Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chủ đề văn bản: Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên
Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản hướng tới và thể hiện.
Có thể phát biểu chủ đề của văn bản Tôi đi học như sau: Câu chuyện kể lại kỉ niệm său sắc vể buổi đáu tiên đi học của mình, qua đó bộc lộ ấn tượng về những cảm xúc, tình cảm trong sáng, hồn nhiên của tuổi ấu thơ.
hay
Có thể phát biểu chủ đề của văn bản Tôi đi học là: kể lại những sự việc trong buổi đầu tiên đi học, tác giả đã bộc lộ ấn tượng sâu sắc về những tình cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên.
__ Good luck __
2. Một văn bản thường có bố cục 3 phần.
Mở bài : gt về đối trượng tả, kể
Thân bài tả hoặc kể bao quát chi tiết chung về đối tượng ấy
Kết bài cảm xúc cảm nghĩ của mình về đối tượng
4. Đoạn văn là một đoạn diễn tả hàm ý của văn bản đó. Nói về ý chính của bài.
- Mỗi một ý ta có thể xuống dòng ( lưu ý: một ý chính ấy phải đầy đủ nghĩa )
- Hoặc tách đoạn của văn bản ra, để nó có thể thấy rõ được ý của văn bản
Chúc bạn học tốt!
a)
- Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc và trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là cảnh vật, tâm trạng cảm xúc của tác giả trên đường theo mẹ đến trường, khi ở trường, xếp hàng được gọi tên vào lớp và khi ngồi trong lớp học bài học đầu tiên. - Cảm xúc náo nức của tác giả khi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình. Trong lòng tác giả như đang sống lại những tình cảm, tâm trạng tuổi ấu thơ của mình: tâm trạng hồi hộp, cảm thấy như mình lớn hẳn lên, cảm giác bỡ ngỡ vừa quen vừa lạ, đôi lúc sợ sệt, rụt rè.
b) Tôi đi học là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Nói khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. Tôi đi học là tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng. Trừ những cuộc đời bất hạnh, chúng ta hầu như ai cũng có một kỉ niệm của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên. Đây là kỉ niệm được ghi lại thành dấu ấn sâu sắc trong suốt cuộc đời. Thanh Tịnh đã diễn tả cảm nghĩ này với một tâm hồn rung động thiết tha, đầy chất thơ.
a)
Trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh, tác giả nhớ và kể lại những kỉ niệm trong ngày đầu tiên tựu trường: trên đường mẹ đưa đến trường, ở trường, ông đốc gọi tên, xếp hàng đi vào lớp, bài học đầu tiên.
Tác giả bày tỏ cảm xúc nao nức khi nhớ về buổi tựu trường đầu tiên; khi nhớ lại những kỉ niệm trong buổi đầu tiên đến trường ấy, tác giả sống với những tình cảm ấu thơ: sự thay đổi, cảm giác lớn lên, lạ lẫm khi đến trường, sợ sệt, rụt rè khi ông đốc gọi tên, xếp hàng, cảm giác thân quen, gần gũi với bạn, với thầy trong bài buổi học đầu tiên.
b) Có thể phát biểu chủ đề của văn bản Tôi đi học là: kể lại những sự việc trong buổi đầu tiên đi học, tác giả đã bộc lộ ấn tượng sâu sắc về những tình cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên.
a) Dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" là dòng cảm xúc theo trình tự không gian và thời gian. Đây là dòng cảm xúc vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt trong lần đầu tiên đi học:
- Nhân vật "tôi" cảm thấy mọi vật quanh mình thay đổi một cách lạ lùng, dù là con đường đã quen đi lại lắm lần. Và bỗng nhận ra rằng, chính mình đang có một sự thay đổi lớn lao: "hôm nay tôi đi học".
- Nhân vật"Tôi" đã có quyết tâm học tập ngay từ ngày đầu đi học, ko để thua kém bạn bè khi bảo với mẹ đưa cho mình cầm thước, bút.
