Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi chúng ta muốn có thành công không phải tự nhiên mà có được ,chúng ta phải biết vượt qua những thử thách và trở ngại. Để khuyên thế hệ trẻ phải có lòng kiên trì, có ý chí quyết tâm,ông cha ta đã răn dạy:
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Chúng ta biết “sắt” là một kim loại cứng không dễ gì mài một trong hai ngày mà thành cái kim ngay được. Từ sắt làm ra cây kim là một quá trình công phu, gian khổ. Nó đòi hỏi phải có một sự kiên trì, tốn bao công sức mồ hôi mới có được. Cây kim ai cũng biết nó rất bé nhỏ nhưng tác dung của nó lại rất lớn, nó là vật có ích để cho con người may vá quần áo. “Mài sắt” để “thành kim” chính là điều nhân dân ta khuyên bảo mọi người phải có một quyết tâm lớn thì dù việc khó đến mấy cũng có thể làm được.
Tại sao ông cha ta lại nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim”? Mỗi chúng ta trong cuộc đời ai chẳng muốn thành đạt, nhưng con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng là con đường bằng phẳng mà có thể là con đường chông gai, đầy khó khăn. Vì vậy để động viên mọi người biết bền gan vững chí, ông cha ta đã răn dạy bằng một câu tục ngữ đầy tính thuyết phục để mỗi người biết rèn luyện lòng kiên trì, ý chí quyết tâm. Bỏ công mài một thanh sắt thành cây kim có ích, tác giả dân gian muốn ngầm ý khuyên bảo chúng ta khi bỏ công sức ra làm một việc gì đó thì phải chú ý đến tính hiệu quả của công việc. Có lòng kiên trì và biết xác định mục đích của công việc thì nhất định việc gì cũng dẫn đến thành công tốt đẹp.
Lòng kiên trì, ý chí quyết tâm có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống chúng ta? Ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, bền bỉ quả thực có vai trò quan trọng, nó quyết định sự thành bại của mỗi con người. Dù con người có những mục đích đúng đắn nhưng không có lòng kiên trì thì cũng khó mà thành công được. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá, tiếp thêm cho ta sức mạnh, ý chí quyết tâm để hoàn thành công việc. Để rèn luyện lòng kiên trì, mỗi học sinh chúng ta phải làm gì? Chúng ta không được ngại khó, ngại khổ; trước những khó khăn thử thách không được chán nản. Phải có nghị lực để vượt lên mọi khó khăn trong bất kì hoàn cảnh nào.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt , có ngày nên kim” thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.
Sắt là thứ kim loại rất cứng, mà một chiếc kim thì bạn cũng biết là nó nhỏ thế nào rồi. Vậy mài sắt khi nào mới nên kim? Nên câu tục ngữ này nói về lòng kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công
hành động nào dưới đâu ko biểu hiện của tiết kiệm
Học,học nữa, học mãi => Học cả đời, học không ngừng nghỉ.
tích tiểu thành đại => Tích góp những thứ nho nhỏ, dần dần sẽ thành to lớn.
có công mài sắt có ngày nên kim => Ý chỉ sự kiên nhẫn, nhẫn nại, mài sắt lâu ngày cũng sẽ nhỏ lại thành cây kim như ta mong muốn
đi một ngày đàng học một sàng khôn => Chỉ sự tìm tòi, khám phá sẽ giúp người ta ngày càng hiểu biết nhiều kiến thức hơn.
đáp án b nha mình biết vì cô chủ nhiệm mới nhắn nè xin lỗi bn nhiều
Lòng kiên trì, sự nhẫn nại là những điều ko thể thiếu đối với những ai muốn thành đạt. Nhưng đâu phải ai cũng có đủ nghị lực, ý chí để vượt qua mọi trở ngại trên con đường đi đến thành công. Bởi vậy nên từ xưa, ông cha ta đã dạy:"Có công mài sắt, có ngày nên kim."Thật vậy, câu tục ngữ đã cho ta một lời khuyên rất sâu sắc: rằng khi ta kiên trì, bền bỉ mài một thanh sắt thì cũng sẽ có ngày nó thành một cây kim nhỏ bé, tiện dụng. Từ hình ảnh "mài sắt thành kim", người xưa luôn nhắc ta về 1 chân lí: trong cuộc sống, làm việc gì cũng phải bền gan vững chí, chớ nên nôn nóng, nản lòng, cứ kiên trì và quyết tâm thì việc dù khó mấy cũng sẽ thành công.
Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt - nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang... với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” mang ý nghĩa răn dạy, giáo dục chúng ta cần phải nỗ lực, kiên trì và cố gắng không ngừng để đạt được ước mơ đó. Về nghĩa đen, câu tục ngữ rất dễ hiểu. Khi chúng ta muốn mài một cây sắt to thành một cái kim thì rất khó khăn, nhưng không phải không thể. Sự kiên trì, cố gắng sẽ giúp bạn làm được điều đó. Xét về nghĩa bóng thì câu tục ngữ nhắn nhủ mọi người về ý chí, nghị lực, bền bỉ để có thể hoàn thành thật tốt công việc cũng như theo đuổi ước mơ của mình.
Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Lá lành đùm lá rách
B. Học thày không tày học bạn
C. Có chí thì nên
D. Có công mài sắt, có ngày nên kim
sao lại tự hỏi tự trả lời???