Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ được làm theo thể tự do, cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt
- Nhịp 1, 2, 3, 4 và chủ yếu là nhịp 2
→ Tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập, sự ngắt quãng phóng khoáng như những hạt mưa rơi tự do.
References:
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, câu ngắn, ngắt nhịp nhanh kết hợp với sự quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách tinh tế và độc đáo cùng với việc sử dụng các phép nhân hóa khắc họa hình ảnh người cha đi cày về mang một ý nghĩa biểu trưng độc đáo
→ Thể hiện sự phong phú của thiên nhiên, tư thế vững chãi của con người. Con người và thiên nhiên hiện lên vui tươi, hòa quyện đồng đều thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương của tác giả.
Study well <33
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN -
Bằng việc sử dụng rộng rãi phép nhân hoá, với thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. - Bài thơ thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ
- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông có năng khiếu làm thơ từ rất sớm. Từ khi còn là học sinh tiểu học, Trần Đăng Khoa đã có thơ đăng báo và tập thơ đầu được in năm 1968. Thư của Trần Đãng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân, vườn nhà, nhưng cũng từ đây mà nhìn ra được đất nước và khí thế của thời đại chống Mĩ cứu nước. - Bài Mưa tác giả viết năm 1967, lúc tác giả mới chín tuổi, đang là một cây bút thiếu nhi rất nối tiếng. Đây là bài thơ được rút từ tập thơ đầu tay Góc sân và khoáng trời của Trần Đăng Khoa. Bài thơ miêu tả chính xác, sinh động những cảnh vật thiên nhiên quen thuộc ở làng quê trước và trong cơn mưa. Bức tranh cơn mưa rào được thế hiện qua hàng loạt hình ảnh về hình dáng, động tác hoạt động của nhiều cảnh vật với cái nhìn, cách cảm hồn nhiên, tinh tế, rất trẻ thơ của tác giả. Cơn mưa được tác giả miêu tả theo trình tự thời gian. Ngoài việc miêu tả trực tiếp cơn mưa với sấm, chớp, nước mưa; tác giả còn miêu tả cơn mưa một cách gián tiếp thông qua trạng thái, hoạt động của các loài vật, cây cối, con người trước và sau cơn mưa. - Thủ pháp nghệ thuật nối bật của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi với nhiều liên tưởng bất ngờ, thú vị: Ông trời/ Mặc áo giáp đen/ Ra trận/ Muôn nghìn cây mía/ Múa gươm/ Kiến/ Hành quân/ Đầy đường; Sấm/ Ghé xuống sân/ Khanh khách/ Cười/ Cây dừa/ Sải tay/ Bơi/ Ngọn mồng tơi/ Nhảy múa. Hình ảnh độc đáo, có giá trị phát hiện: cỏ gà rung tai/ Nghe; Bụi tre/ Tần ngần/ Gỡ tóc. Hình ảnh con người ở cuối bài mang ý nghĩa biểu tượng qua lối so sánh có tính khoa trương: người cha đi cày về dưới trời mưa được tác giả nhìn như là đang đội mưa, đội sấm chớp. Thiên nhiên đá trở thành “cái nền” đế tôn vẻ đẹp của con người. Đó là vẻ đẹp về tư thế mạnh mẽ, hiên ngang, vững vàng, tự tin, chiến thắng trước sức mạnh ghê gớm của tự nhiên: Đội sấm/ Đội chớp/ Đội cả trời mưa. Băng nhịp điệu nhanh, mạnh, dồn dập với những câu thơ ngắn, có số tiếng không đều nhau, bài thơ đã diễn tả sinh động cơn mưa rào mùa hạ, gợi được âm thanh của một trận mưa lớn. - Hai bài đọc trong phần “Đọc thêm” của Tô Hoài (trích từ tác phẩm Tự truyện) và bài thơ Ngày 27 thảng 6 viết tại lầu Vọng Hồ trong lúc say của Tô Thức (nhà thơ Trung Quốc) đều miêu tả cơn mưa lớn bằng các chi tiết về âm thanh, màu sắc, cảnh vật,... trước, trong và sau cơn mưa một cách độc đáo, tiêu biểu. Đấy cũng là nhừng gì nhà thơ “nhí” Trần Đăng Khoa quan sát được và miêu tả trong bài Mưa của mình.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1
. Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào? Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc dang mửa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ. Gơi ý: Bài thơ tả cơn mưa rào ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ vào mùa Hè. Bố cục: gồm 3 phần. Phần 1: Từ đầu cho đến Ngọn mùng tơi/ Nhảy múa. Nội dung tả khung cảnh sắp mưa. Phần 2: Tiếp theo cho đến Cây lá hả hê. Nội dung tả cảnh vật trong khi mưa. Phần 3: Đoạn còn lại. Nội dung tả hình ảnh người nông dân trong mưa thật to lớn và đẹp đẽ. 2. Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung? Gợi ý: Bài thơ làm theo thể thơ tự do; cách ngắt nhịp linh hoạt, gồm các nhịp 1, 2, 3, 4 chủ yếu là nhịp 2. Điều dó tạo thuận lợi cho việc diễn tả một cách phóng túng những quan sát của người viết. 3. Gần hết bài thơ chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên, đến cuối bài thơ mới xuất hiện hình ảnh con người: Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa ... Em hãy nhận xét về ý nghĩa biếu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên? Gợi ý: Đó là một hình ảnh to lớn, vừng chãi: Đội sấm/ Đội chớp/ Đội cả trời mưa... Tầm vóc của người nông dân trở nên lớn lao, kì vĩ, như một vị thần. Viết về cơn mưa nhưng cũng viết về người nông dân (qua hình ảnh người cha) dãi nắng, dầm mưa. Đây là một cách ca ngợi rất hồn nhiên nhưng cũng vô cùng sâu sắc.
