K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2023

Văn học là loại hình nghệ thuật đặc thù, quan tâm và thể hiện đời sống con người ở
nhiều góc độ, nhiều phương diện. Nói cách khác văn học là nhân học, là những câu
chuyện về cuộc đời, về những con người cụ thể. Ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn văn học thì
số phận con người cũng được quan tâm với nhiều góc độ khác nhau. Như văn học thời kì
trung đại quan tâm đến con người xã hội, con người cộng đồng. Trong khi đó văn học
hiện đại chuyển xu hướng đó qua từng cá nhân cụ thể. Văn học Việt Nam hiện đại, tiêu
biểu là xu hướng văn học hiện thực phê phán quan tâm, khám phá sâu sắc đời sống vật
chất và đời sống tinh thần của từng con người, đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm bí ẩn
của từng số phận con người. Những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 đã
có công rất lớn trong việc tái hiện một xã hội mà trong đó đầy rẫy những bất công tàn bạo
vô nhân tính. Bên cạnh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… thì Nam
Cao xuất hiện với những nét nổi bật rất riêng trong các sáng tác của ông. Có thể nói Nam
Cao là một nhà văn lớn đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn
1930 – 1945. Ở Nam Cao, chúng ta bắt gặp một hiện tượng phổ biến trong tác phẩm của
ông, đó là đề tài hẹp mà tư tưởng và chủ đề rộng lớn. Vì thế, tác phẩm của Nam Cao chứa
đựng những giá trị hiện thực sâu sắc, đã được khẳng định qua mọi thời đại. Chính vì
những điều đó, Nam Cao cùng nhiều tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy ở
chương trình phổ thông và chiếm một thời lượng không ít. Như vậy, tài năng của ông đã
được khẳng định đúng với giá trị của nó.
Nam Cao là một nhà văn xuất sắc ông đã tìm cho mình một hướng đi riêng trong
việc tiếp cận và phản ánh hiện thực. Sống trong xã hội đầy rẫy những rối ren, cám dỗ, một
xã hội xô bồ, sống vì đồng tiền hơn tình người, Nam Cao vẫn giữ cho mình một nhân
cách sống cao đẹp. Và qua các tác phẩm của mình, Nam Cao đã chứng tỏ là một nhà văn
từng trải và có kinh nghiệm sống rất phong phú. Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lý về
cuộc đời ngay trong cuộc sống lấm láp bộn bề của thực tế cuộc sống đang diễn ra hàng
ngày và diễn đạt nó bằng hình thức nghệ thuật ngôn từ: truyện. Và mỗi một truyện của
ông là một chiêm nghiệm đầy triết lý về cuộc đời. Tác phẩm của ông phản ánh được
những hiện thực cuộc sống mang tính thời sự cao được nhiều người quan tâm. Đọc truyện
ngắn của Nam Cao viết trước 1945, người đọc sẽ có một cảm xúc rất mạnh khi lắng sâu
suy nghĩ, tuy không làm người đọc rơi nước mắt nhưng lại thấy nỗi đau quặn ở trong
lòng, căng thẳng trong trí óc.

28 tháng 1 2023

Văn học là loại hình nghệ thuật đặc thù, quan tâm và thể hiện đời sống con người ở
nhiều góc độ, nhiều phương diện. Nói cách khác văn học là nhân học, là những câu
chuyện về cuộc đời, về những con người cụ thể. Ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn văn học thì
số phận con người cũng được quan tâm với nhiều góc độ khác nhau. Như văn học thời kì
trung đại quan tâm đến con người xã hội, con người cộng đồng. Trong khi đó văn học
hiện đại chuyển xu hướng đó qua từng cá nhân cụ thể. Văn học Việt Nam hiện đại, tiêu
biểu là xu hướng văn học hiện thực phê phán quan tâm, khám phá sâu sắc đời sống vật
chất và đời sống tinh thần của từng con người, đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm bí ẩn
của từng số phận con người. Những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 đã
có công rất lớn trong việc tái hiện một xã hội mà trong đó đầy rẫy những bất công tàn bạo
vô nhân tính. Bên cạnh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… thì Nam
Cao xuất hiện với những nét nổi bật rất riêng trong các sáng tác của ông. Có thể nói Nam
Cao là một nhà văn lớn đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn
1930 – 1945. Ở Nam Cao, chúng ta bắt gặp một hiện tượng phổ biến trong tác phẩm của
ông, đó là đề tài hẹp mà tư tưởng và chủ đề rộng lớn. Vì thế, tác phẩm của Nam Cao chứa
đựng những giá trị hiện thực sâu sắc, đã được khẳng định qua mọi thời đại. Chính vì
những điều đó, Nam Cao cùng nhiều tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy ở
chương trình phổ thông và chiếm một thời lượng không ít. Như vậy, tài năng của ông đã
được khẳng định đúng với giá trị của nó.
Nam Cao là một nhà văn xuất sắc ông đã tìm cho mình một hướng đi riêng trong
việc tiếp cận và phản ánh hiện thực. Sống trong xã hội đầy rẫy những rối ren, cám dỗ, một
xã hội xô bồ, sống vì đồng tiền hơn tình người, Nam Cao vẫn giữ cho mình một nhân
cách sống cao đẹp. Và qua các tác phẩm của mình, Nam Cao đã chứng tỏ là một nhà văn
từng trải và có kinh nghiệm sống rất phong phú. Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lý về
cuộc đời ngay trong cuộc sống lấm láp bộn bề của thực tế cuộc sống đang diễn ra hàng
ngày và diễn đạt nó bằng hình thức nghệ thuật ngôn từ: truyện. Và mỗi một truyện của
ông là một chiêm nghiệm đầy triết lý về cuộc đời. Tác phẩm của ông phản ánh được
những hiện thực cuộc sống mang tính thời sự cao được nhiều người quan tâm. Đọc truyện
ngắn của Nam Cao viết trước 1945, người đọc sẽ có một cảm xúc rất mạnh khi lắng sâu
suy nghĩ, tuy không làm người đọc rơi nước mắt nhưng lại thấy nỗi đau quặn ở trong
lòng, căng thẳng trong trí óc.

