớn nhất của người nghĩa sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học về sống và chết. Sống hiên ngang. Chết bất khuất. Tâm thế ấy đã tô đậm chất bi tráng cho “tượng đài nghệ thuật” về người nông dân đánh giặc.

=> Đáp án cần chọn là: A

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Thông qua phần Lung khởi, tác giả đã hồi tưởng lại hình tượng người nông dân nghĩa sĩ với những phẩm chất cần cù, lam lũ, đặc biệt là tinh thần căm thù giặc sâu sắc: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. Những câu văn gợi liên tưởng đến những tinh thần sục sôi chiến đấu của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

⇒ Qua những động từ mạnh như “ăn gan”, “cắn cổ”, chúng ta có thể thấy được tinh thần căm thù giặc sâu sắc của người nông dân khi chứng kiến giặc ngoại xâm xâm chiếm bờ cõi.