Thể thơ bốn chữ giàu chất dân gian, nhịp thơ nhanh phù hợp với lối kể chuyện,sử dụng nhiều từ láy có tác dụng gợi hình và giàu âm điệu;giúp tác giả bộc lộ cảm xúc dễ dàng (cảm phục và mến thương đối với Lượm).
Thể thơ: 5 chữ
chia theo từng ý
gieo vần: gieo vần chân
ngắt nhịp: ngắt nhịp 2/3 và 3/2
1.
- Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nông thôn Bắc Bộ vào mùa hè.
- Bố cục: 2 phần:
+ Từ đầu đến “ Đầu tròn- trọc lốc quang cảnh lúc sắp mưa. .
+ Phần còn lại: cảnh trong cơn mưa.
2.
Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng thể thơ tự do với những câu thơ ngắn chỉ từ một đến bốn chữ, nhịp điệu nhanh, dồn dập cùng với cách gieo vần linh hoạt (vần chân - vần cách: ra - già, thấp - nấp; vần liền: con - trộn, nghe - tre...) đã góp phần quan trọng nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập và mạnh của cơn mưa rào mùa hè.
3.
a) Tác giả đã sử dụng hàng loạt các động từ, tính từ miêu tả các sự vật rất độc đáo, thể hiện sự quan sát tinh tế:
- Mối trẻ bay cao; Mối già bay thấp
- Ông trời và kiến như chuẩn bị tham gia trận đánh nên mặc áo giáp đen, hành quân đầy đường.
- Mỗi sự vật đều đón chờ cơn mưa với niém vui riêng thể hiện những tình cảm riêng, tính cách riêng:
+ Cỏ gà rung tai nghe + Bụi tre tần ngần gỡ tóc +Hàng bưởi đu đưa bế lũ con + Chớp khô khốc + Sấm khanh kliách cười + Cây dừa sải tay bơi + Ngọn mồng tơi nliáy múa.
Việc sử dụng các động từ, tính từ như trên đã làm cho thế giới cây cối, loài vật trở nên phong phú, sinh động về tâm hồn như con người,
b) Phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và rất chính xác, ví dụ:
“Ồng trời mặc áo giáp đen - Ra trận - Muôn nghìn cây mía - Múa gươm - Kiến - Hành quân - Đầy dường...” - những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương. “Ông trời - Mặc áo giáp đen” là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp của một dũng tướng ra trận. Còn “ Muôn nghìn cây mía ” lá nhọn, sắc quay cuồng trong gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo; kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối như một hàng quân đang hành quân khẩn trương.
- Cỏ gà rung tai - Nghe - Bụi tre - Tần ngấn - Gỡ tóc: từ hình dáng của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe; còn những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh thì được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối.
4.
Ở cuối bài thơ con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ tạo nên ý nghĩa biểu tượng: Ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua và chiến thắng những trở ngại của thiên nhiênỀ Hình ảnh này được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày vể dưới trời mưa đã được tác giả nhìn như là: Đội sấm - Đội chớp - Đội cả trời mưa... Nhờ thế, các câu thơ này đã dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do
- Nhịp trong bài thơ: nhanh, gấp, ngắt nhịp tự do, không theo quy tắc cố định.
- Các âm tiết sau đây bắt vần với nhau trong bài thơ: âm tiết cuối của các câu thơ.
- Có các cách gieo vần sau đây trong bài thơ: vần chân, vần cách, vần liền.