3 tháng 3 2022

1, Trích từ văn bản : Quê Hương.

`-` Tác giả : Tế Hanh

2, Hoàn cảnh ra đời : sáng tác năm 1939, lúc nhà thơ mới 18 tuổi đang học ở Huế, rất nhớ nhà, quê hương.

`-` Thể thơ : 8 chữ, gieo vần ôm và vần liền ; ngắt nhịp 3/5 hoặc 3/2/3.

3, Khi trời trong gió nhẹ nắng mai hồng.

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Câu 4, Nội dung chính : cảnh người dân và con thuyền ra khơi đánh cá tràn đầy sức sống.

Câu 5 , Tham khảo:

Trong bài thơ Quê hương, khổ thơ thứ hai đã thể hiện được khung cảnh ra khơi của đoàn thuyền, người dân làng chài và tình yêu quê hương của tác giả. Thật vậy, khổ thơ mở đầu với hình ảnh "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng" là một khung cảnh bình minh tươi đẹp bao phủ lên toàn bộ làng chài. Đó cũng là lúc mà người dân chèo thuyền ra khơi "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Hình ảnh so sánh đầu tiên "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã". Chiếc  thuyền ra khơi được so sánh với hình ảnh của một con ngựa khỏe mạnh, đã khẳng định được khí thế phăng phăng, lao động hăng say của người dân trên chiếc thuyền ấy. Động từ "phăng" được đảo lên đầu câu thơ, kết hợp từ "vượt" và hình ảnh "trường giang" đã khẳng định được sự khỏe mạnh của những người dân chèo thuyền ra khơi. Họ mang theo sức mạnh, của cải của mình để đưa chiếc thuyền ra khơi, vượt qua bao sóng gió trên sông dài biển rộng. Ôi, đặc biệt hơn hình ảnh thơ tuyệt đẹp "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng! Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là một hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa tuyệt đẹp. Cánh buồm trắng ra khơi no gió như linh hồn của toàn bộ ngôi làng chài, vì nó chở theo những ước mơ, khát vọng của người dân về một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Phải chăng cánh buồm ấy in hằn vào sâu trong tâm trí của mỗi người dân, vì nó là tình yêu, là cả cuộc sống của họ? Từ "rướn, thâu góp" là những từ ngữ chọn lọc một cách tuyệt vời của tác giả. Cánh buồm trắng trở nên sinh động, có hơn, như một cơ thể sống mang theo linh hồn, ước mơ và khát vọng của toàn thể những người dân làng chài. Tóm lại, khổ thơ thứ hai đã miêu tả sinh động và chân thực khung cảnh ra khơi của người dân làng chài với khí thế hào hùng và mong ước ấm no của họ.

`-` Câu nghi vấn : in đậm

Câu 5 : Tác phẩm : Đồng chí (Chính Hữu)

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?

Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?

Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam?Nêu một vài phẩm chất của nhân vật phụ nữ ấy?

Câu 4: Hãy giải thích nhan đề của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tác phẩm Tắt đèn - Ngô Tất Tố)?

Câu 5: Đọc văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng), ta thấy chú bé Hồng đã hai lần bật khóc. Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của Hồng trong hai tình  huống ấy?

Câu 6:  Nêu những điểm giống nhau về nghệ thuật của văn bản Trong lòng mẹ (trích: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Lão Hạc củaNam Cao?

Câu 7: Ở phần cuối truyện  Lão Hạc của Nam Cao, khi  đứng trước những bế tắc của cuộc sống, lão Hạc đã tìm đến cái chết như để giải thoát. Em có đồng tình với cách giải quyết này không?Vì sao?

1
1 tháng 7 2019

1. Lão Hạc - Nam Cao

2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.

Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.

3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.

4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.

1 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Nhưng mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta thấy rõ điều đó.