- Rồi cảm thấy ngôi trường bỗng nhiên to lớn, đẹp đẽ, đâm ra lo sợ vẩn vơ...
- Qua 2 hình ảnh so sánh thấy rằng nhân vật tôi khát khao, và mong muốn như những ng học trò cũ để khỏi sợ sệt.
- Cảm thấy lo sợ khi phải rời xa bàn tay yêu thương của mẹ, và cuối cùng, cậu đã bật khóc nức nở. Chi tiết ấy ko phải nói rằng nv ''tôi'' nhút nhát, nhưng là lần đầu tiên rời xa cái thế giới quen thuộc mà mình vẫn thường ngày đối diện, bc vào hoàn toàn 1 thế giới khác.
- Khi đã vào lớp, nv "tôi" lại thấy mọi vật hay hay. Và thích thú nhìn ra xung quanh. Rồi tự nhiên ko còn cảm thấy xa lạ hay sợ hãi mà là cảm giác gần gũi thân quen ngay với cả nhữnng bạn chưa lần nào gặp mặt
a, Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc và trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là cảnh vật, tâm trạng cảm xúc của tác giả trên đường theo mẹ đến trường, khi ở trường, xếp hàng được gọi tên vào lớp và khi ngồi trong lớp học bài học đầu tiên.
- Cảm xúc náo nức của tác giả khi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình. Trong lòng tác giả như đang sống lại những tình cảm, tâm trạng tuổi ấu thơ của mình: tâm trạng hồi hộp, cảm thấy như mình lớn hẳn lên, cảm giác bỡ ngỡ vừa quen vừa lạ, đôi lúc sợ sệt, rụt rè.
b, Làm cho tình yêu quê hương đất nước thêm phong phú và sâu sắc là một trong những đặc điểm trong chức năng tác động của văn chương; bên cạnh đặc điểm này, văn chương còn mang nhiều đặc điểm khác nữa về nội dung cũng như hình thức thể hiện. Sẽ không đảm bảo tính thống nhất chủ đề nếu chúng ta triển khai các ý (b), (d), (e) khi tạo lập văn bản với chủ đề "Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc.".
d, Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là văn bản tập trung biểu đạt đối tượng và vấn đề chính đã định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Khi viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ thường lặp đi lập lại, các câu thể hiện chủ đề.
a, Miêu tả buổi sáng đi học của nhân vật ''tôi''
b, Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
c, Câu 1: ''Hằng năm cứ vào cuối thu''
Câu 4: Buổi sáng mai hôm ấy
=> Cả 2 đều là trạng ngữ chỉ thời gian
d,
Câu ghép:
''Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.''
''Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.''
''Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.''
Câu đơn là:
''Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.''
''Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.''
''Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.''''Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. ''''Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.''
e, Trường từ vựng ''hoạt động của con người'': quên, mỉm cười, nhớ, ghi, núp, rộn rã, nắm tay, đi, thấy, đi học
g, Trường từ vựng ''cảm giác của con người'': nao nức, rộn rã, hoang mang, rụt rè, lạ, âu yếm
- Chủ đề của văn bản " Tôi đi học " : Nói về ngày khai trường đầu tiên của nhân vật " tôi " , đã để lại ấn tượng rất sâu sắc làm cho nhân vật tôi không thể nào quên được
Chú ý nhan đề(Tôi đi học), các từ ngữ (kỉ niệm, buổi tựu trường, lần đầu tiên đi đến trường, sách vở, bút thước, trường Mĩ Lí, học trò, thầy, lớp, hồi trống, ông đốc trường, lớp năm, sắp hàng, bàn ghế, phấn, bảng đen, đánh vần, bài viết tập, …), các câu (“Hằng năm… nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.”, “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp.”, “Trước sân trường làng Mĩ Lí … vui tươi và sáng sủa.”, “Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mới đến đứng trước lớp ba.”, “Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm.”, “Một mùi hương lạ xông lên trong lớp.”, “Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh lên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn…” thể hiện chủ đề của văn bản
Tham khảo nhé