K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

- Bảng $13.2$ cho thấy kết quả xét nghiệm có nồng độ glucose, uric acid và creatinin cao hơn mức bình thường. Nên chỉ số sinh lí, sinh hoá máu của người này không bình thường, bị mất cân bằng nội môi.

- Người có kết quả xét nghiệm này đang có vấn đề về gan, thận nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, hạn chế một số thực phẩm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

- Dựa vào kết quả xét nghiệm, dự đoán người này bị bệnh tiểu đường

14 tháng 7 2023

a) Cách nhận biết các chỉ số xét nghiệm bình thường và không bình thường: Chỉ số xét nghiệm bình thường là nằm trong khoảng bình thường (chỉ số không in đậm), còn chỉ số xét nghiệm không bình thường nằm ngoài khoảng bình thường (chỉ số in đậm).

b) Dự đoán người A và B đang gặp phải vấn đề về sức khỏe:

- Kết quả xét nghiệm của người A cho thấy, chỉ số triglyceride là 3,43 mmol/L, chỉ số cholesterone toàn phần là 6,7 mmol/L, chỉ số glucose trong máu là 8,2 mmol/L cao hơn nhiều so với mức bình thường → Người A có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp cao, tim mạch và tiểu đường.

- Kết quả xét nghiệm của người B cho thấy, chỉ số urea trong máu là 8,0 mmol/L. cao hơn mức bình thường → Người B có nguy cơ cao mắc bệnh Gout. Ngoài ra, người B còn có khả năng mắc các bệnh lí về thận (suy thận) do chỉ số creatinine là 120 mmol/L nằm ở mức cao so với nam và cao hơn nhiều so với chỉ số bình thường ở nữ.

c) Một số biện pháp giúp họ khắc phục hoặc phòng tránh vấn đề đó:

- Đối với người A: Cần kiểm soát cân nặng; tăng cường vận động thể lực; có chế độ dinh dưỡng hợp lí, ăn chất béo lành mạnh, tăng cường rau củ quả, hạn chế lượng tinh bột; hạn chế sử dụng chất kích thích;…

- Đối với người B: Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, uống nhiều nước, hạn chế chất béo, protein; duy trì cân nặng phù hợp; tránh sử dụng rượu, bia và các chất kích thích; rèn luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức;…

14 tháng 7 2023

(1) Đúng. Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng sẽ kích thích tiết hormone ADH dẫn đến nồng độ hormone ADH trong máu cao hơn bình thường.

(2) Đúng. Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích giải phóng hormone ADH khiến giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Đồng thời, ăn mặn cũng khiến cho cảm giác khát nước tăng. Kết quả dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên khiến áp lực lên mạch máu tăng. Lâu dần, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lí tăng huyết áp. Ngoài ra, muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenaline – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.

(3) Sai. Ăn mặn thường xuyên khiến huyết áp và thể tích máu tăng, dẫn đến ức chế tuyến thượng thận tiết hormone aldosterone (nồng độ hormone aldosterone trong máu thấp hơn bình thường).

(4) Đúng. Ăn mặn thường xuyên khiến nồng độ Na+ tại ống thận tăng, dẫn đến ức chế thận tiết renin (nồng độ renin trong máu thấp hơn bình thường).

21 tháng 7 2017

- Hình 38.2 minh họa 3 loại người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ.

    + Vào giao đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ít hoocmôn sinh trưởng → Người bé nhỏ.

    + Vào giai đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng → Người khổng lồ.

    + Hoocmôn sinh trưởng kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin, kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên). Do đó, giai đoạn trẻ em đang lớn nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra ít hơn bình thường → giảm phân chia tế bào → giảm số lượng tế bào và kích thước tế bào → trẻ chậm lớn hoặc ngừng lớn. Còn ở giai đoạn trẻ em đang lớn nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra nhiều hơn bình thường → tăng phân chia tế bào → tăng nhanh số lượng tế bào và kích thước tế bào → trẻ có kích thước khổng lồ.

- Trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp vì: Iốt là thành phần cấu tạo nên tirôxin, thiếu iốt dẫn đến thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hóa → giảm sinh nhiệt ở tế bào dẫn đến chịu lạnh kém. Thiếu iốt quá trình phân chia và lớn lên của tế bào bị giảm → số lượng tế bào ở não giảm → trí tuệ kém phát triển.

→ Cần bổ sung đầy đủ lượng iốt cần thiết cho cơ thể thông qua việc ăn muối iốt và các thực phẩm giàu iốt như cá biển, trứng, sữa,…

- Tinh hoàn là bộ phận sản sinh ra hoocmôn testostêron. Testostêron kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Khi cắt bỏ tinh hoàn ở gà trống cong, hoócmôn này không tiết ra dẫn đến mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục,….

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

Các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm:

1. Ure máu
Ure được tổng hợp ở gan, trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ bài tiết nitơ của cơ thể. Theo đó, quá trình sản xuất urê có thể bị ảnh hưởng bởi hàm lượng protein trong chế độ ăn uống, sự hấp thụ các axit amin và peptit từ ruột sau khi bị xuất huyết đường tiêu hóa. Đối với những người bị suy thận hoặc mắc bệnh gan nặng, nồng độ urê huyết tương có nguy cơ giảm xuống.

2. Creatinine
Creatinine được sản sinh từ creatine phosphate trong cơ. Xét nghiệm creatinine nhằm mục đích đánh giá chức năng thận. Cụ thể, tốc độ lọc cầu thận (GFR) và creatinine huyết tương là mối quan hệ nghịch đảo, giảm một nửa GFR sẽ tương đương gấp đôi creatinine huyết tương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, creatinine vẫn nằm trong phạm vi tham chiếu khi GFR giảm.

3. Chức năng gan
Xét nghiệm chức năng gan là đánh giá sự kết hợp của các enzym, phổ biến nhất là alkaline phosphatase (ALP), aspartate transaminase (AST), alanine aminotransferase (ALT) và gamma glutamyltransferase (GGT). Thông qua kết quả thu được, bác sĩ có thể kết luận về tình trạng tổn thương cơ quan (nếu có).

4. Bilirubin
Bilirubin là một sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình phân hủy các tế bào hồng cầu. Bilirubin đi qua gan và cuối cùng được đào thải ra ngoài cơ thể. Nồng độ bilirubin cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu về các vấn đề bất thường liên quan đến gan, ống mật hoặc tốc độ phá hủy hồng cầu.

Đặc biệt, cả bilirubin liên hợp và không liên hợp đều bị ánh sáng phân hủy. Do đó, mẫu cần xác định bilirubin trong huyết tương hoặc nước tiểu phải được bọc trong giấy bạc hoặc giấy sẫm màu, sau đó bảo quản trong tủ lạnh nếu việc phân tích bị trì hoãn.

5. Protein máu
Protein là thành phần quan trọng trong các hoạt động chức năng của cơ thể. Xét nghiệm protein máu giúp chẩn đoán một số bệnh lý về gan, thận, đông máu, vấn đề dinh dưỡng… Bất kỳ sự thay đổi bất thường nào liên quan đến hàm lượng thành phần này đều phản ánh tình trạng sức khỏe đáng lo ngại.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Do tinh hoàn chứa hoocmon testosteron, khi cắt tinh hoàn trong cơ thể gà trống sẽ không chứa hoocmon testosteron do đó cơ thể không hình thành các tính trạng sinh dục phụ thứ cấp như ( mào, cựa, gáy, bản năng sinh dục). Ngoài ra hoocmon testosteron có vai trò phát triển cơ bắp nên khi thiếu gà sẽ không phát triển cơ bắp dẫn đến béo.

5 tháng 12 2016

Có 2 chỉ số huyết áp cần qua tâm đó là huyết áp tâm thu (lúc tim co) và huyết áp tâm trương (lúc tim giảm). Ở người , huyết áp tâm thu khoảng 110- 120mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 70- 80 mmHg sẽ được coi là bình thường.

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
11 tháng 7 2021

Phân áp oxi tăng

pH tăng

Phân áp CO2 giảm

22 tháng 10 2019

Đáp án là B

Ý đúng là B

A sai vì pH máu người trung bình dao động từ 7,35 đến 7,45

C sai vì khi cơ thể vận động mạnh, pH máu giảm

D sai vì giảm nồng độ CO2 thì pH máu tăng