Trước cách mạng tháng Tám, số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên “cai trị” hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Đó là bế tắc đến mức phải bán chó, bán cả con để đủ nộp tiền sưu cho một người đã chết của gia đình chị Dậu, đó là bế tắc phải bán con chó mình yêu quý vì hoàn cảnh túng quẫn. Thế nhưng, những người nông dân ấy không vì hoàn cảnh trớ trêu mà cho phép bản thân mình mất đi những phẩm chất đáng quý vốn có của mình.

Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, vợ chồng chị Dậu phải chịu nhiều những chèn ép bất công của quan lại, chính quyền khi mà không có tiền đóng thuế thân cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Cuộc sống hai vợ chồng chị đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi gia đình đông con lại mất mùa, tiền ăn còn không đủ lại còn chịu đủ mọi thứ thuế trên đời. Chồng chị thì bị đánh đập, bắt bớ khiến cho sức khỏe hao mòn, trên đôi vai nhỏ bé của chị phải gánh không biết bao nhiêu gánh nặng. Thế nhưng, sự dịu dàng, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình không hề mất đi mà còn sáng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng ốm, sự ân cần, dịu dàng chăm lo, lo lắng cho bệnh tình của chồng. Dù là khi tình cảnh gia đình đang rất khó khăn, sự ân cần mà chị dành cho chồng vẫn đầy tràn như vậy, dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con. Thậm chí, khi cai lệ muốn trói anh Dậu trong lúc mà anh đang ốm đang, chị không màng mà chống đối lại cai lệ để bảo vệ chồng.

Còn trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, gia cảnh Lão Hạc cũng rơi vào bế tắc khi mất mùa liên miên, sức khỏe lão lại yếu không thể đi làm công như trước mà lão lại không muốn ăn vào mảnh vườn mà lão để lại cho con. Lão bán đi con chó mà cậu con trai mua cho, con chó chính là người bạn duy nhất của lão và lão sống trong hoàn cảnh thiếu thốn chỉ để giữ vườn cho con. Một ngày, lão xin Binh Tư- người làm nghề ăn trộm trong làng ít bả chó, biết chuyện, ông Giáo cứ nghĩ lão đã biến chất nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh như vậy, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Lão xin bả chó không phải là để làm chuyện xấu mà chính là để kết liễu cuộc sống của mình, để không phải phạm phải tội lỗi, để chết đi trong sạch còn hơn là sống mà biến chất. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy mà Lão Hạc vẫn giữ được thiên lương của mình cho dù là Lão phải trả giá bằng cái chết.

Không chỉ có chị Dậu, lão Hạc mà tất cả những người nông dân nói chung trước cách mạng tháng Tám mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.

Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta trân trọng biết mấy những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ.

26 tháng 11 2021

miêu tả,tự sự,biểu cảm

26 tháng 11 2021

Đoạn văn trình bày theo cách nào :<

 

27 tháng 7 2018

Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ lam lũ ít học. - Cảnh ngộ của Lão Hạc thật bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão sống lay lắt rau cháo qua ngày. - Vì nghèo nên lão cũng không đủ tiền cưới vợ cho con nên khiến con trai lão phải bỏ đi làm ở đồn điền cao su. - Chính vì nghèo khổ nên ông không có điều kiện học hành vì thế mà lão không biết chữ, mỗi lần con trai viết thư về lão lại phải nhờ ông giáo đọc hộ và cả đến khi muốn giữ mảnh vườn cũng lại nhờ ông giáo viết văn tự hộ. - Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão nên sau trận ốm kéo dài, không có việc, rồi bão ập đến phá sạch hoa màu…không lấy tiền đâu để nuôi con Vàng nên lão đã phải dằn lòng quyết định bán cậu Vàng – kỉ vật mà đứa con trai lão để lại. - Lão sống đã khổ chết cũng khổ. * Lão Hạc là người nông dân giàu có ở tấm lòng yêu con và lòng nhân hậu. - Lão Hạc cả đời yêu con một cách thầm lặng, chả thế mà từ ngày vợ chết lão ở vậy nuôi con đến khi trưởng thành. Lão chắt chiu dè sẻn để có tiền lo cưới vợ cho con ấy vậy mà cả đời dành dụm cũng không đủ vì thế mà khi chứng kiến nỗi buồn nỗi đau của con lão luôn day dứt đau khổ. - Yêu và thương con nên khi xa con tình yêu con của lão được thể hiện gián tiếp qua việc chăm sóc con chó- kỉ vật mà đứa con để lại. Lão vô cùng đau đớn dằn vặt khi bán con chó vàng. Qua đó thấy được tấm lòng nhân hậu của lão. - Thương con lão chọn cho mình một cách hi sinh, đặc biệt là hi sinh cả mạng sống của mình cho con. Qua cuộc đời khốn khổ và phẩm chất cao quý của lão Hạc nhà văn đã thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân. * Nghệ thuật - Truyện được kể ở ngôi thứ nhất người kể chuyện là ông Giáo làm câu chuyện dẫn dắt tự nhiên sinh động hấp dẫn - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm .