K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

câu 1 Miêu tả

câu 2 nội dung bài thơ nói về sự vất vả của người mẹ

câu 3 hình ảnh :

+ cái bống bang bang

+ cánh hoa rất thơm 

+ cánh cò vẫn trắng

+ vị gừng đắng

+ đầu nguồn mưa

+ bãi sông cát vàng

câu 4

điệp ngữ từ

tác dụng làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh

câu 5

Hãy biết yêu thương và trân trọng mẹ vì mẹ đã vất vả nuôi nấng ta lên người !

k cho mik nhé !

HT

11 tháng 12 2021

Câu này gần đúng rồi đấy bạn 

Bạn chỉ cần trả lời đầy đủ ý là được rồi

Câu 1 : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi '' Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vai con nhái, cua , ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng , khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đâu chỉ bé bằng chiecs vung và nó thì oai như mợt vị chúa tể "1)Từ "chúa tể " trong đoạn văn trên là từ đơn...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 

'' Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vai con nhái, cua , ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng , khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đâu chỉ bé bằng chiecs vung và nó thì oai như mợt vị chúa tể "

1)Từ "chúa tể " trong đoạn văn trên là từ đơn hay từ phức được phân loại từ nguồn gốc mượn từ tiếng của nước nào ?

2)''Chúa tể'' có nghĩa là gì ? Hãy cho biết em đã giải thích từ bằng cách nào ?

3)Hãy chỉ ra cụm danh từ va xác định danh từ trung tâm trong câu sau

  '' Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ''

4)Từ đoạn trích trên, em tự rút ra một lời khuyên trong cuộc sống và học tập ?

Câu 2 :Viết 1 đoạn vanwtheo chủ đề tự chọn ( 5 - 7 dòng ) và xác định danh từ được sử dụng trong đoạn van đó .

ai nhanh dc k

làm hộ mik vs làm hộ cho 3 k

2
3 tháng 11 2018

ai nhanh cho k nhé

viết 1 đoạn văn theo chủ đề tự chọn

3 tháng 11 2018

ai trả lời hộ mik ik

Thưở ấy ở làng quê, mẹ tôi dạy những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua bắt ốc, chăn trâu cắt cỏ. Có những thằng cu nghịch ngợm và viết xấu quá, nhiều buổi tối mẹ tôi bảo cả mấy đứa đến ngồi bên. Mẹ tôi đặt bàn tay thon thả xanh xao cầm lấy bàn tay bé nhỏ nhưng đã sớm khô ráp chai sần  của những thằng cu ấy. Mẹ tôi cầm tay học trò viết từng nét cong, nét thẳng. Rồi khi buông...
Đọc tiếp

Thưở ấy ở làng quê, mẹ tôi dạy những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua bắt ốc, chăn trâu cắt cỏ. Có những thằng cu nghịch ngợm và viết xấu quá, nhiều buổi tối mẹ tôi bảo cả mấy đứa đến ngồi bên. Mẹ tôi đặt bàn tay thon thả xanh xao cầm lấy bàn tay bé nhỏ nhưng đã sớm khô ráp chai sần  của những thằng cu ấy. Mẹ tôi cầm tay học trò viết từng nét cong, nét thẳng. Rồi khi buông ra để học trò tự viết lấy, tôi thấy mẹ tôi khẽ mím môi, hơi thở nhẹ hẳn đi, mái đầu như đưa theo bàn tay của các em. Đến khi xem lại những chữ học trò tròn trịa ngay ngắn, mẹ tôi khẽ gật đầu. Rồi mẹ tôi cất tiếng đọc, một giọng thanh thoát nhẹ nhàng để trẻ con bắt chước theo. Nghe học trò đọc, không thấy ngọng nữa, mẹ tôi mỉm cười trìu mến lắm.
                                                               ( Trích Nụ cười của mẹ - Lê Phương Liên)
Câu 1 (0.5 điểm): Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trên?
Câu 2 (0.5 điểm): Xác định ngôi kể, nhân vật chính của đoạn văn ?
Câu 3 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 4 (1.0 điểm): Qua đoạn trên, tác giả muốn thể hiện tình cảm gì?
II. TẬP LÀM VĂN:  (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Em có cảm nhận gì về người mẹ qua đoạn trích trên (khoảng 10 câu)
Câu 2 (5.0 điểm): Kể về một cuộc gặp gỡ đi thăm các chú bội đội.Câu hai xác định ngôi kể nhân vật chính của đoạn văn trên

0
4 tháng 5 2019

1. Nội dung chính: tre gắn bó với người dân Việt Nam.

- Điệp "bóng tre"

3. B

4. Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,
Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.

- Tác giả tái hiện sự hi sinh của Lượm nhanh, bất ngờ, để lại nỗi tiếc thương vô hạn trong lòng người ở lại.

- Cảm xúc:

+ Trân trọng, tiếc thương người anh hùng nhỏ tuổi can đảm, dũng cảm.

+ Tự hào 

+ Cảm nhận lòng yêu nước.

+ Sức sống bất diệt của người anh hùng. Em hi sinh nhưng em còn sống mãi với nhân dân, đất nước.

