Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nội dung chính của VB: Cung cấp những minh chứng rõ ràng, khách quan để khẳng định Sơn Đoòng là Đệ nhất kì quan và định hướng cụ thể để phát triển bền vững hang Sơn Đoòng.
- Tác dụng của các yếu tố hình thức:
+ Nhan đề, hệ thống đề mục: làm rõ bố cục của VB, góp phần xác định, tóm tắt và làm nổi bật nội dung chính, giúp người đọc có cơ sở định hướng, tiếp nhận nội dung của VB
+ Sơ đồ, hình ảnh: minh hoạ trực quan, làm cho thông tin của VB trở nên cụ thể, rõ ràng, sinh động, dễ hiểu, dễ hình dung hơn với người đọc.
+ Những chú thích cho các phương tiện phi ngôn ngữ: bổ sung thông tin cho sơ đồ, hình ảnh, tạo sự kết nối giữa những phương tiện phi ngôn ngữ với nội dung thông tin mà chúng hỗ trợ biểu đạt.
Văn bản cung cấp những minh chứng rõ ràng, khách quan để khẳng định Sơn Đoòng là Đệ nhất kì quan và định hướng cụ thể để phát triển bền vững hang Sơn Đoòng.
Văn bản đề cập đến nỗi nhớ và kí ức về một thời đã qua đồng thời cũng thể hiện ước muốn của tác giả đối với cung đường kí ức này.
Văn bản trích hồi III, cảnh I vở kịch Hăm-lét. Hoàng tử Hăm-lét giả điên để che giấu những suy nghĩ và toan tính liên quan đến nguyên nhân cái chết đột ngột của vua cha và hành động ám muội của Clô-đi-út.
Nội dung chính: Văn bản kể về cuộc đi săn của ông Diểu. Ông nhắm bắn một con khỉ đực, những sự việc tiếp theo khiến ông Diểu thay đổi nhận thức của mình về thế giới tự nhiên. Cuối văn bản, ông Diểu ra về trong làn mưa xuân và nhìn thấy hoa tử huyền, một hình ảnh đẹp ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Văn bản cung cấp những tri thức về đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có lịch sử phát triển liên tục, điển hình là trường hợp cái bát ăn cơm. Đồng thời giới thiệu đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần.
Nội dung chính: Văn bản kể về những hồi ức của lão Nhiệm Bình về một lần ra khơi trong buổi trời sương mù mịt. Đối với người đi biển, mỗi lần ra khơi đều như một lần bước vào cửa tử, nhưng họ vẫn không ngừng chiến đấu và vượt lên chính mình.
Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua cái nhìn của tác giả Lý Bạch trên con đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng.
Văn bản kể về việc Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng.
Cây diêm cuối cùng khắc họa hình ảnh nhân vật “tôi” trong cuộc chiến đấu ở đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn, câu chuyện cảm động cây diêm cuối cùng giữa hai nhân vật kẻ thù sau đó và những suy nghĩ về tình cảm con người trong cuộc sống.