Đề 1:Phần 1: Đọc hiểu:Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi          Cả nhà đi học      Đưa con đến lớp mỗi ngày    Như con mẹ cũng" thưa thầy"," chào cô"      Chiều qua bố đón tình cờ    Con nghe bố cũng" chào cô"," thưa thầy"...      Cả nhà đi học, vui thay!   Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà      Hèn chi mười điểm hôm qua   Nhà mình như thể được... ba con mười.Câu 1:Xác định thể...
Đọc tiếp

Đề 1:

Phần 1: Đọc hiểu:

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

          Cả nhà đi học

      Đưa con đến lớp mỗi ngày 

   Như con mẹ cũng" thưa thầy"," chào cô"

      Chiều qua bố đón tình cờ 

   Con nghe bố cũng" chào cô"," thưa thầy"...

      Cả nhà đi học, vui thay!

   Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà

      Hèn chi mười điểm hôm qua

   Nhà mình như thể được... ba con mười.

Câu 1:Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2: Em bé trong bài thơ reo lên:" Cả nàh đi học, vui thay!" vì phát hiện ra điều gì?

Câu 3: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4: Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

Phần 2: Tạo lập văn bản:

Câu 1: Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn( khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.

Câu 2: Cho bài thơ sau:

      Đàn chim se sẻ

   Hót trên cánh đồng

      Bạn ơi biết không

   Hè về rồi đó

      Chiều nay bạn gió

   Mang nồm về đây

      Ôi mới đẹp thay!

   Phượng hồng mở mắt

      Dòng sông trong vắt

   Trườn lên bãi xa

      Một chuyến đò qua

   Mang theo lũ bướm

      Cánh diều bây lượn

   Thênh thang lúa đồng

      Bạn ơi thích không

   Hè về rồi đó

Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài hơ, kết hợp với trí tưởng tượng của minh, em hãy viết thành một bài văn miêu tả

Ai nhanh mình tich nha

Mình cần gấp lắm 

 

2
21 tháng 2 2020

tham khảo nha

https://hoidap247.com/cau-hoi/236892

22 tháng 2 2020

câu đó là của mình đấy

bn cx học 247 hoidap à

Đọc - hiểu văn bản Em hãy đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu. Sau trận bão, chân trời, ngắn bể sạch như một tấm kính lau hết máy, hết bụi. Mặt trời nhủ lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh , phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thắm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân...
Đọc tiếp

Đọc - hiểu văn bản Em hãy đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu. Sau trận bão, chân trời, ngắn bể sạch như một tấm kính lau hết máy, hết bụi. Mặt trời nhủ lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh , phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thắm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ứng hồng. Y như một mầm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muốn thuở biển Đông. Câu hỏi 1. Nếu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn bản? 2. Em hãy nêu khái quát nội dung của doạn văn bản?3. Trong đoạn văn bản, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nếu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? 4. Đoạn văn đã khơi gợi trong em tình cảm gì với biển đảo quê hương? Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết biển đảo Việt Nam có vai trò gì đối với đời sống con người và dân tộc ta? Là học sinh, em có thể làm gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển?

Làm ơn hãy trả lời câu hỏi của mình.

0
                                                                                ĐỀ BÀI I.Đọc hiểu:Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:                                                 Con đi trăm núi ngàn khe                                       Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm                                                 Con đi đánh giặc mười năm                                        Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.1.Nêu...
Đọc tiếp

                                                                                ĐỀ BÀI 

I.Đọc hiểu:

Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:

                                                 Con đi trăm núi ngàn khe

                                       Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

                                                 Con đi đánh giặc mười năm

                                        Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

1.Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

2.Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ "khó nhọc".

3.Điền từ hoàn thành các hành ngữ và giải thích nghĩa của thành ngữ "Một ... hai sương".

4.Chỉ ra phép so sánh trong đoạn thơ và nêu tác dụng của phép so sánh.

5.Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7-10 dòng) cảm nhận của em về người mẹ trong đoạn thơ trên và nêu nhưng suy nghĩ của em về đạo làm con.

II.Tập làm văn:Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với em.

0
22 tháng 3 2019

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.

Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

 Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca nô đội lệch

 Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:

Ngày mai trên quãng đường trắng

Có em bé lại dẫn đường bên anh.

Miệng cười chân bước nhanh nhanh,

Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.

Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!

Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!

Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm

Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.

Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:

Ra thế

Lượm ơi!

Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.


 

18 tháng 3 2020

- Xác định 2 phép tu từ :

+ So sánh : Biển như người khổng lồ ; biển như trẻ con .

+ Nhân hoá : Vui , buồn , suy nghĩ , hát , mơ mộng , dịu hiền .

- Tác dụng :

+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau .

+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể : khi thì to lớn , hung dữ như người khổng lồ ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con .

Nhờ các biện pháp tu từ so sánh , nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ , thật cụ thể màu sắc , ánh sáng theo thời tiết , thời gian ; tạo nên những bức tranh sống động về biển .

- Xác định 2 phép tu từ :

+ So sánh: biển như người khổng lồ; biển như trẻ con.

+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền.

- Tác dụng:

+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.

+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con.

Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển.

Nguồn h24.vn